Giáo trình Thị tường chứng khoán (Phần 2)
Tóm tắt Giáo trình Thị tường chứng khoán (Phần 2): ...những rủi ro do các yếu tố nội tại gây ra, nó có thể kiểm soát được và chỉ tác động đến một ngành hay tới một công ty, một hoặc một số chứng khoán, gọi là rủi ro không hệ thống. Rủi ro hệ thống ảnh hưởng đến giá của tất cả các loại chứng khoán. Những thay đổi về kinh tế, chính trị, xã hội và...đòi hỏi phải tăng lên. Điều đó sẽ tác động đến giá của các loại trái phiếu Chính phủ, trái phiếu và cổ phiếu công ty. 1.2.3. Rủi ro không hệ thống Rủi ro không hệ thống là một phần trong tổng rủi ro gắn liền với một công ty hay một ngành công nghiệp cụ thể nào đó, ngoài những rủi ro gắn liền... tân Khái niệm đổi mới không chỉ đơn thuần dành để nói về những phát minh, sáng chế. Nó có thể là những cách thức mới để tiến hành các hoạt động kinh doanh cũ. Một công ty hăng hái, nhiệt huyết với sự đổi mới thì cổ phiếu của những công ty đó trên thị trường chứng khoán sẽ hứa hẹn tiềm năng ...
khác nhau về cơ cấu vốn: Công ty C, nguồn vốn hoàn toàn từ 1 triệu cổ phiếu thường, bán với giá 20 đôla/1cổ phiếu. Công ty khác, công ty D, có nguồn một nửa là từ cổ phiếu thường 500.000 cổ phiếu, bán với giá 20 đô la/ cổ phiếu và một nửa là từ vay nợ 10 triệu USD với lãi vay là 5%. Như vậy, tài sản có của mỗi công ty là 20 triệu USD, dự kiến sẽ có lợi nhuận 1 triệu USD, hay là 5% trên tổng tài sản. Chúng ta giả sử rằng không có thuế thu nhập công ty. Thu nhập 1 triệu USD có thể dễ dàng chuyển đổi sang thu nhập cho mỗi cổ phiếu. Công ty C sẽ có lãi 1 đô la/1 cổ phiếu. Công ty D phải trả lãi 500.000 đô la 10 triệu x 5% và phần còn lại chia cho cổ phiếu cũng được lãi 1 đô la/1cổ phiếu. Tại điểm này, cả hai công ty đều có mức thu nhập trên cổ phiếu là 1 đô la. Như vậy ta không thấy có hệ quả của việc vay nợ đối với thu nhập của cổ đông. Chúng ta sẽ xem xét hệ quả của việc vay nợ đối với cả hai công ty trong một năm kinh doanh tốt và một năm kinh doanh xấu, khi thu nhập tăng lên 50% hay giảm đi 50%, như trong bảng sau: Chỉ tiêu Năm tốt Năm xấu Mức thu nhập trên tài sản Lợi nhuận 7.5% 1.5 triệu 2.5% 5 triệu Lợi nhuận trên 1 cổ phiếu: Công ty C Công ty D 1.5 đôla 2.0 đôla 0.5 đôla 0.0 đôla Chúng ta nhớ lại rằng mỗi công ty có lãi 1 cổ phiếu là 1 đô la. Do vậy, 50% tăng lên trong thu nhập từ 1 triệu lên 1,5 triệu sẽ làm tăng 50% tăng lên trong thu nhập của mỗi cổ phiếu công ty C và 100% đối với công ty D. Trong trường hợp của công ty D, ảnh hưởng được nhân lên vì những người cho vay chỉ được hưởng lãi suất 5% trên số tiền cho vay, bất kể tình hình hoạt động của công ty tốt hay xấu. Do vậy, cổ đông của các công ty có vay nợ như công ty D sẽ được hưởng nhiều hơn khi tình hình kinh doanh tốt lên. Ngược lại, 50% giảm trong thu nhập từ một triệu đô la xuống 500.000 đô la sẽ làm cho lợi nhuận trên 1 cổ phiếu của công ty C giảm xuống 50% từ 1 đô la xuống 0.5 đô la nhưng lợi nhuận trên một cổ phiếu của Công ty D sẽ giảm từ 1 xuống 0. Ta có thể dễ dàng thấy rằng khi lợi nhuận tụt xuống còn 500.000 đô la, thu nhập trên tài sản chỉ còn 2,5%, nhưng những người cho vay vẫn được hưởng 5% lãi suất thì sự chênh lệch này sẽ phải được bù đắp bằng việc giảm lợi nhuận của cổ đông nắm giữ cổ phiếu thường. Rủi ro của các cổ đông có thể được xem xét một cách đơn giản. Nếu Công ty có tỷ lệ thu nhập âm trong một vài năm thì vốn cổ phần có thể sẽ biến mất. Công ty C vẫn có lợi nhuận mỗi cổ phần là 0,5 đô la khi thu nhập trên tổng tài sản là 2,5%, nhưng Công ty D thì con số này bằng không. Như vậy điều gì sẽ xảy ra nếu tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản bằng 0? Công ty C sẽ có lợi nhuận cho mỗi cổ phần bằng 0 còn Công ty D thì mỗi cổ phần lỗ 0,5 đô la do phải trả lãi vay. Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản âm sẽ có tác động rất lớn. Ví dụ: một tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản bằng - 4% sẽ được nhân lên thành - 22% lỗ trên vốn cổ phần đối với Công ty D. Nếu trong vòng vài năm cứ như vậy thì vốn cổ phần sẽ dần dần biến mất. Rủi ro phá sản của Công ty tỷ lệ thuận với mức độ sử dụng hệ số đòn bẩy tài chính hay rủi ro tài chính. 1.3. Những quan tâm trước khi quyết định đầu tư chứng khoán Luôn có 5 nhân tố then chốt cần phải quan tâm trước khi đầu tư tiền bạc vào một loại cổ phiếu nào đó: 1.3.1. Đảm bảo an toàn vốn Để kế hoạch đầu tư không đối mặt với rủi ro lớn, trước tiên các nhà đầu tư cần đảm bảo sao cho đồng vốn của mình được an toàn, không bị giảm sút bằng cách xây dựng danh mục đầu tư đa đạng. Các nhà đầu tư đôi khi cũng nhầm lẫn, và có sự nhầm lẫn làm họ thua lỗ hay phá sản. Việc chia ra nhiều loại chứng khoán khác nhau thực chất là phân tán rủi ro. Mọi người đều biết rằng, ngay cả những công ty tưởng chừng vững chắc nhất trên thị trường cũng có thể tiềm ẩn trong mình nguy cơ phá sản, vì vậy một danh mục đầu tư càng đa dạng bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, những cổ phiếu thắng cuộc sẽ bù đắp cho những cổ phiếu thua cuộc. Nếu bạn chỉ có một số tiền ít ỏi thì nên mua chứng khoán của công ty mà bạn đang làm việc, hoặc gia nhập các hội đầu tư, hay mua cổ phiếu của các Quỹ hỗ tương. Không chỉ có vậy, giá cổ phiếu tăng liên tục trong một thời gian nhất định sẽ mang lại cho các nhà đầu tư những khoản lãi lớn hơn rất nhiều, nhưng biết đâu chừng chính đà tăng trưởng này đã đẩy các loại cổ phiếu lên mức giá quá cao một cách giả tạo. Vậy bạn nên mua vào, hay bán ra, cổ phiếu của công ty nào trong thời điểm này? “Không nên tham lam mà “găm giữ” cổ phiếu để chờ nó tăng giá cao hơn nữa. Điều quan trọng là phải xác định được đâu là thời điểm cổ phiếu đó chuẩn bị mất giá để kịp thời bán ra, chứ để khi giá đã xuống thấp thì cho dù có bán cũng chẳng có ai muốn mua”- Doug cho biết. 1.3.2. Sự đổi mới và cách tân Khái niệm đổi mới không chỉ đơn thuần dành để nói về những phát minh, sáng chế. Nó có thể là những cách thức mới để tiến hành các hoạt động kinh doanh cũ. Một công ty hăng hái, nhiệt huyết với sự đổi mới thì cổ phiếu của những công ty đó trên thị trường chứng khoán sẽ hứa hẹn tiềm năng tăng trưởng rất lớn. Trong khi, một công ty quá bảo thủ không chịu ra khỏi lối mòn trong điều hành sản xuất cũng như quản lý, dẫn đến tình trạng trì trệ kéo dài, thì cổ phiếu của công ty đó cũng sẽ “dậm chân tại chỗ” trên thị trường chứng khoán. Điều quan trọng để chiến lược đầu tư được thành công là việc nắm bắt được tính năng động của cổ phiếu. Do đó, các nhà đầu tư nên tìm hiểu xem công ty mà mình dự định đầu tư có thực sự hướng đến những phương pháp kinh doanh mới khi gặp khó khăn hay không. 1.3.3. Tình hình nhân sự “Mọi hoạt động kinh doanh đều do con người thực hiện. Do vậy, việc nắm bắt tình hình nhân sự của công ty mà bạn dự định đầu tư là rất cần thiết”- Doug nói. Theo ông, đây không phải là công việc quá khó khăn. Không ai có tất cả những kỹ năng, kinh nghiệm và danh tiếng để điều hành các hoạt động kinh doanh, điều quan trọng chính là ở chỗ họ có hết mình với công việc hay không. “Khi tôi nhìn vào tình hình nhân sự, tôi muốn thấy sự nỗ lực trong công việc của các nhân viên ở công ty mà tôi dự định đầu tư”- Dough nói- “Một công ty có tình hình nhân sự không ổn định với sự thay đổi nhân viên luôn xoành xoạch chắc chắn không phải là một công ty tốt để bạn bỏ vốn đầu tư”. Hơn nữa, theo nhận định của Doug, tình hình nhân sự cũng là yếu tố quyết định để công ty bán cổ phiếu. Nếu những nhà quản lý cấp cao của công ty, những người chịu trách nhiệm về sự thành bại của công ty, bắt đầu bỏ đi, thì đây có thể được xem là dấu hiệu bất lợi cho tương lai của công ty. Khi đó, bạn cần phải theo dõi và tìm hiểu xem tại sao lại có những thay đổi như vậy. Đặc biệt, nếu phát hiện ra những dấu hiệu cho thấy công ty bắt đầu xuống dốc trong lĩnh vực kinh doanh chính, thì tốt nhất bạn nên nhanh chóng bán cổ phiếu của công ty đó đi và tìm mua cổ phiếu của công ty khác trong cùng lĩnh vực nhưng mạnh hơn và có ban quản trị ổn định hơn. 1.3.4. Bản cáo bạch Bản cáo bạch của các công ty trên thị trường chứng khoán luôn được xem như một phương tiện chủ yếu giúp các nhà đầu tư đánh giá mức độ sinh lời và triển vọng của công ty trước khi quyết định bỏ vốn đầu tư. Một quyết định thiếu thông tin có thể buộc các nhà đầu tư phải trả giá đắt. Bởi vậy, các nhà đầu tư nên đọc Bản cáo bạch một cách kỹ lưỡng và tìm hiểu rõ những ưu khuyết điểm thực sự của các công ty, đánh giá cẩn thận những yếu tố cơ bản của công ty dự định đầu tư thông qua các thông tin trong Bản cáo bạch. Mặc dù những đợt chào bán đầu tiên có vẻ là cơ hội đầu tư tốt vì chúng thường mang lại lợi nhuận ban đầu cao do cổ phiếu tăng giá, nhưng rủi ro vẫn tồn tại và không có gì bảo đảm là bạn sẽ thu được tiền chênh lệch hoặc tiền chênh lệch sẽ được như mức mà bạn trông đợi. “Tôi luôn bắt đầu phân tích cổ phiếu một công ty bằng Bản cáo bạch của công ty đó. Trong quá trình thực hiện, tôi tự đặt ra cho mình một số mục đích quan trọng như tìm hiểu xem việc kinh doanh của công ty có tiến triển hay không, lợi nhuận trung bình như thế nào, nợ nần ra sao... Doanh thu tăng có nghĩa là lợi nhuận cũng tăng và dẫn tới giá cổ phiếu tăng. Nhưng các con số chưa phải là nói lên tất cả. Do vậy, sẽ rất cần thiết khi nghiên cứu Bản cáo bạch một cách kỹ lưỡng để tìm ra những dấu hiệu tăng trưởng của công ty”- Doug nói. Các nhà đầu tư cũng nên tìm hiểu về các sản phẩm công ty kinh doanh, thậm chí cả khách hàng của công ty, đặt câu hỏi về các sản phẩm của công ty và khả năng kiểm soát thị trường của chúng. Bạn sẽ tìm thấy thông tin chính về các vấn đề này trong các phần khác nhau của Bản cáo bạch. 1.3.5. Kế hoạch kinh doanh “Nếu công ty mà bạn dự định đầu tư không có những kế hoạch kinh doanh tốt, thì triển vọng tăng lợi nhuận cổ phiếu gần như bằng không. Bạn đừng mắc phải sai lầm này. Kinh doanh là một cuộc đấu trí, để kiếm lời từ cổ phiếu, bạn cần hiểu công ty đó đang làm những gì và có định hướng thế nào cho tương lai”- Doug nói. Tất cả các hoạt động kinh doanh đều phải được lên kế hoạch và nhắm đến những mục tiêu nhất định. Kế hoạch kinh doanh sẽ tạo ra những trọng điểm mà công ty cần tập trung vào. Các nhà đầu tư không thể bỏ qua việc nghiên cứu các kế hoạch kinh doanh, nếu muốn có được những khoản đầu tư sinh lời. Việc tìm hiểu kế hoạch kinh doanh của các công ty không quá dễ nhưng cũng không quá khó. Các nhà đầu tư có thể tìm hiểu từ chính những nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu của công ty đó. Họ chính là những người am hiểu về cổ phiếu này hơn ai hết. 2. Phân tích chứng khoán Thời gian:5h 2.1. Khái niệm Phân tích chứng khoán là bước khởi đầu cho hoạt động đầu tư chứng khoán. Mục tiêu của phân tích chứng khoán là giúp cho nhà đầu tư chứng khoán lựa chọn được các quyết định đầu tư chứng khoán có hiệu quả nhất, mang lại lợi nhuận tối đa với rủi ro tối thiểu. Kết quả phân tích chứng khoán phải làm rõ được các căn cứ cho sự lựa chọn quyết dịnh đầu tư. Nó phải trả lời đượccác câu hỏi cơ bản: khi nào thì nên đầu tư, nên đầu tư vào loại chứng khoán nào và với giá cả ra sao, khi nào thì nên rút khỏi thị trường. Để đạt được các kết quả đó, việc phân tích chứng khoán cần được tiến hành theo một qui trình cụ thể, khoa học. Phân tích chứng khoán thường dựa trên hai loại phân tích: phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật. 2.2. Phân tích cơ bản 2.2.1. Khái niệm: Phân tích cơ bản ( Fondamental Analysis) là quá trình phân tích xem xét môi trường kinh tế vĩ mô cũng như những điều kiện và bối cảnh cụ thể của công ty có chứng khoán phát hành và lưu thông trên TTCK sẽ gây tác động như thế nào đến tình hình tài chính, khả năng mang lại lợi nhuận, lợi tức cổ phần, giá cổ phiếu trên thị trường.. Nội dung của phân tích nhằm vào 2 nội dung lớn là: phân tích tích kinh tế vĩ mô và phân tích tài chính. - Phân tích kinh tế vĩ mô là phân tích những yếu tố vĩ mô, bao trùm có ảnh hưởng trong một khoảng không gian rộng lớn đến công ty như: + Nền kinh tế thế giới + Nền kinh tế nội địa + Lãi suất + Chính sách tài chính, chính sách tiền tệ. + Kinh tế ngành có liên quan. Phân tích tài chính, đây là nội dung chủ yếu của phân tích cơ bản trong phần này nhà phân tích sẽ tập trung phân tích: bảng cân đối tài khoản và báo cáo kết quả kinh doanh của công ty để xem xét chất lượng của công ty cũng như việc phát triển của công ty theo thời gian, nhờ đó tiên đoán các chuyển biến giá chứng khoán. Việc phân tích cơ bản sẽ đánh giá một chứng khoán dưới giá trị hay trên giá trị hiện hành. + Phân tích bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán với nội dung ghi chép phản ánh tình hình tài sản và vốn của công ty tại một thời điểm nhất định, có thể nói bảng cân đối kế toán là một tấm gương phản ánh tổng quát tình trạng tài chính công ty. Do đó, việc phân tích, đánh giá bảng cân đối kế toán có ý nghĩa rất quan trọng. Bảng cân đối kế toán chia làm hai phần: . Phần Tài sản (Asset): phần này phản ánh toàn bộ tài sản hiện hữu của công ty, bao gồm tài sản lưu động (Current Assets) với vốn bằng tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho, các tài sản lưu động khác và tài sản cố định (Fixed Assets) gồm TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, đầu tư dài hạn, các chi phí XDCB dở dang,. . Phần Nguồn vốn (Capital) gồm có: = Nợ (Debt): phản ánh toàn bộ số nợ hiện có mà công ty phải trả, khoản nợ bao gồm: Nợ ngắn hạn (Short debt): gồm vay ngắn hạn, các khoản phải trả người bán, lương và các khoản phải trả công nhân viên, thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước. Nợ dài hạn (Long term debt) gồm vay dài hạn, trung hạn, nợ dài hạn khác (trái phiếu.) = Nguồn vốn chủ sở hữu: là nguồn vốn tự có theo nghĩa rộng bao gồm vốn cổ phần, các quỹ, lợi nhuận chưa phân phối và các khoản khác. Phần chênh lệch giữa tài sản với nợ thể hiện trên bảng cân đối kế toán là giá trị tài sản thực của công ty. Như vậy, bảng cân đối kế toán cho ta thấy những nét cơ bản,bao trùm toàn bộ tài sản, vốn liếng của công ty, để từ đó bằng các phương pháp phân tích đánh giá có thể biết được hiện trạng của công ty. Ví dụ bảng cân đối kế toán Công ty Động lực ngày 31/12/2005 Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền A. Tài sản lưu động 15.000 A. Nợ phải trả 15.000 I. Tiền 3.700 I. Nợ ngắn hạn 10.000 II. Đầu tư TC ngắn hạn 1.000 II. Nợ dài hạn 5.800 III. Phải thu 2.900 III. Nợ khác IV. Hàng tồn kho 5.850 V. TSLĐ khác 1.550 B. TSCĐ 21.000 B. Nguồn vốn chủ SH 20.200 I.TSCĐ hữu hình 21.000 I. Nguồn vốn-quỹ 18.000 - TSCĐ hữu hình 18.000 1. Nguồn vốn kinh doanh (vốn cổ phần) 17.300 - TSCĐ vô hình 500 2. Các quỹ 1.600 II. Đầu tư TC dài hạn 1.000 3.Lãi chưa chia 800 III. Chi phí XDCB 1.500 4. Nguồn vốn đầu tư XDCB 1.700 II. Nguồn kinh phí 500 Tổng cộng tài sản 36.000 Tổng cộng nguồn vốn 36.000 + Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh. Đây là một báo cáo tài chính được các nhà phân tích tài chính rất quan tâm, vì nó cung cấp các số liệu về hoạt động kinh doanh mà công ty đã thực hiện trong kỳ. Nó còn được sử dụng như một bản hướng dẫn để dự tính xem công ty sẽ hoạt động như thế nào trong tương lai. Nội dung của báo cáo kết quả kinh doanh có thể thay đổi theo từng thời kỳ tuỳ theo yêu cầu quản lý, nhưng phải phản ánh được bốn nội dung cơ bản sau: doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, lãi lỗ và được xác định qua đẳng thức sau: Lãi (+) Doanh Giá vốn Chi phí Chi phí = thu - hàng - bán - quản lý Lỗ (-) thuần bán hàng doanh nghiệp Để minh hoạ , chúng ta hãy xem xét bảng báo cáo kết quả kinh doanh (dạng rút gọn) của công ty Động lực năm 2005 như sau: Chỉ tiêu Số tiền - Tổng doanh thu 99.500 - Các khoản giảm trừ 5.900 1. Doanh thu thuần 93.600 2. Giá vốn hàng bán 76.720 3. Lợi nhuận gộp 16.880 4. Chi phí bán hàng 4.550 5. Chi phí quản lý 5.620 6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 6.720 7. Lơi tức hoạt động tài chính 120 8. Tổng lợi nhuận trước thuế 6.830 9. Thuế lợi tức phải nộp 2.050 10. Lợi nhuận sau thuế 4.780 2.2.2. Các dạng phân tích báo cáo tài chính công ty Trang 64 PT & ĐT CK 2.3. Phân tích kỹ thuật 2.3.1. Khái niệm: Quá trình nghiên cứu xu hướng lên giá, xuống giá trên thị trường chứng khoán nói chung và trào lưu lên xuống của giá cổ phiếu của một công ty – gọi là phân tích kỹ thuật. Với việc phân tích kỹ thuật cho phép người đầu tư chọn thời điểm thích hợp để mua hoặc bán chứng khoán sao cho có lợi nhất Phân tích kỹ thuật nghiên cứu số cung và cầu chứng khoán dựa trên các nghiên cứu số lượng và giá cả. Nhà phân tích dùng các biểu đồ để phân tích chiều hướng giá. Hầu hết các phân tích được thực hiện để phân tích ngắn và trung hạn. Không giống như phân tích cơ bản, nhà phân tích kỹ thuật không quan tâm đến vị thế tài chính của công ty. 2.3.2. Phương pháp phân tích: 2.3.2.1. Phương pháp biểu đồ theo lý thuyết DOW: Lý thuyết DOW là lý thuyết của nhà sáng lập Charles Henry Dow, với việc thừa nhận và phân tích các lực lượng tác động đến giá cổ phiếu bao gồm 3 yếu tố: - Xu hướng chính yếu là sự vận động lâu dài của giá, kéo dài từ vài tháng đến vài năm. - Các xu hướng phụ (hay trung tâm) do các độ lệch của giá so với xu hướng chính yếu gây ra. - Các xu hướng thứ yếu là những dao động hàng ngày có tầm quan trọng ít hơn. Lý thuyết DOW cố gắng nhận thức các xu hướng lâu dài và trước mắt ảnh hưởng đến thị cổ phiếu để phân tích kỹ thuật. Ông cho rằng chỉ số bình quân ngành công nghiệp với 30 loại cổ phiếu (DJIA)-DOWN JONES INSDUSTRIAL AVERAGE) và (DJTA)- DOWN JONES INSDUSTRIAL AVERAGE) chỉ số bình quân về ngành vận tải với 20 loại cổ phiếu là hai chỉ số chủ yếu của các xu hướng chính tác động đến giá cổ phiếu. Lý thuyết DOW gắn liền với các khái niệm về mức hỗ trợ và mức đề kháng của giá cổ phiếu. Trong đó mức hỗ trợ là mức giá trị mà ở đó giá thị trường không có khả năng rớt xuống hơn nữa. Còn mức đề kháng là giá trị mà trên giá trị đó thị trường rất khó tăng lên cao hơn nữa. Biểu đồ sau đây thể hiện các xu hướng theo lý thuyết biểu đồ DOW Trang 257TT CK Xu hướng chính còn gọi là trào lưu chính, trào lưu thứ nhất (Primary Trend) là trào lưu ảnh hưởng có tính quyết định đến sự biến động lên hoặc xuống của giá cả trên thị trường chứng khoán. Xu hướng phụ - xu hướng thứ hai (Secondary Reaction) có thể gây tác động đến giá cả thị trường ngược lại với trào lưu chính- nhưng xét về căn bản và lâu dài thì nó vẫn tuân theo trào lưu chính- do đó người ta gọi đó là phản ứng nghịch. Xu hướng thứ yếu gây những tác động nhỏ ảnh hưởng đến sự lên xuống của giá chứng khoán hàng ngày, không ảnh hưởng đến sự lên xuống giá chứng khoán theo trào lưu, xu hướng chính. Charles Henry Dow là người đi đầu của ngành phân tích kỹ thuật – ông đã dựa vào lý thuyết của mình để đi đến kết luận quan trọng cho các nhà đầu tư, kinh doanh chứng khoán là: + Khi có dấu hiệu xác nhận trào lưu lên giá thì nên bắt đầu mua chứng khoán vào. + Khi có dấu hiệu xác nhận trào lưu xuống giá thì nên bắt đầu bán chứng khoán ra. + Dựa vào trào lưu lên hay xuống giá mà có thể dự đoán những thăng trầm của nền kinh tế có thể xảy ra. 2.3.2.1. Phương pháp biểu đồ mô hình giá khoán: Đây là biểu đồ sử dụng đồ thị giá khoán để từ đó làm bộc lộ thị giá chứng khoán với hướng đi của nó trong một tương lai gần: giúp nhà nhà đầu tư có ý thức rõ rệt trong một thời gian ngắn về việc mua bán chứng khoán. 2.3.2.2. Các lý thuyết về thị trường - Lý thuyết về lợi nhuận “ngắn”: trong trường hợp dự đoán giá chứng khoán sẽ giảm đi trong tương lai, nhà kinh doanh chứng khoán sẽ đi vay chứng khoán để bán sau đó khi đến hạn họ sẽ thanh toán cho những chứng khoán đi vay với giá thấp hơn giá bán trước đây- chênh lệch đó là lợi nhuận “ ngắn” của nhà kinh doanh chứng khoán. - Lý thuyết mua bán chứng khoán “số lượng ít”: đây là lý thuyết chủ yếu tập trung vào các hoạt động giao dịch của các nhà đầu tư loại nhỏ, khối lượng mua bán chứng khoán thường không quá một lô (không quá 100 CK). Lý thuyết này cho rằng những nhà đầu tư nhỏ thường quyết định mua hoặc bán chứng khoán không đúng lúc, khi giá chứng khoán lên giá cao nhât, thay vì bán họ lại mua, ngược lại khi giá chứng khoán xuống thấp nhất, thay vì cần phải mua họ lại bán.Trong trường hợp như vậy nếu giao dịch với số lượng ít sẽ ít bị thiệt hại hơn. 2.3.3. Các chỉ tiêu phân tích kỹ thuật Trang 196 PT & ĐTCK 2.3.3.1. Các chỉ số giá và bình quân động của giá chứng khoán a. Chỉ số giá chứng khoán b. Bình quân động của giá chứng khoán 2.3.3.2. Khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch 2.3.3.3.Vòng quay vốn và cổ phiếu 2.3.3.2. 3. Thực hành Thời gian:7 h 4. Kiểm tra Thời gian: 1h Bài thực hành chương 5 - Bài tập thực hành về tính rủi ro trong đầu tư chứng khoán - Bài tập thực hành về phân tích chứng khoán - Sinh viên sưu tầm bản cáo bạch của các công ty cổ phần niêm yết ở trên mạng và phân tích chứng khoán
File đính kèm:
- giao_trinh_thi_tuong_chung_khoan_phan_2.pdf