Giáo trình Thị tường chứng khoán (Phần 1)

Tóm tắt Giáo trình Thị tường chứng khoán (Phần 1): ... chứng khoán và người có liên quan. - Cổ đông lớn của tổ chức phát hành chứng khoán và người có liên quan. - Kiểm toán viên và người có liên quan của tổ chức kiểm toán được chỉ định kiểm toán tổ chức phát hành chứng khoán. - Cán bộ, công chức Uỷ ban chứng khoán Nhà nước, Trung tâm giao dịc...ệnh giá trái phiếu. Mặc dù lãi suất được tính theo hàng năm nhưng nó được thanh toán nửa năm một lần. Phân biệt theo tiêu thức người phát hành, có hai loại trái phiếu là trái phiếu công ty và trái phiếu Chính phủ Trái phiếu công ty Trái phiếu vô danh Tên trái chủ của trái phiếu vô danh... và sẽ được thanh toán vào một ngày gần sau đó. - Thị trường kỳ hạn hay thị trường tương lai (Future Market) là thị trường của các hợp đồng tương lai và các công cụ dẫn xuất từ chứng khoán. Hợp đồng được ký kết căn cứ vào giá cả hiện tại, nhưng ngay fgiao dịch thanh toán lại diễn ra một ngày...

pdf33 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 251 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Thị tường chứng khoán (Phần 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hính nơi đây đãtạo ra hàng hoá cho thị trường giao dịch. 
 Ngược lại thị trường thứ cấp tạo động lực cho sự phát triển của thị trường sơ 
cấp, tạo ra tính thanh khoản cho chứng khoán đó là tính chất dễ dàng chuyển đổi 
thành tiền mặt. Các nhà đầu tư nắm giữ các loại chứng khoán thường nhằm vào các 
cơ hội để bán đi chứng khoán kiếm lời, chính tính thanh khoản đã thu hút các nhà 
đầu tư đến với thị trường chứng khoán. 
2.2. Căn cứ vào loại hàng hoá 
Thị trường chứng khoán cũng có thể được phân thành các thị trường: thị 
trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ chứng khoán phái 
sinh. 
 Thị trường cổ phiếu: thị trường cổ phiếu là thị trường giao dịch và 
mua bán các loại cổ phiếu, bao gồm cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi. 
 Thị trường trái phiếu: thị trường trái phiếu là thị trường giao dịch 
và mua bán các trái phiếu đã được phát hành, các trái phiếu này bao gồm các 
trái phiếu công ty, trái phiếu đô thị và trái phiếu chính phủ. 
2.3. Căn cứ trên phương diện pháp lý 
Thị trường chứng khoán được phân thành thị trường tập trung (Sở giao dịch 
chứng khoán) và phi tập trung (thị trường OTC). 
Thị trường chứng khoán tập trung là điểm hoạt động chính thức của các giao 
dịch chứng khoán còn gọi là Sở giao dịch chứng khoán. Đó là nơi các nhà môi giới 
kinh doanh chứng khoán gặp gỡ để đấu giá thương lượng mua bán chứng khoán 
cho khách hàng hay cho chính mình theo nguyên tắc và qui chế giao dịch của Sở 
giao dịch chứng khoán đề ra trên cơ sở Luật chứng khoán. 
Thị trường chứng khoán không tập trung là hoạt động giao dịch chứng khoán 
không qua Sở giao dịch chứng khoan, mà được thực hiện bởi các công ty chứng 
khoán thành viên ở rải rác khắp nơi trên đất nước. Phương thức giao dịch thông qua 
mạng điện thoại và vi tính 
2.4. Căn cứ vào phương thức giao dịch 
Căn cứ vào phương thức giao dịch của thị trường người ta chia ra làm 2 loại 
thị trường: 
- Thị trường trao ngay (Spot market): là thị trường của những giao dịch 
chứng khoán mà lệnh của khách hàng được thực hiện ngay căn cứ vào giá cả hiện 
tại và sẽ được thanh toán vào một ngày gần sau đó. 
- Thị trường kỳ hạn hay thị trường tương lai (Future Market) là thị trường 
của các hợp đồng tương lai và các công cụ dẫn xuất từ chứng khoán. Hợp đồng 
được ký kết căn cứ vào giá cả hiện tại, nhưng ngay fgiao dịch thanh toán lại diễn ra 
một ngày ở tương lai trong kỳ hạn. 
3. Thực hành Thời 
gian: 5h 
4. Kiểm tra: Thời 
gian: 1h 
Bài thực hành chương 2: 
- Giải thích nội dung các loại cổ phiếu 
- Giải thích nội dung các loại trái phiếu 
- Giải thích nội dung các công cụ tài chính có nguồn gốc chứng khoán 
- Phân biệt các loại thị trường trên thị trường chứng khoán 
- Làm các câu hỏi trắc nghiệm về các nội dung trên 
CHƯƠNG 3. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN SƠ CẤP VÀ GIÁ CẢ 
CHỨNG KHOÁN 
Nội dung: Thời gian: 12h (LT: 6h, 
TH: 6h) 
1. Khái niệm và chức năng thị trường chứng khoán sơ cấp Thực 
hành: 0.5h 
1.1. Khái niệm 
1.2. Chức năng 
2. Phát hành chứng khoán Thực 
hành: 1h 
2.1. Các tổ chức được phát hành chứng khoán 
2.2. Mục đích phát hành chứng khoán 
2.2.1. Mục đích phát hành 
2.2.2. Những điểm thuận lợi và bất lợi khi phát hành chứng khoán ra 
công chúng. 
a. Những điểm thuận lợi 
Phát hành chứng khoán ra công chúng sẽ tạo ra hình ảnh đẹp và sự nổi tiếng 
của công ty, nhờ vậy công ty sẽ dễ dàng hơn và tốn ít chi phí hơn trong việc huy 
động vốn qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu ở những lần sau. Thêm vào đó, khách 
hàng và nhà cung ứng của công ty thường cũng sẽ trở thành cổ đông của công ty và 
do vậy công ty sẽ rất có lợi trong việc mua nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm. 
Phát hành chứng khoán ra công chúng sẽ làm tăng giá trị tài sản ròng, giúp 
công ty có được nguồn vốn lớn và có thể vay vốn của ngân hàng với lãi suất ưu đãi 
hơn cũng như các điều khoản về tài sản cầm cố sẽ ít phiền hà hơn. Ví dụ như các cổ 
phiếu của các công ty đại chúng dễ dàng được chấp nhận là tài sản cầm cố cho các 
khoản vay ngân hàng. Ngoài ra, việc phát hành chứng khoán ra công chúng cũng 
giúp công ty trở thành một ứng cử viên hấp dẫn hơn đối với các công ty nước ngoài 
với tư cách làm đối tác liên doanh. 
 Phát hành chứng khoán ra công chúng giúp công ty có thể thu hút và duy trì đội 
ngũ nhân viên giỏi bởi vì khi chào bán chứng khoán ra công chúng, công ty bao giờ 
cũng dành một tỷ lệ chứng khoán nhất định để bán cho nhân viên của mình. Với 
quyền mua cổ phiếu, nhân viên của công ty sẽ trở thành cổ đông, và được hưởng lãi 
trên vốn thay vì thu nhập thông thường. Điều này đã làm cho nhân viên của công ty 
làm việc có hiệu quả hơn và coi sự thành bại của công ty thực sự là thành bại của 
mình. 
Phát hành chứng khoán ra công chúng, công ty có cơ hội tốt để xây dựng 
một hệ thống quản lý chuyên nghiệp cũng như xây dựng được một chiến lược phát 
triển rõ ràng. Công ty cũng dễ dàng hơn trong việc tìm người thay thế, nhờ đó mà 
tạo ra được tính liên tục trong quản lý. Bên cạnh đó, sự hiện diện của các uỷ viên 
quản trị không trực tiếp tham gia điều hành công ty cũng giúp tăng cường kiểm tra 
và cân đối trong quản lý và điều hành công ty. 
Phát hành chứng khoán ra công chúng làm tăng chất lượng và độ chính xác 
của các báo cáo của công ty bởi vì các báo cáo của công ty phải được lập theo các 
tiêu chuẩn chung do cơ quan quản lý qui định. Chính điều này làm cho việc đánh 
giá và so sánh kết quả hoạt động của công ty được thực hiện dễ dàng và chính xác 
hơn. 
b. Những điểm bất lợi 
- Phát hành cổ phiếu ra công chúng làm phân tán quyền sở hữu và có thể làm 
mất quyền 
kiểm soát công ty của các cổ đông sáng lập do hoạt động thôn tính công ty. Bên 
cạnh đó, cơ cấu về quyền sở hữu của công ty luôn luôn bị biến động do chịu ảnh 
hưởng của các giao dịch cổ phiếu hàng ngày. 
- Chi phí phát hành chứng khoán ra công chúng cao, thường chiếm từ 8-10% 
khoản vốn huy động, bao gồm các chi phí bảo lãnh phát hành, phí tư vấn pháp luật, 
chi phí in ấn, phí kiểm toán, chi phí niêm yết Ngoài ra, hàng năm công ty cũng 
phảI chịu thêm các khoản chi phí phụ như chi phí kiểm toán các báo cáo tài chính , 
chi phí cho việc chuẩn bị tài liệu nộp cho cơ quan quản lý nhà nước về chứng 
khoán và chi phí công bố thông tin định kỳ. 
- Công ty phát hành chứng khoán ra công chúng phải tuân thủ một chế độ 
công bố thông tin rộng rãi, nghiêm ngặt và chịu sự giám sát chặt chẽ hơn so với các 
công ty khác. Hơn nữa, việc công bố các thông tin về doanh thu, lợi nhuận, vị trí 
cạnh tranh, phương thức hoạt động, các hợp đồng nguyên liệu, cũng như nguy cơ bị 
rò rỉ thông tin mật ra ngoài có thể đưa công ty vào vị trí cạnh tranh bất lợi. 
- Đội ngũ cán bộ quản lý công ty phải chịu trách nhiệm lớn hơn trước công 
chúng. Ngoài ra, do qui định của pháp luật, việc chuyển nhượng vốn cổ phần của 
họ thường bị hạn chế 
2.3. Điều kiện và phương thức phát hành chứng khoán 
2.3.1. Điều kiện phát hành chứng khoán 
Mỗi nước có những qui định riêng cho việc phát hành chứng khoán lần đầu 
ra công chúng. Tuy nhiên, để phát hành chứng khoán ra công chúng thông thường 
tổ chức phát hành phải đảm bảo năm điều kiện cơ bản sau: 
- Về qui mô vốn: tổ chức phát hành phải đáp ứng được yêu cầu về vốn điều 
lệ tối thiểu ban đầu, và sau khi phát hành phải đạt được một tỷ lệ phần trăm nhất 
định về vốn cổ phần do công chúng nắm giữ và số lượng công chúng tham gia. 
- Về tính liên tục của hoạt động sản xuất kinh doanh: công ty được thành 
lập và hoạt động trong vòng một thời gian nhất định (thường khoảng từ 3 đến 5 
năm). 
- Về đội ngũ quản lý công ty: công ty phải có đội ngũ quản lý tốt, có đủ 
năng lực và trình độ quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty. 
- Về hiệu quả sản xuất kinh doanh: công ty phải làm ăn có lãi với mức lợi 
nhuận không thấp hơn mức qui định và trong một số năm liên tục nhất định 
(thường từ 2-3 năm). 
- Về tính khả thi của dự án: công ty phải có dự án khả thi trong việc sử dụng 
nguồn vốn huy động được. 
Tuy nhiên, các nước đang phát triển thường cho phép một số trường hợp 
ngoại lệ, tức là có những doanh nghiệp sẽ được miễn giảm một số điều kiện nêu 
trên, ví dụ: doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công ích, hạ tầng cơ sở có thể 
được miễn giảm điều kiện về hiệu quả sản xuất kinh doanh. ở Việt Nam, theo qui 
định của Nghị định 48/1998/-NĐ-CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán và 
Thông tư 01/1998/TT-UBCK hướng dẫn Nghị định 48/1998/-NĐ-CP, tổ chức phát 
hành phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng phải đáp ứng được các điều kiện 
sau: 
 - Mức vốn điều lệ tối thiểu là 10 tỷ đồng Việt Nam; 
- Hoạt động kinh doanh có lãi trong 2 năm liên tục gần nhất; 
- Thành viên Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc) có kinh 
nghiệm quản lý kinh doanh. 
- Có phương án khả thi về việc sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành cổ 
phiếu. 
 - Tối thiểu 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành phải được bán cho trên 
100 người đầu tư ngoài tổ chức phát hành; trường hợp vốn cổ phần của tổ chức 
phát hành từ 100 tỷ đồng trở lên thì tỷ lệ tối thiểu này là 15% vốn cổ phần của tổ 
chức phát hành. 
- Cổ đông sáng lập phải nắm giữ ít nhất 20% vốn cổ phần của tổ chức phát 
hành và phải nắm giữ mức này tối thiểu 3 năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành. 
- Trường hợp cổ phiếu phát hành có tổng giá trị theo mệnh giá vượt 10 tỷ 
đồng thì phải có tổ chức bảo lãnh phát hành. 
2.3.2. Phương thức (qui trình) phát hành chứng khoán 
Thông thường việc phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng được thực 
hiện theo các bước sau: 
- Tổ chức đại hội cổ đông để xin ý kiến chấp thuận của đại hội cổ đông về 
việc phát hành chứng khoán ra công chúng, đồng thời thống nhất mục đích huy 
động vốn; số lượng vốn cần huy động; chủng loại và số lượng chứng khoán dự định 
phát hành; cơ cấu vốn phát hành dự tính phân phối cho các đối tượng: Hội đồng 
quản trị, cổ động hiện tại, người lao động trong doanh nghiệp, người bên ngoài 
doanh nghiệp, người nước ngoài 
- Hội đồng quản trị ra quyết định thành lập ban chuẩn bị cho việc xin phép 
phát hành chứng khoán ra công chúng. Chức năng chủ yếu của ban chuẩn bị là 
chuẩn bị các hồ sơ xin phép phát hành để nộp lên cơ quan quản lý nhà nước về 
chứng khoán và thị trường chứng khoán; lựa chọn tổ chức bảo lãnh phát hành (nếu 
cần), công ty kiểm toán và tổ chức tư vấn và cùng với các tổ chức này xây dựng 
phương án phát hành và dự thảo bản cáo bạch để cung cấp cho các nhà đầu tư. 
- Ban chuẩn bị lựa chọn người đứng đầu tổ hợp bảo lãnh phát hành. Trong phần lớn 
các trường hợp phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng, để đảm bảo sự thành 
công của đợt phát hành thì tổ chức phát hành phải chọn ra được một tổ chức bảo 
lãnh phát hành. Tổ chức bảo lãnh phát hành với uy tín và mạng lưới rộng lớn của 
mình sẽ giúp cho việc phân phối chứng khoán của tổ chức phát hành diễn ra một 
cách suôn sẻ. Chính vì vậy, khi tiến hành phát hành chứng khoán ra công chúng thì 
việc lựa chọn tổ chức bảo lãnh phát hành có ý nghĩa rất quan trọng, và mang tính 
quyết định đến sự thành bại của đợt phát hành. 
Người đứng đầu tổ hợp bảo lãnh phát hành lựa chọn các thành viên khác của 
tổ hợp. Trong trường hợp khối lượng chứng khoán phát hành là quá lớn, vượt quá 
khả năng của một tổ chức bảo lãnh phát hành thì tổ chức bảo lãnh phát hành chính 
(tổ chức bảo lãnh đã được lựa chọn) sẽ đứng ra lựa chọn các thành viên khác để 
cùng với mình tiến hành bảo lãnh cho toàn bộ đợt phát hành. 
Ban chuẩn bị cùng với tổ hợp bảo lãnh phát hành, công ty kiểm toán và tổ 
chức tư vấn tiến hành định giá chứng khoán phát hành. Định giá chứng khoán là 
khâu khó khăn nhất và phức tạp nhất khi tiến hành phát hành chứng khoán ra công 
chúng. Nếu định giá chứng khoán quá cao thì sẽ khó khăn trong việc bán chứng 
khoán, còn nếu định giá chứng khoán quá thấp thì sẽ làm thiệt hại cho tổ chức phát 
hành. Vì thế, việc định giá chứng khoán một cách hợp lý sao cho người mua và 
người bán đều chấp nhận được là hết sức quan trọng và cần phải được phối hợp của 
tổ chức bảo lãnh, công ty kiểm toán và tổ chức tư vấn của công ty. 
Chính thức thành lập tổ hợp bảo lãnh phát hành và ký hợp đồng bảo lãnh 
phát hành với tổ chức phát hành. 
Công ty kiểm toán xác nhận các báo cáo tài chính trong hồ sơ xin phép phát 
hành. 
 Tổ chức phát hành nộp hồ sơ lên Uỷ ban chứng khoán. Thông thường tổ 
chức phát hành sẽ được trả lời về việc cấp hay từ chối cấp giấy phép trong một thời 
hạn nhất định kể từ ngày nộp hồ sơ xin phép phát hành đầy đủ và hợp lệ. Trong 
thời gian chờ Uỷ ban chứng khoán Nhà nước xem xét hồ sơ, tổ chức phát hành có 
thể sử dụng nội dung trong bản cáo bạch sơ bộ để thăm dò thị trường. 
- Sau khi được cấp phép phát hành, tổ chức phát hành phải ra thông báo phát hành 
trên các phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời công bố ra công chúng bản cáo 
bạch chính thức và việc thực hiện việc phân phối chứng khoán trong một thời gian 
nhất định kể từ khi được cấp giấy phép. Thời hạn phân phối được qui định khác 
nhau đối với mỗi nước. ở Việt nam, theo qui định tại Nghị định 48/Chính phủ về 
chứng khoán và thị trường chứng khoán thì thời hạn này là 90 ngày, trong trường 
hợp xét thấy hợp lý và cần thiết, Uỷ ban chứng khoán nhà nước có thể gia hạn 
thêm. 
 - Tiến hành đăng ký, lưu giữ, chuyển giao và thanh toán chứng khoán sau khi 
kết thúc đợt phân phối chứng khoán. 
Sau khi hoàn thành việc phân phối chứng khoán, tổ chức phát hành cùng với 
tổ chức bảo lãnh phát hành phải báo cáo kết quả đợt phát hành cho Uỷ ban chứng 
khoán và tiến hành đăng ký vốn với cơ quan có thẩm quyền. 
Trường hợp tổ chức phát hành có đủ điều kiện niêm yết thì có thể làm đơn 
xin niêm yết gửi lên Uỷ ban chứng khoán và Sở giao dịch chứng khoán nơi công ty 
niêm yết. 
3. Giá cả chứng khoán Thời 
gian: 4.5h 
3.1. Mệnh giá? 
- Mệnh giá là số tiền ghi trên tờ cổ phiếu hay tờ trái phiếu khi phát hành. Hiện nay, 
theo quy định: cổ phiếu có mệnh giá là 10.000 đồng, trái phiếu có mệnh giá tối 
thiểu là 100.000 đồng. 
3.2. Thị giá? 
- Thị giá là giá thị trường của các loại chứng khoán được mua – bán trên thị trường 
giao dịch tập trung. 
- VD: Mệnh giá của cổ phiếu REE là 10.000 đồng, nhưng giá thị trường hiện tại 
của cổ phiếu REE và thời điểm ngày 10/01/2003 là 18.700 đồng / Cổ phiếu. 
3.3. Giá niêm yết? 
- Giá niêm yết là mức giá của cổ phiếu được thực hiện trong phiên giao dịch đầu 
tiên khi lên niêm yết trên thị trường chứng khoán và được hình thành dựa trên quan 
hệ cung - cầu trên thị trường. 
- VD: Cổ phiếu REE khi lên niêm yết trên thị trường giao dịch tập trung, giá niêm 
yết được xác định là 16.000 đồng/ cổ phiếu. 
3.4. Giá khớp lệnh? 
- Giá khớp lệnh là mức giá được xác định từ kết quả khớp lệnh của Trung tâm giao 
dịch chứng khoán, thoả mãn được tối đa nhu cầu của người mua và người bán 
chứng khoán. 
- VD: Trong phiên giao dịch ngày 10/01/2003, giá khớp lệnh của cổ phiếu REE đạt 
ở mức giá 18.700 đồng/ cổ phiếu. Tất cả những ai có lệnh mua hoặc lệnh bán được 
khớp sẽ được mua và bán với giá 18.700 đồng/ cổ phiếu REE. 
3.5. Giá đóng cửa? 
- Giá đóng cửa là giá thực hiện tại lần khớp lệnh cuối cùng trong ngày giao dịch. 
- VD: Giá đóng cửa của cổ phiếu REE trong phiên giao dịch ngày 10/01/2003 
chính là mức giá khớp lệnh của cổ phiếu đó là 18.700 đồng / cổ phiếu. 
3.6. Giá mở cửa? 
- Giá mở cửa là giá đóng cửa của phiên giao dịch hôm trước. 
- VD: Giá mở cửa của cổ phiếu REE vào phiên giao dich ngày 11/01/2003 là 
18.700 đồng/cổ phiếu. 
3.7. Giá tham chiếu? 
- Giá tham chiếu là mức giá làm cơ sở cho việc tính giới hạn dao động giá chứng 
khoán trong phiên giao dịch. 
- Tại thị trường giao dich tập trung hiện tại ở Việt nam thì giá tham chiếu của một 
phiên giao dịch là giá đóng cửa của phiên giao dịch hôm trước. 
- VD: Giá tham chiếu của cổ phiếu REE vào ngày 21/01/2003 là mức giá đóng cửa 
của phiên giao dịch ngày 10/01/2003 là 18.700 đồng/ cổ phiếu. 
3.8. Biên độ giao động giá? 
- Biên độ giao động giá là giới hạn giá chứng khoán có thể biến đổi tối đa trong 
phiên giao dịch so với giá tham chiếu. 
- VD: Giá tham chiếu của cổ phiếu REE ngày 21/01/2003 là 18.700 đồng / cổ 
phiếu, biên độ giao động giá theo quy định hiện hành đối với tất cả các loại cổ 
phiếu là +/- 5% tức là giá của cổ phiếu REE thực hiện trong phiên giao dịch chỉ 
được phép giao động trong khoảng +/- 5% so với giá 18.700 đồng. 
3.9. Giá trần ? 
- Giá trần là mức giá cao nhất mà một loại chứng khoán có thể được thực hiện 
trong phiên giao dịch. 
Giá trần = Giá tham chiếu + (Giá tham chiếu x Biên độ dao động giá) 
- VD: Giá trần của cổ phiếu REE trong phiên giao dịch ngày 11/01/2003: 
Giá trần = 18.700 + (18.700 x 5%) = 19.600 đồng. 
3.10. Giá sàn? 
- Giá sàn là mức giá thấp nhất mà một loại chứng khoán có thể được thực hiện 
trong phiên giao dịch. 
Giá sàn = Giá tham chiếu - (Giá tham chiếu x Biên độ dao động giá) 
- VD: Giá sàn của cổ phiếu REE trong phiên giao dịch ngày 11/01/2003: 
Giá sàn = 18.700 - (18.700 x 5%) = 17.800 đồng. 
3.1. Giá trị thời gian của tiền 
3.2. Giá chứng khoán 
3.3. Định giá chứng khoán 
a. Đấu giá định kỳ và đấu giá liên tục: 
Đấu giá định kỳ là hệ thống trong đó các lệnh mua và lệnh bán được tích tụ 
lại trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó mới được ghép với nhau để hình 
thành một mức giá duy nhất tại điểm có khối lượng mua và bán lớn nhất được thực 
hiện. 
Đấu giá liên tục là hệ thống trong đó các lệnh mua và lệnh bán liên tục được 
ghép với nhau nếu có thể. 
Đấu giá định kỳ có ưu điểm là cho phép hình thành giá cả tốt nhất trên cơ sở 
khối lượng mua bán lớn được tích tụ lại. Đấu giá định kỳ thích hợp với thị trường 
có khối lượng giao dịch nhỏ; nó cho phép giảm bớt sự biến động quá mức của giá 
cả. Tuy nhiên, việc đấu giá liên tục lại thích hợp với thị trường có khối lượng giao 
dịch lớn. Nó cho phép hình thành giá cả tức thời đáp ứng được những thay đổi 
thường xuyên về thông tin trên thị trường. 
Thông thường các nước có thị trường chứng khoán phát triển đều áp dụng cả 
phương thức đấu giá định kỳ và đầu giá liên tục. Mỗi ngày giao dịch có thể có 1 
hoặc 2 phiên giao dịch (buổi sáng và buổi chiều). Vào đầu giờ phiên giao dịch buổi 
sáng, người ta xác định giá mở cửa theo phương thức đấu giá định kỳ. Sau đó việc 
giao dịch được thực hiện theo phương thức đấu giá liên tục. Cuối ngày giao dịch, 
người ta lại xác định giá đóng cửa theo phương thức đấu giá định kỳ. 
 b. Nguyên tắc ghép lệnh 
- Giá mua cao hơn giá cơ bản và giá bán thấp hơn giá cơ bản sẽ được thực 
hiện trước. 
- Phân bổ từ bên có khối lượng ít sang bên có khối lượng nhiều. 
- Nếu sau khi khớp lệnh có nhiều mức giá cùng thoả mãn thì lấy mức giá gần 
với giá đóng cửa của ngày hôm trước hay mức giá của ngay phiên giao dịch trước 
đó. 
c. Các nguyên tắc ưu tiên trong việc so khớp lệnh 
Nguyên tắc cơ bản đầu tiên được áp dụng là nguyên tắc ưu tiên về giá. Theo 
nguyên tắc này, các lệnh có giá tốt nhất (chào mua cao nhất và chào bán thấp nhất) 
được ưu tiên thực hiện trước. 
Ngoài nguyên tắc cơ bản trên đây, những nguyên tắc phụ sau đây sẽ được áp dụng: 
Nguyên tắc ưu tiên về thời gian: trong những lệnh có cùng mức giá, lệnh nào 
đến trước sẽ được ưu tiên thực hiện trước. 
- Ưu tiên về khách hàng: có hai loại khách hàng là khách hàng cá nhân và 
khách hàng là nhà đầu tư có tổ chức như công ty chứng khoán, quỹ đầu 
tưSGDCK thường áp dụng quy tắc ưu tiên khách hàng là cá nhân trước khách 
hàng là nhà đầu tư có tổ chức. 
- Ưu tiên về khối lượng: lệnh nào có khối lượng lớn hơn sẽ được ưu tiên 
phân phối trước. 
 - Ưu tiên ngẫu nhiên : theo nguyên tắc này, người ta chỉ áp dụng ưu tiên về 
giá. Sau đó các lệnh khi đưa vào hệ thống sẽ được máy tính sắp xếp một cách ngẫu 
nhiên. 
4. Thực hành Thời 
gian: 5h 
5. Kiểm tra Thời 
gian: 1h 
Bài thực hành chương 3 
- Xác định các điều kiện và phương thức phát hành chứng khoán 
- Làm các câu hỏi trắc nghiệm về giá cả chứng khoán 
- Bài tập thực hành về tính giá chứng khoán và định giá chứng khoán 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thi_tuong_chung_khoan_phan_1.pdf
Ebook liên quan