Giáo trình Sản phụ khoa - Nhiễm khuẩn hậu sản

Tóm tắt Giáo trình Sản phụ khoa - Nhiễm khuẩn hậu sản: ...tổn thương khác của cổ tử cung như viêm lộ tuyến, condylome, thậm chí ung thư CTC thì rất ít gặp. Tên bài: CHẢY MÁU TRONG CHUYỂN DẠ VÀ SAU ĐẺ Bài giảng: Lý thuyết Thời gian giảng: 4 tiết Địa điểm giảng: Giảng đường Mục tiêu học tập: - Triệu chứng và tính chất chảy máu trong thời kỳ chuyển dạ ...microgam/kg cân nặng trẻ hoặc là 0,1ml của dung dịch sau đây: 1/2 ống 1 ml (0,2 mg) naloxone (NARCAN) thêm 1,5 ml nước muối sinh lý như vậy 0,1 ml dung dịch này chứa 10 miccrogam naloxone - Các chỉ tiêu đánh giá tính hiệu quả: Khởi động các động tác hô hấp của trẻ. - Chú ý : cần phải theo dõi sá... Quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, bệnh nhân phải được theo dõi đánh giá các tai biến tim sản, nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường phải thôi cho con bú ngay. nếu mẹ có suy tim, gan to không nên nuôi con bằng sữa mẹ, kể cả việc bế con. 6.7.5. Can thiệp Ngoại khoa Hiện nay nhiều bệnh tim (hẹp van hai ...

pdf162 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 242 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Sản phụ khoa - Nhiễm khuẩn hậu sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bào ung thư tại chỗ hoặc di căn.
Chỉ định: ung thư nguyên bào nuôi lan tràn trong hố chậu không mổ được.
6.7. Tiêu chuẩn khỏi bệnh và theo dõi sau điều trị
6.7.1. Khỏi bệnh
- Ba tuần liên tiếp xét nghiệm hCG âm tính.
- Xét nghiệm hCG 2 tuần một lần trong 3 tháng; rồi tiếp mỗi tháng một lần trong 3 tháng; tiếp
theo 2 tháng một lần trong 6 tháng; rồi 6 tháng một lần.
- Khám phụ khoa.
- Chụp X quang phổi 3 tháng một lần trong một năm.
- Tránh thai trong vòng 2 năm.
6.7.2. Tỷ lệ tái phát
- Ung thư nguyên bào nuôi không có di căn: 2%.
- Ung thư nguyên bào nuôi có di căn, tiên lượng tốt: 5%.
- Ung thư nguyên bào nuôi có di căn, tiên lượng tồi: 21%.
1. Tên bài: CHỬA NGOÀI TỬ CUNG
2. Bài giảng: lý thuyết
3. Thời gian giảng: 02 tiết
4. Địa điểm giảng bài: giảng đường
5. Mục tiêu học tập: sau khi học bài này, sinh viên phải:
5.1. Định nghĩa được chửa ngoài tử cung
5.2. Trình bày được nguyên nhân gây bệnh
5.3. Kể được những vị trí chửa ngoài tử cung
5.4. Chẩn đoán được các thể lâm sàng của chửa ngoài tử cung
5.5. Nêu được thái độ xử trí của chửa ngoài tử cung.
6. Nội dung chính:
6.1. Định nghĩa: chửa ngoài tử cung là trường hợp trứng làm tổ và phát triển ở ngoài buồng tử cung.
6.2. Nguyên nhân:
- Viêm vòi trứng
- Hẹp vòi trứng sau tạo hình vòi trứng
- Khối u trong lòng vòi trứng hoặc ở ngoài vòi trứng đè ép làm hẹp lòng vòi trứng.
- Do vòi trứng bị co thắt và có những nhu động bất thường.
6.3. Phân loại theo vị trí của chửa ngoài tử cung
- Ở vòi trứng:
+ Ở loa vòi
+ Chửa ở bóng vòi
+ Chửa ở đoạn eo vòi trứng
+ Chửa ở kẽ vòi trứng
- Chửa ở buồng trứng
- Chửa ở ống cổ tử cung
- Chửa trong ổ bụng
6.4. Triệu chứng
6.4.1. Chửa ngoài tử cung chưa vỡ
- Cơ năng:
+ Tắt kinh, có khi chỉ chậm kinh vài ngày hoặc có rối loạn kinh nguyệt.
+ Vú căng, buồn nôn, lợm giọng
+ Ra huyết: ra ít, màu nâu đen, màu sôcôla, có khi lẫn màng, khối lượng và màu sắc không
giống hành kinh.
+ Đau bụng: đau vùng hạ vị, đau âm ỉ, có khi đau thành cơn, mỗi cơn đau lại ra ít huyết.
+ Ngất: đau quá, làm bệnh nhân choáng váng, muốn ngất hoặc ngất đi.
- Thực thể: Thăm âm đạo kết hợp sờ nắn trên bụng thấy:
+ Cổ tử cung, thân tử cung mềm, tử cung hơi to nhưng không tương xứng với tuổi thai.
+ Cạnh tử cung có thể sờ thấy một khối mềm; ranh giới không rõ, ấn rất đau.
+ Thăm túi cùng sau: nếu có rỉ ít máu vào túi cùng Douglas thì đụng vào túi cùng sau bệnh
nhân rất đau.
- Xét nghiệm thăm dò
+ Phản ứng sinh vật: dương tính
+ Định lượng thì hCG thường thấp hơn trong chửa thường.
+ Siêu âm: không thấy hình ảnh của túi ối trong buồng tử cung, cạnh tử cung có thể thấy
một vùng âm vang không đồng nhất, ranh giới rõ, kích thước thường nhỏ. Trong trường hợp rỉ máu
thì siêu âm có thể thấy dịch ở cùng đồ Douglas. Một số ít trường hợp có thể nhìn thấy âm vang thai,
hoạt động của tim thai nằm ngoài buồng tử cung.
+ Soi ổ bụng: trong trường hợp nghi ngờ thì soi ổ bụng sẽ nhìn thấy một bên vòi trứng căng
phồng, tím đen, đó là khối chửa .
- Chẩn đoán phân biệt:
+ Sảy thai: có đặc điểm là:
. Tử cung to mềm, tương xứng tuổi thai
. Máu ra đỏ tươi, có thể ra nhiều
. Cạnh tử cung không có khối bất thường. Nếu cần nạo buồng tử cung sẽ thấy rau thai
trong buồng tử cung. Xét nghiệm (giải phẫu bệnh) có gai rau.
+ Viêm phần phụ:
. Không có triệu chứng tắt kinh, nghén
. Có triệu chứng viêm nhiễm rõ
. Thường viêm cả 2 bên phần phụ
. Phản ứng sinh vật âm tính
. Cho kháng sinh, các triệu chứng giảm rõ
+ Viêm ruột thừa
. Có triệu chứng nhiễm khuẩn rõ: sốt, mạch nhanh, lưỡi bẩn, bạch cầu đa nhân tăng.
. Không có triệu chứng tắt kinh, nghén
. Đau hố chậu phải
. Phản ứng sinh vật âm tính
+ Khối u buồng trứng
. Không đau bụng, không tắt kinh, nghén
. Phản ứng sinh vật âm tính
. Siêu âm chẩn đoán xác định
+ Cơn đau của sỏi niệu quản:
. Đái buốt, đái khó, đôi khi đái máu
. Siêu âm, UIV để chẩn đoán phân biệt
6.4.2. Chửa ngoài tử cung vỡ:
Là tai biến của chửa ngoài tử cung, nó diễn ra đột ngột và rầm rộ.
- Triệu chứng toàn thân: sốc nếu có ngập máu ổ bụng: da xanh, niêm mạc nhợt, vã mồ hôi,
chân tay lạnh, khát nước, thở nhanh và nóng. Bệnh nhân hốt hoảng hoặc lịm đi, mạch nhanh nhỏ,
huyết áp hạ.
- Cơ năng:
+ Chậm kinh hay tắt kinh
+ Ra huyết đen dai dẳng, ít một
+ Có những cơn đau hạ vị đột ngột dữ dội làmg bệnh nhân choáng váng hoặc ngất đi.
- Thực thể:
+ Bụng hơi chướng, có phản ứng phúc mạc, đặc biệt là dưới rốn. Đôi khi có cảm ứng phúc
mạc, đụng vào chỗ nào cũng đau, gõ đục vùng thấp.
+ Thăm âm đạo: có huyết đen ra theo tay, túi cùng sau căng, đau. Di động tử cung rất đau,
có cảm giác tử cung bồng bềnh trong nước.
- Siêu âm: không thấy hình ảnh túi ối trong buồng tử cung. Túi cùng Douglas có dịch.
- Chọc dò Douglas: có máu đen loãng không đông.
6.4.3. Khối máu tụ khu trú
- Vòi trứng bị rạn nứt dần, bọc thai bị sảy, máu chảy ít một rồi đọng lại một nơi nào đó trong
hố chậu. Ruột, mạc nối lớn ở xung quanh bao bọc khu trú lại thành khối máu tụ.
- Có chậm kinh, sau ra máu đen dai dẳng, ít một
- Đau hạ vị có lần trội lên rồi giảm đi
- Có thể có triệu chứng chèn ép như táo bón, đái khó
- Da xanh, ánh vàng do thiếu máu và tan máu. Toàn thân mệt mỏi, gày sút, sốt nhẹ
- Thăm âm đạo có khối chiếm cả vùng hố chậu, không thấy ranh giới rõ ràng, ấn đau tức.
- Phản ứng sinh vật có thể âm tính vì thai đã chết
- Siêu âm tháy một vùng âm vang dày đặc
- Chọc dò Douglas: có máu cục
6.4.4. Chửa trong ổ bụng
- Thai làm tổ ở một khoang trong ổ bụng. Rau thai lan rộng bám vào ruột, mạc treo, các mạch
máu lớn.
- Đau bụng âm ỉ, có thể dội từng cơn
- Có triệu chứng bán tắc ruột: buồn nôn, nôn, bí trung đại tiện
- Thăm âm đạo: bên cạnh khối thai thấy tử cung nhỏ hơn, nằm tách biệt với khối thai
- Siêu âm: tử cung thể tích bình thường, không có âm vang thai trong buồng tử cung, có hình
ảnh túi ối, âm vang thai, hoạt động tim thai tách biệt với tử cung.
- Soi ổ bụng: thấy khối thai nằm ngoài tử cung, tử cung và hai phần phụ bình thường.
6.5. Xử trí
6.5.1. Chửa ngoài tử cung chưa vỡ
- Mổ nội soi: bảo tồn vòi trứng hoặc cắt vòi trứng khi đủ con.
- Mở bụng: cắt hoặc bảo tồn vòi trứng cho những bệnh nhân trẻ chưa có con.
6.5.2. Chửa ngoài tử cung tràn ngập máu ổ bụng
- Mổ ngay không trì hoãn, vừa hồi sức vừa mổ.
- Cho tay vào tìm ngay chỗ chảy máu để cặp cầm máu
- Cắt bỏ đoạn vòi trứng có khối chửa
6.5.3. Chửa ngoài tử cung thể huyết tụ thành nang:
- Chuẩn bị tốt trước mổ
- Lấy hết máu tụ ở trong
- Lau sạch, khâu kín túi tránh để lại khoang rỗng
- Có thể chèn Spongene ở chỗ chảy máu.
6.5.4. Chửa trong ổ bụng
- Nếu thai dưới 32 tuần: mổ ngay
- Thai trên 32 tuần: có thể chờ đến khi thai đủ tháng sẽ mổ lấy thai. Cặp cuống rốn sát với
bánh rau, không được cố bóc bánh rau. Nếu chảy máu nhiều có thể chèn gạc chặt rồi rút vào những
ngày sau mổ.
7. Phương pháp giảng dạy: thuyết trình, tích cực, có tranh, ảnh minh hoạ
8. Phương pháp đánh giá: câu hỏi lựa chọn QCM
9. Tài liệu học tập:
- Sách giáo khoa Bài giảng Sản phụ khoa - Bộ môn Phụ Sản trường Đại học Y Hà nội.
- Phụ khoa dành cho thầy thuốc thực hành ( GS. Dương Thị cương; Ths. Nguyễn Đức Hinh).
- Giáo trình phát tay.
1. Tên bài: NHIỄM KHUẨN HẬU SẢN (NKHS)
2. Bài giảng: lý thuyết
3. Thời gian giảng: 02 tiết
4. Địa điểm giảng bài: giảng đường
5. Mục tiêu học tập: sau khi học bài này, sinh viên phải:
- Biết được một số vi khuẩn gây bệnh thường gặp trong NKHS.
- Nắm được những yếu tố thuận lợi gây NKHS.
- Nêu được các hình thái nhiễm khuẩn hậu sản.
- Nêu được một số biện pháp phòng ngừa NKHS.
6. Nội dung chính: NKHS là nhiễm khuẩn xảy ra ở sản phụ sau đẻ mà khởi điểm là từ đường sinh
dục (Âm đạo, cổ tử cung, tử cung).
6.1 Một số vi khuẩn gây bệnh thường gặp:
- Có rất nhiều loại vi khuẩn gây NKHS: tụ cầu, liên cầu, E. Coli, các vi khuẩn kị thí như
Clostridium, Bacteroides.
- Đường lan truyền: Từ âm đạo qua cổ tử cung, qua vòi tử cung vào phúc mạc.
- Qua diện rau bám gây nhiễm khuẩn máu (NKM)...
- Yếu tố thuận lợi: Dinh dưỡng kém, thiếu máu, nhiễm độc thai nghén, ối vỡ non, ối vỡ sớm,
chuyển dạ kéo dài, thủ thuật bóc rau, kiểm soát tử cung, bế sản dịch...
6.2. Các hình thái NKHS:
6.2.1. Nhiễm khuẩn tầng sinh môn (TSM), âm hộ, âm đạo.
- Nguyên nhân: vết khâu TSM không vô trùng, khâu phục hồi TSM không đúng kỹ thuật hoặc
không khâu, sót gạc trong âm đạo.
- Triệu chứng:
+ Sốt không cao
+ Tại chỗ vết thương: sưng, đỏ, đau, mưng mủ
+ Sản dịch không hôi...
- Điều trị:
+ Chăm sóc tại chỗ: rửa bằng thuốc sát khuẩn; cắt chỉ khi có mưng mủ, đóng khố vệ
sinh, gạc vô khuẩn.
6.2.2. Viêm niêm mạc tử cung:
- Nguyên nhân: sót rau, sót màng, nhiễm khuẩn ối, thủ thuật kiểm soát tử cung, bóc rau nhân
tạo không vô khuẩn.
- Triệu chứng:
+ Sốt 38 - 3805 (sau đẻ vài ba ngày)), mệt mỏi, khó chịu
+ Sản dịch ra nhiều, hôi, lẫn máu mủ...
+ Cổ tử cung hé mở, tử cung co hồi chậm, ấn tử cung đau
+ Cấy sản dịch tìm vi khuẩn và làm kháng sinh đồ
+ Hình thái nặng hơn của viêm niêm mạc tử cung là viêm tử cung toàn bộ. Quá trình
viêm lan tới lớp cơ tử cung, có những ổ apxe nhỏ. Các triệu chứng lâm sàng nặng nề hơn viêm niêm
mạc tử cung, dễ gây viêm phúc mạc hoặc nhiễm khuẩn máu.
- Điều trị:
+ Dùng kháng sinh toàn thân: Ampixilin, Gentamixin
+ Thuốc tăng co tử cung: Oxytocin, Ergotin.
+ Nếu sót rau phải đợi nhiệt độ giảm hoặc hết sốt mới nạo buồng tử cung.
+ Nếu viêm tử cung toàn bộ phải cắt tử cung bán phần và cấy máu để phát hiện sớm
nhiễm khuẩn máu.
6.2.3. Viêm phúc mạc và dây chằng:
- Triệu chứng:
+ Sốt sau đẻ 8 - 10 ngày
+ Nắn tiểu khung thấy một khối mềm, đau, bờ không rõ, di động hạn chế.
+ Sản dịch ra nhiều, hôi, cổ tử cung chậm đóng; tử cung co hồi chậm.
+ Tiến triển: có thể khỏi nếu điều trị tích cực hoặc trở thành viêm phúc mạc tiểu
khung.
- Điều trị:
+ Nằm nghỉ
+ Chườm đá và kháng sinh
+ Nếu tạo thành túi mủ thì chọc dẫn lưu qua túi cùng âm đạo
6.2.4. Viêm phúc mạc tiểu khung:
Quá trình viêm không khu trú ở niêm mạc tử cung mà phát triển vào tiểu khung và hình thành
các giả mạc ở các tạng trong tiểu khung và gây dính với nhau. Phản ứng của phúc mạc sẽ sinh ra các
túi dịch lẫn máu và mủ.
- Triệu chứng:
+ Rầm rộ hơn viêm niêm mạc tử cung. Trung bình từ 7 - 15 ngày
+ Nhiệt độ tăng dần 39 - 400C, rét run, mệt mỏi, lưỡi bẩn.
+ Có phản ứng thành bụng ở tiểu khung, bụng chướng nhẹ, phần trên của tiểu khung,
bụng mềm.
+ Thăm âm đạo: cổ tử cung bé, tử cung to, di động đau
+ Các túi cùng âm đạo: nề, đau
+ Thăm âm đạo kết hợp với nắn bụng: vùng tiểu khung có khối rắn, không di động,
đau.
+ Xét nghiệm bạch cầu tăng, cấy sản dịch để tìm vi khuẩn gây bệnh
+ Tiến triển: có thể khỏi nếu điều trị tích cực, có thể phát triển thành viêm phúc mạc
toàn bộ.
- Điều trị:
+ Nghỉ, chườm đá, kháng sinh liều cao
+ Nếu Apxe Douglas thì trích và dẫn lưu qua túi cùng âm đạo
6.2.5. Viêm phúc mạc toàn bộ (VFM)
- Nguyên nhân:
+ Sau mổ lấy thai không vô khuẩn
+ Sau viêm niêm mạc tử cung, viêm tử cung toàn bộ không được điều trị tốt
+ Sau các thủ thuật bóc rau, kiểm soát tử cung
+ Có thể vi khuẩn lan tràn từ ứ mủ vòi trứng gây VFM
- Triệu chứng:
+ Sau đẻ 7 - 10 ngày, hoặc sau mổ đẻ 3 - 4 ngày
+ Triệu chứng toàn thân: môi khô, lưỡi bẩn, mắt trũng, dấu hiệu nhiễm độc, nhiễm
trùng.
+ Đại tiện có khi phân lỏng, khắm.
+ Bụng có phản ứng thành bụng hoặc cảm ứng phúc mạc (nhiều khi không rõ)
+ X quang bụng không chuẩn bị: Bụng có các quai ruột giãn, có mức nước, mức hơi.
+ Điện giải đồ: các thành phần Ca++, Cl- giảm.
+ Các chẩn đoán phân biệt với viêm phúc mạc tiểu khung, liên ruột cơ năng.
- Điều trị:
+ Kháng sinh toàn thân
+ .......... phụ nước, điện giải
+ Cắt tử cung bán phần
+ Rửa và dẫn lưu ổ bụng
6.2.6. Nhiễm khuẩn huyết: là hình thái nặng nhất của NKHS
- Nguyên nhân: như đã trình bày ở phần VFM toàn bộ
- Triệu chứng:
+ Toàn thân: sốt cao liên tục, nhiệt độ dao động, kèm theo sốt cao có rét run, toàn
thân mệt mỏi, dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm độc: môi khô, lưỡi bẩn, khó thở, da vàng, nước
tiểu sẫm màu.
+ Sản khoa: cổ tử cung hé mở, tử cung to, co hồi chậm; ấn tử cung đau; sản dịch hôi,
bẩn lẫn máu mủ.
+ Nghe phổi: có thể có ran
+ Nếu nhiễm khuẩn ....... (+) có thể thấy các biểu hiện của các ổ nhiễm khuẩn thứ
phát: apxe cơ, apxe gan, apxe não....
+ Cấy máu, cấy sản dịch: nếu dương tính là chắc chắn, nên âm tính cũng không loại
trừ, chủ yếu vẫn dựa vào lâm sàng.
+ Các xét nghiệm khác: hồng cầu giảm, bạch cầu tăng, chủ yếu là tăng bạch cầu đa
nhân trung tính, Hematocrit giảm.
- Biến chứng: có thể suy thận cơ năng, viêm thận kẽ, apxe phổi, viêm nội tâm mạc. apxe não,
viêm màng não...................
- Tiên lượng: tuỳ thuộc vào ổ nhiễm khuẩn thứ phát và việc điều trị có đúng và kịp thời hay
không.
- Điều trị:
+ Dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ. Khi chưa có kháng sinh đồ, nên dùng loại
kháng sinh phổ rộng: Cephalosporin; flagyl, nhóm quinolin...
+ Kết hợp truyền máu, trợ tim...
+ Khi nhiệt độ trở lại bình thường hoặc giảm xuống: cắt tử cung bán phần để loại trừ
ổ nhiễm khuẩn tiên phát.
6.2.7. Viêm tắc tĩnh mạch
- Nguyên nhân: hay gặp ở người con rạ, chuyển dạ kéo dài, lưu thông mạch máu (hệ tĩnh
mạch) bị cản trở, tăng sinh sợi huyết.
- Triệu chứng:
+ Xuất hiện muộn sau đẻ 12 - 15 ngày
+ Sốt nhẹ, rét run, mạch nhanh
+ Nếu viêm tắc tĩnh mạch chậm thì chân phù, màu trắng, ấn đau, gót chân không nhấc
được khỏi giường.
+ Nếu điều trị không kịp thời, có thể gây viêm tắc động mạch phổi, thận và có thể tử
vong.
- Điều trị:
+ Làm các xét nghiệm máu chảy, máu đông, tiểu cầu, thời gian Quick và tỷ lệ
Prothrombin.
+ Bất động chi bị viêm tắc tĩnh mạch ít nhất 3 tuần sau khi hết sốt.
+ Kháng sinh toàn thân kết hợp Corticoid sau vài ngày dùng kháng sinh
+ Thuốc chống đông: Heparin 25.000 UI/kg cân nặng/24 giờ tiêm tĩnh mạch hoặc nhỏ
giọt tĩnh mạch hoặc Dicoumarol 2-10 mg/24 giờ (kháng vitamin K, tác dụng chậm). Theo dõi kết quả
điều trị bằng xét nghiệm thời gian Howell, Quick.
6.2.8. Phòng các bệnh NKHS:
- Điều trị các ổ viêm trong khi có thai: viêm đường tiết niệu, sinh dục...
- Đề phòng nhiễm khuẩn ối và chuyển dạ kéo dài.
- Cuộc đẻ: không để sót rau, chỉ định kiểm soát tử cung phải đúng, tuân theo chế độ vệ sinh,
khử khuẩn thật tốt.
- Sau đẻ: tránh bế sản dịch, vệ sinh, chăm sóc tầng sinh môn đúng.
7. Phương pháp giảng dạy: thuyết trình, tích cực
8. Phương pháp đánh giá: câu hỏi lựa chọn QCM
9. Tài liệu học tập:
- Sách giáo khoa “Bài giảng Sản phụ khoa tập I” - bộ môn Phụ Sản - trường Đại học Y Hà
Nội.
- Giáo trình phát tay.
+ Hình thái nặng hơn của viêm niêm mạc tử cung là viêm tử cung toàn bộ. Quá trình
viêm lan tới lớp cơ tử cung, có những ổ apxe nhỏ. Các triệu chứng lâm sàng nặng nề hơn viêm niêm
mạc tử cung, dễ gây viêm phúc mạc hoặc nhiễm khuẩn máu.
- Điều trị:
+ Dùng kháng sinh toàn thân: Ampixilin, Gentamixin
+ Thuốc tăng co tử cung: Oxytocin, Ergotin.
+ Nếu sót rau phải đợi nhiệt độ giảm hoặc hết sốt mới nạo buồng tử cung.
+ Nếu viêm tử cung toàn bộ phải cắt tử cung bán phần và cấy máu để phát hiện sớm
nhiễm khuẩn máu.
6.2.3. Viêm phúc mạc và dây chằng:
- Triệu chứng:
+ Sốt sau đẻ 8 - 10 ngày
+ Nắn tiểu khung thấy một khối mềm, đau, bờ không rõ, di động hạn chế.
+ Sản dịch ra nhiều, hôi, cổ tử cung chậm đóng; tử cung co hồi chậm.
+ Tiến triển: có thể khỏi nếu điều trị tích cực hoặc trở thành viêm phúc mạc tiểu
khung.
- Điều trị:
+ Nằm nghỉ
+ Chườm đá và kháng sinh
+ Nếu tạo thành túi mủ thì chọc dẫn lưu qua túi cùng âm đạo
6.2.4. Viêm phúc mạc tiểu khung:
Quá trình viêm không khu trú ở niêm mạc tử cung mà phát triển vào tiểu khung và hình thành
các giả mạc ở các tạng trong tiểu khung và gây dính với nhau. Phản ứng của phúc mạc sẽ sinh ra các
túi dịch lẫn máu và mủ.
- Triệu chứng:
+ Rầm rộ hơn viêm niêm mạc tử cung. Trung bình từ 7 - 15 ngày
+ Nhiệt độ tăng dần 39 - 400C, rét run, mệt mỏi, lưỡi bẩn.
+ Có phản ứng thành bụng ở tiểu khung, bụng chướng nhẹ, phần trên của tiểu khung,
bụng mềm.
+ Thăm âm đạo: cổ tử cung bé, tử cung to, di động đau
+ Các túi cùng âm đạo: nề, đau
+ Thăm âm đạo kết hợp với nắn bụng: vùng tiểu khung có khối rắn, không di động,
đau.
+ Xét nghiệm bạch cầu tăng, cấy sản dịch để tìm vi khuẩn gây bệnh
+ Tiến triển: có thể khỏi nếu điều trị tích cực, có thể phát triển thành viêm phúc mạc
toàn bộ.
- Điều trị:
+ Nghỉ, chườm đá, kháng sinh liều cao
+ Nếu Apxe Douglas thì trích và dẫn lưu qua túi cùng âm đạo
6.2.5. Viêm phúc mạc toàn bộ (VFM)
- Nguyên nhân:
+ Sau mổ lấy thai không vô khuẩn
+ Sau viêm niêm mạc tử cung, viêm tử cung toàn bộ không được điều trị tốt
+ Sau các thủ thuật bóc rau, kiểm soát tử cung
+ Có thể vi khuẩn lan tràn từ ứ mủ vòi trứng gây VFM
- Triệu chứng:
+ Sau đẻ 7 - 10 ngày, hoặc sau mổ đẻ 3 - 4 ngày
+ Triệu chứng toàn thân: môi khô, lưỡi bẩn, mắt trũng, dấu hiệu nhiễm độc, nhiễm
trùng.
+ Đại tiện có khi phân lỏng, khắm.
+ Bụng có phản ứng thành bụng hoặc cảm ứng phúc mạc (nhiều khi không rõ)
+ X quang bụng không chuẩn bị: Bụng có các quai ruột giãn, có mức nước, mức hơi.
+ Điện giải đồ: các thành phần Ca++, Cl- giảm.
+ Các chẩn đoán phân biệt với viêm phúc mạc tiểu khung, liên ruột cơ năng.
- Điều trị:
+ Kháng sinh toàn thân
+ .......... phụ nước, điện giải
+ Cắt tử cung bán phần
+ Rửa và dẫn lưu ổ bụng
6.2.6. Nhiễm khuẩn huyết: là hình thái nặng nhất của NKHS
- Nguyên nhân: như đã trình bày ở phần VFM toàn bộ
- Triệu chứng:
+ Toàn thân: sốt cao liên tục, nhiệt độ dao động, kèm theo sốt cao có rét run, toàn
thân mệt mỏi, dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm độc: môi khô, lưỡi bẩn, khó thở, da vàng, nước
tiểu sẫm màu.
+ Sản khoa: cổ tử cung hé mở, tử cung to, co hồi chậm; ấn tử cung đau; sản dịch hôi,
bẩn lẫn máu mủ.
+ Nghe phổi: có thể có ran
+ Nếu nhiễm khuẩn ....... (+) có thể thấy các biểu hiện của các ổ nhiễm khuẩn thứ
phát: apxe cơ, apxe gan, apxe não....
+ Cấy máu, cấy sản dịch: nếu dương tính là chắc chắn, nên âm tính cũng không loại
trừ, chủ yếu vẫn dựa vào lâm sàng.
+ Các xét nghiệm khác: hồng cầu giảm, bạch cầu tăng, chủ yếu là tăng bạch cầu đa
nhân trung tính, Hematocrit giảm.
- Biến chứng: có thể suy thận cơ năng, viêm thận kẽ, apxe phổi, viêm nội tâm mạc. apxe não,
viêm màng não...................
- Tiên lượng: tuỳ thuộc vào ổ nhiễm khuẩn thứ phát và việc điều trị có đúng và kịp thời hay
không.
- Điều trị:
+ Dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ. Khi chưa có kháng sinh đồ, nên dùng loại
kháng sinh phổ rộng: Cephalosporin; flagyl, nhóm quinolin...
+ Kết hợp truyền máu, trợ tim...
+ Khi nhiệt độ trở lại bình thường hoặc giảm xuống: cắt tử cung bán phần để loại trừ
ổ nhiễm khuẩn tiên phát.
6.2.7. Viêm tắc tĩnh mạch
- Nguyên nhân: hay gặp ở người con rạ, chuyển dạ kéo dài, lưu thông mạch máu (hệ tĩnh
mạch) bị cản trở, tăng sinh sợi huyết.
- Triệu chứng:
+ Xuất hiện muộn sau đẻ 12 - 15 ngày
+ Sốt nhẹ, rét run, mạch nhanh
+ Nếu viêm tắc tĩnh mạch chậm thì chân phù, màu trắng, ấn đau, gót chân không nhấc
được khỏi giường.
+ Nếu điều trị không kịp thời, có thể gây viêm tắc động mạch phổi, thận và có thể tử
vong.
- Điều trị:
+ Làm các xét nghiệm máu chảy, máu đông, tiểu cầu, thời gian Quick và tỷ lệ
Prothrombin.
+ Bất động chi bị viêm tắc tĩnh mạch ít nhất 3 tuần sau khi hết sốt.
+ Kháng sinh toàn thân kết hợp Corticoid sau vài ngày dùng kháng sinh
+ Thuốc chống đông: Heparin 25.000 UI/kg cân nặng/24 giờ tiêm tĩnh mạch hoặc nhỏ
giọt tĩnh mạch hoặc Dicoumarol 2-10 mg/24 giờ (kháng vitamin K, tác dụng chậm). Theo dõi kết quả
điều trị bằng xét nghiệm thời gian Howell, Quick.
6.2.8. Phòng các bệnh NKHS:
- Điều trị các ổ viêm trong khi có thai: viêm đường tiết niệu, sinh dục...
- Đề phòng nhiễm khuẩn ối và chuyển dạ kéo dài.
- Cuộc đẻ: không để sót rau, chỉ định kiểm soát tử cung phải đúng, tuân theo chế độ vệ sinh,
khử khuẩn thật tốt.
- Sau đẻ: tránh bế sản dịch, vệ sinh, chăm sóc tầng sinh môn đúng.
7. Phương pháp giảng dạy: thuyết trình, tích cực
8. Phương pháp đánh giá: câu hỏi lựa chọn QCM
9. Tài liệu học tập:
- Sách giáo khoa “Bài giảng Sản phụ khoa tập I” - bộ môn Phụ Sản - trường Đại học Y Hà
Nội.
- Giáo trình phát tay.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_san_phu_khoa_nhiem_khuan_hau_san.pdf
Ebook liên quan