Giáo trình Tin học B - Lâm Bảo Huy

Tóm tắt Giáo trình Tin học B - Lâm Bảo Huy: ...c hiệu chỉnh các thuộc tính. Các thuộc tính của các kiểu dữ liệu đều giống nhau về mặt ý nghĩa, nhưng do tính chất khác nhau nên mỗi kiểu dữ liệu sẽ có một số xử lí riêng. Sau đây là danh sách những thuộc tính trong các kiểu dữ liệu: Thuộc tính Ý nghĩa Giáo trình Tin Học B Bản quyền Trun... kiện >= [giá trị 1] và <= [giá trị 2] Ví dụ: Between 1 And 10 Æ lọc ra những thông tin có giá trị >= 1 và <= 10 AND Cú pháp: [biếu thức 1] AND [biểu thức 2] AND [biểu thức n] Mô tả: dùng để kết hợp tính đúng đắn giữa các biểu thức. Giá trị của toàn bộ biểu thức chỉ đúng khi...H Cửu Long Beta Version 0.9 7-66 − Thay đổi thuộc tính định dạng của Form/các thành phần trên Form: chọn đối tượng thành phần muốn thay đổi dùng các chức năng trên thanh Formatting hoặc bảng Properties để thay đổi. − Quản lý các thành phần trên Form (thêm, xóa, di chuyển): có thể thêm vào...

pdf96 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 206 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Tin học B - Lâm Bảo Huy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
í tự động công việc bằng các Macro. 
Nội dung bài học bao gồm: 
− Macro là gì ? 
− Môi trường làm việc 
− Thiết kế 
− Macro nhóm 
1. MACRO LÀ GÌ ? 
Để cho phát triển thêm các chức năng cho hệ thống, việc sử dụng các trình Wizard vẫn 
chưa đủ để người dùng phát triển các chức năng mình mong muốn. Muốn phát triển thêm 
các chức năng thì người dùng phải được trang bị thêm một số kĩ năng về lập trình. May 
mắn thay, MS Access có trang bị module Macro như là một công cụ thiết kế sẵn hỗ trợ 
người dùng việc khai báo các thao tác cần xử lí với hệ thống mà không cần phải viết dòng 
mã lệnh nào !. 
Macro là một hay một tập hợp các hành động (Action) liên tiếp được định nghĩa và lưu trữ 
với một tên xác định. Nó cho phép tự động hóa các công việc cần thực hiện, quản lý CSDL 
một cách dễ dàng, linh động. 
2. MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC 
2.1. MÀN HÌNH QUẢN LÝ 
Cũng như trong các bài học trước, người dùng di chuyển đến Tab Macro là có thể tiếp cận 
với Module này. 
Hình 9.1 - Minh họa màn hình quản lý macro 
Giáo trình Tin Học B 
Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long 
Beta Version 0.9 
9-81
Các thao tác thực hiện cũng tương tự với các module được giới thiệu trước đó. Có thể dễ 
dàng thực hiện các thao tác quản lí cơ sở như: tạo, xóa, và chỉnh sửa. 
2.2. MÀN HÌNH THIẾT KẾ 
Hình 9.2 - Minh họa màn hình thiết kế macro 
Khi tạo mới một macro thì cửa sổ thiết kế hiển thị, người dùng sẽ cung cấp các thông tin 
tham số thiết lập cho macro. 
(1) Action: là nơi người dùng có thể chọn hành động cần thực hiện. 
(2) Comment: là ghi chú hành động người dùng đã chọn, đây là tùy chọn có thể hay 
không cần thêm thông tin. 
(3) Action Agruments: là bảng thuộc tính thiết lập thông tin cho macro tương ứng với 
hành động đã được chọn. 
3. THIẾT KẾ 
3.1. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN 
B17 - Từ màn hình quản lý Macro chọn New, hệ thống xuất hiện màn hình thiết kế 
Macro 
B18 - Trong Action chọn một hành động cần thực hiện. Có thể chọn nhiều hành động 
tương ứng với nhiều dòng. 
B19 - Vào File/Save hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + S để lưu Macro vừa tạo. 
B20 - Sử dụng macro có thể dùng nhiều cách: chạy trực tiếp hoặc chạy gián tiếp 
macro. 
Khi sử dụng trực tiếp macro, trong màn hình quản lí người dùng có thể: 
a. Click chọn macro muốn chạy và vào menu Run/Run. 
b. Double Click vào macro muốn chạy. 
Giáo trình Tin Học B 
Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long 
Beta Version 0.9 
9-82
Hình 9.3 - Minh họa kết quả chạy của macro MsgBox 
Tuy nhiên, không phải những macro nào cũng có thể chạy trực tiếp, có một số macro khác 
khi muốn chạy thì phải nhúng chúng vào trong các đối tượng như Table, Query, Form, 
Report thì mới thực hiện được. 
3.2. NHÚNG VÀO FORM 
Đế nhúng macro vào trong Form tiến hành các bước sau: 
B1 - Mở Form muốn chèn macro vào ở chế độ Design View 
B2 - Dùng thanh ToolBox tạo một Command Button ở chế độ Manual (không dùng 
Control Wizard) 
B3 - Click chuột phải trên Button vừa tạo chọn Properties. 
B4 - Trong Tab Events, tại sự kiện OnClick chọn macro muốn nhúng. 
B5 - Chuyển Form sang chế độ Form View để kiểm tra. 
Hình 9.4 - Minh họa nhúng macro vào trong form 
3.3. MỘT SỐ HÀNH ĐỘNG 
GotoRecord 
Ý nghĩa: di chuyển mẫu tin 
Các tham số 
Object type: kiểu đối tượng 
Object name: tên đối tượng 
Record: vị trí (trước, sau, đầu, cuối, mới) 
Offset: thứ bậc bước nhảy 
Giáo trình Tin Học B 
Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long 
Beta Version 0.9 
9-83
OpenForm 
Ý nghĩa: mở một biểu mẫu (Form) 
Các tham số 
Form name: Tên biểu mẫu 
View: hiển thị ở chế độ ( thiết kế, in xem trước,) 
Filter name: Tên truy vấn sẽ làm bộ lọc dữ liệu nguồn cho Form 
Where condition: Điều kiện Để mở 
Window mode: chế độ cửa sổ 
OpenReport 
Ý nghĩa: Mở một báo cáo 
Các tham số : 
Report name: Tên Report muốn mở 
View: Chọn chế độ hiển thị 
Filter name: tên truy vấn làm bộ lọc 
Where condition: Điều kiện để mở Report 
MsgBox 
Ý nghĩa: xuất hộp thông báo ra màn hình 
Các tham số 
Message: nội dung thông báo 
Beep: (Yes hoặc No) 
Type: Biểu tương kèm theo 
Title: tiêu đề cho hộp thoại 
RunApp 
Ý nghĩa: chạy ứng dụng 
Các tham số: 
Command Line: đường dẫn, tên ứng dụng sẽ thực hiện 
Save 
Ý nghĩa: lưu lại một đối tượng 
Các tham số : 
Object type: kiểu đối tượng 
Object name: tên đối tượng 
Quit 
Ý nghĩa: thoát khỏi Access 
Các tham số : 
Giáo trình Tin Học B 
Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long 
Beta Version 0.9 
9-84
Option: hỏi trước khi thoát, lưu tất cả, không lưu và thoát 
4. MACRO NHÓM 
Các macro đã tạo từ đầu bài học chỉ có 1 Action. Trong khi thực tế thì việc 1 macro có 1 
Action như thế quả là rất phí phạm. Giả sử như cần tạo macro để mở tự động 10 form thì 
chẳng lẽ người dùng tạo ra 10 macro, khi đấy số lượng các macro sẽ tăng trưởng về số 
lượng và rất khó kiểm soát !. 
Giải pháp macro nhóm là sẽ tạo ra một nhóm các hành động có cùng chức năng hoặc thao 
tác xử lí trên cùng đối tượng. Mỗi hành động trong macro nhóm có thể xem như là 1 macro 
con đơn giản và chúng cũng có 1 cái tên, 1 action tương ứng. 
Việc tạo macro nhóm cũng hết sức đơn giản, trong màn hình thiết kế Macro chọn 
View/Macro Name. Đối với mỗi macro con sẽ tiến hành đặt một tên riêng, chọn 1 Action 
và thực hiện việc thiết lập các thông số tương ứng với các macro đơn. 
Macro nhóm không thể chạy trực tiếp mà thay vào đó người dùng sẽ phải nhúng chúng vào 
trong các đối tượng. 
Trong ví dụ dưới đây, người dùng tạo macro mHocSinh, có tất cả các thao tác có liên quan 
đến Form Danh Sách Học Sinh. 
Hình 9.5 - Minh họa cách tạo macro nhóm 
Trong đó 
Macro nhóm chính là mHocSinh 
Các macro con lần lượt là: 
− mHocSinh.Toi dùng để điều khiển việc di chuyển đến học sinh kế tiếp 
− mHocSinh.Lui dùng để điều khiển việc di chuyển đến học sinh trước đó 
− mHocSinh.Dau dùng để điều khiển việc di chuyển đến học sinh đầu tiên 
− mHocSinh.Cuoi dùng để điều khiển việc di chuyển đến học sinh cuối cùng. 
− mHocSinh.Dong dùng để điều khiển việc đóng lại form Danh Sách Học Sinh. 
Mỗi hành động này sẽ được gán vào form Danh Sách Học Sinh. 
Giáo trình Tin Học B 
Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long 
Beta Version 0.9 
9-85
Hình 9.6 - Minh họa nhúng macro nhóm vào biểu mẫu form 
Hoặc là đối với Form Main, loại Form điều khiển chính của chương trình từ Form này 
người dùng có thể xử lí thông tin và thể hiện trực tiếp trên Form, Report. 
− mMain.MoFrmDSHS mở form hiển thị danh sách học sinh. 
− mMain.MoFrmXepLoai mở form hiển thị danh sách học sinh kết quả có kèm theo 
xếp loại. 
− mMain.InRptDSHS in danh sách học sinh. 
− mMain.InRptXepLoai in danh sách xếp loại kết quả học tập của học sinh. 
5. KẾT LUẬN 
Kết thúc bài học, người dùng có khái niệm macro, cách tạo, nhúng và thực hiện macro. 
Vấn đế mấu chốt là macro dùng chính cho hỗ trợ người dùng, vì chúng ít đòi hỏi các kỹ 
năng về lập trình phần mềm đối với người dùng, macro thích hợp phát triển ứng dụng 
CSDL dạng qui mô nhỏ và vừa. 
Giáo trình Tin Học B 
Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long 
Beta Version 0.9 
10-86
BÀI 10 - QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU 
Mục tiêu bài học: 
− Bảo vệ CSDL bằng mật khẩu 
− Quản lý CSDL 
− Trộn thư 
− Phát triển ứng dụng 
1. BẢO VỆ CSDL BẰNG MẬT KHẨU 
Khi sử dụng máy tính việc đặt CSDL ở những nơi công cộng sẽ rất dễ bị một số người 
không phận sự mở lên và thực hiện một số chỉnh sửa kể cả việc xóa đi toàn bộ dữ liệu có 
trong đấy. 
Các dữ liệu trong đấy có thể là cả một tài sản của một công ty hay của một doanh nghiệp, 
những thiệt hại do rò rỉ hoặc mất thông tin là những thứ khó qui thành giá trị tiền bạc. Một 
máy tính khi hư vẫn chưa làm người dùng “đau đớn” bằng việc mất hết toàn bộ dữ liệu 
trong ổ cứng !. 
Việc thiết lập mật khẩu cho CSDL cũng là điều cần thiết. Người dùng phải cung cấp một 
chuỗi kí tự được gọi là mật khẩu cho hệ thống kiểm tra trước khi thực hiện các thao tác xử 
lí có liên quan đến CSDL. 
1.1. CÀI ĐẶT MẬT KHẨU 
Nếu CSDL đang mở thì phải đóng lại. Nếu CSDL được dùng chung trong mạng, tất cả các 
người đang sử dụng củng phải đóng lại. 
Trước tiên ta cần phải sao lưu dự phòng cho CSDL. 
B21 - Mở CSDL cần đặt mật khẩu bằng cách chọn File/Open. Click chọn tên CSDL 
cần đặt mật khẩu, click vào nút mũi tên ở nút Open chọn Open Exclusive, rồi mở dữ 
liệu lên như bình thường. 
Hình 10.1- Minh họa mờ CSDL ở chế độ Exclusive 
B22 - Đặt mật khẩu cho CSDL 
Giáo trình Tin Học B 
Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long 
Beta Version 0.9 
10-87
Với một CSDL được mở theo chế độ Exclusive (dùng riêng) sau đó vào 
Tools/Security/Set Database Password 
B23 - Nhập mật khẩu 
Hộp thoại set Database password xuất hiện. 
Hình 10.2 - Hộp thoại minh họa đặt mật khẩu 
Trong khung password, gõ vào mật khẩu của mình, khi gõ chỉ thấy hiển thì toàn dấu 
“*”. Lưu ý password phần biệt chữ hoa và thường nên phải chú ý phím capslock khi 
gõ. 
Trong khung Verify gõ lại dòng password để không bị sai rồi nhấp nút OK 
Nếu 2 dòng password mà ta đánh không giống nhau thì sẽ xuất hiện hộp thoại sau: 
Hình 10.3 - Thông báo lỗi khi xác nhận mật khẩu 2 không đúng 
Nếu 2 dòng password nhập giống nhau thì việc đặt password đã hoàn tất. 
B24 - Kiểm tra mật khẩu có được đặt chưa. 
Mở lại CSDL khi đã đặt Password 
Khi click chọn cơ sở dữ liệu đã được đặt password thì một hộp thoại sau sẽ xuất hiện 
Hình 10.4 - Minh họa hộp thoại kiểm tra mật khẩu 
Nếu ta nhập password không đúng thì màn hình sau xuất hiện 
Hình 10.5 - Minh họa hộp thoại kiểm tra mật khẩu bị sai 
Nếu ta nhập đúng thì cơ sở dữ liệu được mở lên như cách thường lệ 
Giáo trình Tin Học B 
Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long 
Beta Version 0.9 
10-88
1.2. LOẠI BỎ MẬT KHẨU 
Muốn bỏ mật khẩu hay thay đổi mật khẩu thì điều đầu tiên cần biết là phải biết được mật 
khẩu 
B1 - Mở cơ sở dữ liệu đã được đặt mật khẩu. Khi mở CSDL để loại bỏ mật khẩu thì cũng 
phải mở ở chế đế độ Open Exclusive. 
B2 - Nhập mật khẩu để mở CSDL. 
Phải nhập mật khẩu khi hộp thoại mật khẩu xuất hiện 
Nếu nhập không đúng thì sẽ nhận được thông báo lỗi còn nhập đúng thì mở CSDL 
lên theo cách bình thường. 
B3 - Gỡ bỏ mật khẩu 
Sau khi mở được cơ sở dữ liệu, chọn Tools/Security/Unset Database Password. 
B4 - Nhập mật khẫu để xác nhận lại mật khẫu 
Gõ lại chính xác password, nếu nhập không chính xác thì nhận được thông báo lỗi 
ngược lại thì đã gỡ bỏ được password. 
Hình 10.6 - Minh họa màn hình gỡ bỏ mật khẩu 
2. QUẢN LÝ CƠ SỞ DỮ LIỆU 
2.1. ĐIỀU CẦN CHÚ Ý 
Trước khi thay đổi cấu trúc các Table, Report, Form, Macro  chúng ta nên sao cơ sở dữ 
liệu thành 1 bản trước thay đổi. 
Tất cả các tập tin cơ sở dữ liệu trong MS Access sẽ lớn dần theo thời gian chính vì thế khi 
di chuyển chúng sang chỗ khác rất bất tiện, để khắc phục điều này chúng ta có 1 số giải 
pháp sau: 
− Sử dụng ổ Flash để lưu trữ tập tin, riêng tư, an toàn. 
− Sử dụng tính năng Compact and Repair Database  và dùng trình Winzip, 
WinRAR để nén lại sau đó lưu tập tin đó vào dĩa mềm. 
− Sau mỗi lần nhập liệu cho hệ thống hoặc thực hiện những thay đổi tương đối lớn, 
nên sử dụng tính năng Compact and Repair Database  để hệ thống dồn nén lại 
những chỗ trống dư thừa. 
− Nếu sử dụng trên máy tính cá nhân thì việc bảo mật không là vấn đề, không nhất 
thiết chúng ta phải đặt Password, nhưng ở môi trường nhiều người sử dụng thì nên 
đặt để đảm bảo tính an toàn cho hệ thống. 
Giáo trình Tin Học B 
Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long 
Beta Version 0.9 
10-89
2.2. CHUYỂN ĐỔI PHIÊN BẢN 
Khi người dùng di chuyển hay gửi CSDL đến người dùng khác thì vấn đề có thể xảy ra là 
người dùng khác lại không thể mở và thao tác trên CSDL đã được nhận. Một trong những 
nguyên nhân chính của việc đó là sự không tương thích của phần mềm CSDL MS Access. 
Một nhân viên A chép CSDL tạo bằng Microsoft Access 2007 ở công ty về nhà để làm tiếp 
báo cáo mỗi quí cho công ty. Máy tính ở nhà của anh ta chỉ cài đặt Microsoft Access 2000 
và không thể nào mở được CSDL đã chép từ công ty. 
Một đầu đọc đĩa DVD có thể đọc được dĩa DVD và đĩa CD nhưng một đầu đọc CD chỉ có 
thể đọc được đĩa CD mà không thể đọc được đĩa DVD. 
Những ví dụ khác xảy ra tương tự, về nguyên tắc các phiên bản sau của phần mềm sẽ mở 
được dữ liệu của phần mềm phiên bản trước đó. Nhưng đổi ngược lại thì không thể được. 
Đó chính là khả năng tương thích ngược của hệ thống. 
Vì để đảm bảo hoàn toàn cho các phiên bản trước nên hầu hết các phần mềm hỗ trợ khả 
năng chuyển đổi các định dạng tập tin phù hợp với các phiên bản phần mềm trước đó. Và 
chức năng chuyển đổi chỉ cho phép chuyển xuống các tập tin của phiên bản định dạng 
trước đó. 
CHUYỂN TỪ ACCESS 2000 XUỐNG ACCESS 97 
B1 - Chọn Tools/Database Utilities/Convert Database/To Access 97 File Format 
Hình 10.7 - Minh họa menu chọn chức năng chuyển đổi Access 2000 xuống Access 97 
B2 - Chọn đường dẫn vào lưu 
Vậy là đã có một cơ sở dữ liệu Access 97. 
CHUYỂN TỪ ACCESS 97 LÊN ACCESS 2000. 
B1 - Mở cở sở dữ liệu cần convert 
Giáo trình Tin Học B 
Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long 
Beta Version 0.9 
10-90
Hình 10.8 - Minh họa mở CSDL cần convert 
B2 - Chọn nút OK 
Tìm đường dẫn và đặt tên cho cơ sở dữ liệu 
Vậy là ta đã có cơ sở dữ liệu Access 2000 
2.3. NÉN VÀ SỬA LỖI 
Nén và sửa chữa lại cơ sở dữ liệu, tính năng này rất hữu dụng, chúng vừa giúp chúng ta 
nén lại CSDL và giúp người dùng sửa chữa một số hỏng hóc trong hệ thống. 
B1 - Mở CSDL 
B2 - Click chọn Tools/Database Utilities/Compact and Repair Database 
Hình 10.9 - Minh họa menu chức năng Compact and repair database ... 
B3 - Chọn Yes để thực hiện 
B4 - Đóng CSDL để kiểm tra kết quả 
3. TRỘN THƯ 
Tuy các báo cáo bằng Report rất chuyên nghiệp nhưng việc thực hiện các báo cáo này 
chưa mang tính tùy biến cao. Vả lại, sự tiện dụng trong thiết kế mẫu để điền thông tin vào 
tiện lợi hơn nếu thiết kế dạng mẫu thư bằng Microsoft Word. 
Trong Microsoft Word khi thực hiện chức năng trộn thư người dùng có quyền chọn lựa dữ 
liệu nguồn để chọn lựa. Ngoài dữ liệu nhập từ MS Word, MS Excel, dữ liệu nguồn Table 
của MS Access cũng có thể dùng làm dữ liệu khi trộn thư. 
Để thực hiện chức năng này, người dùng cần thực hiện các bước sau: 
B1 - Mở mẫu đã được thiết kế 
Nguồn dữ liệu cho Mail Merge có thể là một câu truy vấn hoặc một bảng. Click 
chọn vào nguồn dữ liệu cần tạo Mail Merge. 
Giáo trình Tin Học B 
Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long 
Beta Version 0.9 
10-91
Chọn menu Tools/Office Links/Merge It with Microsoft Office Word 
Hình 10.10 - Minh họa chức năng trộn thư (1) 
B2 - Cài đặt mẫu thư 
Hình 10.11 - Minh họa chức năng trộn thư (2) 
Màn hình chọn mẫu tập tin Word 
Trong đó: 
− Link your data an existing Microsoft Word document nếu đã có mẫu điền 
thông tin soạn thảo bằng MS Word. 
− Create a new document and then link the data to it tạo mẫu và sau đó sẽ 
liên kết đến dữ liệu sau. 
Hình 10.12 - Minh họa chức năng trộn thư (3) 
B3 - Chọn Next: Write your letter 
Giáo trình Tin Học B 
Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long 
Beta Version 0.9 
10-92
Hình 10.13 - Minh họa chức năng trộn thư (4) 
Chọn More Items  để đưa các thông tin vào trong mẫu MS Word. 
B4 - Hiển thị hộp thoại Insert Merge Field hiển thị danh sách những trường thông tin có 
sẵn trong CSDL. 
Hình 10.14 - Minh họa chức năng trộn thư (5) 
B5 - Di chuyển con trỏ chuột trên mẫu và thực hiện chức năng Insert để tiến hành chèn 
các trường thông tin có liên quan vào. 
Giáo trình Tin Học B 
Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long 
Beta Version 0.9 
10-93
Hình 10.15 - Minh họa chức năng trộn thư (6) 
Mẫu thư sau khi đã điền đầy đủ thông tin. 
Click chọn mục Next: Preview your letters 
B6 - Chọn Complete the merge để tiến hành trộn thư. 
Hình 10.16 - Minh họa chức năng trộn thư (7) 
B7 - Để lọc các thông tin cần hiển thị khi trộn thư. Click chọn mục Edit individual 
letters 
Giáo trình Tin Học B 
Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long 
Beta Version 0.9 
10-94
Hình 10.17 - Minh họa chức năng trộn thư (8) 
Trong đó: 
− All: Để hiển thị tất cả thông tin trộn. 
− Current Record: Để hiển thị thông tin. 
− From  To: Để hiển thị từ tin này đến tin kia. 
4. PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG 
Table để lưu trữ thông tin, Queries dùng thể truy xuất thông tin theo hướng người dùng, 
Form và Report trình bày thông tin ra màn hình hay xuất trực tiếp máy in. Việc thiết kế các 
xử lí hoặc các hành động cho hệ thống đôi lúc đòi hỏi những tính đặc thù mà việc dùng 
Lookup Wizard hay các Macro không hề có sẵn. 
Ví dụ một hệ thống kế toán cho một doanh nghiệp được viết bằng MS Access và vấn đề 
đặt ra là khi xuất hóa đơn phải xuất thêm một dòng hiển thị tổng hóa đơn thể hiện đọc dạng 
chữ (một trăm hai mươi ba ngàn ) thay vì đọc dạng số (123.000) 
Cũng như một số hệ thống khác, Microsoft tích hợp vào MS Access khả năng hỗ trợ ngôn 
ngữ dùng để phát triển ứng dụng đó chính là mã Visual Basic Applications (VBA). 
4.1. VISUAL BASIC FOR APPLICATIONS 
Visual Basic for Applications (VBA) là một sự bổ sung của Microsoft's Visual Basic, được 
xây dựng trong tất cả các ứng dụng Microsoft Office (bao gồm cả phiên bản cho hệ điều 
hành Mac OS), một số ứng dụng của Microsoft khác như Microsoft MapPoint và 
Microsoft Visio - một ứng dụng trước đây của Microsoft; ít nhất đã được bổ sung thành 
công trong những ứng dụng khác như AutoCAD, WordPerfect và ESRI ArcGIS. Nó đã 
được thay thế và mở rộng trên khả năng của ngôn ngữ macro đặc trưng như WordBasic 
của Word, và có thể được sử dụng để điều khiển hầu hết tất cả khía cạnh của ứng dụng 
chủ, kể cả vận dụng nét riêng biệt về giao diện người dùng như các menu và toolbar và làm 
việc với các hình thái hoặc hộp thoại tùy ý. VBA có thể được sử dụng để tạo ra các bộ lọc 
xuất nhập cho các định dạng tập tin khác nhau như ODF. 
Như tên gọi của mình, VBA khá gần gũi với Visual Basic, nhưng nó chỉ có thể chạy trong 
ứng dụng chủ chứ không phải 1 chương trình độc lập. Nó có thể được dùng để điều khiển 1 
ứng dụng từ 1 OLE tự động (ví dụ, tự động tạo 1 bản báo cáo bằng Word từ dữ liệu trong 
Excel). 
VBA có nhiều khả năng và cực kì mềm dẻo nhưng nó có một số hạn chế quan trọng, bao 
gồm hỗ trợ hạn chế cho các hàm gọi lại. Nó có khả năng sử dụng (nhưng không tạo ra) các 
thư viện động, và các phiên bản sau hỗ trợ cho các mô-đun lớp (class modules). 
Giáo trình Tin Học B 
Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long 
Beta Version 0.9 
10-95
4.2. MACRO & MODULE 
Việc dùng Macro hay Module để làm tiêu chí chính để phát triển ứng dụng MS Access 
cũng là một vấn đề khó. Tuy nhiên, người dùng cần xác định cho mình một số tiêu chí sau 
trước khi đưa ra quyết định: 
Tính đơn giản Toàn bộ nội dung của module được soạn thảo bằng mã Visual Basic 
Applications, việc phát triển ứng dụng MS Access theo hướng module đòi hỏi người dùng 
phải am hiểu về lĩnh vực lập trình trên máy tính và biết dùng ngôn ngữ VBA. 
Sự linh hoạt và mềm dẻo với module là toàn mã được viết lại từ đầu khả năng linh hoạt 
trong quá trình thiết kế và phát triển cao hơn Macro, không bị các giới hạn về chức năng 
có thể vận dụng linh hoạt các cấu trúc điều khiển chương trình. 
Qui mô ứng dụng với các ứng dụng nhỏ các chức năng đơn giản việc sử dụng macro tỏ ra 
phù hợp. Tuy nhiên, với các ứng dụng đòi hỏi nhiều chức năng phức tạp hơn thì việc dùng 
module là điều cần thiết. 
Giáo trình Tin Học B 
Bản quyền Trung tâm CNTT trường ĐH Cửu Long 
Beta Version 0.9 
10-96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Trần Nguyên Hãn & Phương Lan (???), Giáo trình chứng chỉ B tin học – Microsoft 
Access 2003 tập 1, NXB Lao động & Xã hội. 
[2] Dương Kiều Hoa (2003), Tự học Access 2000 trong 10 tiếng đồng hồ, NXB Thanh 
Niên. 
[3] Võ Trung Hùng (2000), Lập Trình Trực Quan, Đại Học Đà Nẵng. 
[4] Cary N.Prague, Michael R. Irwin, Microsoft Access 2002 Bible. Hungry Minds (2002) 
[5] Ông Văn Thông (2000), MS - Access 2000 - Phần căn bản, NXB thống kê. 
[6] Nguyễn Văn Huân (2008), Microsoft Access 2007. NXB Lao động. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_tin_hoc_b_lam_bao_huy.pdf