Giáo trình Thể loại và phương pháp thể hiện bài hát mẫu giáo - Lê Hồng Lĩnh
Tóm tắt Giáo trình Thể loại và phương pháp thể hiện bài hát mẫu giáo - Lê Hồng Lĩnh: ...hành đi xuống sẽ giảm bớt căng thẳng kèm theo sự giảm dần cường độ của âm thanh. 3a. Người là niềm tin tất thắng (trích) Chu Minh 3b. Bài ca hi vọng (trích) Văn Ký Bước đi liền bậc là dạng chính của sự chuyển động, tạo cho giai điệu trôi chảy, nhịp nhàng. Các bước nhảy xa (quãng nhảy... chỉnh thống nhất. 14. Làng tôi (trích) Văn Cao Giống với cách tiến hành kết câu của bài Làng tôi là phần đầu của bài Tháng Ba học trò của Hàn Ngọc Bích (xem thí dụ số 6). Còn ở bài Kỷ niệm thành phố tuổi thơ của Hồng Đăng (xem 8 nhịp đầu của thí dụ số 7), câu 1 không dừng kết ở bậc V mà ...c bài Hò giã gạo, Hò leo dốc, Hò mái nhặt, Hò mái ba, Hò đua thuyền v.v... 29. Hò đua thuyền (Dân ca liên khu V) Nhanh, khỏe Ghi âm: Trương Đình Quang 40 5.3. Một số ví dụ cho hình thức một đoạn đơn Bài hát: CHÚ BỘ ĐỘI Vui tươi Nhạc và lời: Hoàng Hà Đoạn a Câu x y Kết cấu Tiết t...
, chỉ thay đổi những nhịp cuối cùng để kết trọn về giọng Xi giáng trưởng và kéo dài thêm một nhịp nữa. Ví dụ 36 là hình thức hai đoạn đơn có tái hiện. Ta có thể tham khảo thêm các bài ca cũng có cấu trúc giống với hai bài ấy như Em là bông hồng nhỏ (ví dụ 30), Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác (Hoàng Long, Hoàng Lân), Xôn xao mùa xuân (Huy Trân), Làng tôi (Văn Cao), Khát vọng mùa xuân (Mozart). Trong thực tế, ta còn gặp các dạng cấu trúc khác của hình thức hai đoạn đơn, trong đó câu hai của đoạn hai không nhắc lại chất liệu của đoạn đầu, như các ví dụ sau: 33. Thuyền và biển (trích thơ Xuân Quỳnh) Thong thả Phan Huỳnh Điểu 53 34. Cùng anh tiến quân trên đường dài Thong thả - thắm thiết Nhạc: Huy Du Thơ: Xuân Sách Bài Thuyền và biển (ví dụ 33) - bản tình ca lứa đôi với tính triết lí sâu sắc viết ở hình thức hai đoạn đơn không có tái hiện. Đoạn một gồm hai câu nhạc, cấu trúc nhắc lại, mỗi câu có hai 54 tiết nhạc, mỗi tiết nhạc dài ba nhịp. Đoạn hai tiếp tục phát triển chất liệu từ đoạn một và gồm hai câu nhạc, mỗi câu có hai tiết nhạc, mỗi tiết nhạc dài bốn nhịp. Tiết thứ hai của câu hai được nhắc lại mô phỏng có giá trị là phần kết của toàn tác phẩm. Bài Cùng anh tiến quân trên đường dài (ví dụ 34) là bài ca viết về anh hùng Nguyễn Viết Xuân. Bài hát có cấu trúc ở hình thức hai đoạn đơn không có tái hiện, gồm hai phần tương phản. Đoạn một (a) ca ngợi quê hương người anh hùng, âm nhạc vang lên chậm rãi, tha thiết, gồm hai câu nhạc, trong đó câu hai là nhắc lại câu một, chỉ khác nhau ở lối tiến hành kết câu với lời ca mới. Câu một kết ở bậc V, câu hai kết ở bậc I của giọng la thứ. Cả hai câu đều có cấu trúc câu giai điệu và khuôn khổ như nhau. Mỗi câu có ba tiết nhạc, trong đó tiết một và tiết ba không chia thành mô-típ: 4 nhịp + 2 + 2 + 3 Tính chất âm nhạc của đoạn hai tương phản với đoạn một bằng lối cấu trúc tiết tấu sử dụng nốt chấm đôi xen kẽ với âm hình tiết tấu chùm ba, tạo tính thúc giục, khẩn trương, mạnh mẽ. Đoạn hai gồm hai câu nhạc. Câu một có ba tiết nhạc, trong đó tiết một dài bốn nhịp, phân thành hai mô-típ; tiết hai dài năm nhịp, phân thành ba mô-típ, còn tiết ba dài bốn nhịp, phân thành hai mô-típ. Câu hai là nhắc lại nguyên dạng câu một, chỉ thay lời ca và tiết thứ ba của câu này được họa lại một lần nữa với lời ca mới có giá trị như phần kết của toàn bài, trở về âm chủ của giọng la thứ. Ta có sơ đồ cấu trúc câu một, câu hai đoạn hai như sau: Câu 1, đoạn hai Câu 2, đoạn hai tiết một tiết hai tiết ba tiết một tiết hai tiết ba 2+2 2+1+2 2+2 2+2 2+1+2 :2+2: Hình thức hai đoạn đơn không có tái hiện, dạng phát triển như bài Mộc miên hoa (Huy Du), Nhớ bạn (Trọng Bằng), Mùa xuân bên cửa sổ (Xuân Hồng – Song Hảo), Đi ta đi lên (Phong Nhã), Chiếc đèn ông sao (Phạm Tuyên), Mùa xuân đến từ đâu (Trương Xuân Mẫn - Trần Mạnh Hảo), Mùa xuân và tuổi hoa (Hàn Ngọc Bích), Như con chim én (Phan Nhân), Tiến quân ca (Văn Cao)... Hình thức hai đoạn đơn không có tái hiện, dạng tương phản như các bài Lối nhỏ vào đời (Phạm Minh Tuấn), Đi trong hương tràm (Thuận Yến), Anh vẫn hành quân (Huy Du), Hà Nội mến yêu (Thanh Hải), Hành khúc mùa hè, Chiều thu nhớ trường (Cao Minh Khanh), Con đường đến trường (Phạm Đăng Khương), Mùa xuân yêu thương, Em được đến trường (Nguyễn Nam), Em muốn hòa bình (Bảo Trọng), Cánh én tuổi thơ, Gặp nhau dưới trời thu Hà nội, Như có Bác Hồ trong ngày đại thắng, Tiếng chuông và ngọn cờ (Phạm Tuyên), Tia nắng hạt mưa (Khánh Vinh - Lệ Bình), Mùa thu ngày khai trường (Vũ Trọng Tường), Điều em muốn (Trương Quang Lục). 55 2.2. Các dạng cấu trúc của hình thức hai đoạn đơn Hình thức hai đoạn đơn có hai dạng cấu trúc là hình thức hai đoạn đơn có tái hiện và hình thức hai đoạn đơn không có tái hiện. 2.2.1. Hình thức hai đoạn đơn có tái hiện gồm có hai phần, mỗi phần là hình thức một đoạn đơn. Đoạn một giữ chức năng là phần trình bày, đoạn hai thực hiện chức năng phức tạp hơn. Câu một của đoạn hai là phần giữa của hình thức, câu hai luôn họa lại chất liệu chủ đề của đoạn một giữ chức năng là phần tái hiện. 2.2.2. Hình thức hai đoạn đơn không có tái hiện được chia thành hai dạng: phát triển và tương phản; có nghĩa là đoạn hai (b) của hình thức này phát triển chất liệu từ đoạn một (a); hoặc đoạn hai xuất hiện chất liệu chủ đề mới tương phản với đoạn một. Tuy nhiên giữa hai đoạn của hình thức cần có mối liên quan nhất định; thể hiện rõ nhất trong lối tiến hành kết của toàn tác phẩm trở về giọng chính ban đầu hoặc chuyển sang giọng mới gần gũi. 3. Các phần phụ và sự nhắc lại các phần chính của hình thức hai đoạn đơn 3.1. Các phần phụ của hình thức hai đoạn đơn Hình thức hai đoạn đơn bao gồm hai đoạn nhạc, trong đó mỗi đoạn nhạc có chức năng khác nhau của hình thức như: phần trình bày, phần giữa, phần tái hiện hoặc kết. Tuy nhiên, ngoài các phần chính đó, tùy từng tác phẩm còn thấy các phần phụ như mở đầu, nối tiếp, kết (cô-đa). Các phần phụ này có chức năng liên kết các phần chính của hình thức, góp phần hoàn chỉnh hình tượng âm nhạc. Các phần phụ thường xuất hiện trong các tác phẩm nhạc đàn hoặc ca khúc nghệ thuật có phần đệm của đàn pi-a-nô. 3.2. Sự nhắc lại từng phần Từng phần chính của hình thức hai đoạn đơn có thể được nhắc lại nguyên dạng hay nhắc lại thay đổi (biến tấu) Sự nhắc lại có thể ghi thành sơ đồ sau: : a : : b : - Mùa xuân gọi bạn (Nguyễn Tài Tuệ) - Chim cúc cu (Bùi Anh Tú) aba1b - Những cánh buồm (Hoàng Vân) :a : b - Mùa hạ và những chùm hoa nắng (Nguyễn Thanh Tùng) - Vườn nhãn quê hương (Vĩnh Cát) a : b : - Hà Nội mến yêu (Thanh Hải) - Thuyền và biển (Phan Huỳnh Điểu – Xuân Quỳnh) - Mùa xuân bên cửa sổ (Xuân Hồng – Song Hảo) 56 4. Ứng dụng của hình thức hai đoạn đơn Hình thức hai đoạn đơn dùng để cấu trúc cho tác phẩm khí nhạc, đặc biệt cho thanh nhạc. Nhiều bài ca, kể cả ca khúc nghệ thuật có phần đệm pi-a-nô thường viết ở hình thức hai đoạn đơn. Hình thức hai đoạn đơn còn dùng để xây dựng chủ đề cho hình thức biến tấu, hình thức rông-đô và một phần nào đó của hình thức ba đoạn phức. Bài hát: KHÚC HÁT RU CỦA NGƯỜI MẸ TRẺ Thân thiết – Giản dị Nhạc: Phạm Tuyên - Thơ: Lâm Thị Mỹ Dạ - Bài: Khúc hát ru của người mẹ trẻ – viết ở giọng Rê trưởng; Hình thức hai đoạn đơn. - Thể loại bài hát: Trữ tình, nhẹ nhàng. - Đoạn a: Từ “Đôi làn môi con” Đến “ngậm tia nắng trời” - Câu 1: Từ “Đôi làn môi con - lần 1” đến “nghiêng về ngọn gió”. + Tiết 1: Từ “Đôi làn - lần 1” đến “vú mẹ”. + Tiết 2: Từ “Như cây” đến “phù sa”. + Tiết 3: Từ “Như hương” đến “ngọn gió”. Kết câu 1 ở bậc V của giọng chủ. 57 - Câu 2: Từ “Đôi làn môi con - lần 2” đến “ngậm tia nắng trời”. + Tiết 1: Từ “Đôi làn - lần 1” đến “vú mẹ”. + Tiết 2: Từ “Như búp” đến “nắng trời”. + Tiết 3: Từ “Như búp” đến “nắng trời”. Kết câu 1 ở bậc I của giọng chủ. - Đoạn b: Từ “Sữa mẹ trắng trong” Đến “những điều trắng trong” - Câu 1: Từ “Sữa mẹ trắng trong” đến “hãy uống”. + Tiết 1: Từ “Sữa mẹ - lần 1” đến “hãy uống”. + Tiết 2: Từ “Sữa mẹ - lần 2” đến “hãy uống”. Kết câu 1 ở bậc VI của giọng chủ. - Câu 2: Từ “Một mai khôn lớn” đến “những điều trắng trong”. + Tiết 1: Từ “Một mai” đến “hãy nghĩ”. + Tiết 2: Từ “Hãy nghĩ” đến “những điều trắng trong”. Kết câu 1 ở bậc I của giọng chủ. Tóm tắt 1. Hình thức hai đoạn đơn bao gồm hai phần, mỗi phần không vượt quá khuôn khổ đoạn nhạc. Hai phần của hình thức có chức năng khác nhau. Đoạn thứ nhất là phần trình bày của hình thức. Đoạn thứ hai vừa giữ chức năng là phần giữa, phần tái hiện hay kết của hình thức tùy thuộc vào lối cấu trúc của đoạn này. 2. Có hai dạng cấu trúc chính của hình thức hai đoạn đơn. Hình thức hai đoạn đơn có tái hiện có nghĩa: câu thứ hai của đoạn hai tái hiện lại một câu nhạc nào đó của đoạn một. Hình thức hai đoạn đơn không có tái hiện được phân thành: phát triển và tương phản. - Hai đoạn đơn phát triển có nghĩa: đoạn hai phát triển chất liệu chủ đề từ đoạn một. - Hai đoạn đơn tương phản có nghĩa: đoạn hai xuất hiện chất liệu chủ đề mới, tương phản với đoạn đầu. 3. Ngoài các phần chính của hình thức hai đoạn đơn, tùy từng tác phẩm còn có các phần phụ: mở đầu, nối tiếp, kết để liên kết các phần chính, góp phần hoàn thiện hình tượng âm nhạc. Các phần chính của hình thức có thể được nhắc lại nguyên dạng hay biến tấu. 4. Hình thức hai đoạn đơn dùng để xây dựng chủ đề cho các hình thức biến tấu, rông-đô và một phần của ba đoạn phức. Đồng thời, nhiều tác phẩm độc lập cho thanh nhạc, khí nhạc cũng có cấu trúc ở hình thức hai đoạn đơn. 58 Câu hỏi 1. Trình bày khái niệm chung và chức năng từng phần về hình thức hai đoạn đơn. 2. Các dạng cấu trúc của hình thức hai đoạn đơn. 3. Trình bày về các phần phụ và chức năng của chúng trong tác phẩm viết ở hình thức hai đoạn đơn. 4. Hãy cho biết ứng dụng của hình thức hai đoạn đơn. 59 Bài tập Phân biệt các dạng cấu trúc của hình thức hai đoạn đơn qua các tác phẩm liệt kê ở dưới, lập thành sơ đồ cấu trúc của từng câu nhạc và phân tích các lối tiến hành kết câu, kết đoạn giữa đoạn a và đoạn b. Xuân Hồng – Song Hảo: - Mùa xuân bên cửa sổ Huy Du: - Anh vẫn hành quân Thuận Yến: - Đi trong hương tràm Hoàng Long – Hoàng Lân: - Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác Văn Cao: - Làng tôi - Tiến quân ca Phạm Tuyên: - Chiếc đèn ông sao, - Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng - Cánh én tuổi thơ - Gặp nhau dưới trời thu Hà nội Khánh Vinh - Lệ Bình: - Tia nắng hạt mưa Cao Minh Khanh: - Hành khúc mùa hè - Chiều thu nhớ trường 60 Chương V: HÌNH THỨC BA ĐOẠN ĐƠN Mục đích, yêu cầu - Giúp cho học viên hiểu biết khái niệm và chức năng từng phần của hình thức ba đoạn đơn. - Hiểu biết các dạng cấu trúc phổ biến của hình thức ba đoạn đơn. - Biết các phần phụ và sự nhắc lại các phần chính của hình thức ba đoạn đơn. - Biết ứng dụng của hình thức ba đoạn đơn. 1. Khái niệm chung 1.1. Định nghĩa Hình thức ba đoạn đơn gồm có ba phần, mỗi phần không vượt quá khuôn khổ của đoạn nhạc, có chức năng độc lập, riêng biệt khác nhau. Đoạn thức nhất (a) giữ chức năng phần trình bày; đoạn thứ hai (b) giữ chức năng phần giữa và đoạn thứ ba (a) giữ chức năng phần tái hiện của hình thức. Ta có sơ đồ: a b a Phần trình bày Phần giữa Phần tái hiện Tùy thuộc vào cấu trúc của đoạn thứ hai (b) sẽ tạo thành các dạng cấu trúc khác nhau của hình thức ba đoạn đơn. 61 1.2. Ví dụ 35. Nguyễn Đức Toàn: Biết ơn chị Võ Thị Sáu Vừa phải 62 36. Duy Quang: Bóng hồng, bóng xanh Trong sáng – Hồn nhiên Ví dụ 35 và 36 là hai tác phẩm có cấu trúc ở hình thức ba đoạn đơn. * Biết ơn chị Võ Thị Sáu của Nguyễn Đức Toàn (ví dụ 35) là bài hát ca ngợi liệt sĩ Võ Thị Sáu đã hiến dâng cuộc đời mình cho nền độc lập tự do của Tổ Quốc. Bằng một nét giai điệu đẹp gồm các quãng trùng và quãng đi liền bậc đã quán xuyến sự phát triển toàn tác phẩm qua một âm hình tiết tấu nổi bật: Bài hát gồm có ba phần, trong đó phần thứ ba nhắc lại nguyên dạng giai điệu của đoạn đầu nhưng với lời ca mới. Đoạn thứ nhất (a) và đoạn tái hiện có lối tiến hành kết gối (sự kết thúc câu một đồng thời là sự bắt đầu của câu hai). Đoạn thức hai (b) của tác phẩm tiếp tục phát triển lối tiến hành giai điệu, tiết tấu từ đoạn đầu bằng thủ pháp mô phỏng cao độ, trang sức giai điệu cho mềm mại hơn. Sơ đồ cấu trúc toàn bài như sau: * Bóng hồng, bóng xanh của Duy Quang (ví dụ 36) là một trong những bài ca viết cho thiếu nhi. Tác giả cùng trẻ thơ suy nghĩ và ví mặt trời, mặt trăng như bóng hồng, bóng xanh 63 cùng các em vui chơi múa hát trong tình thân ái. Bài hát gồm ba đoạn nhạc, trong đó đoạn thứ ba nhắc lại nguyên dạng cả lời ca và giai điệu của đoạn đầu. Đoạn một (a) trình bày nội dung chủ đề, gồm hai câu nhạc như nhau, mỗi câu dài tám nhịp. Câu một kết ở bậc át; câu hai kết trọn về bậc chủ của giọng Rê trưởng. Đoạn hai (b) xuất hiện nét nhạc mới tương phản với lối tiến hành giai điệu, tiết tấu của đoạn một. Cả hai câu nhạc của đoạn hai có cấu trúc câu giai điệu như nhau, mỗi câu nhạc có tám nhịp. Bốn nhịp đầu của câu một có giai điệu tiến hành trên âm rải của hợp âm Xon trưởng – bậc IV của giọng Rê trưởng. Bốn nhịp tiếp theo của câu một có giai điệu tiến hành trên âm rải của hợp âm bậc V của giọng Rê trưởng và kết câu nhạc thứ nhất của đoạn hai ở bậc V. Bốn nhịp đầu câu hai của đoạn hai xuất hiện âm La thăng và giai điệu tiến hành trên âm rải của hợp âm Pha thăng trưởng – bậc V của giọng xi thứ (giọng song song của giọng Rê trưởng); bốn nhịp tiếp theo của câu hai được kết trọn ở giọng mới xi thứ. Đoạn ba (a) tái hiện nguyên dạng đoạn a trình bày. 2. Các dạng cấu trúc phổ biến của hình thức ba đoạn đơn Hình thức ba đoạn đơn có hai dạng cấu trúc phổ biến, tùy thuộc vào đặc điểm, nội dung âm nhạc của phần giữa (đoạn b) đó là phát triển và tương phản. 2.1. Hình thức ba đoạn đơn phát triển có ý nghĩa là phần giữa của hình thức (đoạn b) phát triển chất liệu âm nhạc từ phần trình bày (đoạn a) tạo cho tác phẩm có cùng một chất liệu âm nhạc. 64 Ví dụ 37. Vĩnh Cát: Phấn trắng Nhịp độ vừa phải - Tình cảm Sau đây, chúng ta sẽ phân tích kỹ hơn cấu trúc của tác phẩm đó. * Nhạc sĩ Vĩnh Cát đã ca ngợi những nhà sư phạm qua bài Phấn trắng của mình. Bằng một nét giai điệu đẹp, bay bổng của nhịp 6/8 viết ở giọng rê thứ, chủ đề chính của toàn bài đã gây được ấn tượng mạnh mẽ, phù hợp với nội dung lời ca vang lên trong 7 nhịp đều của tác phẩm và kết câu nhạc ở bậc V của giọng rê thứ. Đoạn trình bày (a) gồm hai câu nhạc, trong đó câu nhạc thứ hai là nhắc lại mô phỏng về cao độ từ câu nhạc thứ nhất để kết trọn về âm bậc I. Đoạn giữa (b) phát triển chất liệu từ đoạn trình bày nhưng chia thành ba câu nhạc (4 nhịp + 5 nhịp + 5 nhịp). Tính chất âm nhạc của đoạn giữa sôi động, kịch tính. Đoạn tái hiện (a) được tác giả sử dụng thủ pháp nhắc lại mô phỏng chất liệu từ đoạn trình bày, tạo cao trào tái hiện có động lực, nhấn mạnh mô-típ chính của chủ đề vang lên ở âm vực 65 cao nhất so với toàn bài trong câu thứ nhất của đoạn này (dài 4 nhịp). Câu thứ hai có giai điệu tiến hành đi xuống dần dần kiểu bậc thang để kết về âm nhạc bậc II (S), tạo điều kiện tiến hành vào Cô-đa. Phần Cô-đa được nhắc lại mô-típ chính của chủ đề để dẫn về kết trọn ở bậc I của giọng rê thứ. Những tác phẩm viết ở hình thức ba đoạn đơn phát triển gần với bài Phấn trắng là Biết ơn chị Võ Thị Sáu (Nguyễn Đức Toàn), Tình em (Huy Du), Em nghĩ sao không ra, Aria Cô Sao trong nhạc kịch Cô Sao (Đỗ Nhuận), Nguyễn Bá Ngọc người thiếu niên dũng cảm (Mộng Lân), Con chim vành khuyên (Hoàng Vân), Đi học (Bùi Đình Thảo), Cái cây xanh xanh (Trương quang Lục) v.v... Những bài hát kể trên có phần giữa (b) là phát triển chất liệu âm nhạc từ phần trình bày (a). 2.2. Hình thức ba đoạn đơn tương phản có ý nghĩa là phần giữa của hình thức (đoạn b), xuất hiện chất liệu chủ đề mới tương phản với phần trình bày (đoạn a) tạo cho tác phẩm có hai chất liệu âm nhạc khác nhau. Những tác phẩm viết ở hình thức ba đoạn đơn tương phản là: Đường chúng ta đi (Huy Du – Xuân Sách), Tiếng ve gọi hè (Trịnh Công Sơn), Bóng hồng, bóng xanh (Duy Quang) v.v... Những tác phẩm ấy có phần giữa (b) xuất hiện chất liệu chủ đề mới, tương phản với phần trình bày (a). Trong thực tế, hình thức ba đoạn đơn còn có các dạng cấu trúc khác nữa, như phần giữa là tổng hợp và phần thứ ba không tái hiện lại phần trình bày, xuất hiện chất liệu mới (abc) v.v... những nội dung này chỉ sử dụng để giảng dạy cho đối tượng là học sinh, sinh viên âm nhạc chuyên nghiệp. 3. Các phần phụ và sự nhắc lại các phần chính của hình thức ba đoạn đơn 3.1. Các phần phụ của hình thức ba đoạn đơn Hình thức ba đoạn đơn ba gồm ba đoạn nhạc, trong đó mỗi đoạn nhạc giữ chức năng khác nhau: phần trình bày, phần giữa, phần tái hiện. Ngoài ba phần chính, tùy từng tác phẩm còn có các phần phụ như: mở đầu, nối tiếp, kết (cô-đa). Các phần phụ có chức năng liên kết các phần chính của hình thức, góp phần hoàn chỉnh hình tượng âm nhạc. Các phần phụ của hình thức ba đoạn đơn thường thấy trong tác phẩm nhạc đàn hoặc ca khúc nghệ thuật với phần đệm của pi-a-nô hoặc dàn nhạc. Những ca khúc nghệ thuật với phần đệm pi-a-nô hoặc dàn nhạc viết ở hình thức ba đoạn đơn có sử dụng các phần phụ ngoài các phần chính như Đường chúng ta đi (Huy Du – Xuân Sách), Aria Cô Sao (trong nhạc kịch Cô Sao của Đỗ Nhuận) v.v... Bản Aria Cô sao có sơ đồ cấu trúc như sau: Mở đầu a Nối b Nối a Kết 5 nhịp 17 nhịp 5 nhịp 5+2 nhịp nối 8+6+6 4nhịp 18 nhịp 3 + 13 66 dàn nhạc, dàn nhạc dàn nhạc dàn nhạc dàn nhạc không hát không hát không hát không hát không hát 3.2. Sự nhắc lại từng phần chính của hình thức ba đoạn đơn Các phần chính của hình thức ba đoạn đơn có thể được nhắc lại từng phần. Thông thường, phần trình bày (đoạn a) nhắc lại riêng biệt, sau đó phần giữa và phần tái hiện nhắc lại liền nhau, ghi thành sơ đồ như sau: Sự nhắc lại có thể ghi thành sơ đồ sau: : a : : b a : có nghĩa là a a b a b a Cũng có tác phẩm mỗi lần nhắc lại được biến đổi đôi chút như bài hát Đi học của Bùi Đình Thảo, sơ đồ cấu trúc bài hát Đi học như sau: Mở đầu a nối b a1 nối b1 a1 Kết 4 nhịp 3 + 3 2 4 + 3 3+3 2 4+3 3+3 3+3 4. Ứng dụng của hình thức ba đoạn đơn Hình thức ba đoạn đơn được dùng rộng rãi để hình thành các tác phẩm khí nhạc độc tấu ở các thể loại như prélude (p’rê-luýt), romance (rô-măng-xơ), nocturne (nốc-tuyếc), vũ khúc, hành khúc, bài ca không lời v.v... Đồng thời, nhiều tác phẩm thanh nhạc cũng có cấu trúc ở hình thức ba đoạn đơn. Hình thức ba đoạn đơn còn dùng để cấu trúc một phần của những hình thức lớn như một phần của hình thức ba đoạn phức, hình thức rondo (rông-đô) hoặc là chủ đề trong phần trình bày của hình thức sonate (xô-nát). Tóm tắt 1. Hình thức ba đoạn đơn bao gồm ba phần, mỗi phần không vượt quá khuôn khổ của đoạn nhạc. Mỗi phần có chức năng độc lập được gọi là phần trình bày, phần giữa và phần tái hiện. 2. Tùy thuộc vào đặc điểm, nội dung và chất liệu âm nhạc của phần giữa (đoạn b), hình thức ba đoạn đơn có hai dạng cấu trúc cơ bản là: phát triển và tương phản. a/ Hình thức ba đoạn đơn phát triển là phần giữa của hình thức phát triển chất liệu âm nhạc từ phần trình bày. b/ Hình thức ba đoạn đơn tương phản là phần giữa của hình thức xuất hiện chất liệu chủ đề âm nhạc mới tương phản với chất liệu của phần trình bày. 3. Các phần chính của hình thức có thê được nhắc lại nguyên dạng hay nhắc lại có thay đổi. Ngoài các phần chính, hình thức ba đoạn đơn có thể có các phần phụ như: mở đầu, nối tiếp, kết tùy từng tác phẩm. 67 4. Hình thức ba đoạn đơn dùng để cấu trúc các tác phẩm khí nhạc, thanh nhạc hoặc là một bộ phận của các hình thức lớn như một phần của hình thức ba đoạn phức, rondo (rông-đô), hoặc chủ đề của hình thức sonate (xô-nát). Câu hỏi 1. Trình bày khái niệm chung và chức năng từng phần của hình thức ba đoạn đơn. 2. Trình bày về các dạng cấu trúc phổ biến của hình thức ba đoạn đơn. 3. Thông qua các tác phẩm mà các bạn đã hát để trình bày về các phần trong hình thức ba đoạn đơn phát triển và hình thức ba đoạn đơn tương phản. 4. Hãy tìm một tác phẩm nào đó để phân biệt các phần phụ được sử dụng ngoài các phần chính của hình thức ba đoạn đơn. 5. Hãy tìm các tác phẩm để chứng minh cho sự nhắc lại từng phần của hình thức ba đoạn đơn – nguyên dạng hoặc có thay đổi. 6. Hãy trình bày về ứng dụng của hình thức ba đoạn đơn. Bài tập Phân biệt các dạng cấu trúc của hình thức ba đoạn đơn qua các tác phẩm liệt kê ở dưới. Lập thành sơ đồ cấu trúc của từng phần, từng câu. Chú ý phân tích chất liệu phần giữa và phương pháp tái hiện ở đoạn ba (nguyên dạng, thay đổi biến tấu v.v...) Huy Du: - Đường chúng ta đi Mộng Lân: - Nguyễn Bá Ngọc, người thiếu niên dũng cảm Phạm Trọng Cầu: - Mùa hè của em Trịnh Công Sơn: - Tiếng ve gọi hè - Tuổi đời mênh mông
File đính kèm:
- giao_trinh_the_loai_va_phuong_phap_the_hien_bai_hat_mau_giao.pdf