Giáo trình Quản lý doanh nghiệp và tổ chức sản xuất - Nghề: Điện tử công nghiệp - Lê Văn Hiền (Trình độ trung cấp)

Tóm tắt Giáo trình Quản lý doanh nghiệp và tổ chức sản xuất - Nghề: Điện tử công nghiệp - Lê Văn Hiền (Trình độ trung cấp): ...heo đuổi và được xác định bởi những việc làm thực của các thành viên trong doanh nghiệp. Cho dù là mục tiêu nào, được phân chia theo tiêu thức nào thì mục tiêu cũng phải đảm bảo được các yêu cầu: Rõ ràng, khả thi, mang tính thừa kế, có thể kiểm soát được, phải phù hợp với mục tiêu của các quyết địn...tiếp tạo ra sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ. Là một bộ phận rất quan trọng và là đơn vị kinh tế cơ bản nhất của doanh nghiệp, do đó các hoạt động trong tổ sản xuất phải được thực hiện một cách hợp lý, có như vậy mới có thể giúp doanh nghiệp hạn chế được những tổn thất gặp phải trong quá trình sản xuấ... công thiệt hại - + + Những chú ý khi phân tích các loại giờ công: So sánh các loại giớ công thực tế với giờ công kế hoạch điều chỉnh theo số giờ làm việc thực tế để đánh giá tình hình sử dụng giờ công xí nghiệp. Lấy chênh lệch giữa các loại giờ công thực tế với giờ công kế hoạch đã điều chỉnh ...

doc66 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 197 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Quản lý doanh nghiệp và tổ chức sản xuất - Nghề: Điện tử công nghiệp - Lê Văn Hiền (Trình độ trung cấp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 được biểu diễn như sau:
Sơ đồ tổ chức theo đường thẳng
Nguyên vật liệu
Nơi làm việc 1
Nơi làm việc 2
Sản phẩm hoàn chỉnh
Nơi làm việc n
 	Sơ đồ bố trí hình chữ U:
1
2
3
4
5
9
8
7
6
Những ưu điểm của phương pháp tổ chức sản xuất theo dây chuyền:
Tốc độ sản xuất sản phẩm nhanh
Chi phí đơn vị sản phẩm thấp
Chuyên môn hóa lao động, giảm chi phí, thời gian đào tạo và tăng năng suất.
Việc di chuyển của nguyên vật liệu và sản phẩm dễ dàng.
Mức độ sư dụng thiết bị và lao động cao.
Hình thành thói quen kinh nghiệm và có lịch trình sản xuất ổn định.
Dễ dàng hơn trong hạch toán, kiểm tra chất lượng, dự trũ và khả năng kiểm soát hoạt động sản xuất cao.
Những hạn chế của phương pháp tổ chức sản xuất theo dây chuyền:
Hệ thống sản xuất không linh hoạt với những thay đổi về khối lượng sản phẩm, thiết kế sản phẩm và quá trình.
Hệ thống sản xuất có thể bị ngừng khi có một công đoạn bị trục trặc kỹ thuật hoặc hư hỏng.
Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy mòc thiết bị lớn.
Không khuyến khích được cá nhân tăng năng suất lao động do không có tác dụng thực tế.
+ Phương pháp tổ chức sản xuất theo nhóm:
Phương pháp tổ chức sản xuất theo nhóm không thiết kế quy trình công nghệ, bố trí thiết bị, máy móc, dụng cụ để sản xuất từng laoi5 chi tiết cá biệt mà làm chung cho cả nhóm, dựa vào các chi tiết tổng hợp đã lựa chọn. Phương pháp này bao gồm các công việc sau:
Tất cả các chi tiết của các loại sản phẩm cần chế tạo, sau khi được tiêu chuẩn hóa, được phân loại thành từng nhóm,căn cứ vào kết cấu, công nghệ giống nhau, yêu cầu về máy móc và đồ gá lắp cùng loại.
Lựa chọn chi tiết tổng hợp của nhóm. Chi tiết tổng hợp là chi tiết phức tạp hơn và là tổng hợp của tất cả các yếu tố chi tiết khác trong cùng nhóm.
Lập qui trình công nghệ cho nhóm hay cho chi tiết tổng hợp đã lựa chọn.
Tiến hành xây dựng định mức thời gian các bước công việc của chi tiết tổng hợp.
Thiết kế chuẩn bị dụng cụ, đồ gá lắp cho cả nhóm và bố trí thiết bị, máy móc để sản xuất.
Hiệu quả của PP tổ chức theo nhóm:
Giảm bớt thời gian chuẩn bị về kỹ thuật.
Giảm nhẹ công tác xây dựng định mức kinh tế_ kỹ thuật, kế hoạch và điều độ sản xuất.
Tạo điều kiện nâng cao loại hình sản xuất.
Tạo điều kiện cải tổ tổ chức lao động, nâng cao hệ số sử dụng đồ gá lắp, từ đó giảm chi phí hao mòn máy móc và giảm giá thành sản phẩm.
 	+ Phương pháp tổ chức sản xuất đơn chiếc:
Tổ chức sản xuất đơn chiếc là tổ chức chế biến sản phẩm từng chiếc một hay theo từng đơn đặt hàng nhỏ. Sản phẩm chỉ được sản xuất một lần không lặp lại, cũng không có chu kỳ nhất định, không dự tính trước. Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất máy móc hạn nặng như: đóng tàu, sản xuất tuyếc bin lớn, máy cán thép,.
Theo phương pháp này:
Không lặp qui trình công nghệ tỉ mĩ cho từng loại sản phẩm. mà chỉ quy định những bước công việc chung (ví dụ: tiện, phay, bào, mài,).
Tùy theo yêu cầu từng lúc mà giao nhiệm vụ cho các nơi làm việc.
Máy móc thiết bị được bố trí theo qui tắc công nghệ. Do đó đường đi của sản phẩm thường dài và quanh co, sản phẩm dở dang nhiều và cần thiết phải để ngay tại nơi làm việc.
Để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, thường phải để độ dung sai gia công lớn. Chế phẩm sẽ được sửa chữa chính xác, đúng tiêu chuẩn ở bộ phận kỹ thuật cuối cùng.
Khi tiến hành sản xuất cũng như khi kiểm tra kỹ thuật phải dựa vào bản vẽ riêng cho từng chế phẩm một.
Thường sử dụng công nhân có trình độ kỹ thuật cao và biết nhiều nghề
Chương 4
KỶ LUẬT LAO ĐỘNG
Mã chương: MH 36 – 04
Giới thiệu
Kỷ luật lao động là một nôi dung không thể thiếu đối với việc sản xuất, việc chấp hành đúng theo kỷ luật lao động là yêu cầu cần thiết của người lao động. Trong phạm vi chương 4, nhóm biên soạn trích một số điều trong nghị định 41 – CP ngày 6/7/1995 của chính phủ nhằm giúp người lao động hiểu rõ và ý thức về trách nhiệm trong khi làm việc.
Mục tiêu: 
- Nêu được các điều quy định trong bộ luật lao động đối với người sản xuất.
- Phân tích được ý nghĩa của việc chấp hành nội quy lao động.
Nội dung:
- Trích một số điều trong nghị định 41 – CP ngày 6/7/1995 của chính phủ về kỷ luật lao động
- Chấp hành kỷ luật lao động
1. Trích một số điều trong nghị định 41-CP ngày 6/7/1995 của chính phủ về kỷ luật lao động
Điều 1.
- Đối tượng và phạm vi áp dụng kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất theo các Điều 2 và 3 của Bộ Luật Lao động là người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức (gọi chung là đơn vị) sau đây:
1. Doanh nghiệp Nhà nước;
2. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, các tổ chức, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động;
3. Đơn vị sự nghiệp hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế;
4. Các tổ chức kinh doanh, dịch vụ thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân, đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị, xã hội khác được phép đăng ký kinh doanh; 
5. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp;
6. Các cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam có thuê mướn, sử dụng lao động là công dân Việt Nam.
Điều 2 (bãi bỏ)
Điều 3
- Kỷ luật lao động theo Khoản 1 Điều 82 của Bộ Luật Lao động bao gồm những quy định về:
1. Chấp hành thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
2. Chấp hành mệnh lệnh điều hành sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
3. Chấp hành quy trình công nghệ, các quy định về nội quy an toàn lao động và vệ sinh lao động;
4. Bảo vệ tài sản và bí mật công nghệ, kinh doanh thuộc phạm vi trách nhiệm được giao.
 	Điều 4.
- Nội quy lao động theo Khoản 1 Điều 83 của Bộ Luật Lao động, bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi: Biểu thời giờ làm việc trong ngày, trong tuần, thời giờ nghỉ giải lao trong ca làm việc, số ca làm việc, ngày nghỉ hàng tuần; ngày nghỉ lễ, nghỉ hàng năm, nghỉ về việc riêng; số giờ làm thêm trong ngày, trong tuần, trong tháng, trong năm;
2. Trật tự trong doanh nghiệp: Phạm vi làm việc, đi lại; giao tiếp và những yêu cầu khác về giữ gìn trật tự chung;
3. An toàn lao động, vệ sinh lao động ở nơi làm việc: Việc chấp hành những biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; tuân thủ các quy phạm, các tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động; việc sử dụng và bảo quản trang bị phòng hộ cá nhân; vệ sinh công nghiệp tại nơi làm việc;
4. Bảo vệ tài sản, bí mật công nghệ, kinh doanh của đơn vị: Các loại tài sản, tài liệu, tư liệu, số liệu của đơn vị thuộc phạm vi trách nhiệm được giao;
5. Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động, hình thức xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất: Người sử dụng lao động có trách nhiệm cụ thể hoá từng loại hành vi vi phạm, mức độ vi phạm; các hình thức xử lý vi phạm kỷ luật lao động; xác định các loại trách nhiệm vật chất, mức độ thiệt hại, phương thức bồi thường phù hợp với đặc điểm của đơn vị, với thoả ước lao động tập thể (nếu có) và không trái pháp luật. 
Nội quy lao động được phổ biến đến từng người lao động và những điểm chính của nội quy lao động phải được niêm yết ở nơi làm việc, phòng tuyển lao động và những nơi cần thiết khác trong đơn vị.
Điều 5. 
Việc đăng ký nội quy lao động theo Điều 82 của Bộ Luật Lao động được quy định như sau:
1. Nội quy lao động được đăng ký tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội). Khi đăng ký nội quy lao động phải kèm theo các văn bản của đơn vị quy định có liên quan đến kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất (nếu có).
2. Doanh nghiệp thuộc khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao (sau đây gọi chung là khu công nghiệp), nội quy lao động được đăng ký tại Ban Quản lý khu công nghiệp theo ủy quyền của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi có trụ sở chính của Ban Quản lý đó. Định kỳ sáu tháng một lần Ban Quản lý khu công nghiệp có trách nhiệm tổng hợp và báo cáo cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình đăng ký nội quy lao động của các doanh nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý.
3. Trong thời hạn 10 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày nhận được nội quy lao động của doanh nghiệp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Ban Quản lý khu công nghiệp, phải thông báo bằng văn bản về việc đăng ký nội quy lao động, nếu hết thời hạn trên mà không có thông báo thì bản nội quy lao động đương nhiên có hiệu lực. Trường hợp nội quy lao động và các văn bản quy định kèm theo có điều khoản trái pháp luật thì hướng dẫn cho người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung và phải đăng ký lại.
Điều 6
Việc áp dụng các hình thức xử lý, vi phạm kỷ luật lao động theo Điều 84, Điều 85 của Bộ Luật Lao động được quy định như sau:
 1. Hình thức khiển trách bằng miệng hoặc bằng văn bản được áp dụng đối với người lao động phạm lỗi lần đầu, nhưng ở mức độ nhẹ.
 2. Hình thức kéo dài thời hạn nâng bậc lương không quá sáu tháng hoặc chuyển làm việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là sáu tháng hoặc cách chức được áp dụng đối với người lao động đã bị khiển trách bằng văn bản mà tái phạm trong thời hạn ba tháng kể từ ngày bị khiển trách hoặc những hành vi vi phạm đã được quy định trong nội quy lao động. Người sử dụng lao động căn cứ vào mức độ vi phạm kỷ luật của người lao động, tình hình thực tế của doanh nghiệp và hoàn cảnh của người lao động để lựa chọn một trong ba hình thức quy định tại khoản này.
 3. Hình thức sa thải được áp dụng đối với người lao động vi phạm một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 85 của Bộ Luật Lao động và đã cụ thể hóa trong nội quy lao động được quy định như sau:
 a. Người lao động vi phạm một trong các trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 85 của Bộ Luật Lao động, nếu hành vi vi phạm đó chưa có đầy đủ hoặc khó xác định chứng cứ thì yêu cầu cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh, kết luận để làm căn cứ xử lý kỷ luật.
 b. Người lao động tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng được tính trong tháng dương lịch, năm dương lịch.
Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm : bị thiên tai; hỏa hoạn; bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở y tế được thành lập hợp pháp, các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động''.
Điều 7
Nguyên tắc xử lý vi phạm kỷ luật lao động:
1. Mỗi hành vi vi phạm kỷ luật lao động chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật. Khi một người lao động có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động đồng thời thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất; 
2. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm nội quy lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hay khả năng điều khiển hành vi của mình;
3. Cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động khi xử lý vi phạm kỷ luận lao động;
4. Cấm dùng hình thức phạt tiền, cúp lương thay việc xử lý kỷ luật lao động;
5. Cấm xử lý kỷ luật lao động vì lý do tham gia đình công.
Điều 8
 Thời hiệu để xử lý vi phạm kỷ luật lao động theo Điều 86 củaBộ Luật Lao động được quy định như sau:
 1. Thời hiệu để xử lý vi phạm kỷ luật lao động tối đa là ba tháng, kể từ ngày xảy ra hoặc phát hiện vi phạm, trường hợp có hành vi vi phạm liên quan đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh của doanh nghiệp thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 6 tháng.
 2. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian:
 a. Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động.
 b. Bị tạm giam, tạm giữ.
 c. Chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 85 của Bộ Luật Lao động.
 d. Người lao động nữ có thai; nghỉ thai sản; nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Người lao động nam phải nuôi con nhỏ dưới 12 tháng.
 Khi hết thời gian quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều này, nếu còn thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động thì người sử dụng lao động tiến hành xử lý kỷ luật lao động ngay, nếu hết thời hiệu thì được khôi phục thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động, nhưng tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.
 Khi hết thời gian quy định tại điểm d khoản 2 Điều này, mà thời hiệu xử lý kỷ luật lao động đã hết thì được kéo dài thời hiệu để xem xét xử lý kỷ luật lao động, nhưng tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên'
Điều 9.
- Tái phạm theo Khoản 1 Điều 88 của Bộ Luật lao động là trường hợp đương sự chưa được xoá kỷ luật lao động lại phạm cùng lỗi mà trước đó đã phạm.
Điều 10
 Người có thẩm quyền xử lý vi phạm kỷ luật lao động, kể cả tạm đình chỉ công việc được quy định tại Điều 87 và Điều 92 của Bộ Luật Lao động là người sử dụng lao động; người được người sử dụng lao động ủy quyền chỉ được xử lý kỷ luật lao động theo hình thức khiển trách. Các hình thức kỷ luật khác chỉ được ủy quyền khi người sử dụng lao động đi vắng và phải bằng văn bản.
Điều 11.
1. Việc xem xét, xử lý vi phạm kỷ luật lao động theo Điều 87 của Bộ Luật lao động được quy định như sau:
a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động bằng các chứng cứ hoặc người làm chứng (nếu có);
b) Phải có sự tham gia của đại diện Ban chấp hành Công đoàn cơ sở, trừ trường hợp xử lý vi phạm kỷ luật lao động theo hình thức khiển trách bằng miệng;
c) Đương sự phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân, hoặc người khác bào chữa. Trong trường hợp đương sự là người dưới 15 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ, hoặc người đỡ đầu hợp pháp của đương sự. Nếu người sử dụng lao động đã 3 lần thông báo bằng văn bản mà đương sự vẫn vắng mặt thì người sử dụng lao động có quyền xử lý kỷ luật và thông báo quyết định kỷ luật cho đương sự biết.
2. Biên bản xử lý vi phạm kỷ luật lao động gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Ngày, tháng, năm, địa điểm xử lý vi phạm kỷ luật lao động;
- Họ, tên, chức trách những người có mặt;
- Hành vi vi phạm kỷ luật lao động, mức độ vi phạm, mức độ thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp (nếu có);
- ý kiến của đương sự, của người bào chữa, hoặc người làm chứng (nếu có);
- ý kiến của đại diện Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở;
- Kết luận về hình thức xử lý vi phạm kỷ luật lao động, mức độ thiệt hại, mức bồi thường và phương thức bồi thường (nếu có);
- Đương sự, đại diện Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở, người có thẩm quyền xử lý vi phạm kỷ luật lao động ký vào biên bản. Đương sự, đại diện ban Chấp hành Công đoàn cơ sở có quyền ghi ý kiến bảo lưu; nếu không ký thì phải ghi rõ lý do.
3. Quyết định xử lý vi phạm kỷ luật lao động:
a) Người có thẩm quyền xử lý vi phạm kỷ luật lao động phải ra quyết định bằng văn bản (trừ hình thức khiển trách bằng miệng), trường hợp xử lý kỷ luật bằng hình thức sa thải, người sử dụng lao động phải trao đổi, nhất trí với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở. Trong trường hợp không nhất trí thì Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở báo cáo với Công đoàn cấp trên trực tiếp, người sử dụng lao động báo cáo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Sau 20 ngày kể từ ngày báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, người sử dụng lao động mới có quyền ra quyết định kỷ luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
b) Quyết định kỷ luật bằng văn bản ghi rõ tên đơn vị nơi đương sự làm việc, ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, nghề nghiệp của đương sự; nội dung vi phạm kỷ luật lao động; hình thức kỷ luật, mức độ thiệt hại, mức bồi thường và phương thức bồi thường (nếu có); ngày bắt đầu thi hành quyết định; chữ ký, họ, tên, chức vụ của người ra quyết định;
c) Người sử dụng lao động gửi quyết định kỷ luật cho đương sự và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở. Trường hợp sa thải thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định phải gửi quyết định kỷ luật cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, kèm theo biên bản xử lý kỷ luật lao động. 
Điều 12
Việc giảm và xoá kỷ luật theo Điều 88 của Bộ Luật lao động được quy định như sau:
1. Khi quyết định giảm thời hạn hoặc xóa kỷ luật đối với người lao động bị xử lý vi phạm kỷ luật kéo dài thời hạn nâng bậc lương, chuyển làm việc khác có mức lương thấp hơn thì người sử dụng lao động ra quyết định bằng văn bản và giải quyết như sau:
Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng bậc lương, thì việc nâng bậc lương cho người lao động được thực hiện ngay sau khi có quyết định giảm thời hạn hoặc xóa kỷ luật, nếu người lao động đã đủ điều kiện nâng bậc lương.
Người lao động bị xử lý kỷ luật chuyển làm việc khác có mức lương thấp hơn thì bố trí người lao động trở lại làm việc cũ theo hợp đồng lao động đã giao kết;
2. Quyết định kỷ luật không còn hiệu lực khi đã hết thời hạn kỷ luật. 
Chấp hành kỷ luật lao động
 2.1. Chấp hành thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi:
Thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi: Biểu thời giờ làm việc trong ngày, trong tuần, thời giờ nghỉ giải lao trong ca làm việc, số ca làm việc, ngày nghỉ hàng tuần; ngày nghỉ lễ, nghỉ hàng năm, nghỉ về việc riêng; số giờ làm thêm trong ngày, trong tuần, trong tháng, trong năm.
 2.2. Chấp hành mệnh lệnh điều hành sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động:
Theo quy định tại Điều 82 Bộ luật Lao động, kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh thể hiện trong nội quy lao động. Khi tham gia vào quan hệ lao động, người lao động phải có nghĩa vụ chấp hành. Cụ thể là: 
- Chấp hành thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
- Chấp hành mệnh lệnh điều hành sản xuất, kinh doanh hợp pháp của người sử dụng lao động;
- Chấp hành quy trình công nghệ, các quy định về nội quy an toàn lao động và vệ sinh lao động;
- Bảo vệ tài sản và giữ bí mật công nghệ, kinh doanh thuộc phạm vi trách nhiệm được giao;
- Chấp hành những quy định khác trong nội quy lao động mà người sử dụng lao động đề ra không trái pháp luật.
Những nghĩa vụ này của người lao động được thể hiện trong nội quy lao động do người sử dụng lao động ban hành sau khi tham khảo ý kiến của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở. Người lao động có nghĩa vụ thực hiện nghiêm túc và phải chịu trách nhiệm về những hành vi vi phạm của mình trước người sử dụng lao động.
 2.3. Chấp hành quy trình công nghệ, các quy định về nội quy an toàn lao động và vệ sinh lao động
An toàn lao động, vệ sinh lao động ở nơi làm việc: Việc chấp hành những biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; tuân thủ các quy phạm, các tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động; việc sử dụng và bảo quản trang bị phòng hộ cá nhân; vệ sinh công nghiệp tại nơi làm việc.
 2.4 Bảo vệ tài sản và bí mật công nghệ, kinh doanh thuộc phạm vi trách nhiệm được giao
Bảo vệ tài sản, bí mật công nghệ, kinh doanh của đơn vị: Các loại tài sản, tài liệu, tư liệu, số liệu của đơn vị thuộc phạm vi trách nhiệm được giao;
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Quản lý kinh tế tập 1, Pgs.Ts. Nguyễn Cảnh Hoan, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2003.
[2] Những vấn đề cơ bản của khoa học tổ chức, Pgs.Ts. Nguyễn Bá Dương, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2004.
[3] Tổng công ty Lắp máy Việt Nam:Tổ chức sản xuất, 2004	
DANH SÁCH BAN BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG
Tên giáo trình : QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT
Tên nghề : ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP
1. Ông (bà) Chủ nhiệm
2. Ông (bà) Phó chủ nhiệm
3. Ông (bà) Thư ký
4. Ông (bà) Thành viên
5. Ông (bà) Thành viên
6. Ông (bà) Thành viên
7. Ông (bà) Thành viên
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU
GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG
1. Ông (bà) Chủ tịch
2. Ông (bà) Phó chủ tịch
3. Ông (bà) Thư ký
4. Ông (bà) Thành viên
5. Ông (bà) Thành viên
6. Ông (bà) Thành viên
7. Ông (bà) Thành viên
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TS. Phan Thăng – TS.Nguyễn Thanh Hội – Quản trị học – NXB Thống Kê.
Th.s Lương Văn Úc – Kỹ năng quản trị tổ sản xuất – Trường ĐH kinh tế quốc dân Hà Nội.
TS. Phan Thị Minh Châu – Quản trị học – Nhà xuất bản Phương Đông
Trần mạnh Hùng - Bài giảng Quản trị học – Trường Đại học kinh tế kỹ thuật công nghiệp I.
 và một số trang web khác.

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_quan_ly_doanh_nghiep_va_to_chuc_san_xuat_nghe_die.doc