Giáo trình Tâm lý học xã hội - Vũ Mộng Đóa

Tóm tắt Giáo trình Tâm lý học xã hội - Vũ Mộng Đóa: ...o. Trẻ con học cách ứng xử xã hội qua hoạt động thực tiễn, qua bắt chước, quan sát, giao tiếp với người khác. Chúng tiếp thu thái độ và định kiến của bố mẹ. Định kiến gắn chặt với thái độ, cũng giống như thái độ, định kiến có thể tiếp thu được và cũng có thể từ bỏ được. Nó gây ảnh hưởng tới hà... thực hoá các nhu cầu sinh lý đơn giản mà không tính đến các hình thức hoạt động phức tạp, cao cấp của con người. Ông không tính đến sự tác động phức tạp của các yếu tố xã hội trong việc quy định hành vi con người cũng như vai trò của quá trình lĩnh hội kinh nghiệm xã hội. Trang 55 Thuyết...c năng của người mẹ không giới hạn cho con bú, hay dạy con đi đứng (có những hoạt động của con người) mà là nguồn gốc phát sinh đời sống tinh thần ở mỗi người. - Quan hệ cha con: Bản năng làm cha của người bố rất chậm. Quá trình xã hội hoá của người cha đối với con thể hiện vai trò: giúp đ...

pdf116 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 362 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Tâm lý học xã hội - Vũ Mộng Đóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông tin được truyền phải rõ ràng, dứt khoát, dễ hiểu 
Trong truyền thông, chúng ta cần chú ý đến một đặc điểm tâm lý quan trọng của 
người Việt Nam là rất coi trọng tình cảm. thái độ, cử chỉ, ngôn ngữ có vai trò quan 
trọng đối với việc tạo ra trạng thái cảm xúc trong qúa trình truyền thông. 
- Phần nhận 
Đối với người nhận tin, điều quan trọng là phải biết lắng nghe, phải hiểu được 
mục đích, nội dung của thông tin truyền đến, thông tin đó được truyền từ cấp nào. 
Việc tiếp nhận thông tin chính xác, đầy đủ là điều kiện quyết định để thực hiện tốt 
thông tin đó. 
Những người quản lý khi tiếp nhận các thông tin từ cấp dưới cần biết lắng nghe, 
ghi nhận, tránh thái độ chỉ trích, ngắt lời. 
Hai yếu tố cấu thành hoạt động truyền thông của nhóm trên đây cần phải đặt 
trong mối tác động tương hỗ lẫn nhau. Chỉ khi nào hai yếu tố này được đặt trong mối 
quan hệ tương hỗ thì hoạt động truyền thông của nhóm mới đạt kết quả. 
Trang 102 
- Các giác quan cảm nhận 
Người nào đó phát ra tín hiệu, nhưng cũng có thể là một quyển sách, chữ và hình 
trong đó. Tay bạn cầm cuốn sách. Những dây thần kinh và cơ bắp ở mắt và tay bạn 
chuyển hình ảnh và cảm giác về não. Đó là các giác quan cảm nhận, ngoài ra còn có: 
thính giác, khứu giác, xúc giác. 
- Thông điệp 
Thông điệp là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình truyền thông. Khi người 
truyền thông muốn nói ra một đằng mà người nhận thông điệp hiểu một nẻo là điều 
thường xảy ra khiến cho truyền thông kém hiệu quả. 
Thông điệp muốn truyền đạt là những ý tưởng, cảm xúc mà người phát muốn cho 
người nhận biết và hiểu chính xác. Chúng còn nằm “trong đầu” của anh ta. Khi phát ra 
thì anh ta phải dùng ngôn từ, cử chỉ, điệu bộnghĩa là nội dung ấy được mã hoá. 
Thông điệp nhận được đó là điều mà người nhận nghe, thấy, sờ, ngửi hay nếm và 
giải mã. Tiếp nhận, nhận thức là lý giải, tạo ra một ý nghĩa cho điều gì nhận được từ 
giác quan. Nghe một tiếng động, bộ não của người ta phải giải mã ngay đó là âm nhạc, 
chén vỡ hay lời nói du dương. 
- Yếu tố chứa đựng thông điệp 
Ngoài lời nói và chữ viết có nhiều yếu tố diễn đạt điều mà một người thật sự muốn 
nói. Đó là cử chỉ, ánh mắt, nụ cười, đồ vật, cách sử dụng không gian và thời gian. Nếu 
không nhạy bén chúng ta không thẩm định được ý tưởng của người đối thoại. 
- Đáp ứng và phản hồi 
Trong câu chuyện của hai người, người nghe luôn đáp ứng lại. Sự đáp ứng này có 
thể được bộc lộ hay thầm kín. 
Phản hồi: là cách người phát lý giải sự đáp ứng đó. Cách lý giải này không thể 
luôn chính xác, tránh sự chủ quan nên có thể gây hiểu lầm. 
- Hoàn cảnh 
Là bối cảnh trong đó diễn ra quá trình truyền thông. Bối cảnh bao gồm hai khía 
cạnh vật chất và xã hội. 
Khía cạnh vật chất: bao gồm các khía cạnh nằm bên ngoài các đối tượng đang 
giao tiếp. Như địa điểm, kích thứơc phòng, số người cách bố trí chỗ ngồi hay khí hậu, 
ánh sáng, tiếng ồn. 
Trang 103 
Khía cạnh xã hội: Khía cạnh tâm lý xã hội xuất phát từ nội tâm các đối tượng, sẽ 
ảnh hưởng nhiều hơn trong cách họ tiếp nhận vấn đề và tự lý giải ý nghĩa. Các khía 
cạnh xã hội bao gồm mục đích truyền thông, vai trò và quan hệ giữa đôi bên. 
6.1.3.Các dạng truyền thông 
- Truyền thông giữa cá nhân với cá nhân: diễn ra giữa hai hay nhiều hơn. Yếu tố 
quan trọng là có sự tương tác mặt giáp mặt và cả hai đều là nguồn phát và nguồn nhận. 
- Truyền thông trước công chúng. Từ phía phát chỉ một hay vài người, từ phía 
nhận thì rất đông. Ví dụ: một bài diễn thuyết. 
- Truyền thông đại chúng: là truyền thông công chúng được khuyếch đại qua 
phương tiện kỹ thuật điện tử v.v Ví dụ như báo chí, truyền thanh, truyền hình là các 
phương tiện truyền thông đại chúng. 
6.2.Quá trình ra quyết định của nhóm 
Quá trình ra quyết định của nhóm liên hệ chặt chẽ với vai trò thủ lĩnh, vai trò lãnh 
đạo. Cho nên ra quyết định là một chức năng quan trọng của người lãnh đạo. 
Việc tổ chức nhóm để ra quyết định là chức năng đặc biệt phức tạp. Hai nhà Tâm 
lý học Pháp A.M. Rober và Ph. Tilman đã chỉ rõ: nói đến quá trình ra quyết định của 
nhóm là nói tới sự thảo luận của nhóm về một vấn đề nào đó, nhờ kết quả thảo luận ấy 
nhóm ra một hay một số quyết định. Hai ông chia quá trình ra quyết định của nhóm ra 
thành 4 giai đoạn: 
6.2.1.Giai đoạn xác định dữ kiện 
Giai đoạn này hoàn toàn mang tính thực tế và khách quan. Trong giai đoạn này, 
những người tham gia các cuộc họp không biểu quyết và không bày tỏ ý kiến đánh giá 
của mình về các dữ kiện đã thu thập được. 
6.2.2.Giai đoạn tạo ý tưởng 
Những người tham gia có thể nói tất cả những gì họ suy nghĩ về các dữ kiện họ thu 
thập được. Người điều khiển cuộc họp trong thời gian ngắn này chỉ ghi lại những ý kiến 
phát biểu. Nhiều người muốn đi đến quyết định trong giai đoạn này có lẽ còn quá sớm. 
6.2.3.Giai đoạn tìm kiếm các quyết định 
Giai đoạn này đòi hỏi nhóm phải có sự nỗ lực tối đa. Các thành viên đưa ra quyết 
định đề nghị của mình, người lãnh đạo ghi chúng lên bảng. 
Trang 104 
6.2.4.Giai đoạn ra quyết định 
Từ những quyết định được các thành viên đưa ra, nhóm chọn một hay một số 
quyết định trong số đó. Các quyết định cuối cùng này phải thoả mãn yêu cầu của đa số 
hay tất cả các thành viên tham gia họp. 
Điều quan trọng là trong quá trình ra quyết định của nhóm, người lãnh đạo – 
người điều khiển cuộc họp phải tổ chức như thế nào đó để các thành viên trong nhóm 
tham gia hoàn toàn một cách tự do, thoải mái. 
7.Sự phát triển của nhóm 
Nhóm được thành lập để giải quyết một hay nhiều mục tiêu nào đó. Khi mục tiêu 
hoàn thành nhóm không còn lý do tồn tại. Các tác giả đưa ra một số công thức dễ nhớ 
về các giai đoạn phát triển của nhóm như sau: 
Cách chia nhóm thành 5 giai đoạn (theo Nguyễn Thị Oanh –Tâm lý truyền thông 
và giao tiếp): 
7.1.Giai đoạn hình thành: Để đạt được một hay nhiều mục tiêu, một số người 
liên kết với nhau. Giai đoạn này người ta bàn thủ tục gia nhập, làm quen (thăm dò lẫn 
nhau). Một số khó khăn có thể xảy ra khi quy tụ quá đông (trên 20 người), hay liên kết 
những thành phần khác nhau (về trình độ, nhu cầu, tuổi tác,) 
7.2.Giai đoạn bão táp: Qua giai đoạn “lễ phép”, “lịch sự” khi mới quen nhau, 
nhóm viên tranh cãi về mục tiêu. Các cá tính khác nhau sẽ và chạm, các giá trị đạo đức, 
xã hội khác nhau làm cho người ta khó hiểu và chấp nhận nhau. Có thể có người bỏ ra 
ở giai đoạn này. 
Thống nhất mục tiêu chung, họ còn phải tranh cãi về phương pháp tiến tới mục 
tiêu. Đây đúng là giai đoạn “bão táp” mà hầu hết nhóm đều trải qua. 
7.3.Giai đoạn ổn định: Với sự xuất hiện của lãnh đạo thực, người ta bắt đầu chịu 
lắng nghe và chấp nhận lẫn nhau. Muốn nhóm vận hành tốt trôi chảy, người ta đề ra 
những quy tắc chung, phân công trách nhiệm: quyền lợi các bên, cứ theo đó mà làm, 
nhóm viên dễ dàng tiến tới mục tiêu chung. 
7.4.Giai đoạn thao tác: Tổ chức ổn định, nhóm mới bắt đầu thực hiện công tác 
hay chương trình đề ra. 
Trang 105 
7.5.Giai đoạn kết thúc: Hoàn thành kế hoạch đề ra, nhóm không còn lý do tồn tại. 
Ví dụ như một nhóm nghiên cứu.. 
Trước khi kết thúc, việc lượng giá hết sức quan trọng. Nếu chưa hoàn thành mục 
tiêu nhóm có thể bắt đầu một giai đoạn mới. 
8.Các mối quan hệ trong nhóm 
Vấn đề “các mối quan hệ con người” trong nhóm được nghiên cứu nhiều ở 
phương Tây từ những năm 30. Người đầu tiên nghiên cứu vấn đề này là nhà xã hội học 
Mỹ A. Mayo. Theo ông, các mối quan hệ qua lại giữa các thành viên trong nhóm có 
ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động của nhóm. 
Tổng hoà các quan hệ có tổ chức, theo quy chế nhất định và các mối quan hệ tự 
phát giữa các thành viên trong nhóm hợp thành một mạng lưới các quan hệ chính thức 
và không chính thức trong nhóm. Các quan hệ này quyết định thái độ của mọi người 
đối với nhau và đối với quá trình hoạt động trong nhóm. 
8.1.Quan hệ chính thức 
Quan hệ chính thức nảy sinh từ sự phân công lao động trong nhóm. Nó được quy 
định bởi các quy chế, chỉ thị mệnh lệnh mang tính bắt buộc tương ứng với các cấp quản 
lý. Các quan hệ chính thức xác định rõ địa vị chức trách của mọi người trong nhóm, 
liên kết và buộc họ tác động lẫn nhau theo cách thức đã quy định, theo kiểu người này 
là lãnh đạo, còn người kia là thừa hành hay bị lãnh đạo. 
Quan hệ chính thức bao gồm các mối quan hệ trực thuộc trên - dưới, (quan hệ 
giữa người lãnh đạo và các thành viên trong nhóm), và quan hệ giữa các thành viên 
trong nhóm với nhau. Nó bị quy định bởi sự phân công lao động, địa vị xã hội, trình 
độ, tính chất, đặc điểm công việc v.v 
Tuỳ theo phong cách lãnh đạo và đặc điểm của công việc mà hình thành nên các 
hình thức quan hệ và cách ứng xử trong nhóm. Chẳng hạn, phong cách lãnh đạo 
chuyên quyền độc đoán hình thành nên các mối quan hệ độc đoán, không những có ở 
người lãnh đạo với các thành viên trong nhóm mà còn xuất hiện ở mối quan hệ giữa 
các thành viên trong nhóm với nhau. Do cách lãnh đạo chuyên quyền áp đặt lên các 
thành viên không những bất bình với thủ trưởng mà giữa họ còn không ưa lẫn nhau, 
không tin nhau, nhóm bị chia nhỏ hình thành nên các tốp, bè cánh để bảo vệ nhau. 
Trang 106 
Ngược lại, phong cách dân chủ tạo ra được mối quan hệ dân chủ, bình đẳng trong 
nhóm, các thành viên trong nhóm có tính tự chủ cao hơn, nhóm có tính ổn định cao. 
8.2.Quan hệ không chính thức 
- Quan hệ không chính thức thường được hình thành một cách tự phát trên cơ sở 
các mối quan hệ cá nhân, phản ánh mức độ cảm tình hay không cảm tình, yêu hay 
ghét, giữa các thành viên trong nhóm dựa trên sự đánh giá chủ quan về năng lực, cá 
tính, thói quen, v.v 
- Các quan hệ không chính thức thường được nảy sinh từ các nhóm chính thức, 
xuất hiện trên cơ sở phi sản xuất đó thường là các mối quan hệ bạn bè, những người 
cùng sở thích, nguyện vọng, nhu cầu, 
-Thường trong nhóm không chính thức có một thủ lĩnh. Đó là người có uy tín 
nhất đối với mọi người trong nhóm, là người có thế lực về mặt tinh thần. Tuy không có 
quyền hạn chính thức nhưng lại có ảnh hưởng cá nhân rất lớn trong nhóm. Thủ lĩnh của 
nhóm không chính thức thường là người có năng lực chuyên môn hoặc là người có các 
phẩm chất cá nhân đáng được kính trọng và tin cậy. Tuy nhiên, không ít trường hợp 
một người không trung thực, chây lười bao che cho các phần tử xấu trong nhóm lại 
được sùng như một thủ lĩnh của nhóm không chính thức. 
Sự xuất hiện các quan hệ chính thức và không chính thức trong nhóm là một hiện 
tượng khách quan tồn tại ngoài ý muốn của cá nhân hay người lãnh đạo. Các quan hệ 
không chính thức thường phản ánh bầu không khí nhóm. Nhóm trở nên lý tưởng khi 
các quan hệ chính thức và không chính thức có sự phù hợp với nhau. 
9.Tập thể – một dạng nhóm đặc biệt 
Nếu nhóm nhỏ được đặc biệt quan tâm trong tâm lý học xã hội phương Tây, thì 
tập thể là đối tượng nghiên cứu quan trọng của tâm lý học xã hội Xô viết vào giai đoạn 
trước “cải tổ” ở Liên xô (cũ). Tập thể là một loại hình của nhóm, là hình thức chủ yếu 
của những người lao động trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. 
9.1.Khái niệm 
Lý luận về tập thể chính là sự tìm tòi, nghiên cứu các đặc điểm, đặc trưng của quá 
trình biến đổi từ nhóm lên một mức cao hơn - đó là tập thể. Về mặt lý thuyết, tập thể là 
một nhóm đặc biệt, được hình thành và phát triển cao hơn về cơ cấu tổ chức, về mục 
Trang 107 
tiêu xã hội, về tinh thần tự giác, đoàn kết nhất trí trong việc thực hiện các hoạt động 
chung của cả nhóm. 
9.1.1.Định nghĩa: 
Tập thể là một tập đoàn người liên kết bền vững, có tổ chức, mục tiêu và nhiệm 
vụ hoạt động phù hợp với các giá trị xã hội và lợi ích xã hội, có cơ quan quản lý riêng 
và là đơn vị độc lập về mặt pháp lý. 
Phân biệt tập thể và nhóm 
Tập thể: là nhóm chính thức, nhằm vào hoạt động chung, thực hiện một chuẩn 
mực chung, và bảo vệ lợi ích của họ. 
Nhóm: Trong các dạng nhóm thì tập thể là một dạng phát triển cao nhất. 
9.1.2.Những điều kiện để cho một tập thể tồn tại 
• Điều kiện bên ngoài: 
- Được pháp luật công nhận 
- Do nhu cầu của xã hội 
- Có cơ sở vật chất nhất định 
- Có người lãnh đạo 
- Có các môi trường xung quanh tập thể và các mối liên hệ của nó với các tập thể khác. 
• Những điều kiện bên trong 
- Năng lực, tính cách của các thành viên 
- Lề lối làm việc của người lãnh đạo 
- Các quan hệ chính thức, không chính thức. 
9.1.3.Những dấu hiệu đặc trưng 
- Là nhóm xã hội được nhà nước công nhận về mặt pháp lý. 
- Có mục đích hoạt động phù hợp với định hướng chung của xã hội, đem lại lợi 
ích cho xã hội và cá nhân. 
- Các quan hệ giữa các thành viên trong tập thể do nhiệm vụ, mục đích hoạt động 
quy định. 
- Các quan hệ xã hội trong tập thể được quy định bởi tính pháp lý được thể chế hoá 
bằng nội quy, quy chế,... tập thể tồn tại trong một thời gian và không gian nhất định. 
- Mọi hoạt động đều xuất phát từ ý thức tự giác cao, từ tình cảm trí tuệ của mỗi người. 
Trang 108 
- Có cơ quan quản lý, có người lãnh đạo điều hành, phối hợp hài hoà giữa lợi ích 
xã hội và cá nhân vì mục tiêu phát triển. 
- Tính cố kết, bền vững trong tập thể cao 
- Có các mối quan hệ pháp lý với các nhóm xã hội khác. 
- Hoàn thành các chức năng nhất định do xã hội quy định (sản xuất, nghiên cứu 
khoa học,...). 
Tập thể lao động là một nhóm xã hội bao gồm nhiều thành phần tham gia với các 
mức độ nhận thức và sự hiểu biết khác nhau, gắn bó với nhau bằng một hoạt động 
chung phù hợp với yêu cầu của sự phân công lao động xã hội. 
Các hiện tượng tâm lý xã hội phổ biến đều phát sinh, tồn tại và phát triển chính từ 
trong các tập thể này. Các hiện tượng như: thích nghi lẫn nhau, đoàn kết, va chạm, 
xung đột, bắt chước, lây lan tâm lý đặc biệt là các trạng thái tâm lý thể hiện tinh thần 
của tập thể như bầu không khí tâm lý tập thể, dư luận tập thể, cảm xúc, tâm trạng,. 
9.2.Các giai đoạn phát triển của tập thể 
A. Macrenko cho rằng quá trình hình thành và phát triển của tập thể thường diễn 
ra qua 3 giai đoạn: 
- Giai đoạn tổng hợp sơ cấp 
Lúc này, tập thể bắt đầu hình thành, người này tìm hiểu, liên kết với người kia 
thông qua một hoạt động chung, hình thành nên các mối quan hệ mang tính bên ngoài. 
Dần dần trong tập thể xuất hiện một nhóm nhỏ những người có tinh thần làm việc gương 
mẫu, luôn ủng hộ và giúp đỡ cho người lãnh đạo thực hiện các công việc quản lý của 
mình. Ở giai đoạn này, người lãnh đạo thiên về phong cách lãnh đạo chuyên quyền, buộc 
mọi người phải làm theo lệnh do tính kỷ luật chưa có, tính tự giác chưa cao. 
- Giai đoạn phân hoá 
Trong tập thể đã có ít nhiều sự phân hoá giữa các thành viên tạo ra các nhóm nhỏ 
khác nhau. Những người cốt cán, có ý thức trách nhiệm đối với công việc, không 
những họ luôn ủng hộ các đường lối của người lãnh đạo mà đòi hỏi yêu cầu các thành 
viên khác của tập thể phải thực hiện các hoạt động của tập thể. 
Trong tập thể cũng hình thành một nhóm các thành viên thụ động – lành mạnh, 
họ là những người lao động tốt, chấp hành những yêu cầu của lao động và tập thể. 
Trang 109 
Nhưng bản thân họ không đưa ra được ý tưởng gì giúp cho tập thể tháo gỡ những khó 
khăn hoặc giúp cải tiến phát triển tập thể. 
Đồng thời trong tập thể xuất hiện một bộ phận thụ động khác – những người thờ 
ơ với mọi hoạt động của tập thể, không quan tâm các mục tiêu và đường hướng phát 
triển của tập thể. 
Với người lãnh đạo, đòi hỏi phong cách ứng xử thích hợp với từng nhóm người. 
Có nghĩa là vừa lãnh đạo chuyên quyền, mệnh lệnh đối với những người không có ý 
thức, mềm mỏng, tin tưởng ở cấp dưới đối với những người có trách nhiệm với tập thể, 
có tinh thần xây dựng tập thể. 
- Giai đoạn hợp nhất 
Đây là giai đoạn phát triển cao nhất của tập thể. Hầu hết các thành viên đã có sự 
hiểu biết, tin tưởng lẫn nhau và tin ở đường lối, mục tiêu hoạt động của nhóm. Các yêu 
cầu của tập thể không những được các thành viên thực hiện tốt mà họ còn đề đạt ý kiến 
nhằm phát triển tập thể tốt hơn. 
Ở giai đoạn này, phong cách lãnh đạo dân chủ tạo ra hiệu quả hoạt động cao, bầu 
không khí tâm lý tập thể lành mạnh, mức độ thoả mãn của các thành viên lớn. 
Theo Petropxki, tập thể được cấu tạo từ 3 lớp: 
Lớp bên ngoài: thể hiện các mối quan hệ giữa các thành viên trong tập thể mang 
tính trực tiếp, tự phát dựa trên cơ sở các cảm xúc tình cảm cá nhân. 
Lớp thứ hai: thể hiện ở mức độ cao hơn trong mối quan hệ giữa các thành viên, 
dựa trên sự thống nhất về các định hướng giá trị. Các quan hệ gắn bó thông tin hoạt 
động chung. 
Lớp thứ 3: là lớp hạt nhân mang các dấu hiệu đặc trưng của tập thể, được thống 
nhất trên cơ sở thực hiện mục đích hoạt động chung, các đường hướng phát triển của 
một tập thể. 
Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên xô, lý luận tâm lý về tập thể đã 
chiếm vị trí có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu nhóm và đặc biệt là những nhóm có 
mức độ phát triển cao – tập thể (theo quan điểm của các nhà Tâm lý học Xô viết) 
Trang 110 
Kết luận 
Nhóm nhỏ là một đơn vị nhỏ nhất của cơ cấu xã hội. Nhóm nhỏ là môi trường 
đầu tiên dạy con người học bước vào đời. Thông qua nhóm nhỏ, thông qua tế bào hạt 
nhân này ở con người hình thành nên các đặc điểm xã hội (học nói, học làm, học các 
khái niệm,.), các kinh nghiệm xã hội. Nhóm nhỏ - đó là nhóm gia đình, nhóm trẻ 
chơi, nhóm bạn không chính thức, tập thể lao động 
Nghiên cứu nhóm nhỏ có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao 
động, giáo dục các phẩm chất của con người, cũng như đối với quá trình tổ chức xã hội 
và phân công lao động xã hội. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
I. Sách giáo trình chính: 
1. Vũ Dũng (chủ biên) (2000). Tâm lý học xã hội, Nhà xuất bản Khoa học xã 
hội. 
2. Trần Thị Minh Đức (chủ biên) (2006). Định kiến và phân biệt đối xử theo 
giới: Lý thuyết và thực tiễn. Nhà Xuất Bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 
3.Trần Thị Minh Đức, Hoàng Mộc Lan, Lê Ngọc Hùng, Nguyễn Quý Thanh 
(1995). Tâm lý học xã hội. Nhà xuất bản giáo dục 
4. Nguyễn Đình Gấm (2003). Những vấn đề tâm lý xã hội trong sự nghiệp Công 
nghiệp hoá – Hiện đại hoá đất nước. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia 
5. Trần Hiệp (1997). Tâm lý học xã hội. Những vấn đề lý luận. Nhà xuất bản 
Khoa học xã hội. 
6. Bùi Văn Huệ (chủ biên), Vũ Dũng (2003). Tâm lý học xã hội. Nhà xuất bản 
Đại học Quốc gia Hà Nội. 
7.Nguyễn Quý Thanh (2006). Xã hội học về Dư luận xã hội. Nhà xuất bản Đại 
học Quốc gia Hà Nội. 
8. Fischer. Những khái niệm cơ bản của Tâm lý học xã hội, Nhà xuất bản Thế 
giới- Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em N – T. 
9. Gustave LeBon (1895). Tâm lý học đám đông (tài liệu dịch). Nhà xuất bản tri 
thức. 
10. Godefroid, (1987). Những con đường tâm lý học (tập 2 và 3). Nhà xuất bản 
Pierre Mendage Liege – Bruxelles – Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em N – T. 
11. A. G. Kovaliop (1976), Phạm Hoàng Gia (dịch). Tâm lý học xã hội. Nhà 
xuất bản giáo dục. 
II. Sách, giáo trình tham khảo: 
12.Vũ Dũng (chủ biên) (2000). Từ điển tâm lý học. Nhà xuất bản Khoa học xã 
hội. 
13.Trần Thị Minh Đức (2003). Tập bài giảng tâm lý học xã hội. Đai học khoa 
học xã hội và nhân văn- Hà Nội. 
14.Vũ Mộng Đoá (2006). Sự thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên 
Khoa CTXH & PTCĐ trường đại học Đà Lạt. Luận văn thạc sỹ tâm lý học - Trường 
Đại học KHXH & NV - Đại học Quốc gia Hà Nội. 
15.Hoàng Mộc Lan (2005). Giáo trình Những vấn đề tâm lý trong hoạt động quản 
lý – Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội. 
16.Nguyễn Thị Oanh, (1995). Tâm lý truyền thông và giao tiếp. Đại học Mở 
Bán Công Tp Hồ Chí Minh. 
17.Phương Kỳ Sơn (2000). Tâm lý học xã hội. Một số vấn đề lý luận và thực 
tiễn. NXB Chính trị quốc gia. 
18.Nguyễn Hải Vân (2006). Bầu không khí tâm lý tập thể học viên trường Đại 
học Phòng cháy chữa cháy - Luận văn thạc sỹ tâm lý học. Trường Đại học KHXH & 
NV - Đại học Quốc gia Hà Nội. 
TiÕng Anh 
19.Arther S.Rebel and Emily Rebel, (2001), The penguin Dictionary of 
Psychology, Publisher of Ires, England 
20.Mariane Schneider Corey (2005). Group: Process and Practice. Publisher of 
Thomson Brooks 
21. David G. Myer (2005). Social Psychology. Publisher of Stephen Rutter. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_tam_ly_hoc_xa_hoi_vu_mong_doa.pdf