Giáo trình Tiêu thụ mai vàng, mai chiêu thủy - Mã số MĐ 06: Nghề trồng mai vàng, mai chiếu thủy

Tóm tắt Giáo trình Tiêu thụ mai vàng, mai chiêu thủy - Mã số MĐ 06: Nghề trồng mai vàng, mai chiếu thủy: ...t không những làm gia tăng giá trị cho ngôi nhà mà còn giúp chúng ta có cơ hội ngắm nhìn, thư giãn tinh thần, xua tan đi những mệt mỏi bộn bề trong cuộc sống cũng như công việc, cũng là một biện pháp tốt để tu tâm dưỡng tính. Về mặt kinh tế: Trồng mai vàng, mai chiếu thủy là một nghề có khả ...i quan hệ với các khách hàng hiện tại/tiềm năng. - Mong muốn có sự thừa nhận của khách hàng về chất lượng sản phẩm. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi: Câu 1: Trình bày những căn cứ để lựa chọn hình thức bán sản phẩm? Câu 2: Trình bày quy trình thực hiện bán sản phẩm? Câu 3: Xác ....2.1 Định giá phân biệt Người trồng mai có thể định giá khác nhau ở các thị trường khác nhau hoặc với những người tiêu dùng khác nhau: Ví dụ: đối với thị trường thành thị, người trồng mai có thể bán với giá cao hơn, đối với thị trường nông thôn, bán với giá thấp hơn. Đối với người có thu nhậ...

pdf46 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 289 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Tiêu thụ mai vàng, mai chiêu thủy - Mã số MĐ 06: Nghề trồng mai vàng, mai chiếu thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh. 
Hình thức định giá này thường được áp dụng ở những thị trường mà độ 
nhạy của người tiêu dùng rất khó đo lường. 
Nếu cây của mình đẹp hơn thì có thể bán với giá cao hơn một chút. Ngược 
lại nếu cây của mình không tốt bằng có thể bán với giá thấp hơn một chút. 
Ví dụ: Ông A xác định giá bán 1 cây mai trồng 2 năm của ông B là 8.000 
đồng/cây. Vì ông A nhận thấy cây mai của mình có dáng thế đẹp hơn ông B nên 
ông A có thể bán với giá 1000.000 đồng/cây . 
 2.2.3 Định giá dựa vào chi phí. 
Căn cứ vào chi phí sản xuất bình quân để sản xuất ra sản phẩm để định 
mức giá cho phù hợp. Thông thường mức giá sẽ cao hơn chi phí bình quân một 
số phần trăm nào đó tùy vào mục tiêu đặt lợi nhuận trên bao nhiêu phần trăm chi 
phí của người trồng mai. 
Ví dụ: Chi phí bình quân cho một cây mai là 200.000 đồng, chi phí tiêu thụ 
là 100.000đồng/kg. Người trồng mai muốn đạt lợi nhuận là 40% chi phí thì có 
thể định giá bán là: 300.000 + 40%x300.000 = 420.000 đồng/cây 
 2.2 Xây dựng thang giá sản phẩm mai vàng, mai chiếu thủy 
Trong trồng trọt người trồng mai vàng, mai chiếu thủy rất nhạy bén trong 
việc định giá cho các sản phẩm của mình. Mục đích là tiêu thụ nhanh sản phẩm 
và thu được lợi nhuận cao trong thời gian ngắn. Thang giá sản phẩm mai vàng, 
mai chiếu thủy được xây dựng như sau: 
 2.2.1 Định giá phân biệt 
Người trồng mai có thể định giá khác nhau ở các thị trường khác nhau hoặc 
với những người tiêu dùng khác nhau: Ví dụ: đối với thị trường thành thị, người 
trồng mai có thể bán với giá cao hơn, đối với thị trường nông thôn, bán với giá 
thấp hơn. Đối với người có thu nhập cao có thể bán với giá cao hơn, đối với 
người có thu nhập thấp có thể bán với giá thấp hơn. 
Định giá cao cho các sản phẩm cao cấp được áp dụng đối với thị trường 
nhỏ nhưng lợi nhuận cao. Trong thực tế một số sản phẩm chỉ phục vụ cho số ít 
34 
khách hàng, là các đại gia giàu có. Thí dụ các cây mai cổ thụ, có dáng thế đẹp, 
mang ý nghĩa hoặc lạ mắt. Đối với sản phẩm này người trồng mai thường đặt giá 
cao nhất, khi mức tiêu thụ giảm xuống thì giảm giá để thu hút thêm khách hàng 
mới. 
+ Định giá bán tại cửa trang trại: người mua sẽ phải thanh toán toàn bộ chi 
phí vận chuyển sản phẩm ra từ cửa trang trại (nơi giao hàng của người bán) tới 
địa điểm cuối cùng của người mua. Ưu điểm của việc định giá này là người bán 
không phải lo chi phí vận chuyển. Nhược điểm là người bán dễ bị mất khách 
hàng nếu các đối thủ cạnh tranh áp dụng các mức giá và phương thức bán hàng 
có lợi hơn cho người mua. 
+ Định giá bao gồm cả chi phí vận chuyển: các chủ trang trại sẽ tính thêm 
vào giá bán các khoản chi phí vận chuyển bình quân, ngoài giá gốc của các sản 
phẩmmai vàng, mai chiếu thủy. Ưu điểm là việc tính toán đơn giản, hấp dẫn 
người mua có cự ly vận chuyển dài hoặc không có điều kiện tự tổ chức vận 
chuyển và bảo đảm tính thống nhất về giá cho mọi khách hàng ở các khu vực địa 
lý khác nhau. Nhược điểm của việc định giá này là không hấp dẫn đối với những 
người mua có cự ly vận chuyển ngắn hoặc có khả năng tự tổ chức vận chuyển 
với chi phí thấp hơn. 
 2.2.2 Định giá cho sản phẩm mới. 
Định giá sản phẩm thấp ban đầu hay còn gọi là giá xâm nhập. 
Định giá xâm nhập là việc định giá sản phẩm ban đầu thấp để kích thích 
người mua, nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, lợi nhuận cao. Ưu điểm của việc 
định giá này là lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm thấp nhưng bán được nhiều 
sản phẩm do đó người trồng mai vẫn thu được lợi nhuận như mong muốn. 
 2.2.3 Thay đổi mức giá. 
Trên cơ sở định giá ban đầu cho các sản phẩmmai vàng, mai chiếu thủy, 
người trồng mai có thể điều chỉnh giá dựa vào những lợi thế về sản phẩm của 
mình trên thị trường và nhu cầu của người mua. 
Chủ động thay đổi giá cả: đối với một số các cây mai có lợi thế so sánh về 
nhu cầu vào dịp tết hay lúc khan hiếm trên một số thị trường, khi đó người trồng 
mai nên chớp cơ hội để tăng giá lên. Tuy nhiên, các sản phẩm hoa cây cảnh chỉ 
có giá khi nở đúng, nếu không thì người trồng mai cũng chủ động hạ giá để bán 
được sản phẩm 
 3. Tính hiệu quả kinh tế 
 Để tính toán hiệu quả kinh tế người ta có thể tính trong thời kì một vụ hoặc 
một năm. Đối với cây mai vàng và mai chiếu thủy thông thường chúng ta tính hiệu 
quả kinh tế cho thời kì là một năm. Trong những phần phân tích về thu nhập, chi phí, 
giá thành, lợi nhuận dưới đây, chúng ta lấy thời kì tính toán là một năm. 
35 
 3.1 Tính chi phí trồng mai 
 3.1.1 Xác định các khoản chi trong trồng mai 
 Để tính được hiệu quả trong trồng mai, công việc đầu tiên của người trồng 
mai phải tính được các khoản chi cho các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất. Chi 
phí đầu vào gồm hai dạng sau: 
+Chi phí trực tiếp: Là những chi phí bị thay đổi trực tiếp theo quy mô sản 
xuất bao gồm: 
- Nguyên,vật liệu: giống, phân bón, chậu ... 
- Công lao động: Công lao động trực tiếp chăm sóc 
- Tài sản: dụng cụ, trang thiết bị 
- Chi khác: dụng cụ vệ sinh, và các khoản chi phát sinh trong quá trình 
trồng mai 
+Chi phí gián tiếp: Là những chi phí không thay đổi theo chi phí sản xuất 
hay doanh thu gồm: 
- Chi phí quản lý, 
- Chi phí thuê mặt bằng, thuê đất, khấu hao tài sản, máy móc phục vụ trồng 
mai 
 3.1.2 Tính tổng chi phí trong trồng mai: 
Tổng chi là tổng số chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp mà người trồng 
mai đầu tư để sản xuất. Tổng chi phí được tính theo công thức: 
Tổng chi phí = Tổng chi phí trực tiếp + Tổng chi phí gián tiếp 
 + Chi trực tiếp 
- Chi mua giống 
- Chi mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật 
- Chi mua chậu 
- Chi công lao động 
- Chi khác: (vật rẻ tiền nhanh hỏng, bóng điện, tiền điện) 
- Chi dụng cụ, trang thiết bị (nhà xưởng, dao, kéo) 
+ Chi gián tiếp: khấu hao tài sản 
36 
 3.2. Tính nguồn thutừ trồng mai 
 32.1 Xác định các nguồn thu trong trồng mai 
+ Nguồn thu từ các sản phẩm chính gồm: 
- Mai giống 
- Mai bán chậu, cành 
+ Nguồn thu từ sản phẩm phụ 
 3.2.2 Tính tổng thu 
Tổng thu là giá trị tính bằng tiền sau khi bán các sản phẩm thu được trong 
quá trình trồng mai và được tính bằng công thức sau: 
Tổng thu = Lượng các sản phẩm thu được x giá bán 
Trong nghề trồng mai người ta thường dự tính tổng thu để đầu tư, theo công 
thức sau: 
Tổng thu dự tính = Sản lượng dự tính x giá bán dự tính 
Việc dự tính sản lượng và giá cả của việc trồng mai phải căn cứ vào rất 
nhiều thông tin sau: 
+ Thời tiết, dịch bệnh, giá cả thị trường, 
+ Nhu cầu của người tiêu dùng.... 
+ Năng suất và sản lượng của các loại sản phẩm cho năm tới dựa trên số 
liệu giá cả và sản lượng của năm trước nếu như các điều kiện cơ bản không thay 
đổi đáng kể. 
+ Xác định giá cả cho các loại sản phẩm trồng mainên căn cứ vào: 
- Các loại chi phí đầu vào. 
- Mục đích, phương hướng của người sản xuất để xác định cho phù hợp. 
 3.3. Tính lỗ, lãi trong trồng mai 
- Lỗ, lãi là phần chênh lệch giữa tổng thu và chi phí. 
- Nếu kết quả này âm (-), nghĩa là hoạt động sản xuất kinh doanh bị thua lỗ. 
- Ngược lại nếu kết quả này dương (+) nghĩa là hoạt động sản xuất có hiệu 
quả và đã bắt đầu có lời. 
- Công thức tính lỗ, lãi (Lợi nhuận) 
37 
 Lợi nhuận = Tổng thu – Tổng chi phí 
+ Lợi nhuận là mục tiêu kinh tế cao nhất, là điêu kiện tồn tại và phát triển 
của hầu hết các nhà chăn nuôi. 
+ Để cung ứng các loại sản phẩm cho thị trường, các nhà trồng mai phải 
đầu tư vốn và một số yếu tố đầu vào khác trong quá trình hoạt động sản xuất 
kinh doanh. 
+ Họ luôn cố gắng sao cho các chi phí cho các yếu tố đầu vào là thấp nhất 
và bán được sản phẩm với giá cao nhất có thể. 
+ Khi đó, sau khi lấy thu bù chi sẽ dư ra một khoản tiền nhất định (lợi 
nhuận), khoản tiền này không chỉ phục vụ cho sản xuất giản đơn mà còn tái đầu 
tư mở rộng sản xuất, nhằm củng cố và tăng cường vị thế trên thị trường. 
+ Như vậy việc tối thiểu hóa chi phí cũng đồng nghĩa với tối đa hóa lợi 
nhuận. Nhưng tối đa hóa doanh thu thì chưa chắc đã tối đa hóa lợi nhuận. 
 3.3.1 Tính tổng chi phí 
+ Chi phí về khấu hao tài sản cố định: 
- Khấu hao là một phần giá trị của TSCĐ (tài sản được dùng nhiều lần 
trong quá trình trồng như vườn , máy móc, trang thiết bị..) đầu tư ban đầu được 
tính vào chi phí sản xuất để tạo ra sản phẩm hao. 
- Công thức tính khấu hao như sau: 
Khấu hao hàng năm = 
Giá trị 
ban đầu 
- Giá trị thu hồi 
Thời gian sử dụng 
Ví dụ: Giá trị của đầu tư để mua máy cày là 100.000.000đ, giá trị thu hồi ấn 
định là 5.000.000 đồng, thời gian sử dụng là 10 năm. Hãy tính khấu hao hàng năm? 
Khấu hao hàng năm = (100.000.000 – 5.000.000)/10 = 9.500.000 đồng 
- Lập bảng chi phí khấu hao tài sản cố định theo mẫu sau 
Bảng 6.3.1: Chi phí tính khấu hao tài sản cố định 
TT Tên Tài sản Số lượng Giá trị 
Thành 
tiền 
Thời 
gian sử 
dụng 
Khấu 
hao năm 
1 Xây dựng vườn 
38 
2 Máy cày đất 
3 ... 
 Tổng cộng 
 + Chí phí cho nguyên vật liệu: 
Là chi phí mua vật tư, nguyên vật liệu để sử dụng chăm sóc maiđược ghi 
bảng theo dõi sau: 
Bảng 6.3.2: Chi phí cho nguyên vật liệu 
TT Tên vật tư Số lượng 
(kg) 
Đơn giá (đồng) Thành tiền 
(đồng) 
1 Giống 
2 Phân bón 
3 Thuốc BVTV 
5 Khác 
 Tổng cộng 
+ Chi phí nhân công 
Chi phí công lao động cho toàn bộ quá trình trồng và chăm sóc được ghi 
trong bảng sau: 
Bảng 6.3.3: Yêu cầu về nhân công và chi phí về nhân công cho 1 chu kỳ 
Công việc Số công cần Giá tiền công Thành tiền 
Bón phân 
Làm cỏ 
Tổng cộng 
+Chi phí bán sản phẩm 
Chi phí cho việc bán sản phẩm bao gồm, vận chuyển, bốc xếp, thuê địa 
điểm bán hàng, quản lý bán sản phẩm...Chi phí này được ghi bảng theo dõi sau: 
Bảng 6.3.4: Chi phí cho tiêu thụ bán hàng 1 chu kỳ kinh doanh 
Các công việc phục vụ 
tiêu thụ sản phẩm 
Số tiền cần chi Tăng chi phí Chi chung 
39 
- Vận chuyển 
- Bốc xếp 
- Quảng bá sản phẩm 
Tổng cộng 
+ Chi phí tiền vay 
Chi phí tiền vay phụ thuộc vào khả năng tài chính và quy mô chăn nuôi của 
từng hộ, có hộ phải vay vốn từ ngân hàng, có hộ không vay. Tuy nhiên chi phí 
này được ghi bảng theo dõi theo mẫu sau: 
Bảng 6.3.5: Thanh toán tiền vay một chu kỳ chăn nuôi 
Loại vốn vay 
Tổng tiền 
vay 
Tiền lãi phải 
trả 
Tiền gốc 
phải trả 
Tổng số tiền 
phải trả 
- Vay ngắn hạn 
- Vay trung hạn 
- Vay dài han 
Tổng cộng 
+ Tính tổng chi phí cho một chu kỳ 
Tổng chi phí được ghi trong bảng theo dõi theo mẫu sau: 
Bảng 6.3.6: Tổng chi phí cho một chu kỳ trồng mai 
TT Các khoản mục Số tiền Ghi chú 
1 Chi phí cho nguyên vật liệu 
2 Chi phí về nhân công 
3 Chi phí về tiêu thụ bán hàng 
4 Thanh toán tiền vay 
5 Khấu hao tài sản 
40 
 Tổng 
 3. 3.2 Tính tổng thu cho một chu kỳ 
Tổng thu trong trồng và chăm sóc mai bao gồm tiền thu từ sản phẩm chính, 
tiền thu từ sản phẩm phụ và được ghi bảng theo dõi theo mẫu sau: 
Bảng 6.3.7: Tổng thu trong một chu kỳ chăn nuôi 
TT Các khoản mục Số tiền Ghi chú 
1 Thu bán giống mai vàng, mai chiếu 
thủy 
2 Thu bán chậu 
3 Thu bán sản phẩm phụ 
4 Thu khác 
 Tổng cộng 
 3.4 Tính hiệu quả kinh tế cho một chu kỳ trồng mai 
a. Hiệu quả kinh tế tuyệt đối: Là hiệu số so sánh giữa lợi nhuận của mô 
hình này so với mô hình khác, phương án sản xuất này so với phương án sản 
xuất khác trên cùng một quy mô sản xuất (cùng diện tích đất, cùng số lao động, 
cùng số vốn); 
Công thức tính: hiệu quả kinh tế tuyệt đối = lợi nhuận của mô hình 1 – lợi 
nhuận của mô hình 2. 
- Nếu hiệu quả kinh tế tuyệt đối lớn hơn 0 (>0) thì mô hình 1 sản xuất đạt 
hiệu quả kinh tế cao hơn mô hình 2, ta nên chọn mô hình 1 để sản xuất. 
- Nếu hiệu quả kinh tế tuyệt đối bằng 0 (=0) thì mô hình 1 và mô hình 2 có 
hiệu quả kinh tế như nhau, nên ta lựa chọn mô hình nào để sản xuất cũng được. 
- Nếu hiệu quả kinh tế tuyệt đối nhỏ hơn 0 (<0) thì mô hình 2 có hiệu quả 
kinh tế cao hơn mô hình 1, ta nên chọn mô hình 2 để sản xuất. 
b. Hiệu quả kinh tế tương đối: Là thương số so sánh giữa lợi nhuận của mô 
hình này so với mô hình khác, phương án sản xuất này so với phương án sản 
xuất khác trên cùng một quy mô sản xuất (cùng diện tích đất, cùng số lao động, 
cùng số vốn); 
41 
Công thức tính: Hiệu quả kinh tế tương đối = lợi nhuận của mô hình 1/lợi 
nhuận của mô hình 2. 
- Nếu hiệu quả kinh tế tương đối lớn hơn 1 (>1) thì mô hình 1 sản xuất đạt 
hiệu quả kinh tế cao hơn mô hình 2, ta nên chọn mô hình 1 để sản xuất. 
 - Nếu hiệu quả kinh tế tương đối bằng 1 (=1) thì mô hình 1 và mô hình 2 có 
hiệu quả kinh tế như nhau, nên ta lựa chọn mô hình nào để sản xuất cũng được. 
- Nếu hiệu quả kinh tế tương đối nhỏ hơn 1 (<1) thì mô hình 2 có hiệu quả 
kinh tế cao hơn mô hình 1, ta nên chọn mô hình 2 để sản xuất. 
c. Hiệu quả kinh tế tăng thêm: Là hiệu số so sánh của lợi nhuận cùng một 
mô hình ở các thời kì khác nhau: 
Công thức tính: Hiệu quả kinh tế tăng thêm = lợi nhuận thời kì sau – lợi 
nhuận thời kì trước. 
- Nếu hiệu quả kinh tế tăng thêm lớn hơn 0 (>0) thì năm sau sản xuất đạt 
hiệu quả cao hơn năm trước. 
 - Nếu hiệu quả kinh tế tăng thêm bằng 0 (=0) thì năm sau sản xuất đạt hiệu 
quả bằng hơn năm trước. 
- Nếu hiệu quả kinh tế tăng thêm nhỏ hơn 0 (<0) thì năm sau sản xuất đạt 
hiệu quả thấp hơn năm trước. 
d. Hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích: Là thương số so sánh giữa lợi 
nhuận và số diện tích mà người nông dân sử dụng trồng trái cây. 
Công thức tính: Hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích = Lợi 
nhuận/diện tích đất trồng mai. Thông thường, chỉ tiêu này được tính trên một 
hecta (ha). 
Hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích càng lớn thì hiệu quả sản xuất 
của người nông dân càng cao. 
e. Hiệu quả kinh tế trên một đồng vốn: Là thương số giữa lợi nhuận và chi phí. 
Công thức tính: hiệu quả kinh tế trên một đồng vốn = lợi nhuận/chi phí . 
Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sản xuất của người nông dân càng cao 
B. Câu hỏi và bài tập 
1. Câu hỏi 
Câu 1: Trình bày cách đánh giá 1 cây mai đẹp ? 
Câu 2: Trình bày căn cứ để định giá mai? 
2. Bài tập thựchành 
Bài tập: Tính giá thành cụ thể cho việc sản xuất 1 chậu mai biết: 
42 
C. Ghi nhớ 
- Các loại chi phí của người trồng mai 
- Các loại thu nhập của người trồng mai 
- Cách tính lợi nhuận và hiệu quả sản xuất của người trồng mai 
43 
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 
I. Vị trí, tính chất của mô đun 
1. Vị trí: Mô đun tiêu thụ mai vàng, mai chiếu thủy là mô đun chuyên môn 
nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề trồng mai vàng, mai 
chiếu thủy được giảng dạy cuối cùng khi học viên đã học xong các mô đun khác 
trong chương trình. Mô đun này cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của 
người học. 
2. Tính chất: Mô đun tiêu thụ mai vàng, mai chiếu thủy được xây dựng 
trên cơ sở phân tích nghề theo phương pháp DACUM gồm các công việc: Thu 
hoạch sản phẩm, giới thiệu sản phẩm, chọn địa điểm bán sản phẩm, thực hiện 
bán sản phẩm, tính hiệu quả kinh tế và là mô đun tích hợp giữa kiến thức, kỹ 
năng và thái độ nghề. Vì vậy nên tổ chức giảng dạy tại cơ sở sản xuất mai. 
II. Mục tiêu 
- Trình bày được nội dung cơ bản các công việc thu hoạch sản phẩm, giới thiệu 
sản phẩm, chọn địa điểm bán sản phẩm, thực hiện bán sản phẩm và tính hiệu quả 
kinh tế trong nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè 
- Thực hiện được việc tổ chức bán sản phẩm và tính hiệu quả kinh tế trong chăn 
nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè theo yêu cầu kỹ thuật 
III. Nội dung 
Số 
TT 
Tên các bài trong mô đun 
Thời gian (h) 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra* 
01 Trưng bày, bài trí cây mai 
vàng, mai chiếu thủy 
15 3 12 
02 Quảng cáo và giới thiệu sản 
phẩm 
15 3 11 1 
03 Đánh giá, định giá, tính hiệu 
quả kinh tế cây mai vàng, mai 
chiếu thủy. 
6 2 4 
 Kiểm tra hết mô đun 4 4 
 Tổng cộng 40 8 27 5 
 Ghi chú: * Kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành nên thời gian 
44 
kiểm tra được tính trong tổng số giờ thực hành 
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 
4.1 Bài 1: 
Bài tập 1: Thực hiện trưng bày, bài trí mai vàng, mai chiếu thủy tại hộ 
gia đình 
- Nguồn lực: Chậu mai, đôn, xe vận chuyển 
- Cách thức tổ chức: chia các nhóm nhỏ (5học viên/nhóm), mỗi nhóm 
trưng bày 1 cây. 
- Thời gian hoàn thành:1giờ/1nhóm. 
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học 
viên, dựa theo kết quả 
- Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Thực hiện được việc trưng bày, 
bài trí mai vàng, mai chiếu thủy tại hộ gia đình 
Bài tập 2: Thực hiện trưng bày, bài trí mai vàng, mai chiếu thủy tại hội 
chợ hoa 
- Nguồn lực: Chậu mai, đôn, xe vận chuyển, mặt bằng 
- Cách thức tổ chức : chia các nhóm nhỏ (5 học viên/nhóm), mỗi 
nhóm trưng bày 1 cây. 
- Thời gian hoàn thành:1giờ/1nhóm. 
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học 
viên, dựa theo kết quả 
- Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Thực hiện được việc trưng bày, bài 
trí mai vàng, mai chiếu thủy tại hội chợ 
4.2 Bài 2. 
Bài tập 1: Thực hiện kỹ năng bán sản phẩm. 
- Nguồn lực: Sản phẩm được trưng bày trong địa điểm bán hàng. 
- Cách thức: học viên thực hiện được các chức năng bán sản phẩm 
- Thời gian hoàn thành: 10 phút/1 học viên. 
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát việc thực hiện của học viên, 
dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng bán sản phẩm tại nơi bán hàng 
- Kết quả và sản phẩm cần đạt được: 
+ Thực hiện được chức năng bán sản phẩm 
+ Nhận xét, đánh giá ưu, nhược điểm của các kỹ năng bán hàng. 
45 
Bài tập 2: Thực hiện chăm sóc khách hàng. 
- Nguồn lực: Các chương trình chăm sóc khách hàng. 
- Cách thức: Học viên làm việc độc lập 
- Thời gian hoàn thành: 10 phút/1 học viên. 
- Phương pháp đánh giá: học viên được phát và điền vào ô trả lời của 
mình trong phiếu trắc nghiệm, Giáo viên đánh giá kết quả thực hiện thông qua 
đáp án. 
- Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Học viên nhận biết được các 
chương trình chăm sóc khách hàng khi bán sản phẩm 
4.3. Bài 3. 
Bài tập: Tính giá thành cụ thể cho việc sản xuất 1 chậu mai: 
- Nguồn lực: giấy, viết, máy tính 
- Cách thức: Học viên làm việc độc lập 
 - Thời gian hoàn thành: 30 phút 
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên đánh giá kết quả thực hiện thông qua 
đáp án. 
- Kết quả và sản phẩm cần đạt được: học viên thực hiện được cách tính 
giá thành cho 1 chậu mai 
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập: 
5.1 Bài 1: 
 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
 Xác định đúng mục đích của việc trưng bày, 
bài trí mai. 
Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự 
luận 
Liệt kê được các kiểu trưng bày bài trí mai 
vàng, mai chiếu thủy 
Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự 
luận 
Thực hiện trưng bày, bài trí mai vàng, mai 
chiếu thủy tại hộ gia đình hoặc hội chợ 
Quan sát sự thực hiện của học 
viên, kiểm tra, đánh giá 
5.2 Bài 2 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Xác định đúng các hình thức bán sản 
phẩm mai vàng, mai chiếu thủy 
Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận 
46 
 Nhận biết được quy trình bán sản 
phẩm 
Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận 
 Thực hiện được các kĩ năng bán sản 
phẩm 
Quan sát việc thực hiện của học viên, 
dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh 
giá kỹ năng bán sản phẩm tại nơi bán 
hàng 
 Thực hiện được việc chăm sóc khách 
hàng 
Trắc nghiệm 
5.3 Bài 3: 
 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Thực hiện được việc đánh giá mai Trắc nghiệm dựa vào bảng câu hỏi 
 Thực hiện được việc định giá mai Trắc nghiệm dựa vào bảng câu hỏi 
 Tính đúng giá thành sản phẩm bán 
mai 
Giáo viên đánh giá kết quả thực hiện 
thông qua đáp án. 
IV. Tài liệu tham khảo 
[1]. Tổng Cục dạy nghề, 2008. Giáo trình Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. 
Nhà xuất bàn Lao động xã hội. 
[2]. Tổng Cục dạy nghề, 2008. Giáo trình Nghiên cứu chiều hướng thị 
trường. Nhà xuất bàn Lao động xã hội. 
[3]. Dịch giả Lâm Đặng Cam Thảo “ Giải pháp bán hàng – Bí quyết tạo 
khách hàng cho những thị trường khó tiêu thụ sản phẩm. NXB Tổng hợp TP 
HCM 2010. 
[4]. Lê Minh Cẩn. Huấn luyện kỹ năng bán hàng. NXB Thanh niên. 
[5]. Đỗ Xuân Hải, Trang trí vườn cảnh. NXB TP HCM 1995. 
[6]. Hà Thiện Thuyền, Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mai, NXB Thanh 
niên 
[7]. Nguyễn văn Hai, Nghệ thuật trồng, bảo dưỡng bonsai, NXB Đà Nẵng 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_tieu_thu_mai_vang_mai_chieu_thuy_ma_so_md_06_nghe.pdf