Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp - Tập 1 - Nguyễn Văn Tuấn (Phần 2)

Tóm tắt Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp - Tập 1 - Nguyễn Văn Tuấn (Phần 2): ...m nhất định. Theo khái niệm trên, người phát hành trái phiếu trong trường hợp này đóng vai trò là người đi vay (con nợ-debtor), và người mua trái phiếu là người cho vay (chủ nợ-còn gọi là trái chủ-bondholder). Trên thị trường tài chính có rất nhiều loại ...i chịu mọi phí tổn cho các hoạt động này, cũng như phải gánh chịu tất cả những rủi ro xảy ra trong quá trình sử dụng tài sản thuê. Hình thức giao dịch cho thuê tài chính có sự tham gia của ba bên có nhiều ưu điểm và tạo thuận lợi cho các bên tham gia, chẳ...gia quyền của chi phí vốn biên tế trước và sau khi công ty phát hành thêm cổ phần phổ thông mới : Nguyễn Văn Tuấn Khoa QTKD Quản trị tài chính doanh nghiệp, tập 1 - 141 - %96,9%3,10 1500 480 %8,9 1500 1020 =×+× 6. Đường chi phí vốn biên tế (MCC), đường cơ ho...

pdf97 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 231 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp - Tập 1 - Nguyễn Văn Tuấn (Phần 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
á”, hoặc “tỷ lệ” , hay “tỷ suất” nếu chúng 
ta có nhân thêm số bách phân (%). 
Nguyễn Văn Tuấn Khoa QTKD 
Quản trị tài chính doanh nghiệp, tập 1 - 164 - 
Thí dụ hệ số khả năng thanh toán hiện thời của một doanh nghiệp tại một thời 
điểm nào đó là 2,5 có nghĩa là cứ một đồng nợ tới hạn được đảm bảo thanh toán bằng 
2,5 đồng tài sản lưu động. Hệ số này càng cao càng chứng tỏ mức độ an toàn trong 
thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng lớn. 
Nguyên tắc cơ bản cho rằng tỷ lệ này là 2/1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng 
thanh toán các món nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, tỷ lệ này còn phụ thuộc vào ngành kinh 
doanh và chu kỳ hoạt động của từng doanh nghiệp. 
-Một hệ số về khả năng thanh toán hiện thời quá thấp là dấu hiệu cảnh báo 
cho nguy cơ doanh nghiệp sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong thanh toán. 
-Tuy nhiên, một hệ số về khả năng thanh toán hiện thời quá cao chưa chắc đã 
phản ánh năng lực thanh toán của doanh nghiệp là tốt !, mà ngược lại, nó có thể là 
dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đã quản lý tài sản lưu động của mình chưa thật chặt 
chẽ, chẳng hạn doanh nghiệp có quá nhiều hàng tồn kho, tồn trữ quá nhiều tiền mặt 
nhàn rỗi, khoản phải thu quá lớn,  
b) Hệ số khả năng thanh toán nhanh (Quick ratio – Acid test ratio) 
Muốn thanh toán các món nợ, doanh nghiệp phải chuyển đổi các tài sản lưu 
động thành tiền mặt. Câu hỏi được đặt ra là : Nếu tất cả các món nợ tới hạn được yêu 
cầu thanh toán ngay lập tức thì khả năng tài chính của doanh nghiệp có đáp ứng được 
hay không?. Hệ số khả năng thanh toán nhanh sẽ trả lời cho câu hỏi này. Nó là một 
tiêu chuẩn đánh giá khắt khe hơn đối với khả năng chi trả các món nợ ngắn hạn của 
doanh nghiệp. 
Hệ số khả năng thanh toán nhanh phản ảnh mối quan hệ giữa nợ tới hạn và 
những tài sản lưu động có khả năng chuyển nhanh thành tiền để trang trải nợ tới hạn. 
Các loại tài sản lưu động được xếp vào loại có thể chuyển nhanh thành tiền 
gồm tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và các khoản phải thu. Hàng tồn kho 
và các khoản ứng trước không được xếp vào loại này bởi khả năng chuyển nhanh 
thành tiền kém . 
Hệ số khả năng 
thanh toán nhanh =
Mục I , II, III tài sản loại A 
Nợ tới hạn 
c) Hệ số khả năng thanh toán lãi vay (Interest coverage ratio) 
Lãi nợ vay hằng năm là một khoản chi phí cố định (định phí tài chính) mà 
doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả đúng hạn. Nguồn để trang trải khoản chi phí 
này là lợi nhuận gộp sau khi đã trừ đi chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh 
nghiệp. 
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận trước 
thuế và lãi (EBIT) với lãi vay phải trả trong kỳ. Công thức như sau : 
Nguyễn Văn Tuấn Khoa QTKD 
Quản trị tài chính doanh nghiệp, tập 1 - 165 - 
Hệ số khả năng 
thanh toán lãi vay =
Tổng lợi nhuận trước thuế + Lãi phải trả
Lãi phải trả 
-Tổng lợi nhuận trước thuế là chỉ tiêu mang mã số 60 trên Bảng báo cáo kết 
quả kinh doanh 
-Số liệu lãi phải trả do phòng kế toán doanh nghiệp cung cấp 57. 
Hệ số này cho biết doanh nghiệp sẵn sàng trả tiền lãi đến mức nào. Điều đó có 
nghĩa là số vốn mà doanh nghiệp đi vay đã được sử dụng như thế nào? Có thể mang 
lại khoản lợi nhuận là bao nhiêu và có đủ để bù đắp tiền lãi vay hay không? 
2. Các hệ số về cơ cấu tài chính 
a) Hệ số nợ (Debt ratio) 
Hệ số nợ là chỉ tiêu cho biết trong một đồng vốn hiện doanh nghiệp đang sử 
dụng có mấy đồng vốn vay nợ. Hệ số nợ càng cao thì mức độ phụ thuộc về tài chính 
của doanh nghiệp càng lớn. Điều này cho thấy rủi ro về tài chính của doanh nghiệp 
sẽ càng cao 58. 
Thí dụ hệ số nợ của một doanh nghiệp là 0,7 có nghĩa là cứ trong một đồng vốn 
mà doanh nghiệp đang sử dụng có đến 0,7 đồng là vốn vay nợ. Nói cách khác, có đến 
70% tổng tài sản của doanh nghiệp đã được hình thành từ nguồn vốn nợ vay. 
-Tổng nợ của doanh nghiệp là toàn bộ nợ vay ngắn hạn, dài hạn và các khoản 
phải thanh toán (không phân biệt tới hạn hay chưa tới hạn). Nó được xác định bằng 
chỉ tiêu tổng nợ phải trả mang mã số 300 phần nguồn vốn. 
-Tổng tài sản (tổng vốn) là chỉ tiêu mang mã số 250 phần tài sản. 
 Hệ số nợ = Tổng nợ 
Tổng tài sản 
b) Hệ số nợ dài hạn (long term debt ratio) 
 Chỉ tiêu này là một bước cụ thể hoá của chỉ tiêu hệ số nợ, nó cho biết trong 
một đồng vốn doanh nghiệp đang sử dụng có mấy đồng là nợ vay dài hạn 
 -Nợ dài hạn là các khoản nợ có thời gian đáo hạn lớn hơn một năm, được xác 
định bằng chỉ tiêu mang mã số 320 phần nguồn vốn trên Bảng cân đối kế toán. 
-Tổng tài sản là chỉ tiêu mang mã số 250 phần tài sản. 
57 Trên Bảng báo cáo kết quả kinh doanh theo mẫu quy định hiện hành tại Việt Nam không thiết kế 
chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế và lãi. Do vậy, khi tính toán hệ số này, chúng ta có thể lấy chỉ tiêu tổng 
lợi nhuận trước thuế cộng thêm vào tiền lãi phải trả. 
58 Nội dung này đã được đề cập trong Chương VII của tài liệu 
Nguyễn Văn Tuấn Khoa QTKD 
Quản trị tài chính doanh nghiệp, tập 1 - 166 - 
Hệ số nợ dài 
hạn 
= Nợ dài hạn 
Tổng tài sản 
3. Các hệ số về cơ cấu vốn 
Các hệ số này sẽ trả lời cho câu hỏi trong một đồng vốn mà doanh nghiệp 
đang sử dụng có bao nhiêu đầu tư vào tài sản lưu động, bao nhiêu đầu tư vào tài sản 
cố định. Tùy theo từng loại hình sản xuất, kinh doanh mà các hệ số này cao thấp 
khác nhau. 
Tổng tài sản mã số 250. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn mã số 200. Tài sản 
lưu động và đầu tư ngắn hạn mã số 100 thuộc phần tài sản trên Bảng cân đối kế toán. 
Tỷ trọng tài sản cố 
định =
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 
Tổng tài sản 
Tỷ trọng tài sản lưu 
động =
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 
Tổng tài sản 
4. Các hệ số về hoạt động 
a) Vòng quay hàng tồn kho (Inventory turnover) 
Đứng về mặt phân tích tài chính, nếu hoạt động sản xuất kinh doanh của 
doanh nghiệp diễn ra bình thường thì vòng luân chuyển tồn kho càng nhanh càng tốt. 
Nói chung, số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy việc tổ chức và quản 
lý dự trữ của doanh nghiệp là tốt, doanh nghiệp có thể rút ngắn được chu kỳ kinh 
doanh và giảm được lượng vốn bị ứ đọng dưới hình thức hàng tồn kho. 
-Hàng tồn kho bao gồm nguyên vật liệu tồn kho,thành phẩm tồn kho... Số liệu 
được lấy từ chỉ tiêu mang mã số 140 phần tài sản trên Bảng cân đối kế toán . 
-Giá vốn hàng bán là chi phí để có số hàng hóa tiêu thụ trong kỳ như chi phí 
nhân công trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí sản xuất chung...Số liệu 
này được lấy trên Bảng báo cáo kết quả kinh doanh, mã số 11. 
 Vòng quay 
hàng tồn kho 
= Giá vốn hàng bán 
Hàng tồn kho 
Thí dụ vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp A năm 200X bằng 6,3 cho ta 
biết : Nếu hàng tồn kho vào cuối năm cũng tương đương với lượng hàng tồn kho 
trung bình vào các thời điểm khác trong năm thì tính từ lúc tiền mặt được đầu tư tạo 
thành các sản phẩm lưu kho cho đến khi các sản phẩm này được tiêu thụ, trong năm 
200X, doanh nghiệp A đã thực hiện được 6,3 lần chu trình đó. 
Nguyễn Văn Tuấn Khoa QTKD 
Quản trị tài chính doanh nghiệp, tập 1 - 167 - 
b) Vòng quay tài sản cố định (Noncurrent assets turnover) 
Chỉ tiêu này cho ta biết một đồng vốn cố định tạo ra mấy đồng doanh thu thuần 
từ hoạt động kinh doanh. Nó cho thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh 
nghiệp 
-Doanh thu thuần là chỉ tiêu được lấy ở Bảng báo cáo kết quả kinh doanh mã 
số 10 
- Vốn cố định là phần giá trị tài sản cố định còn lại tại thời điểm báo cáo, mã số 
200 trên Bảng cân đối kế toán. 
Vòng quay 
vốn cố định 
= Doanh thu thuần 
Vốn cố định 
c) Vòng quay tổng tài sản (Total assets turnover) 
Đây là chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng vốn trong kỳ, phản ảnh một đồng 
vốn huy động vào sản xuất kinh doanh (không phân biệt nguồn hình thành) mang lại 
mấy đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này còn được gọi là vòng quay toàn bộ vốn. 
Vòng quay 
tổng tài sản 
= Doanh thu thuần 
Tổng tài sản 
5. Các hệ số về doanh lợi 
 Lợi nhuận là mục đích cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi 
nhuận càng cao, doanh nghiệp càng khẳng định vị trí và sự tồn tại của mình trong 
nền kinh tế thị trường. Nhưng nếu chỉ căn cứ vào số lợi nhuận mà doanh nghiệp thu 
được trong kỳ cao hay thấp để đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh tốt 
hay xấu, thì có thể đưa ta tới những kết luận sai lầm. Bởi lẽ số lợi nhuận này có thể 
không tương xứng với lượng chi phí đã bỏ ra cũng như lượng tài sản mà doanh nghiệp 
đã sử dụng. 
 Để khắc phục khuyết điểm này, trong quá trình phân tích người ta bổ sung 
thêm những chỉ tiêu tương đối bằng cách đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh 
thu đạt được trong kỳ, hoặc với số vốn mà doanh nghiệp đã huy động vào sản xuất 
kinh doanh. Các chỉ tiêu tương đối ấy là : 
a) Doanh lợi doanh thu (Return on sales – ROS) 
Để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh thịnh vượng hay suy thoái, ngoài 
việc xem xét các chỉ tiêu doanh thu đạt được trong kỳ, các nhà phân tích còn xác 
định trong một đồng doanh thu có mấy đồng lợi nhuận sau thuế. Con số này rất đáng 
quan tâm và nó sẽ càng có ý nghĩa hơn nếu chúng ta đem nó so sánh với các mức độ 
ở những năm trước. 
Doanh thu thuần là chỉ tiêu mang mã số 10 ; tổng lợi nhuận sau thuế mã số 80 
trên Bảng báo cáo kết quả kinh doanh. 
Nguyễn Văn Tuấn Khoa QTKD 
Quản trị tài chính doanh nghiệp, tập 1 - 168 - 
Doanh lợi 
doanh thu 
= Lợi nhuận sau thuế 
Doanh thu thuần 
b) Doanh lợi tổng tài sản (ROA) 
Đây là một tên gọi khác của hệ số về khả năng sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) 
mà chúng ta đã thảo luận trong Chương VII. 
Doanh lợi 
tổng tài 
= Lãi phải trả + Tổng lợi nhuận trước thuế 
Tổng tài sản 
Tổng số tài sản hiện nay doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng chủ yếu được 
hình thành từ hai nguồn :Vốn chủ sở hữu và vốn vay. Vì vậy, kết quả hoạt động sản 
xuất kinh doanh cũng phải chia làm hai phần : Trước tiên phải hoàn trả phần lãi vay 
và phần còn lại sẽ là thu nhập của doanh nghiệp. 
Bằng việc cộng trở lại tiền lãi phải trả vào lợi nhuận, chúng ta sẽ có được kết 
quả hoạt động sản xuất kinh doanh trước khi phân chia cho chủ sở hữu và người cho 
vay. Sở dĩ phải làm như vậy là vì mẫu số bao gồm tài sản được hình thành từ nguồn 
vốn của chủ sở hữu và người cho vay nên tử số cũng phải bao gồm số hoàn vốn cho 
cả hai. 
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng nên sử dụng lợi nhuận sau thuế khi tính 
toán chỉ tiêu ROA để tạo thuận lợi hơn trong việc biểu diễn mối quan hệ tương hỗ 
giữa các hệ số tài chính như doanh lợi doanh thu, doanh lợi tổng tài sản, doanh lợi 
vốn chủ sở hữu, hệ số nợ, và vòng quay tổng vốn, từ đó góp phần làm sáng tỏ nguyên 
nhân của thực trạng tài chính doanh nghiệp, cũng như định hướng những biện pháp 
để giải quyết các tồn tại. Theo đó, ta viết lại công thức để xác định doanh lợi tổng tài 
sản như sau : 
Doanh lợi 
tổng tài sản 
= Lợi nhuận sau thuế 
Tổng tài sản 
c) Doanh lợi vốn chủ sở hữu 
Đây cũng là một tên gọi khác của chỉ tiêu khả năng sinh lời trên vốn chủ sở 
hữu (ROE) đã được giới thiệu ở Chương VII. 
Chỉ tiêu này thường được các nhà đầu tư quan tâm. Nó đo lường mức độ lợi 
nhuận sau thuế thu được trên mỗi một đồng vốn chủ sở hữu trong kỳ. 
Nguyễn Văn Tuấn Khoa QTKD 
Quản trị tài chính doanh nghiệp, tập 1 - 169 - 
 Doanh lợi vốn chủ 
sở hữu =
Lợi nhuận sau thuế 
Vốn chủ sở hữu 
Chúng ta đã biết vốn chủ sở hữu là một bộ phận trong tổng nguồn vốn của doanh 
nghiệp. Doanh lợi vốn chủ sở hữu, vì vậy, sẽ chịu ảnh hưởng của doanh lợi tổng tài 
sản. Yù tưởng này được biểu diễn theo phương trình dupont dưới đây. 
6. Phương trình Dupont 
 Phân tích tài chính theo phương trình Dupont cho thấy tác động tương hỗ giữa 
các hệ số tài chính. Phương pháp này được công ty Dupont ở Mỹ áp dụng đầu tiên 
nên mới có tên gọi như vậy. Phương trình Dupont được viết như sau : 
Ln sau thuế Ln sau thuế Dt thuần Tổng tài sản ROE = 
Vốn CSH 
=
DT thuần 
X
Tổng tài sản 
X 
Vốn CSH 
Tổng tài sản Doanh lợi vốn 
CSH 
= Doanh lợi 
doanh thu 
x Vòng quay tổng 
tài sản 
x 
vốn CSH 
Doanh lợi tổng tài sản Doanh lợi vốn 
CSH 
=
1 – Hệ số nợ 
 Nhìn vào phương trình trên ta có thể nhận thấy rằng hệ số nợ sẽ tỷ lệ thuận 
với doanh lợi vốn chủ sở hữu. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp càng vay nợ nhiều, 
tức có hệ số nợ càng cao, thì càng kỳ vọng gia tăng doanh lợi vốn chủ sở hữu. Tuy 
nhiên, khi hệ số nợ của doanh nghiệp càng cao thì sẽ làm giảm các hệ số thanh toán, 
kéo theo những rủi ro về mặt tài chính. 
 Đồng thời, cũng qua phương trình trên, chúng ta thấy rằng muốn có thể tăng 
doanh lợi vốn chủ sở hữu thì doanh nghiệp cần phải : 
 -Tăng số vòng quay tổng tài sản 
 -Tăng doanh lợi doanh thu 
-Thay đổi cơ cấu tài chính theo hướng gia tăng hệ số nợ. 
Cần nhớ là khi doanh thu tăng lên và doanh nghiệp đang có lãi, một sự gia 
tăng nợ vay sẽ có khả năng khuyếch đại doanh lợi vốn chủ sở hữu. Trong trường hợp 
ngược lại, khi khối lượng hoạt động giảm và doanh nghiệp đang thua lỗ, việc gia 
tăng nợ vay sẽ làm giảm mạnh doanh lợi vốn chủ sở hữu. Điều này đã được chứng 
minh bằng sức mạnh của đòn bẩy tài chính, được đo lường thông qua thước đo DFL, 
mà chúng ta đã nghiên cứu ở Chương VII. 
Nguyễn Văn Tuấn Khoa QTKD 
Quản trị tài chính doanh nghiệp, tập 1 - 170 - 
V. PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN NGUỒN VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN 
 Việc phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn sẽ giúp cho nhà quản trị 
tài chính nắm được những diễn biến thay đổi của các nguồn (sources) tạo ra tiền, và 
các cách thức sử dụng (uses) nguồn tiền đó trong một thời kỳ nhất định giữa hai thời 
điểm lập bảng cân đối kế toán, để từ đó định hướng cho quá trình hoạch định tài 
chính của doanh nghiệp. 
 Nói chung, mục đính chính của việc phân tích diễn biến nguồn vốn và sử 
dụng vốn là để trả lời hai câu hỏi lớn đó là : doanh nghiệp đã lấy tiền từ đâu?, và 
quan trọng hơn, số tiền đó đã được sử dụng như thế nào?. 
 Quá trình phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn được bắt đầu bằng 
việc so sánh số liệu cuối kỳ và đầu kỳ của các khoản mục trên bảng cân đối kế toán, 
để xác định sự thay đổi của từng khoản mục theo thời gian. Sau đó, ta phân biệt các 
thay đổi này thành hai phần : phần nguồn tạo ra tiền, và phần cách thức sử dụng tiền, 
theo nguyên tắc sau đây : 
 -Sự giảm đi của các khoản mục thuộc phần “Tài sản”, hoặc sự tăng lên của 
các khoản mục thuộc phần “Nguồn vốn” trên bảng cân đối kế toán là nguồn tạo tiền 
cho doanh nghiệp. 
 Thí dụ đối với các khoản mục thuộc phần “Tài sản” : Thanh lý thiết bị cũ, bán 
bớt hàng tồn kho, giảm bớt các khoản phải thulà nguồn tạo ra tiền cho doanh 
nghiệp. Đối với các khoản mục thuộc phần “Nguồn vốn” : tăng khoản nợ vay ngân 
hàng, tăng vốn chủ sở hữulà nguồn tạo ra tiền cho doanh nghiệp. 
 - Sự tăng lên của các khoản mục thuộc phần “Tài sản”, hoặc sự giảm đi của 
các khoản mục thuộc phần “Nguồn vốn” trên bảng cân đối kế toán chỉ ra cách thức 
sử dụng tiền của doanh nghiệp. 
 Thí dụ như tăng hàng hoá tồn kho, tăng các khoản phải thu, xây dựng một nhà 
xưởng mớitất cả đều làm tăng tài sản của doanh nghiệp và phải sử dụng tiền. Ngược 
lại, trả bớt nợ vay ngân hàng, giảm bớt các khoản phải trả cho nhà cung cấpcũng là 
những cách thức sử dụng tiền. 
 Do không thể sử dụng đồng tiền mà doanh nghiệp không có, nên tổng các 
khoản tiền doanh nghiệp đã sử dụng trong kỳ phải cân bằng với tổng các nguồn tạo 
ra tiền. 
Nguyễn Văn Tuấn Khoa QTKD 
Quản trị tài chính doanh nghiệp, tập 1 - 171 - 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
A. Tài liệu tiếng Việt
™ Phân tích hoạt động doanh nghiệp, Nguyễn Tấn Bình, NXB Đại học quốc gia 
thành phố Hồ Chí Minh, 2000. 
™ Quản trị tài chính doanh nghiệp, Trần Văn Chánh-Ngô Quang Huân, NXB 
Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2000. 
™ Tài chính doanh nghiệp, Nguyễn Thị Diễm Châu (chủ biên) cùng tập thể các 
thầy cô giáo Khoa TCDN-KDTT - Trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí 
Minh, NXB Tài chính, 1999 
™ Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính, NXB Tài chính, 2000 
™ Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam - quyển một, Bộ Tài Chính, NXB Tài 
chính, 2002 
™ Những văn bản hướng dẫn mới về quản lý tài chính trong doanh nghiệp nhà 
nước, Phan Quang, NXB Lao Động, 2000 
™ Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nguyễn Hải Sản, NXB Trẻ, 1998. 
™ Luật trong kinh doanh diễn giải, Huỳnh Viết Tấn, NXB Chính trị quốc gia, 
2001 
™ Quản trị tài chính căn bản, Nguyễn Quang Thu, NXB Giáo dục, 1998 
™ Quản trị tài chính, Nguyễn Văn Thuận, NXB Tp. Hồ Chí Minh, 1993 
™ Quản trị tài chính (quyển I và quyển II), Bùi Tường Trí, NXB Thống kê, 
1997-1998 
™ Thị trường chứng khoán, Lê Văn Tư-Nguyễn Ngọc Hùng, NXB Thống kê, 
1998 
™ Lập, đọc, phân tích báo cáo tài chính và dự đoán nhu cầu tài chính doanh 
nghiệp, Vũ Công Ty - Nguyễn Viết Lợi - Đoàn Xuân Tiên, NXB Tài chính, 
1996 
™ Tài chính doanh nghiệp thực hành (quyển I), Vũ Công Ty-Đỗ Thị Phương, 
NXB Nông nghiệp, 2000. 
Nguyễn Văn Tuấn Khoa QTKD 
Quản trị tài chính doanh nghiệp, tập 1 - 172 - 
B. Tài liệu tiếng nước ngoài
™ Principles of corporate finance, fifth edition, Richard.A. Brealey and Stewart 
C.Myers, The McGraw-Hill companies, Inc,1996 
™ Instructor’s manual to accompany -Principles of corporate finance, fifth 
edition, Philip R. Perry, The McGraw-Hill companies, Inc,1996 
™ Financial institutions – understanding and managing financial services, fifth 
edition, Peter S. Rose, James W. Kolari. 
™ CD-ROM program : Virtual MBA perfomance technologies and corporate 
retraining solution, version 3.5-Finance 
Nguyễn Văn Tuấn Khoa QTKD 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_quan_tri_tai_chinh_doanh_nghiep_tap_1_nguyen_van.pdf