Giáo trình Quản lý và Tổ chức Y tế

Tóm tắt Giáo trình Quản lý và Tổ chức Y tế: ...ác hình thức CSSK của nhân dân trong điều kiện nguồn lực nhà nước đầu tư cho y tế còn hạn chế. Cần khuyến khích, hướng dẫn và quản lý tốt hoạt động của y tế dân lập, y tế tư nhân nhằm mục tiêu phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh và CSSK nhân dân, chống mọi biểu hiện tiêu cực trong các dịch vụ chă...g nghiệp: Dân tộc Việt Nam có truyền thống “tôn sư trọng đạo”, đã học thầy phải kính trọng và nhớ ơn thầy, giúp đỡ thầy khi già yếu hoặc gặp khó khăn. Đối với đồng nghiệp phải khiêm tốn, học hỏi, thật thà, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau, không nói xấu đỗ lỗi cho đồng nghiệp. Tự giác nhận trách...sóc sức khoẻ tại cộng đồng. 4. Ở khu vực đồng bằng, trung du: những xã từ 8000 dân trở xuống được bố trí từ (A) cán bộ y tế và những xã trên 8000-12000 dân bố trí (B)cán bộ y tế. 5. Ở khu vực miền núi, tây nguyên, biên giới, hải đảo: xã dưới 3000 dân được bố trí đến (A) cán bộ y tế và xã có ...

pdf46 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 534 | Lượt tải: 4download
Nội dung tài liệu Giáo trình Quản lý và Tổ chức Y tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi điền khuyết 
1. Bệnh viện là một bộ phận không thể tách rời của(A) , chức năng của nó 
là(B) cho nhân dân, 
2. Bệnh viện ở tuyến trung ương: quản lý về hành chính nhà nước có(A) . 
Quản lý về chuyên môn có các(B) 
3. Bệnh viện ở tuyền tỉnh: quản lý về hành chính nhà nước có(A) . Quản lý 
về mặt chuyên môn có các(B). 
4. Bệnh viện ở tuyến huyện: Quản lý về hành chính nhà nước có(A) . Thực 
hiện và quản lý về chuyên môn có(B) 
5. Phòng y tá điều dưỡng là phòng nghiệp vụ chăm sóc. Có trách nhiệm(A) 
công tác(B) trong toàn bệnh viện 
6. Hiện nay có các loại mô hình bệnh viện sau: 
A:  B C. Bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa 
7. Giám đốc bệnh viện là người chịu trách nhiệm(A) về mọi hoạt động của 
bệnh viện. Khi giám đốc vắng mặt, phải(B) cho Phó giám đồc bệnh viện. 
Phần 2: Câu hỏi phân biệt đúng sai 
8. Chức năng chính của bệnh viện là đào tạo, huấn luyện cán bộ ý tế, giáo dục sức 
khỏe cho bệnh nhân và gia đình họ. 
ĐẢNG ỦY BỆNH VIỆN 
GIÁM ĐỐC 
CÁC PHÒNG 
Hành chính, Lãnh đạo 
CHỦ TỊCH CÁC HỘI 
ĐỒNG TƯ VẤN 
BỆNH VIỆN 
TRƯỞNG CÁC KHOA 
CẬN LÂM SÀNG 
TRƯỞNG CÁC 
PHÒNG NGHIỆP VỤ 
TRƯỞNG CÁC KHOA 
LÂM SÀNG 
Các đoàn thể 
- Công đoàn 
- Thanh niên 
- Phụ nữ 
Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm 
 40 
9. Chức năng chính của bệnh viện là thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ phòng 
bệnh, phòng dịch, tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho cộng đồng. 
10. Bệnh viện hạng I: Là bệnh viện đạt được từ 90-100 điểm. 
11. Bệnh viện loại II: Là bệnh viện đạt được từ 40-89 điểm. 
12. Bệnh viện loại III: Là bệnh viện đạt được từ 40-69 điểm. 
13. Chức năng nhiệm vụ phòng y tá điều dưỡng là tổ chức, chỉ đạo công tác chăm 
sóc, điều trị bệnh nhân trong toàn bệnh viện. 
14. Chức năng nhiệm vụ phòng y tá điều dưỡng là đôn đốc, kiểm tra y tá điều 
dưỡng và hộ lý thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật, quy chế chuyên môn và 
các thường quy làm việc hàng ngày 
Phần 3: Câu hỏi chọn trả lời đúng nhất 
15. Chức năng chính của bệnh viện: 
A. Nghiên cứu khoa học về y tế. 
B. Hợp tác quốc tế nhằm từng bước xây dựng bệnh viện hiện đại. 
C. Quản lý kinh tế trong y tế theo định hướng hạch toán. D. Các câu A, B, C 
16. Ngoài chức năng khám bệnh, chữa bệnh. Bệnh viện còn có chức năng: 
 A. Cấp cứu B. Chăm sóc, điều dưỡng C. Phục hồi chức năng. D. Các câu A, B, C 
17. Chỉ đạo tuyến dưới nghĩa là: 
A. Giúp đỡ tại chỗ, cố vấn, nâng cao tay nghề cho tuyến dưới 
B. Quản lý hành chính nhà nước đối với tuyế dưới 
C. Quản lý chuyên môn đối với tuyế dưới D. Các câu A, B, C. 
18. Theo thông tư 03/2004/TT-BYT ngày 03 tháng 3 năm 2004 của Bộ Y tế 
hướng dẫn việc phân loại bệnh viện, viện có giường bệnh, căn cứ vào: 
A. Số giường bệnh B. Các nhóm tiêu chuẩn và điểm C. Cơ sở hạ tầng 
D. Thiết bị y tế, kỹ thuật chẩn đoán và điều trị 
19. Chức năng nhiệm vụ phòng y tá điều dưỡng: 
A. Lập chương trình và tổ chức huấn luyện cho điều dưỡng và hộ lý 
B. Kiếm tra tay nghề y tá điều dưỡng trước khi tuyển dụng 
C. Tổ chức thực hiện công tác vệ sinh, chống nhiễm khuẩn D. Các câu A, B, C 
20. Biện pháp đổi mới quản lý bệnh viện: 
A. Mổ và điều trị ngoại trú một số bệnh thông thường, giảm ngày điều trị . 
B. Sử dụng cận lâm sàng hợp lý, tăng cường chăm sóc điều dưỡng 
C. Nâng cao chất lượng phục vụ, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe 
D. Các câu A, B, C. 
Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm 
 41 
Bài 6 
CHỨC TRÁCH, CHẾ ĐỘ 
QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÁN BỘ Y TẾ 
A. MỤC TIÊU HỌC TẬP: 
Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 
 1. Về kiến thức: 
1.1. Liệt kê được chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Điều dưỡng (ĐD) trưởng 
của Sở Y tế, Điều dưỡng trưởng bệnh viện, Điều dưỡng trưởng khoa – Hộ sinh trưởng khoa; 
chức năng của Điều dưỡng hành chính, Điều dưỡng chăm sóc, Điều dưỡng cộng đồng. 
1.2. Liệt kê được chức năng, nhiệm vụ của Hộ sinh (HS) 
1.3. Liệt kê được chức năng, nhiệm vụ của Dược sĩ (DS) 
2. Về kỹ năng: 
 Áp dụng kiến thức đã học để thực hiện trong khi thực tập tại bệnh viện, cộng 
đồng, đồng thời để thực hiện chức năng nhiệm vụ của bản thân khi được phân công. 
3. Về thái độ: 
3.1. Có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực, chủ động xây dựng bài. 
3.2. Có thái độ đúng đắn, nghiêm túc trong việc nhận thức và thực hiện vai trò, 
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, của người cán bộ y tế nêu trên. 
B. NỘI DUNG HỌC TẬP: 
1. Chức năng, nhiệm vụ của người điều dưỡng 
Từ năm 1990 đến nay, chuyên ngành Điều dưỡng đã có những tiến bộ và thay đổi rất 
cơ bản. Hệ thống quản lý điều dưỡng được được hình thành, 100 bệnh viện đã có phòng điều 
dưỡng, các sở y tế đã có điều dưỡng trưởng và tại Bộ đã có phòng điều dưỡng trong Vụ Điều 
trị. Về đào tạo đã có thêm trình độ cao đẳng (từ năm 1993), cử nhân điều dưỡng (từ năm 
1995). Ngày 26/2/2004, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định thành lập trường Đại học 
Điều dưỡng đầu tiên ở Việt Nam: Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. 
Chất lượng chăm sóc đã có những chuyển biến rõ rệt, thông qua mô hình chăm sóc 
toàn diện, góp phần tăng cường sự tín nhiệm và sự hài lòng của bệnh nhân đối với dịch 
vụ y tế. Các chức năng của Điều dưỡng trưởng sở y tế, bệnh viện cũng như chức năng 
của Điều dưỡng hành chính, Điều dưỡng cộng đồng đã được quy định rõ ràng. 
1.1. Chức năng, nhiệm vụ của Điều dưỡng trưởng Sở Y tế 
- Xây dựng kế hoạch, phương án công tác điều dưỡng trong tỉnh, thành để đưa vào 
kế hoạch của Sở. 
- Kiểm tra, thanh tra, đánh giá chất lượng công tác chăm sóc điều dưỡng người 
bệnh ở bệnh viện và chăm sóc sức khỏe ban đầu ở y tế cơ sở. 
- Triển khai thực hiện sự chỉ đạo của Giám đốc sở, các chủ trương của ngành về 
công tác điều dưỡng. 
- Phối hợp với các phòng chức năng, các bệnh viện và trường y tế để xây dựng và 
tổ chức công tác bổ túc, huấn luyện cho cán bộ ĐD. 
- Định kỳ tổ chức sinh hoạt các ĐD trưởng bệnh viện và các TTYT trong tỉnh. 
Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm 
 42 
- Định kỳ báo cáo hoạt độïng ĐD cho giám đốc sở và phòng điều dưỡng bộ. 
1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Điều dưỡng trưởng bệnh viện, Trung tâm y tế 
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ 
 -Tổ chức thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của phòng ĐD. 
 - Xây dựng kế hoạch hoạt động của phòng ĐD, của ĐD trưởng khoa, nữ hộ sinh 
trưởng khoa, kỹ thuật viên trưỡng khoa. 
 - kiểm tra, đôn đốc Điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên, và hộ lý thực hiện quy 
chế bệnh viện, quy định kỹ thuật, và các nhiệm vụ thường quy. Báo cáo kịp thời những 
việc đột xuất xãy ra ở khoa. 
 - Hướng dẫn ĐD trưởng khoa xây dựng bảng mô tả công việc cho ĐD, nữ hộ sinh, 
kỹ thuật viên và hộ lý. 
 - Tham gia nghiên cứu khoa học, huấn luyện và chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực chăm 
sóc người bệnh. 
 - Dự trù, phân bổ vật tư tiêu hao, và dụng cụ y tế cho công tác chăm sóc phục vụ 
người bệnh và giám sát sử dụng vật tư tiêu hao, đảm bảo tiết kiệm và chống lãng phí. 
 - Hướng dẫn và kiểm tra việc ghi sổ sách, phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc cho ĐD, 
nữ hộ sinh, kỹ thuật viên. 
 - Chỉ định và giám sát công tác vệ sinh buồng bệnh, buồng thủ thuật. 
 - Ủy viên thường trực kiêm thư ký hội đồng người bệnh. 
 - Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo công tác ĐD lên giám đốc. 
1. 2.2. Quyền hạn 
 - Chủ trì giao ban hằng ngày và dự giao ban bệnh viện. 
 - Chủ trì các cuộc họp ĐD. 
 - Đề xuất ý kiến với giám đốc về vấn đề tuyển dụng, thuyên chuyển, khen thưởng, 
kỷ luật, tăng lương, và học tập đối với ĐD, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên, và hộ lý. 
 - Đề nghị với giám đốc bệnh viện về việc bổ nhiệm hoặc thôi chức vụ ĐD trưởng 
khoa, nữ hộ sinh trưởng khoa, hoặc kỹ thuật viên trưởng khoa. 
 - Điều động tạm thời ĐD và hộ lý khi cần để kịp thời chăm sóc và phục vụ người bệnh. 
 - Đề nghị cấp phát bổ sung vật tư tiêu hao cho các khoa khi có yêu cầu đột xuất. 
 - Được tham gia các hội đồng theo qui định của Nhà nước và sự phân công của giám đốc. 
1.3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Điều dưỡng trưởng khoa – Hộ sinh 
trưởng khoa 
1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ 
- Tổ chức thực hiện công tác chăm sóc người bệnh toàn diện. 
- Hàng ngày đi thăm người bệnh. Nhận các y lệnh về điều trị và chăm sóc của 
trưởng khoa để tổ chức thực hiện. 
- Quản lý buồng bệnh và kiểm tra công tác vệ sinh, vô khuẩn, chống nhiễm khuẩn trong khoa. 
- Kiểm tra, đôn đốc ĐD, hộ lý thực hiện y lệnh của bác sĩ điều trị, quy chế bệnh 
viện, quy định kỹ thuật, báo cáo kịp thời trưởng khoa các việc đột xuất, những diễn biến 
bất thường của người bệnh để kịp thời xử trí. 
- Lập kế hoạch và phân công công việc cho ĐD, hộ sinh, hộ lý và tham gia công 
tác chỉ đạo tuyến theo sự phân công. 
Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm 
 43 
- Lập kế hoạch mua y dụng cụ, vật tư tiêu hao. Thường xuyên kiểm tra việc sử 
dụng, bảo dưỡng và quản lý tài sản, vật tư theo quy định hiện hành. Lập kế hoạch yêu cầu 
sửa chữa dụng cụ hỏng. 
- Kiểm tra việc ghi chép sổ sách, phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc, công tác hành 
chính, thống kê và báo cáo trong khoa. 
- Theo dõi, chấm công lao động hàng ngày và tổng hợp ngày công để báo cáo. 
- Tham gia thường trực và chăm sóc người bệnh. 
- Ủy viên thường trực kiêm thư ký hội đồng người bệnh cấp khoa. 
1.3.2. Quyền hạn 
- Phân công ĐD, hộ lý đáp ứng yêu cầu công việc của khoa. 
- Kiểm tra ĐD, hộ lý thực hiện các quy định, quy chế bệnh viện. 
1.4. Chức năng nhiệm vụ của Điều dưỡng hành chính khoa 
- Thực hiện công tác thống kê theo quy định. 
- Ghi cập nhật sổ đăng ký người bệnh vào viện, chuyển khoa, chuyển viện, ra viện và tử vong. 
- Báo cáo tình hình người bệnh hàng ngày, hàng tháng, hàng quý theo quy định. 
- Chuyển bệnh án đã được trưởng khoa duyệt của người bệnh ra viện, tử vong đến 
phòng lưu trữ. 
- Bảo quản bệnh án, sổ, ấn chỉ và tài liệu trong khoa. 
- Quản lý thuốc dùng hàng ngày theo y lệnh và viết phiếu lĩnh thuốc để trình 
trưởng khoa duyệt. 
- Lĩnh thuốc và bàn giao thuốc hàng ngày để ĐD chăm sóc thực hiện cho từng 
người bệnh theo y lệnh. 
- Kiểm tra sử dụng thuốc trực hàng ngày và bổ sung thuốc trực theo cơ số quy định. 
- Thu hồi thuốc thừa để trả lại khoa dược theo quy chế sử dụng thuốc. 
- Tổng hợp thuốc đã dùng cho mỗi người bệnh trước khi ra viện. 
- Lĩnh dụng cụ y tế, văn phòng phẩm. Lập sổ theo dõi và cấp phát sử dụng theo kế 
hoạch của ĐD trưởng và trưởng khoa. 
- Tham gia thường trực và chăm sóc người bệnh khi cần. 
- Thay ĐD trưởng khoa khi được ủy quyền. 
1.5. Chức năng, nhiệm vụ của Điều dưỡng chăm sóc 
- Nghiêm chỉnh thực hiện quy chế bệnh viện, đặc biệt chú ý thực hiện quy chế 
chăm sóc người bệnh toàn diện, quy chế quản lý buồng bệnh và buồng thủ thuật . 
- Nghiêm chỉnh thực hiện đầy đủ y lệnh của thầy thuốc. 
- Thực hiện chăm sóc người bệnh theo đúng qui định thủ thuật bệnh viện. 
- Thực hiện các kỹ thuật cơ bản như: Lập kế hoạch chăm sóc cho người bệnh, cho bệnh 
nhân uống thuốc, thực hiện kỹ thuật tiêm thuốc, truyền dịch, thay băng, đặt thông tiểu, kỹ thuật 
cấp cứu theo quy định và vận hành bảo quản các thiết bị y tế trong khoa theo sự phân công. 
- Đối với những trường hợp bệnh nặng, nguy kịch phải chăm sóc theo y lệnh, báo 
cáo kịp thời những diễn biến bất thường cho bác sĩ điều trị kịp thời xử trí. 
- Ghi những thông số, dấu hiệu, triệu chứng bất thường của người bệnh, cách xử 
trí vào phiếu theo dõi và phiếu chăm sóc theo quy định. 
Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm 
 44 
- Hàng ngày, vào cuối giờ làm việc phải bàn giao người bệnh cho ĐD trực và ghi 
vào sổ những y lệnh còn lại trong ngày, những yêu cầu theo dõi, chăm sóc đối với từng 
người bệnh, đặc biệt là những người bệnh nặng. 
- Bảo quản tài sản, thuốc, dụng cụ y tế, trật tự và vệ sinh buồng bệnh, buồng thủ 
thuật trong phạm vi được phân công. 
- Tham gia nghiên cứu khoa học về lĩnh vực chăm sóc người bệnh và hướng dẫn 
thực hành về công tác chăm sóc người bệnh cho học sinh khi được ĐD trưởng khoa phân công. 
- Tham gia thường trực theo sự phân công của ĐD trưởng khoa. 
- Động viên người bệnh an tâm điều trị. 
- Thực hiện tốt quy định về y đức. 
 - Thường xuyên tự học tập, cập nhật kiến thức. 
1.6. Chức năng nhiệm vụ của Điều dưỡng cộng đồng 
- Xác định nhu cầu sức khỏe của cộng đồng, lựa chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên và 
đề ra biện pháp giải quyết. 
- Nhận định chính xác tình trạng sức khỏe và bệnh tật của người bệnh, gia đình và cộng đồng. 
- Lập kế hoạch ĐD cho các cá nhân, gia đình và cộng đồng, cùng với các nhân 
viên y tế khác cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. 
- Sơ cứu, cấp cứu tai nạn, thảm họa với trang bị và kỹ thuật điều dưỡng tại cộng đồng. 
- Tham gia chăm sóc môi trường sinh sống của cộng đồng. Thực hiện các chương 
trình y tế tại địa phương. 
- Giáo dục sức khỏe, hướng dẫn, giảng dạy về sức khỏe cho cộng đồng, người 
bệnh và nhân viên y tá thôn bản. 
- Huy động cộng đồng, các gia đình và các cá nhân vào chăm sóc, nâng cao sức 
khỏe và phát triển cộng đồng. 
- Lập kế hoạch hành động, giám sát và đánh giá kết quả hoạt động y tế tại địa phương. 
2. Chức năng nhiệm vụ của người Hộ sinh trung cấp: 
 - Tiếp nhận, hướng dẩn sản phụ, người bệnh đến khám bệnh, điều trị, thực hiện 
đúng qui chế chăm sóc người bệnh toàn diện. 
 - Thăm khám thai, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ đở đẻ, theo dõi chuyển dạ chu đáo mọi 
mặt trước khi sản phụ dẻ, khi phát hiện các dấu hiệu bất thường phải báo cáo BS để xử lý 
kịp thời. 
- Thực hiện đỡ đẻ thường, phụ BS thực hiện kỹ thuật đõ đẻ khó. 
+ Nữ hộ sinh trung cấp (NHS chính): Thực hiện kỹ thuật chăm sóc sãn phụ, người 
bệnh; vận hành và bảo quản các trang thiết bị y tế chuyên khoa theo sự phân công. 
+ Nữ hộ sinh cao cấp (Cử nhân HS): Thực hiện kỹ thuật chăm sóc phức tạp khi 
NHS trung cấp không thực hiện được; thực hiện kỹ thuật hút điều hòa kinh nguyệt; trực 
tiếp theo dõi, chăm sóc những cuộc đỡ đẻ có nguy cơ cao; sử dụng thành thạo các thiết 
bị y tế chuyên khoa theo sự phân công. 
- Thực hiện đầy đủ, chính xác y lệnh bác sĩ điều trị, thường xuyên theo dõi tình 
trạng sản phụ và trẻ sơ sinh, kịp thời báo cáo bác sĩ điều trị khi có diển biến bất thường 
và ghi đầy đủ các diển biến vào phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc. 
Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm 
 45 
- Nhận và bàn giao tình trạng sản phụ, người bệnh, thuốc, công việc, tài sản đầy đủ 
với kíp thường trực. 
- Bảo quản tài sản, thuốc và các thiết bị y tế, hồ sơ bệnh án; vệ sinh buồng bệnh và 
buồng thủ thuật trong phạm vi được phân công. 
- Nghiêm túc thực hiện sự phân công của trưởng khoa và Nữ hộ sinh trưởng khoa. 
- Tham gia nghiên cứu khoa học và hướng dẩn học viên thực tập theo sự phân 
công của trưởng khoa. 
- Thực hiện công tác tuyên truyền, GDSK, KHHGĐ, BVSKBM và trẻ sơ sinh cho các sản 
phụ và người bệnh tại khoa. Tham gia công tác chuyên khoa tại cộng đồng khi được phân công. 
3. Chức năng nhiệm vụ của người Dược sĩ trung học: 
1. Quản lý, bảo quản, tồn trữ, cung ứng thuốc, cấp phát thuốc tại các cơ sở khám, 
chữa bệnh và kinh doanh dược phẩm đúng qui chế và đúng kỹ thuật. 
2. Tham gia sản xuất thuốc thông thường trong phạm vi nhiệm vụ được giao. 
3. Hướng dẫn bệnh nhân và cộng đồng về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả. 
4. Hướng dẫn nhân dân nuôi, trồng và sử dụng các cây, con, nguyên liệu làm thuốc. 
5. Xác định nhu cầu, lập kế hoạch cung ứng thuốc của cộng đồng nơi làm việc. 
6. Tham gia thực hiện các chương trình y tế tại nơi công tác theo nhiệm vụ được giao. 
7. Thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, rèn luyện sức khỏe để 
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. 
8. Thực hiện Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân và những qui định về chuyên môn, 
nghiệp vụ của Bộ Y tế. 
C. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ: 
Phần 1: Câu hỏi điền khuyết 
1. Nhiệm vụ của Điều dưỡng trưởng Sở y tế là xây dựng kế hoạch, phương án công 
tác (A)trong tỉnh, thành để đưa vào(B). 
2. Điều dưỡng trưởng bệnh viện (A), nữ hộ sinh, kỹ thuật viên, và hộ lý thực hiện(B) 
3. Điều dưỡng trưởng bệnh viện hướng dẫn ĐD trưởng khoa xây dựng (A)cho (B). 
4. Điều dưỡng trưởng bệnh viện (A)với giám đốc bệnh viện về việc(B)ĐD 
trưởng khoa, nữ hộ sinh trưởng khoa, hoặc kỹ thuật viên trưởng khoa. 
5. Hàng ngày Điều dưỡng trưởng khoa đi thăm(A). Nhận các y lệnh về 
(B)của trưởng khoa để tổ chức thực hiện. 
6. Nhiệm vụ của Điều dưỡng hành chính khoa là tham gia (A)và (B) 
người bệnh khi cần. 
7. Điều dưỡng chăm sóc nghiêm chỉnh thực hiện(A), đặc biệt chú ý thực hiện 
quy chế(B) , quy chế quản lý buồng bệnh và buồng thủ thuật . 
 Phần 2: Câu hỏi phân biệt đúng sai 
8. Điều dưỡng trưởng Sở y tế có nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra, đánh giá chất lượng 
công tác chăm sóc điều dưỡng người bệnh ở bệnh viện và chăm sóc sức khỏe 
ban đầu ở y tế cơ sở. 
9. Điều dưỡng trưởng Sở y tế có nhiệm vụ tham gia nghiên cứu khoa học, huấn 
luyện và chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực chăm sóc người bệnh. 
10. Điều dưỡng trưởng bệnh viện có quyền điều động tạm thời ĐD và hộ lý khi cần để 
kịp thời chăm sóc và phục vụ người bệnh. 
11. Điều dưỡng trưởng bệnh viện có nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc ĐD, hộ lý thực hiện 
Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm 
 46 
y lệnh của bác sĩ điều trị, quy chế bệnh viện, quy định kỹ thuật 
12. Điều dưỡng hành chính khoa có nhiệm vụ ghi cập nhật sổ đăng ký người bệnh vào 
viện, chuyển khoa, chuyển viện, ra viện và tử vong. 
13. Điều dưỡng chăm sóc không có nhiệm vụ ghi những triệu chứng bất thường của 
người bệnh, cách xử trí vào phiếu theo dõi và phiếu chăm sóc . 
14. Điều dưỡng cộng đồng có nhiệm vụ sơ cứu, cấp cứu tai nạn, thảm họa với trang 
bị và kỹ thuật điều dưỡng tại cộng đồng. 
Phần 3: Câu hỏi chọn trả lời đúng nhất 
15. Điều dưỡng trưởng Sở y tế có nhiệm vụ: 
A. Triển khai thực hiện sự chỉ đạo của Giám đốc sở. B. Phối hợp với các 
phòng chức năng, các bệnh viện và trường y tế để xây dựng và tổ chức công tác 
bổ túc, huấn luyện cho cán bộ ĐD. C. Định kỳ tổ chức sinh hoạt các ĐD 
trưởng bệnh viện trong tỉnh. D. Các câu A, B, C 
16. Điều dưỡng trưởng bệnh viện có nhiệm vụ : 
 A. Dự trù, phân bổ vật tư tiêu hao, và dụng cụ y tế. B. Lập kế hoạch mua y 
dụng cụ, vật tư tiêu hao. C. Kiểm tra việc sổ sách, phiếu theo dõi, phiếu 
chăm sóc, công tác hành chính, thống kê và báo cáo trong khoa. D. Theo dõi, 
chấm công lao động hàng ngày 
17. Điều dưỡng trưởng bệnh viện có quyền hạn: 
A. Chủ trì giao ban hằng ngày và dự giao ban bệnh viện. B. Chủ trì các cuộc họp ĐD. 
C. Đề xuất ý kiến với giám đốc về vấn đề tuyển dụng, thuyên chuyển đối với 
ĐD, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên, và hộ lý. D. Các câu A, B, C 
18. Điều dưỡng trưởng khoa có nhiệm vụ: 
A. Lập kế hoạch và phân công công việc cho ĐD, hộ sinh, hộ lý 
B. Hướng dẫn và kiểm tra việc ghi sổ sách, phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc 
C. Chỉ định và giám sát công tác vệ sinh buồng bệnh, buồng thủ thuật. 
D. Ủy viên thường trực kiêm thư ký hội đồng người bệnh. 
19. Điều dưỡng hành chính khoa có nhiệm vụ: 
A. Nhận định chính xác tình trạng sức khỏe và bệnh tật của người bệnh, gia đình và cộng 
đồng B. Báo cáo tình hình người bệnh hàng ngày, hàng tháng, hàng quý. C. Tthực 
hiện kỹ thuật tiêm thuốc, truyền dịch, thay băng, đặt thông tiểuD. Các câu A, B, C. 
20. Điều dưỡng chăm sóc có nhiệm vụ: 
A. Xác định như cầu sức khỏe của cộng đồng, lựa chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên 
và đề ra biện pháp giải quyết. B. Nhận định chính xác tình trạng sức khỏe và 
bệnh tật của người bệnh, gia đình và cộng đồng C. Thực hiện kỹ thuật tiêm 
thuốc, truyền dịch, thay băng, đặt thông tiểu D. Tham gia chăm sóc môi 
trường sinh sống của cộng đồng 
21. Điều dưỡng cộng đồng có nhiệm vụ: 
A. Nghiêm chỉnh thực hiện đầy đủ y lệnh của thầy thuốc. 
B. Thực hiện chăm sóc người bệnh theo đúng qui định thủ thuật bệnh viện 
C. Lập kế hoạch ĐD cho các cá nhân, gia đình và cộng đồng, cùng với các nhân 
viên y tế khác cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. 
D. Đối với nặng, nguy kịch phải báo cáo kịp thời những diễn biến bất thường 
cho bác sĩ điều trị kịp thời xử trí. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_quan_ly_va_to_chuc_y_te.pdf