Giáo trình Tài chính tiền tệ - Trần Ái Kết

Tóm tắt Giáo trình Tài chính tiền tệ - Trần Ái Kết: ...ết kiệm và đầu tư. Nó là động lực kích thích tiết kiệm đồng thời là phương tiện đáp ứng nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển. Trong nền kinh tế sản xuất hàng hoá, tín dụng là một trong những nguồn vốn hình thành vốn lưu động và vốn cố định của doanh nghiệp, vì vậy tín dụng đã góp phần động v...ại cho chúng ta một điều không chắc chắn, đó chính là sức mua của cash flow mà chúng ta nhận được, vì giá 92 trị của các khoản tiền thanh toán đó không còn được như lúc ban đầu (thời điểm đầu tư). Ngược lại với trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty hay là các món nợ vay của các cá nhâ... của doanh nghiệp, bí quyết về công nghệ chế tạo sản phẩm, mức độ uy tín của nhãn hiệu sản phẩm trên thị trường, uy tín của người lãnh đạo doanh nghiệp, trình độ tay nghề công nhân Những tài sản trên được gọi là tài sản vô hình. Những tài sản này có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra khả...

pdf190 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Tài chính tiền tệ - Trần Ái Kết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hư thanh toán quốc tế về hàng hoá lao vụ, dịch vụ 
Nguyên tắc cơ bản trong thành lập séc là người ký phát hành séc phải có tiền 
mở tài khoản tại ngân hàng, số tiền ghi trên tờ séc (mệnh giá) không được vượt quá 
số dư có trên tài khoản ở ngân hàng. Séc có thể được phát hành để chi trả một tổ 
chức, một cá nhân, séc cũng có thể do ngân hàng này phát hành để trả tiền cho ngân 
hàng khác. 
Ngày nay trong thanh toán quốc tế người ta sử dụng khá nhiều các loại séc 
khác nhau, như: séc đích danh, séc vô danh, séc theo lệnh, séc xác nhận, séc chuyển 
khoản, séc du lịch. 
2. Các phương tiện thanh toán quốc tế thông dụng 
2.1. Phương thức chuyển tiền. Nội dung của phương thức này là - một 
khách hàng (người trả tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một 
số tiền nhất định cho một người khác (người thụ hưởng) ở một thời điểm 
nhất định. Ngân hàng chuyển tiền phải thông qua đại lý của mình ở nước 
người thụ hưởng để thực hiện việc chuyển tiền. 
Phương thức chuyển tiền có thể thực hiện bằng hai cách: Chuyển tiền bằng 
điện và chuyển tiền bằng thư. Trong trường hợp thanh toán bằng ngoại tệ, người 
chuyển tiền phải mua ngoại tệ theo tỉ giá hối đoái của nước đó. 
2.2. Phương thức uỷ thác thu hay nhờ thu: Phương thức trong đó người 
xuất khẩu sau khi hoàn tất nghĩa vụ xuất chuyển hàng hoá cho người 
nhập khẩu thì uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ phiếu do 
mình lập ra. 
- Nhờ thu phiếu trơn: là người xuất khẩu sau khi xuất chuyển hàng hoá, lập 
các chứng từ hàng hoá gửi trực tiếp cho người nhập khẩu (thông qua ngân hàng) 
đồng thời uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu 
do mình lập ra. 
- Nhờ thu kèm chứng từ : Là phương thức trong đó người xuất khẩu uỷ thác 
cho ngân hàng thu hộ tiền ở người nhập khẩu, không những chỉ căn cứ vào hối 
 175
phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hoá gửi kèm theo, với điều kiện là người 
nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu có kỳ hạn thì ngân hàng mới trao bộ 
chứng từ hàng hoá cho người nhập khẩu để đi nhận hàng. 
2.3. Phương thức tín dụng chứng từ. Phương thức này là một sự thoả 
thuận trong đó một ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng sẽ trả một số 
tiền nhất định cho một người thứ ba hoặc chấp nhận hối phiếu do người 
thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền đó, khi người thứ ba này xuất trình 
cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra 
trong thư tín dụng. 
 Như vậy trong phương thức này bắt buộc phải hình thành một thư tín dụng. 
Đây là một văn bản pháp lý quan trọng trong phương thức tín dụng chứng từ, vì nếu 
không có thư tín dụng thì người xuất khẩu sẽ không giao hàng. 
 Thư tín dụng là văn bản pháp lý trong đó NH mở thư tín dụng cam kết trả 
tiền cho người xuất khẩu, nếu họ xuất trình đầy đủ bộ chứng từ thanh toán phù hợp 
với nội dung của thư tín dụng đã mở. 
 Thư tín dụng phải được hình thành trên cơ sở hợp đồng thương mại, có nghĩa 
là phải căn cứ vào nội dung, yêu cầu của hợp đồng để người nhập khẩu làm thủ tục 
yêu cầu ngân hàng mở thư tín dụng. Khi đã được mở, thư tín dụng hoàn toàn độc 
lập với hợp đồng thương mại đó khi thanh toán, ngân hàng chỉ căn cứ vào nội dung 
thư tín dụng mà thôi. 
 Trong thanh toán quốc tế, người ta sử dụng nhiều loại thư tín dụng như: thư 
tín dụng có thể huỷ ngang, thư tín dụng không thể huỷ ngang, thư tín dụng không 
thể huỷ bỏ xác nhận và thư tín dụng chuyển nhượng.. 
IV. TÍN DỤNG QUỐC TẾ 
Tín dụng quốc tế là mối quan hệ cho vay và sử dụng vốn lẫn nhau giữa các 
nước, các tổ chức nhà nước, các tổ chức tài chính quốc tế, các nhà kinh doanh xuất 
nhập khẩu. 
1. Các hình thức tín dụng quốc tế 
Trong quan hệ tín dụng quốc tế, phổ biến tồn tại một số loại hình tín dụng chủ 
yếu sau đây: 
 176
1.1. Căn cứ vào đối tượng tín dụng, tín dụng quốc tế chia thành hai loại : 
- Tín dụng hàng hoá: Là loại tín dụng mà nhà xuất khẩu cấp cho nhà nhập 
khẩu dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá giữa hai bên. 
- Tín dụng tiền tệ: Là loại tín dụng mà các NHTM cấp cho các nhà doanh 
nghiệp dưới hình thức cho vay bằng tiền 
1.2. Căn cứ vào chủ thể tín dụng, thì tín dụng quốc tế có ba loại: 
- Tín dụng thương mại: Là tín dụng giữa các doanh nghiệp (xuất nhập khẩu), 
không có sự tham gia của ngân hàng. 
- Tín dụng Ngân hàng: Là tín dụng của ngân hàng cấp cho các nhà xuất nhập 
khẩu dưới hình thức tiền tệ. 
- Tín dụng của các tổ chức tài chính tín dụng quốc tế . 
1.3. Căn cứ vào thời hạn cho vay, tín dụng quốc tế có ba loại: 
- Tín dụng ngắn hạn: có thời hạn từ 1-12 tháng. 
- Tín dụng trung hạn: có thời hạn từ 1- 5 năm. 
- Tín dụng dài hạn: có thời hạn trên 5 năm. 
2. Tín dụng thương mại quốc tế 
Tín dụng thương mại quốc tế bao gồm có 2 loại: 
(1). Tín dụng thương mại cấp cho người nhập khẩu: Loại nghiệp vụ này được 
thưc hiện thông qua nghiệp vụ chấp nhận hối phiếu và mở tài khoản. 
(2). Tín dụng thương mại cấp cho người xuất khẩu: Đây là loại tín dụng do 
người nhập khẩu cấp cho người xuất khẩu nhằm mục đích thuận tiện cho người 
nhận hàng sau này. Hình thức thực hiện là việc ứng tiền trước cho người xuất khẩu 
để nhập hàng. 
3. Tín dụng ngân hàng 
Tín dụng ngân hàng có 2 loại: 
(1) Tín dụng ngân hàng cấp cho người xuất khẩu: Các NHTM cho các nhà 
doanh nghiệp xuất khẩu vay dưới hình thức chiết khấu các loại thương phiếu cầm 
cố hàng hoá cho vay trong quá trình sản xuất. Người xuất khẩu có thể vay ngân 
 177
hàng bằng cách chiết khấu hối phiếu chưa đến hạn trả tiền. Đây là loại tín dụng phổ 
biến trên thế giới. 
Ngoài ra ngân hàng còn cho người xuất khẩu vay căn cứ vào nhu cầu vốn 
chuẩn bị và tiến hành xuất khẩu (chẳng hạn vay về hàng hoá trong kho; chuẩn bị 
hàng hoá xuất khẩu), chứng từ hàng hoá đang trên đường đi (tải hoá đơn) 
(2) Tín dụng Ngân hàng cấp cho người nhập khẩu. Các NHTM cấp tín dụng 
cho người nhập khẩu như cho vay mở thư tín dụng, chấp nhận hối phiếu, cho vay 
quá ngạch Trong đó cho vay quá ngạch và chấp nhận hối phiếu là hai loại phổ 
biến nhất. 
 178
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. GS.TS Dương Thị Bình Minh (1995), “Giáo trình Lý thuyết tài chính”, 
Nhà xuất bản Giáo dục 
2. GS.TS Dương Thị Bình Minh (2001), “Giáo trình Lý thuyết tài chính-tiền 
tệ”, Nhà xuất bản Giáo dục 
3. GS.TS Trương Mộc Lâm (1993), “Tài chính học”, Trường Đại học tài chính 
kế toán Hà Nội 
4. PGS.TS Nguyễn Thanh Tuyền (1994), “Lý thuyết Tài chính”, Trường Đại 
học Tài chính kế toán Tp HCM 
5. TS Nguyễn Thị Mùi (2001), “ Lý thuyết Tiền tệ ngân hàng”, nhà xuất bản 
Xây dựng Hà Nội 
6. Ths Trần Ái Kết (1998), “ Lý thuyết Tài chính-Tín dụng”, Tủ sách Đại học 
Cần Thơ 
7. Nguyễn Công Nghiệp, Lê Hải Mơ, Vũ Đình Ánh (1998), “Tiếp tục đổi mới 
chính sách tài chính phục vụ mục tiêu tăng trưởng”, nhà xuất bản Tài chính, 
Hà Nội 
8. Luật thuế Giá trị gia tăng – đã sửa đổi, bổ sung năm 2003 
9. Luật gia Đinh Tích Linh (2002), “Tìm hiểu những chính sách mới về Phí và 
Lệ phí”, nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội 
10. Luật Ngân sách nhà nước 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 
Luật Ngân sách nhà nước 1999. 
MỤC LỤC 
CHƯƠNG I: NHỨNG VẤN ĐÈ VỀ TIỀN TỆ VÀ LƯU THÔNG TIỀN TỆ .. 1 
I. NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT CỦA TIỀN TỆ ........1 
II. CÁC HÌNH THÁI TIỀN TỆ .....................1 
1. Hóa tệ ..............2 
2. Tín tệ ..............3 
3. Bút tệ ..........5 
4. Tiền điện tử ...................5 
III. CÁC CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ ..................6 
1. Chức năng phương tiện trao đổi ......................6 
2. Chức năng đơn vị đánh giá. ......................7 
3. Chức năng phương tiện dự trữ giá trị ......................7 
IV. KHỐI TIỀN TỆ ........................................................................................8 
III. CUNG VÀ CÂU TIỀN TỆ ................................................................10 
1. Cầu tiền tệ ...........................................................................10 
2.Cung tiền tệ ...........................................................................17 
3. Cân đối cung cầu tiền tệ ...........................................................................19 
IV. TÁC ĐỘNG CỦA TIỀN TỆ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ........20 
1. Chi tiêu đầu tư ...........................................................................21 
2. Chi tiêu dùng ...........................................................................22 
3. Xuất khẩu ròng ...........................................................................23 
CHƯƠNG II: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH ...................24 
I. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÀI CHÍNH ...............................24 
1. Tiền đề ra đời của Tài chính ................................................................24 
2. Sự cần thiết khách quan của tài chính ................................................................26 
II. BẢN CHẤT CỦA TÀI CHÍNH ................................................................27 
1. Hiện tượng tài chính ...........................................................................27 
2. Bản chất của tài chính ..........................................................................27 
III. CHỨC NĂNG CỦA TÀI CHÍNH ................................................................29 
1. Chức năng phân phối ...........................................................................29 
2. Chức năng giám đốc ...........................................................................30 
IV. NGUỒN VỐN TÀI CHÍNH VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH ....................32 
1. Sự xuất hiện nguồn tài chính ................................................................32 
2. Các luồng di chuyển vốn và các tụ điểm vốn .....................................................33 
3. Hệ thống tài chính – các nhân tố và mối quan hệ ..........................................35 
V. VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ........38 
1. Hoạt động tài chính trong sự đổi mới về cơ chế kinh tế ..............................38 
2. Hoạt động tài chính và vấn đề lạm phát .....................................................40 
3. Chính sách tài chính của chính phủ .....................................................42 
CHƯƠNG III: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG ....................46 
I. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÍN DỤNG ...............................46 
1. Cơ sở ra đời của tín dụng ................................................................46 
2. Quan hệ tín dụng nặng lãi ................................................................46 
3. Sự phát triển của quan hệ tín dụng trong nền kinh tế hiện đại ....................47 
II. BẢN CHẤT TÍN DỤNG ................................................................49 
1. Sự vận động của tín dụng ................................................................49 
2- Hoạt động của tín dụng trong phạm vi vĩ mô ..........................................50 
III. CÁC HÌNH THỨC TÍN DỤNG .....................................................52 
1. Thời hạn tín dụng ...........................................................................52 
2- Đối tượng tín dụng ...........................................................................52 
3. Mục đích sử dụng vốn ...........................................................................53 
4. Chủ thể trong quan hệ tín dụng ...........................................................................53 
IV. CÁC CHỨC NĂNG CỦA TÍN DỤNG ..........................................55 
1. Chức năng của tín dụng: ..........................................55 
2- Vai trò của tín dụng ...........................................................................57 
V. LÃI SUẤT TÍN DỤNG ...........................................................................58 
1. Khái niệm về thời giá ...........................................................................59 
2. Mối quan hệ giữa thời giá và lãi suất của công cụ tín dụng ....................59 
3- Mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát .....................................................60 
4- Lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa .....................................................63 
CHƯƠNG IV: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ..........................................65 
I. BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ....................65 
1. Bản chất của Ngân sách Nhà nước .....................................................65 
2. Vai trò của Ngân sách nhà nước .....................................................66 
II. THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC .....................................................68 
1. Thu trong cân đối ngân sách .............68 
2 .Thu bù đắp thiếu hụt của ngân sách .................73 
III. CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC .....................................................75 
1. Chi đầu tư phát triển kinh tế ................................................................75 
2. Chi tiêu dùng thường xuyên ................................................................77 
3. Cân đối ngân sách ................................................................83 
IV. HỆ THỐNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC .....................................................84 
1. Tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước .....................................................84 
2. Phân cấp quản lý ngân sách .....................................................85 
3. Quá trình ngân sách .....................................................87 
Chương V : THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH 
TRUNG GIAN ......................................................................................90 
I. KHÁI NIỆM VỀ THỊ TRƯỜNG .....................................................90 
II. TÀI SẢN TÀI CHÍNH ................................................................90 
1. Phân biệt giữa tài sản và vốn ................................................................90 
2 Khái niệm tài sản tài chính và các loại tài sản tài chính chủ yếu ....................91 
3. Giá của tài sản tài chính và rủi ro .....................................................92 
4. Vai trò của tài sản tài chính .....................................................93 
III. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH ................................................................94 
1. Khái niệm về thị trường ................................................................94 
2. Vai trò của thị trường tài chính ................................................................96 
3. Phân loại thị trường tài chính ................................................................96 
4. Mối quan hệ giữa các loại thị trường ......................................................................97 
IV. CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH TRUNG GIAN (Intermediary financial 
institution) ....................................................................................104 
1. Khái niệm ....................................................................................104 
2. Các loại hình định chế tài chính trung gian chủ yếu .............................105 
3. Chức năng của các định chế tài chính trung gian .............................106 
V. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM ........................................109 
1. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm ...................................................109 
2. Bản chất của bảo hiểm ...................................................109 
3. Vai trò và tác dụng của bảo hiểm ...................................................110 
4. Phân loại bảo hiểm ...................................................112 
CHƯƠNG VI: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP .............................117 
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ..................117 
1. Khái niệm ........117 
2. Đặc điểm của tài chính doanh nghiệp ...............118 
3. Vai trò của tài chính doanh nghiệp ...................119 
II. TỔ CHỨC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP .......121 
1. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức TCDN .......121 
2. Nguyên tắc tổ chức tài chính doanh nghiệp ..........123 
III. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH DOANH 
NGHIỆP ........125 
1. Quản lý sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp ................125 
2. Chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp .......139 
3. Doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp ............140 
IV.QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH DOANH 
NGHIỆP ..............................143 
CHƯƠNG VII: HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ 
TRƯỜNG ....................................................................................145 
I. Lịch sử ra đời và phát triển của ngân hàng ........................................145 
II. Ngân hàng trung ương .........................................................................146 
1. Bản chất của ngân hàng trung ương ...................................................146 
2. Chức năng của ngân hàng trung ương ...................................................147 
3. Vai trò của ngân hàng trung ương ...................................................148 
III. Ngân hàng thương mại .........................................................................149 
1. Định nghĩa .........................................................................149 
2. Các chức năng của ngân hàng thương mại (NHTM) .............................150 
3. Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại ........................................151 
4. Khả năng thanh toán của ngân hàng thương mại ........................................155 
CHƯƠNG VIII: LẠM PHÁT VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ..156 
I. LẠM PHÁT ....................................................................................156 
1. Khái niệm ....................................................................................156 
2. Một số luận thuyết về lạm phát ..............................................................156 
3. Nguyên nhân dẫn đến lạm phát ..............................................................157 
4. Phân loại lạm phát .........................................................................158 
5. Tác động của lạm phát .........................................................................158 
6. Đo lường lạm phát .........................................................................159 
7. Đường cong Philips .........................................................................160 
8. Các biện pháp kiềm chế lạm phát ..............................................................161 
II. Chính sách tiền tệ của NHTW ..............................................................162 
1. Vai trò của NHTW trong điều tiết vĩ mô ........................................162 
2. Các mục tiêu của chính sách tiền tệ ........................................164 
3. Các công cụ của chính sách tiền tệ ........................................164 
CHƯƠNG IX: QUAN HỆ THANH TOÁN VÀ TÍN DỤNG QUỐC TẾ .......168 
I. CÁN CÂN THANH TOÁN TẾ ...................................................168 
1. Nội dung của cán cân thanh toán ...................................................169 
2. Những biện pháp cải thiện cán cân thanh toán ...................................................170 
II. TỈ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI .............................170 
1. Tỉ giá hối đoái ....................................................................................170 
2. Thị trường hối đoái ....................................................................................171 
III. CÁC PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ 
THÔNG DỤNG ....................................................................................174 
1. Các phương tiện thanh toán thông dụng ........................................174 
2. Các phương tiện thanh toán quốc tế thông dụng ........................................175 
IV. TÍN DỤNG QUỐC TẾ ..............................................................176 
1. Tín dụng thương mại quốc tế ..............................................................176 
2. Tín dụng ngân hàng ..............................................................177 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_tai_chinh_tien_te_tran_ai_ket.pdf
Ebook liên quan