Giáo trình Tin học đại cương - Pham Quang Dũng (Phần 1)
Tóm tắt Giáo trình Tin học đại cương - Pham Quang Dũng (Phần 1): ... toán dự báo (tài chính, thời tiết...), nhóm các bài toán thiết kế (robot, tên lửa, công trình thủy điện...), nhóm các bài toán thăm dò (khoáng sản, thị trường, vũ trụ...)... Để giải các bài toán đó đòi hỏi phải thực hiện một khối lượng các phép toán khổng lồ lên đến hàng trăm triệu, thậm chí ...ng giữ các bit 0/1 tại mỗi ô trong mạch bán dẫn Bộ nhớ thể rắn tiêu thụ rất ít năng lượng, có tốc độ truy cập dữ liệu nhanh vì chúng không cần các thành phần chuyển động. Công nghệ này cũng rất bền vì nó không bị ảnh hưởng bởi các chấn động, từ trường hay sự thay đổi nhiệt độ bất thường. Tuy n... của DEC, HP Unix của Hewlette Parkard đều là các phiên bản khác nhau của hệ điều hành UNIX. UNIX cũng được dùng trên các máy tính cá nhân như các phiên bản SOLARIS 51 trên PC, SCO UNIX và gần đây là LINUX, một hệ điều hành nguồn mở, tạo điều kiện để những người quan tâm có thể cùng tham gia...
chức thuộc chính phủ .mil Các tổ chức quân sự Từ trường thứ 3 trở đi do các tổ chức tự đặt tên, miễn là không trùng nhau và được các tổ chức quản lý tên miền chấp nhận. 67 Ví dụ: Máy chủ Học viện Nông nghiệp Việt Nam có tên miền là vnua.edu.vn, có địa chỉ IP là 220.221.107.132. Máy chủ Đại học Bách khoa Hà Nội có tên miền là hust.edu.vn có địa chỉ IP là 202.191.56.197. c) Trang web và website Trang web (web page): là một tài liệu HTML, trong đó lưu trữ các nội dung và định dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh theo định dạng HTML (Hypertext Markup Language, ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản). Website: là một tập hợp các trang web liên kết với nhau và được quản lý bởi một cá nhân hay một tổ chức nào đó, ví dụ như website của Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Về kích thước: một website có thể có kích thước rất lớn, gồm hàng trăm trang trên đó, ví dụ như website của Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Về nội dung: một website có thể chứa nhiều thông tin dành cho nhiều người, cho nhiều mục đích và nhu cầu khác nhau. Tuy nhiên, một trang web chỉ phục vụ cho một mục đích hoặc một nhu cầu cụ thể. 4.2.2. Kết nối Internet Để kết nối được Internet ta cần: - Máy tính có Modem (Dial-up, ADSL) hoặc card mạng. - Có thuê bao kết nối với Internet: qua mạng, qua đường điện thoại, đường thuê riêng của bưu điện. Thông thường hiện nay kết nối qua điện thoại hoặc qua ADSL. - Có tài khoản Internet ở trên mạng hay ở một nhà cung cấp dịch vụ Internet (Internet Service Provider, ISP), ví dụ như VNPT, FPT, Viettel. - Có phần mềm Internet thông dụng như Web browser để xem trang web, ví dụ: IE, FireFox, Chrome, phần mềm để xem thư hay chat như Outlook, Messenger. 4.3. MỘT SỐ DỊCH VỤ CƠ BẢN CỦA INTERNET 4.3.1. WWW (World Wide Web) Đây là khái niệm mà người dùng Internet quan tâm nhiều nhất hiện nay, từ viết tắt là WWW hay gọi ngắn gọn là Web. Web là một công cụ, hay đúng hơn là dịch vụ của Internet. Web được tạo ra năm 1989 bởi Sir Tim Berners-Lee, làm việc tại CERN – Thụy Sỹ, là một hệ thống các trang văn bản được liên kết với nhau thông qua Internet. Khác với các dịch vụ trước đây của Internet, Web chứa thông tin bao gồm văn bản, hình ảnh, âm thanh và thậm chí cả video được kết hợp với nhau. Web cho phép bạn có thể truy cập vào mọi ngõ ngách trên Internet, là những điểm chứa cơ sở dữ liệu gọi là Website. Nhờ có Web, nên dù không phải là một chuyên gia, bạn vẫn có thể sử dụng Internet. Phần mềm sử dụng để định hướng Web gọi là trình duyệt Web (Web browser). Hiện nay, trình duyệt thông dụng nhất là Google Chrome của Google, tiếp đó là Internet Explorer của Microsoft, ngoài ra còn có Opera, Mozilla Firefox... Người dùng sử dụng một phần mềm Web 68 browser để xem thông tin trên các máy chủ WWW. Tại máy chủ phải có một phần mềm Web server, phần mềm này thực hiện nhận các yêu cầu từ Web browser gửi lên và thực hiện yêu cầu đó. 4.3.2. Tìm kiếm Tìm kiếm thông tin là hoạt động phổ biến đối với người sử dụng Internet. So với thông tin được lưu trữ trên những phương tiện khác, việc truy cập và tìm kiếm thông tin được lưu trữ trên Internet là dễ dàng hơn. Ngoài ra, kết quả tìm kiếm đạt được nhiều hơn, đây là điểm mạnh nhưng đôi khi cũng là điểm yếu của Internet vì khi có quá nhiều kết quả tìm kiếm, ta phải tốn thời gian để lọc lại những thông tin phù hợp. Trên Internet có rất nhiều trang Web cung cấp các công cụ tìm kiếm (search engine). Mỗi công cụ tìm kiếm có những điểm mạnh và điểm yếu riêng, do đó, khi tìm thông tin ta nên bắt đầu bằng công cụ quen thuộc nhất. Nếu kết quả tìm kiếm chưa tốt, ta có thể thực hiện lại việc tìm kiếm với công cụ tìm kiếm khác. Có rất nhiều website được thiết kế chuyên để tìm kiếm thông tin trên Internet, trong đó có thể kể đến một số trang nổi tiếng sau: Để sử dụng, bạn gõ địa chỉ trang tìm kiếm vào thanh address của trình duyệt và nhấn Enter (tương tự như khi bạn vào một trang web thông tin). Tìm kiếm với Trang tìm kiếm google được sử dụng khá phổ biến, hỗ trợ tính năng tìm kiếm tốt và có thể lựa chọn giao diện theo nhiều ngôn ngữ của nhiều quốc gia. Để thực hiện tìm kiếm với trang google chúng ta thực hiện: mở trình duyệt web, nhập địa chỉ Hình 4.5. Giao diện chính của cửa sổ trang web Google Tại đây chúng ta có thể tìm kiếm nhiều đối tượng khác nhau như: địa chỉ các trang web (Internet), hình ảnh, nhóm, thư mục... Nhập cụm từ khóa liên quan đến vấn đề cần tìm kiếm vào ô tìm kiếm và nhấn “Tìm với Google”. 69 Các phép toán trong điều kiện tìm kiếm Nhiều người cho rằng khi sử dụng một công cụ tìm kiếm (google, yahoo...), trang tìm kiếm sẽ tự động tìm tất cả các trang web và hiển thị tất cả các thông tin mà bạn đang cần tìm, điều này không đúng. Ở đây các máy tìm kiếm (các trang có chức năng tìm kiếm) chỉ tìm kiếm trong một danh sách các website mà chúng lưu trữ, những website này có thể do máy tìm được trước đó hoặc do các website đó đăng ký với máy tìm kiếm. Do vậy, kết quả mà bạn tìm được bằng những trang web tìm kiếm khác nhau là khác nhau. - Không nên tìm kiếm theo một từ đơn: thường thì bạn nên sử dụng hai từ hoặc nhiều hơn, hay một cụm từ ngắn. Những từ bạn chọn làm từ khóa phải là những từ liên quan trực tiếp tới vấn đề bạn đang cần tìm. Ví dụ: Nếu bạn muốn tìm kiếm bài giảng về môn Tin học đại cương thì cụm từ bạn cần gõ là “bài giảng tin học đại cương” Hình 4.6. Cửa sổ kết quả tìm kiếm: bài giảng tin học đại cương - Sử dụng dấu + và “” để thu hẹp phạm vi tìm kiếm. Nhìn vào hình 4.6 chúng ta thấy máy tìm ra tất cả các trang có cả cụm “bài giảng tin học đại cương” hoặc có một số từ ở trong cụm từ như “tin học đại cương”, “bài giảng”... Như vậy đây là kết quả mà chúng ta hoàn toàn không mong đợi máy tìm kiếm không tự nhận biết cả sáu từ bạn gõ vào là một từ khóa. Để máy tìm kiếm tìm được chính xác cả cụm từ mong muốn, chúng ta hãy đặt cụm từ đó trong cặp dấu ngoặc kép (ở ví dụ trên là: “bài giảng tin học đại cương”). Ngoài ra, để kết hợp các từ khóa, chúng ta sử dụng dấu + để tìm kiếm, sao cho nội dung các trang tìm được vừa có từ khóa này, vừa có từ khóa kia. - Ghép thêm toán tử dấu (-) vào trước một từ sẽ cho kết quả là cấm từ đó xuất hiện trong kết quả tìm kiếm. 70 Hình 4.7. Cửa sổ kết quả tìm kiếm “tin học đại cương”-“bài giảng” Tìm kiếm nâng cao trong Google: Để thu hẹp kết quả web cho các tìm kiếm phức tạp bằng cách sử dụng trang Tìm kiếm nâng cao. Ví dụ: chúng ta muốn biết tình hình dịch sởi diễn ra tại Hà Nội trong 24 giờ qua. Hoặc tìm hình ảnh đen trắng của New York. Thực hiện tìm kiếm nâng cao với Google (hình 4.8) - Truy nhập vào trang Tìm kiếm nâng cao bằng cách - Truy cập trực tiếp vào www.google.com/advanced_search. - Nhấp vào biểu tượng bánh răng ở góc trên cùng bên phải của trang kết quả tìm kiếm > Tìm kiếm nâng cao. - Nhập cụm từ tìm kiếm của bạn vào phần "Tìm trang có". - Chọn bộ lọc mà bạn muốn sử dụng trong phần "Sau đó, thu hẹp kết quả của bạn bằng". Bạn có thể sử dụng một hoặc nhiều bộ lọc (những bộ lọc này trong hộp tìm kiếm sử dụng toán tử tìm kiếm). - Nhấp vào Tìm kiếm nâng cao. Bộ lọc có thể sử dụng: - Ngôn ngữ; - Vùng; - Ngày cập nhật lần cuối; - Trang web hoặc miền; - Nơi cụm từ tìm kiếm xuất hiện trên trang; - Tìm kiếm an toàn; - Cấp độ đọc; - Loại tệp; - Quyền sử dụng. 71 Hình 4.8. Tìm kiếm nâng cao trong Google Với trang tìm kiếm nâng cao này, người dùng dễ dàng thu hẹp phạm vi tìm kiếm, làm cho việc tìm kiếm có kết quả nhanh hơn, chính xác hơn với mong muốn của người dùng. 72 Tìm kiếm hình ảnh Tại trang chủ của google, nhấn chọn mục hình ảnh và gõ từ khóa tìm kiếm vào ô nhập, các hình ảnh sau khi tìm thấy có thể lưu vào trong máy tính của bạn. Hình 4.9. Tìm kiếm hình ảnh với google 4.3.3. Thư điện tử Thư điện tử (Email) là phương tiện liên lạc vô cùng tiện lợi trong thời đại công nghệ thông tin ngày nay. Sử dụng Email ta có thể trao đổi thông tin với bạn bè, đồng nghiệp trên toàn cầu. Ưu điểm nổi bật nhất của việc sử dụng Email là nhanh, rẻ, mọi lúc mọi nơi. Phần này sẽ giới thiệu về một số khái niệm khi sử dụng Email, cách tạo và sử dụng Email. Muốn sử dụng thư điện tử thì người dùng phải có máy tính nối kết Internet hoặc nối kết vào máy chủ cung cấp dịch vụ Email (Mail Server). Ngoài ra, để gửi hoặc nhận Email thì người sử dụng phải có tài khoản Email và danh sách địa chỉ Email của người nhận. Cấu trúc một địa chỉ Email Địa chỉ Email (Email Address) là một định danh trên Internet cho phép người sử dụng Internet nhận biết được chính xác người cần liên hệ, giao dịch, trao đổi thông tin và ra lệnh gửi các thông điệp, tài liệu, hình ảnh (Email message) tới định danh này. Cấu trúc một địa chỉ Email: @ - Tên miền: Tên của máy tính làm Server lưu và quản lý địa chỉ Email này. - Tên tài khoản: Tên được đăng ký, để phân biệt với các địa chỉ Email khác có cùng tên miền. Ví dụ: mayxaydung@yahoo.com; ptthong@vnua.edu.vn; webmaster@vnua.edu.vn 73 Cấu trúc một Email From: Phạm Quang Dũng To: Thang Tran Cc: Ngo Cong Thang , Hoang Thi Ha , ptvan , phan thi thu hong , Hoang Nguyen Date: 14/06/2013 09:57 AM Subject: Mẫu viết bài giảng tin đại cương chung cho 2 bộ môn Tôi xin gửi các thầy cô template để sau viết bài giảng THĐC chung cho 2 BM. PQDung. [2] File: Baigiang THDC.pptx Size: 105k Content Type:application/vnd.openxmlformats - officedocument.presentationml.presentation Webmail Webmail là hệ thống cung cấp các dịch vụ Email (nhận, gửi, lọc Email) thông qua một website nào đó trên mạng Internet. Thông thường, đây là hệ thống cung cấp địa chỉ Email miễn phí. Để gửi và nhận Email, người sử dụng Internet chỉ có một cách duy nhất là dùng trình duyệt Web truy cập vào địa chỉ Website của nhà cung cấp dịch vụ, sử dụng tài khoản đã được cung cấp để kiểm tra Email và sử dụng các dịch vụ Email thông thường khác. Ví dụ về các nhà cung cấp các dịch vụ Email: mail.vnua.edu.vn; www.hotmail.com; mail.yahoo.com; mail.google.com... Cách tạo và sử dụng gmail Phần này giới thiệu với các bạn về một trong những dịch vụ thư điện tử miễn phí tốt và phổ biến nhất hiện nay của Google. Để sử dụng gmail, người dùng phải đăng kí tài khoản với dịch vụ gmail. Từ trình duyệt nhập vào địa chỉ https://mail.google.com. Từ trang chủ gmail, kích vào “Tạo một tài khoản” (hình 4.10) P h ầ n n ộ i d u n g P h ầ n t iê u đ ề 74 Hình 4.10. Trang chủ gmail Sau đó điền đầy đủ thông tin như chỉ dẫn vào form (hình 4.11) 75 Hình 4.11. Form điền thông tin đăng kí tài khoản gmail Kích vào “Bước tiếp theo” (hình 4.12) để tiếp tục thực hiện đăng kí. Tại bước này, người dùng cần nhập số điện thoại cá nhân để xác minh tài khoản. Hình 4.12. Xác minh tài khoản qua điện thoại Kích vào “Tiếp tục” để tiếp tục thực hiện việc đăng kí. Bạn đợi Google gửi lại mã số xác minh tài khoản qua số điện thoại đã cung cấp ở bước trước, sau đó nhập mã xác minh. Kết thúc bước này bạn đã hoàn tất quá trình đăng kí. Hình 4.13. Nhập mã xác minh qua tin nhắn SMS Sử dụng gmail Gõ địa chỉ https://mail.google.com từ trình duyệt web. Tại mục đăng nhập: - Nhập tên người dùng (Username). - Mật khẩu (Password). - Kích vào nút Đăng nhập. Kết quả sau khi đăng nhập (hình 4.14): 76 Hình 4.14. Kết quả sau khi đăng nhập - Chọn Hộp thư đến để xem thư đến - Chọn Thư đã gửi để xem thư đã gửi đi - Soạn thảo email mới Kích vào nút “Soạn” để soạn thảo một email mới, xuất hiện trang soạn thảo. Nhập các yêu cầu như hình 4.15. Kích vào “Gửi” để gửi thư đi sau khi đã hoàn thành thao tác soạn thảo. Hình 4.15. Cửa sổ soạn thư mới 4.3.4. Lưu trữ dữ liệu đám mây Lưu trữ dữ liệu đám mây là một dịch vụ lưu trữ (hay sao lưu - backup) dữ liệu ở các thiết bị mà người dùng không biết được địa chỉ thực. Về bản chất đó chính là những dịch vụ trực tuyến cung cấp giải pháp giúp người dùng cất giữ các loại dữ liệu của họ lên “đám mây”, tức hệ thống máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ. Người dùng có thể truy cập (explore), tải lên (upload), 77 tải xuống (download), đồng bộ hóa (sync) dữ liệu của họ từ bất cứ đâu có Internet, thông qua nhiều thiết bị có khả năng kết nối Internet. Với dịch vụ lưu trữ dữ liệu đám mây, ta thấy: Ưu điểm: Không còn lệ thuộc vào các thiết bị lưu trữ vật lý như đĩa nhớ, CD... và có thể truy cập ở mọi nơi có Internet. Giảm thiểu rủi ro mất mát, hư hỏng dữ liệu có thể xảy ra khi sử dụng các biện pháp lưu trữ truyền thống, như: sử dụng ổ cứng, ổ cứng di động USB (thuật ngữ được dùng để chỉ các ổ cứng hay thanh nhớ di động, hay được gọi tắt là ổ USB), hay đĩa CD, DVD. Nhược điểm: Phụ thuộc vào Internet và nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây. Có hai đặc điểm rất quan trọng tạo nên sự khác biệt của lưu trữ dữ liệu đám mây so với các loại lưu trữ khác: - Với các loại lưu trữ khác, người dùng hoàn toàn biết chính xác nơi lưu trữ dữ liệu như trong ổ USB hay ổ cứng, đĩa DVD... Còn với lưu trữ dữ liệu đám mây người dùng không thể biết chính xác được địa chỉ thực của các máy dịch vụ. - Người dùng dịch vụ lưu trữ dữ liệu đám mây có thể đồng bộ hóa (sync) tất cả các dữ liệu ở bất kỳ nơi đâu có Internet. Hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ dữ liệu đám mây với các chính sách về giá cả và chế độ bảo mật khác nhau. Về giá, phần lớn cung cấp các gói miễn phí bên cạnh các dịch vụ có phí đi kèm như tăng dung lượng lưu trữ, chương trình truy cập dữ liệu trên máy tính hay thiết bị cầm tay... Về bảo mật, có rất nhiều dịch vụ không đảm bảo (hoặc không qui định rõ) chế độ bảo mật thông tin cho người dùng miễn phí. Một câu hỏi đặt ra là làm thế nào để chọn được một dịch vụ lưu trữ dữ liệu đám mây phù hợp? Một số tiêu chí được gợi ý sau đây giúp người dùng dễ dàng hơn trong việc ra quyết định lựa chọn của mình: Dung lượng cho phép lưu trữ miễn phí (Free Space); dung lượng tối đa cho phép đối với mỗi tệp tin được tải lên (Max file size); băng thông giới hạn tải lên và tải xuống trong mỗi tháng/ngày (Bandwidth limit/month/day); cho phép mã hóa dữ liệu để đảm bảo tính an toàn (Encrypt) Một số dịch vụ lưu trữ dữ liệu đám mây điển hình hiện nay: a) Mediafire MediaFire là một trang web chia sẻ dữ liệu miễn phí và không giới hạn. Tất cả các thành viên đăng ký đều có thể sử dụng đầy đủ chức năng của MediaFire. Website bao gồm 4 loại dịch vụ gồm Free, Persernal, Pro và Business. Người dùng dịch vụ Free (miễn phí) được tải lên các tệp tin có dung lượng không quá 200 MB, sau đó được cung cấp một URL để tải xuống tệp tin và có thể chia sẻ cho bất kỳ ai. Thêm vào đó, ảnh số cũng có thể được tải lên và hiển thị dưới dạng thư viện. MediaFire phiên bản 3.0 với nhiều chức năng mới như: Không yêu cầu đăng ký, truy cập tệp tin không cần chờ đợi, không giới hạn thời gian lưu trữ, không giới hạn số tệp tin tải cùng một lúc, cho phép trực tiếp tải tệp tin lên một thư mục, cho phép đổi tên tệp tin, không phân biệt quốc gia, vùng lãnh thổ của người dùng. 78 b) Google Drive Google Drive là dịch vụ lưu trữ trực tuyến được Google ra mắt vào đầu tháng 5 năm 2012, cho phép người dùng dễ dàng tải lên, chia sẻ và đồng bộ hóa dữ liệu lên dịch vụ này. Người dùng có thể sử dụng Google Drive để lưu trữ tất cả các loại tệp, bao gồm tài liệu, bản trình bày, nhạc, ảnh và video. Người dùng có thể mở nhiều loại tệp ngay trong trình duyệt, bao gồm tệp PDF, tệp Microsoft Office, video có độ phân giải cao và nhiều loại tệp hình ảnh. Google Drive tự động cập nhật mọi nội dung, do đó người dùng có thể thực hiện các chỉnh sửa và truy cập phiên bản mới nhất từ bất kỳ nơi nào. Google Drive cung cấp nhiều cách để xem, tìm và sắp xếp các tệp; có các tùy chọn tìm kiếm mạnh mẽ - thậm chí là khả năng tìm kiếm văn bản trong hình ảnh, giúp người dùng nhanh chóng tìm thấy nội dung đang tìm kiếm. Google Drive cho phép: - Lưu trữ miễn phí 15GB nội dung thư, tài liệu, hình ảnh, video. - Dung lượng tối đa cho phép đối với mỗi tệp tin được tải lên là 1GB. - Truy cập mọi thứ trong Google Drive từ nhiều thiết bị khác nhau như: máy tính, điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng. - Đồng bộ hóa các tệp. Khả năng đồng bộ hóa cài sẵn của Google Drive đảm bảo các tệp, thư mục và tài liệu Google giống nhau trên tất cả thiết bị, chỉ cần kết nối web. - Ngừng gửi tệp đính kèm qua email. Google Drive cho phép người dùng chọn lựa chính xác những người - bạn bè, gia đình, đồng nghiệp - nhận được tệp cần chia sẻ. c) SkyDrive SkyDrive là dịch vụ lưu trữ dữ liệu trực tuyến miễn phí của Microsoft. Ứng dụng này có sẵn cho hệ điều hành Windows và Mac, Windows Phone và iPhone. Về cơ bản, dịch vụ này hoạt động tương tự như các dịch vụ lưu trữ dữ liệu trực tuyến khác. Người dùng Windows sau khi cài đặt ứng dụng này vào máy tính của mình chỉ cần đăng nhập vào tài khoản Windows Live của họ để liên kết máy tính đang sử dụng với dịch vụ lưu trữ trực tuyến này. SkyDrive cho phép: - Lưu trữ miễn phí 7GB nội dung. - Dung lượng tối đa cho phép đối với mỗi tệp tin được tải lên là 2GB. - Tạo ra một thư mục riêng của nó trong máy tính của người dùng. - Đồng bộ hóa ngay lập tức và hoàn toàn tự động tất cả các tệp tin và thư mục được lưu trong SkyDrive. - Lưu mọi tệp tin có trong SkyDrive của người dùng trong thư mục SkyDrive trên máy tính cũng như được lưu trên đám mây. Phiên bản dành cho Windows của dịch vụ này cho phép người dùng truy cập vào tất cả các tệp tin trên máy tính (của người dùng) từ giao diện web của SkyDrive. Chỉ cần chọn một 79 máy tính đang bật có trong danh sách các máy tính được liên kết với tài khoản SkyDrive của người dùng trên giao diện web, sau đó điền đoạn mã bí mật được hệ thống gửi đến tài khoản email của người dùng; người dùng sẽ có toàn quyền xem tất cả các tệp tin có trên máy tính vừa chọn ngay trên giao diện web của dịch vụ lưu trữ dữ liệu trực tuyến này. d) Dropbox Dropbox là dịch vụ sao lưu, lưu trữ dữ liệu trực tuyến với khả năng đồng bộ theo thời gian thực và tự động thực hiện sao lưu. Phần mềm này chạy tốt trên Windows, Mac, Linux, đồng thời có thể sử dụng DropBox trên điện thoại như iPhone, Blackberry, Android, iPad... Dropbox cho phép: - Lưu trữ miễn phí 2GB dữ liệu. - Dung lượng tối đa cho phép đối với mỗi tệp tin được tải lên là 300MB. - Không giới hạn băng thông tải về và khả năng làm việc trên nhiều nền tảng từ máy tính đến thiết bị di động. - Tự động đồng bộ hóa các tệp tin (tất cả các tệp tin khi được lưu trữ vào thư mục My Dropbox trên máy tính cá nhân sẽ được tự động đồng bộ hóa với các máy tính khác có cài đặt sẵn Dropbox). - Chia sẻ tệp tin một cách dễ dàng. Người dùng đặt các tệp tin/thư mục muốn chia sẻ vào trong Dropbox rồi sau đó, gửi e-mail mời những người muốn chia sẻ thư mục đó. - Sao lưu trực tuyến là tự động. Bất kì các tệp tin mà người dùng đặt vào trong thư mục Dropbox sẽ được tự động sao lưu vào các máy chủ. - Dropbox cho phép người dùng quay trở lại quá khứ để khôi phục những dữ liệu bị xóa hoặc bị thay đổi. Dropbox giữ 30 ngày lịch sử của những lần thay đổi do người dùng thực hiện để người dùng có thể hoàn tác lại bất kỳ sai lầm và thậm chí lấy lại được các tệp tin đã bị xóa. CÂU HỎI ÔN TẬP 1: Hãy trình bày khái niệm mạng máy tính, cách phân loại mạng máy tính. 2: Dựa theo kĩ thuật truyền tải thông tin có mấy kiểu mô hình kết nối? Trình bày những mô hình kết nối đó. 3: Thế nào là giao thức mạng máy tính? 4: Mục đích của dịch vụ DNS – phân giải tên miền. Cấu trúc của tên miền? 5: Điều kiện để kết nối Internet là gì? 6: Thế nào là mạng Internet? Các dịch vụ cơ bản của Internet là gì? 7: Hãy trình bày dịch vụ tìm kiếm trên Internet. 8: Hãy trình bày cấu trúc của một địa chỉ email; cấu trúc của một email? 9: Thế nào là dịch vụ lưu trữ đám mây? Trình bày ưu nhược điểm của dịch vụ này? 10: Hãy so sánh một số dịch vụ lưu trữ đám mây điển hình (Mediafire, Google Drive, SkyDrive, Dropbox).
File đính kèm:
- giao_trinh_tin_hoc_dai_cuong_pham_quang_dung_phan_1.pdf