Giáo trình Quy phạm trang bị điện - Chương IV.3: Tự động hóa và điều khiển từ xa

Tóm tắt Giáo trình Quy phạm trang bị điện - Chương IV.3: Tự động hóa và điều khiển từ xa: ... hệ thống điện có một MBA công suất lớn hơn 1MVA và có máy cắt và bảo vệ dòng điện ở phía nguồn cung cấp mà khi cắt MBA làm mất điện hộ tiêu thụ. Trong một số trường hợp, theo qui trình cụ thể riêng, cho phép TĐL tác động khi cắt MBA bằng bảo vệ chống ngắn mạch bên trong máy. IV.3.27. Khi ...ện) phải được trang bị TĐQ. Các bộ điều chỉnh kích thích phải phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn hiện hành đối với hệ thống kích thích và phù hợp với điều kiện kỹ thuật của thiết bị thuộc hệ thống kích thích. Đối với máy phát điện và máy bù đồng bộ công suất nhỏ hơn 2,5MW, trừ máy phát điệ...g suất truyền tải giảm đột ngột khi ngắn mạch và thời gian kéo dài ngắn mạch) hoặc cường độ của quá trình quá độ được ghi nhận tự động, cũng như bởi tình trạng nặng nề của chế độ ban đầu. Tình trạng này được ghi nhận trên máy đo tự động hoặc được ghi lại do nhân viên vận hành. Tự động chấm...

pdf33 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 237 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Quy phạm trang bị điện - Chương IV.3: Tự động hóa và điều khiển từ xa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng cắt riêng phụ tải). 
d. Phân chia hệ thống điện (nếu các biện pháp trên chưa đủ). 
e. Giảm nhanh chóng và ngắn hạn phụ tải trên tuabin hơi (tiếp theo tự động 
phục hồi phụ tải như cũ). 
Thiết bị tự động ngăn ngừa mất ổn định có thể làm thay đổi chế độ làm việc của 
thiết bị bù dọc và bù ngang và các thiết bị khác của đường dây tải điện, ví dụ 
Phần IV: Bảo vệ và tự động 
Quy phạm trang bị điện Trang 84 
điện kháng bù ngang, bộ tự động điều chỉnh kích thích của máy phát v.v. Giảm 
công suất tác dụng của nhà máy điện khi có sự cố theo Điều IV.3.72, mục a và b, 
nên hạn chế lượng công suất dẫn đến tác động TST trong hệ thống hoặc dẫn đến 
những hậu quả không mong muốn khác. 
IV.3.74. Cường độ tín hiệu điều khiển của thiết bị tự động ngăn ngừa mất ổn định (ví dụ 
công suất của máy phát điện bị cắt hoặc độ sâu của giảm tải tuabin) phải được 
xác định bởi cường độ gây tác động (ví dụ lượng công suất truyền tải giảm đột 
ngột khi ngắn mạch và thời gian kéo dài ngắn mạch) hoặc cường độ của quá 
trình quá độ được ghi nhận tự động, cũng như bởi tình trạng nặng nề của chế độ 
ban đầu. Tình trạng này được ghi nhận trên máy đo tự động hoặc được ghi lại do 
nhân viên vận hành. 
Tự động chấm dứt chế độ không đồng bộ 
IV.3.75. Để chấm dứt chế độ không đồng bộ (KĐB) nếu nó xuất hiện, phải dựa chủ yếu 
vào các thiết bị tự động. Các thiết bị này có nhiệm vụ phân biệt chế độ không 
đồng bộ với dao động đồng bộ, ngắn mạch hoặc các chế độ làm việc không bình 
thường khác. 
Trong phạm vi có thể, những thiết bị nói trên phải thực hiện trước tiên các biện 
pháp theo hướng làm nhẹ điều kiện tái đồng bộ, ví dụ như: 
 Nhanh chóng tăng phụ tải của tuabin hoặc cắt một phần phụ tải các hộ tiêu 
thụ (ở phần hệ thống đang thiếu hụt công suất). 
 Giảm công suất phát bằng cách tác động lên bộ điều tốc tuabin hoặc cắt một 
phần các máy phát điện (ở phần hệ thống đang thừa công suất). 
Việc tự động tách hệ thống tại những điểm định trước chỉ được thực hiện sau khi 
xuất hiện không đồng bộ, nếu các biện pháp trên không kéo vào đồng bộ được 
sau khi đã qua một số chu kỳ dao động định trước, hoặc khi chế độ không đồng 
bộ kéo dài quá giới hạn đã cho. 
Phần IV: Bảo vệ và tự động 
Quy phạm trang bị điện Trang 85 
Trong trường hợp không được phép làm việc ở chế độ không đồng bộ, tái đồng 
bộ nguy hiểm hoặc kém hiệu quả, thì để chấm dứt KĐB phải dùng thiết bị phân 
chia có thời gian nhỏ nhất mà vẫn đảm bảo ổn định theo các liên hệ khác và tác 
động chọn lọc của các thiết bị tự động. 
Tự động hạn chế tần số giảm 
IV.3.76. Tự động hạn chế tần số giảm phải được thực hiện theo tính toán sao cho khi có 
bất kỳ sự thiếu hụt công suất nào trong hệ thống điện hợp nhất, trong hệ thống 
điện hoặc trong nút hệ thống điện thì khả năng tần số giảm xuống dưới 45Hz 
được hoàn toàn loại trừ. Thời gian tần số dưới 47Hz không quá 20 giây, còn tần 
số dưới 48,5Hz - không quá 60 giây. 
IV.3.77. Hệ thống tự động hạn chế tần số giảm thực hiện: 
 Tự động đóng nguồn dự phòng theo tần số. 
 Tự động sa thải phụ tải theo tần số (TST). 
 Sa thải thêm phụ tải. 
 Đóng lại các phụ tải bị cắt khi tần số được khôi phục (TĐL TS). 
 Tách các nhà máy điện hoặc máy phát điện để cân bằng phụ tải, tách các máy 
phát điện cung cấp riêng cho tự dùng nhà máy điện. 
IV.3.78. Khi tần số giảm, việc đầu tiên là phải tự động đóng nguồn dự phòng để giảm 
khối lượng cắt phụ tải hoặc thời gian ngừng cung cấp điện cho các hộ tiêu thụ, 
gồm các biện pháp sau: 
 Huy động dự phòng nóng ở các nhà máy nhiệt điện. 
 Tự động khởi động các máy phát tuabin nước đang ở chế độ dự phòng. 
 Tự động chuyển các máy phát tuabin nước đang làm việc ở chế độ bù sang 
chế độ phát. 
 Tự động khởi động các tuabin khí. 
Phần IV: Bảo vệ và tự động 
Quy phạm trang bị điện Trang 86 
IV.3.79. Việc tự động sa thải phụ tải theo tần số được thực hiện bằng cách cắt số lượng 
nhỏ các phụ tải theo mức độ giảm tần số (TST1) hoặc theo mức độ kéo dài của 
thời gian giảm tần số (TST2). 
Thiết bị TST phải đặt tại các trạm của hệ thống. Cho phép đặt chúng trực tiếp tại 
hộ tiêu thụ nhưng phải do ngành điện quản lý. 
Khối lượng cắt phụ tải được xác định căn cứ vào việc đảm bảo tính hiệu quả khi 
có bất kỳ sự thiếu hụt công suất nào; thứ tự cắt được chọn sao cho gây thiệt hại ít 
nhất do ngừng cung cấp điện. Đôi khi phải dùng nhiều thiết bị TST và nhiều cấp tác 
động của TST. Các phụ tải quan trọng thường phải cắt sau cùng. 
Tác động của TST phải phối hợp với tác động của các thiết bị TĐL và TĐD. 
Không cho phép giảm khối lượng TST do tác động của TĐD hoặc do nhân viên 
vận hành. 
IV.3.80. Việc sa thải thêm phụ tải phải được áp dụng ở các hệ thống điện hoặc ở một 
phần hệ thống điện mà ở đó có khả năng thiếu hụt công suất lớn và TST tác 
động ít hiệu quả, xét về mức độ cũng như tốc độ sa thải. 
Cấp quản lý hệ thống điện xác định sự cần thiết phải thực hiện sa thải thêm, 
khối lượng sa thải và các yếu tố cần tác động (cắt các phần tử cung cấp, giảm 
nhanh công suất tác dụng v.v.). 
IV.3.81. Thiết bị TĐL TS dùng để giảm thời gian ngừng cung cấp điện cho các hộ tiêu 
thụ khi tần số phục hồi do đóng các nguồn công suất, tái đồng bộ hoặc đồng bộ 
theo các đường truyền tải đã cắt. 
Khi bố trí thiết bị và phân bổ phụ tải theo thứ tự, TĐL TS nên tính đến mức độ 
quan trọng của phụ tải, khả năng cắt chúng bằng TST, sự phức tạp và thời gian 
trễ của việc phục hồi các đường dây không trang bị tự động hoá (căn cứ vào các 
qui trình vận hành của đối tượng). Thông thường thứ tự đóng các phụ tải bằng 
TĐL TS ngược với thứ tự sa thải theo TST. 
Phần IV: Bảo vệ và tự động 
Quy phạm trang bị điện Trang 87 
IV.3.82. Việc tách các nhà máy điện, máy phát điện để cân bằng phụ tải hoặc tách riêng 
máy phát cung cấp cho tự dùng của nhà máy điện được thực hiện nhằm các mục 
đích sau: 
 Để duy trì cung cấp tự dùng cho nhà máy điện. 
 Để ngăn ngừa mất điện toàn bộ nhà máy điện khi thiết bị hạn chế giảm tần số 
từ chối làm việc hoặc làm việc không hiệu quả theo Điều IV.3.79 và IV.3.81. 
 Để bảo đảm cung cấp điện cho những hộ tiêu thụ đặc biệt quan trọng. 
 Để thay cho việc sa thải thêm phụ tải, khi mà các tính toán kinh tế kỹ thuật 
chứng tỏ là hợp lý. 
IV.3.83. Sự cần thiết phải dùng biện pháp sa thải thêm phụ tải, khối lượng cắt tải (khi 
TST) và đóng tải (khi TĐL TS), mức chỉnh định thời gian, tần số, và các 
thông số kiểm tra khác đối với thiết bị hạn chế giảm tần số được xác định 
trong điều kiện hệ thống điện vận hành theo qui phạm hiện hành và các qui 
định liên quan khác. 
Tự động hạn chế tần số tăng 
IV.3.84. Với mục đích ngăn ngừa tần số tăng cao quá mức cho phép của các nhà máy 
nhiệt điện có khả năng vận hành song song với các nhà máy thuỷ điện công suất 
rất lớn trong trường hợp mất tải đột ngột, phải sử dụng thiết bị tự động tác động 
khi tần số vượt quá 52 ÷ 53Hz. Các thiết bị này trước hết phải tác động đi cắt 
một số máy phát điện của nhà máy thuỷ điện. Cũng có thể sử dụng thiết bị tác 
động đi tách nhà máy nhiệt điện ra khỏi nhà máy thuỷ điện nhưng vẫn giữ lại 
cho nhà máy nhiệt điện một phụ tải càng gần với công suất của nó càng tốt. 
Ngoài ra đối với phần hệ thống điện chỉ gồm toàn các nhà máy thuỷ điện phải 
bố trí thiết bị nhằm hạn chế hiện tượng tần số tăng đến 60Hz do sự cố, bằng 
cách cắt một số máy phát điện để bảo đảm các phụ tải động cơ điện làm việc 
được bình thường. Còn đối với phần hệ thống chỉ gồm toàn nhà máy nhiệt điện 
thì phải bố trí thiết bị hạn chế thời gian tần số tăng kéo dài tới trị số mà phụ tải của 
khối không vượt ra khỏi giới hạn phạm vi điều chỉnh của chúng. 
Phần IV: Bảo vệ và tự động 
Quy phạm trang bị điện Trang 88 
Tự động hạn chế điện áp giảm 
IV.3.85. Thiết bị tự động hạn chế điện áp giảm được lắp đặt nhằm mục đích loại trừ phá 
vỡ ổn định của phụ tải và phản ứng giảm điện áp dây chuyền ở chế độ sau sự cố 
của hệ thống điện. 
Các thiết bị này không chỉ theo dõi riêng trị số điện áp mà còn có thể kiểm tra 
các thông số khác, kể cả tốc độ biến thiên của điện áp. Ngoài ra nó còn có nhiệm 
vụ tăng cường kích thích cưỡng bức các máy điện đồng bộ, thiết bị bù cưỡng 
bức, cắt các cuộn kháng và - trong trường hợp bắt buộc khi các tính toán kỹ 
thuật cho thấy lưới điện không đủ khả năng khắc phục - thì đi cắt phụ tải. 
Tự động hạn chế điện áp tăng 
IV.3.86. Với mục đích hạn chế thời gian tăng điện áp trên các thiết bị cao áp của đường 
dây truyền tải điện, nhà máy điện và trạm điện do việc cắt các pha của đường 
dây từ một phía, phải sử dụng thiết bị tự động tác động khi điện áp tăng quá 110 
- 130% điện áp danh định, khi cần thiết phải kiểm tra trị số và hướng công suất 
phản kháng trên các đường dây truyền tải điện. 
Các thiết bị này phải tác động có thời gian duy trì, có tính đến thời gian quá điện 
áp cho phép, và được chỉnh định theo thời gian quá điện áp đóng cắt, quá điện 
áp khí quyển và dao động, vịêc đầu tiên là phải đi đóng các điện kháng bù ngang 
(nếu chúng được lắp ở nhà máy điện và trạm điện nơi ghi nhận có tăng điện áp). 
Nếu nhà máy điện và trạm điện không có điện kháng bù ngang có máy cắt, hoặc 
việc đóng các cuộn kháng đó không giảm được điện áp như yêu cầu thì thiết bị 
phải tác động đi cắt đường dây đã gây ra tăng điện áp. 
Tự động ngăn ngừa quá tải 
IV.3.87. Thiết bị tự động ngăn ngừa quá tải được dùng để hạn chế thời gian kéo dài dòng 
điện quá tải trên đường dây, trong MBA, trong tụ bù dọc, nếu thời gian này vượt 
quá mức cho phép. 
Phần IV: Bảo vệ và tự động 
Quy phạm trang bị điện Trang 89 
Thiết bị này phải tác động đi giảm tải nhà máy điện, chúng có thể tác động cắt 
phụ tải và phân chia hệ thống và  ở cấp cuối cùng  cắt những thiết bị chịu quá 
tải. Khi đó phải có biện pháp ngăn ngừa phá vỡ ổn định và các hậu quả không 
mong muốn khác. 
Điều khiển từ xa 
IV.3.88. Điều khiển từ xa (gồm điều khiển từ xa, tín hiệu từ xa, thu thập số liệu từ xa, đo 
lường từ xa và điều chỉnh từ xa), trong đó có hệ thống SCADA, được dùng để 
điều hành những công trình điện phân tán có liên hệ với nhau trong chế độ vận 
hành chung, và kiểm soát chúng. Điều kiện bắt buộc khi dùng điều khiển từ xa là 
tính hợp lý về kinh tế kỹ thuật, nâng cao hiệu quả công tác điều độ (làm cho chế 
độ vận hành và quá trình sản xuất tốt hơn, xử lý sự cố nhanh, nâng cao tính kinh 
tế và độ tin cậy làm việc của các thiết bị điện, tăng chất lượng điện năng, giảm 
số lượng nhân viên vận hành, không cần người trực ca thường xuyên, giảm mặt 
bằng sản xuất v.v.). 
Các phương tiện điều khiển từ xa cũng có thể dùng để truyền đi xa các tín hiệu 
của hệ thống tự động điều chỉnh tần số, thiết bị tự động chống sự cố và các hệ 
thống thiết bị điều chỉnh và điều khiển khác. 
IV.3.89. Khối lượng điều khiển từ xa của trang bị điện phải được xác định theo tiêu chuẩn 
ngành hoặc các qui định hướng dẫn khác phù hợp với khối lượng tự động hoá. 
Các phương tiện điều khiển từ xa trước hết dùng để thu thập các thông tin về chế 
độ làm việc, tình trạng hoạt động của thiết bị đóng cắt chính, về những thay đổi 
khi xuất hiện chế độ hoặc tình trạng sự cố, và để kiểm tra việc thực hiện các lệnh 
đóng cắt (theo kế hoạch sản xuất, sửa chữa, vận hành). Ngoài ra, thiết bị điều 
khiển từ xa còn tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên vận hành áp dụng các chế 
độ thích hợp vào quy trình công nghệ. 
Khi xác định khối lượng điều khiển từ xa của các công trình điện không có 
người trực ca thường xuyên, đầu tiên phải xem xét khả năng dùng các thiết bị 
báo tín hiệu đơn giản nhất (dùng tín hiệu cảnh báo sự cố từ xa có hai tín hiệu 
trở lên). 
Phần IV: Bảo vệ và tự động 
Quy phạm trang bị điện Trang 90 
IV.3.90. Hệ thống điều khiển từ xa phải có đủ thiết bị cần thiết để tập trung giải quyết vấn 
đề xác lập chế độ làm việc của các công trình điện trong lưới điện phức tạp một 
cách tin cậy và kinh tế, nếu những vấn đề đó không giải quyết được bằng các 
phương tiện tự động. 
Đối với các công trình điện có đặt điều khiển từ xa, các thao tác điều khiển cũng 
như tác động của thiết bị bảo vệ và tự động không nhất thiết có thêm những thao 
tác phụ tại chỗ (do người trực ca hoặc gọi người đến). 
Nếu chi phí và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của điều khiển từ xa và tự động hoá 
như nhau thì nên ưu tiên dùng tự động hoá. 
IV.3.91. Tín hiệu từ xa được dùng để: 
 Phản ánh lên trung tâm điều độ về trạng thái và tình trạng của thiết bị đóng cắt 
của công trình điện thuộc cơ quan quản lý trực tiếp hoặc phản ánh lên những trung 
tâm điều độ cấp trên có ý nghĩa quyết định đến chế độ làm việc của hệ thống cung 
cấp điện. 
 Nạp các thông tin vào máy tính hoặc vào thiết bị xử lý thông tin. 
 Truyền các tín hiệu sự cố và các tín hiệu cảnh báo. 
Tín hiệu từ xa từ các công trình điện dưới sự điều hành của một số trạm điều độ 
thường phải truyền các tín hiệu lên các điều độ cấp trên bằng cách chuyển tiếp 
hoặc chuyển các tín hiệu có chọn lọc từ các trạm điều độ cấp dưới. Hệ thống 
truyền thông tin thường phải thực hiện không nhiều hơn một cấp chuyển tiếp. 
Để truyền tín hiệu từ xa về tình trạng hoặc trạng thái của thiết bị điện ở công 
trình điện thường phải dùng một tiếp điểm phụ của thiết bị hoặc tiếp điểm của 
rơle lặp lại. 
IV.3.92. Đo lường từ xa phải bảo đảm truyền các thông số chính về điện hoặc về công 
nghệ (các thông số đặc trưng cho chế độ làm việc của từng công trình), các 
thông số này rất cần thiết để xác lập và kiểm tra chế độ làm việc tối ưu của toàn 
bộ hệ thống cung cấp điện cũng như để ngăn ngừa hoặc giải trừ quá trình sự cố 
có thể xảy ra. Đo lường từ xa các thông số quan trọng nhất  cũng như các thông 
số cần thiết để chuyển tiếp, để lưu trữ hoặc ghi lại  phải được thực hiện liên tục. 
Phần IV: Bảo vệ và tự động 
Quy phạm trang bị điện Trang 91 
Hệ thống truyền đo lường từ xa lên các trung tâm điều độ cấp trên thường được 
thực hiện không nhiều hơn một cấp chuyển tiếp. 
Đối với các thông số không yêu cầu kiểm tra thường xuyên, việc đo lường từ xa 
phải được thực hiện theo định kỳ hoặc theo yêu cầu. 
Khi thực hiện đo lường từ xa phải tính đến nhu cầu đọc số liệu ngay tại chỗ (ngay 
tại bảng điều khiển). Theo nguyên tắc, những bộ biến đổi (cảm biến đo lường từ xa) 
dùng để đo chỉ số tại chỗ phải được đặt ngay trên bảng đồng hồ đo, nếu cấp chính 
xác đo lường được giữ nguyên (xem Chương I.6 - Phần I). 
IV.3.93. Khối lượng điều khiển từ xa của trang bị điện, các yêu cầu của thiết bị điều khiển 
từ xa và các kênh liên lạc trong hệ thống điều chỉnh từ xa được xác định bởi độ 
chính xác, độ tin cậy và thời gian trễ của thông tin khi thiết kế tự động điều 
chỉnh tần số và dòng công suất trong hệ thống điện hợp nhất. Đo lường từ xa các 
thông số cần thiết đối với hệ thống tự động điều chỉnh tần số và dòng công suất 
phải được thực hiện liên tục. 
Tuyến truyền xa (kênh liên lạc) phục vụ cho việc đo dòng công suất và truyền 
các tín hiệu điều chỉnh từ xa đến các nhà máy điện chính hoặc đến nhóm các nhà 
máy điện điều chỉnh, thường có tuyến kênh điều khiển từ xa kép gồm hai kênh 
độc lập. 
Trong các thiết bị điều khiển từ xa phải có bộ bảo vệ tác động đến hệ thống tự 
động điều chỉnh khi có sự cố trong thiết bị hoặc trong các kênh điều khiển từ xa. 
IV.3.94. Trong từng trường hợp cụ thể phải xem xét một cách thích đáng các vấn đề về 
điều khiển từ xa (đặc biệt là khi thực hiện các kênh liên lạc và các trạm điều độ), 
kiểm tra và điều khiển quá trình sản xuất trong hệ thống điện, cấp khí đốt, cấp 
nhiệt, thông gió và chiếu sáng công cộng. 
IV.3.95. Đối với các trạm điện lớn và các nhà máy điện có nhiều máy phát điện mà 
khoảng cách từ gian máy, trạm biến áp tăng áp và các công trình khác đến trung 
tâm điều khiển quá lớn, khi hợp lý về mặt kỹ thuật nên đặt các thiết bị điều khiển 
từ xa trong nội bộ nhà máy. Số lượng các thiết bị điều khiển từ xa này phải phù hợp 
với các yêu cầu điều khiển quá trình công nghệ của nhà máy, cũng như phù hợp với 
các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của từng công trình cụ thể. 
Phần IV: Bảo vệ và tự động 
Quy phạm trang bị điện Trang 92 
IV.3.96. Khi sử dụng phối hợp các hệ thống điều khiển từ xa khác nhau trong cùng một trạm 
điều độ, theo nguyên tắc, các thao tác của nhân viên điều độ phải giống nhau. 
IV.3.97. Khi sử dụng thiết bị điều khiển từ xa phải có khả năng cắt tại chỗ trong những 
trường hợp sau đây: 
 Cắt đồng thời tất cả các mạch điều khiển từ xa và tín hiệu từ xa bằng thiết bị 
có thể trông thấy rõ chỗ mạch bị cắt. 
 Cắt mạch điều khiển từ xa và tín hiệu từ xa của từng đối tượng bằng các hàng 
kẹp đặc biệt, hộp thử nghiệm và các thiết bị khác có cấu tạo sao cho thể hiện rõ 
chỗ mạch bị cắt. 
IV.3.98. Các liên hệ bên ngoài thiết bị điều khiển từ xa phải được thực hiện theo các yêu 
cầu của Chương IV.4. 
IV.3.99. Thiết bị đo lường - cảm biến (cảm biến đo lường từ xa) là những dụng cụ đo 
lường điện cố định phải được lắp đặt theo Chương I.6 - Phần I. 
IV.3.100. Để làm kênh điều khiển từ xa, có thể dùng các kênh cho các mục đích khác 
hoặc dùng chính các kênh dây dẫn (cáp ngầm hoặc dây trên không, cáp quang 
v.v. ), kênh cao tần theo các đường dây tải điện và lưới phân phối, kênh phát 
thanh, kênh tiếp sóng liên lạc. 
Việc chọn kênh điều khiển từ xa, dùng các kênh có sẵn hoặc lập kênh mới, phải 
dựa trên tính hợp lý về kinh tế - kỹ thuật và yêu cầu về độ tin cậy. 
IV.3.101. Để sử dụng hợp lý thiết bị điều khiển từ xa và các kênh liên lạc (khi độ tin cậy 
và chất lượng truyền dẫn của chúng đã bảo đảm yêu cầu kỹ thuật), cho phép: 
1. Đo công suất từ xa một số đường dây song song cùng điện áp bằng một thiết 
bị đo tổng công suất. 
2. Đo từ xa theo phương thức gọi đến trạm kiểm tra thông qua một thiết bị 
chung để đo các đối tượng đồng nhất - còn ở các trạm điều độ thì dùng một 
đồng hồ để đo các đại lượng từ các trạm kiểm tra khác nhau truyền tới; khi đó 
phải loại trừ khả năng truyền đồng thời hoặc nhận đồng thời các đại lượng đo. 
Phần IV: Bảo vệ và tự động 
Quy phạm trang bị điện Trang 93 
3. Để giảm bớt khối lượng đo từ xa, cần tính đến khả năng thay thế chúng bằng 
các tín hiệu từ xa, phản ánh trị số giới hạn của các thông số cần kiểm soát, hoặc 
bằng thiết bị báo tín hiệu và ghi lại độ sai lệch của các thông số đó với trị số 
tiêu chuẩn qui định. 
4. Để bảo đảm truyền đồng thời các tín hiệu liên tục về đo lường từ xa và tín 
hiệu từ xa phải dùng thiết bị điều khiển từ xa phức hợp. 
5. Dùng cùng một thiết bị truyền dẫn điều khiển từ xa làm việc cho nhiều trạm 
điều độ, cũng như một thiết bị điều khiển từ xa của một trạm điều độ làm việc 
cho một số điểm kiểm tra. 
IV.3.102. Nguồn cung cấp của thiết bị điều khiển từ xa (nguồn chính cũng như nguồn dự 
phòng) ở các trạm điều độ và điểm kiểm tra được dùng chung cho các thiết bị 
thuộc kênh liên lạc và điều khiển từ xa. 
Tại điểm kiểm tra dùng dòng điện thao tác xoay chiều và đã có sẵn nguồn dự 
phòng thì vẫn phải có nguồn dự phòng dành riêng cho thiết bị điều khiển từ xa 
(ví dụ như những phân đoạn khác nhau của thanh cái, các đầu vào dự phòng 
hoặc giàn ắcquy của các thiết bị kênh liên lạc, máy biến điện áp ở đầu vào điện 
áp trích từ tụ điện thông tin liên lạc v.v.). Về nguyên tắc, nếu hệ thống điện 
không có nguồn dự phòng thì điều khiển từ xa cũng không cần đặt nguồn dự 
phòng. Tại điểm kiểm tra dùng điện ắcquy, nguồn dự phòng cho điều khiển từ 
xa phải được thực hiện qua bộ đổi điện. Việc cấp điện dự phòng cho thiết bị 
điều khiển từ xa tại trạm điều độ của hệ thống điện hợp nhất và các Điện lực phải 
được thực hiện bằng nguồn điện riêng (ắcquy và bộ nắn điện, máy phát điện di 
động v.v.), sử dụng chung cho cả thiết bị kênh liên lạc và điều khiển từ xa. 
Khi nguồn cấp điện chính bị sự cố, việc chuyển sang nguồn dự phòng phải thực 
hiện tự động. Nhu cầu thiết lập nguồn dự phòng ở các trạm điều độ xí nghiệp công 
nghiệp được xác định phụ thuộc vào yêu cầu bảo đảm cung cấp điện tin cậy. 
IV.3.103. Tất cả các thiết bị và tủ điều khiển từ xa phải được đánh dấu và đặt ở chỗ thuận 
tiện cho vận hành. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_quy_pham_trang_bi_dien_chuong_iv_3_tu_dong_hoa_va.pdf