Giáo trình Tin học đại cương - Pham Quang Dũng (Phần 2)

Tóm tắt Giáo trình Tin học đại cương - Pham Quang Dũng (Phần 2): ... tác cụ thể. Ví dụ: Xem lại thuật toán Euclid tìm ước số chung lớn nhất của 2 số nguyên dương đã đề cập đến ở mục 6.2.1. Khái niệm thuật toán. b. Dùng lưu đồ (sơ đồ khối) Sử dụng các hình khối cơ bản (Bắt đầu, Kết thúc, Khối Input, Khối Output, Khối điều kiện, Khối thao tác) và các cung để...n ngữ nguồn mở hiện được sử dụng rất rộng rãi để xây dựng, bảo trì các trang web động, phát triển các server... Cũng trong năm 1995, ngôn ngữ JAVASCRIPT, được phát triển bởi Brendan Eich, làm việc tại công ty NetScape; là ngôn ngữ được tạo ra để mở rộng các chức năng của trang web, ứng dụng ...ng lớn các thư điện tử được gửi qua lại, các sâu thư điện tử cũng có thể là nguyên nhân gây nên những vấn đề hiệu năng cho hệ thống bị lây nhiễm. Beagle là một sâu thư điện tử xuất hiện năm 2004 có thể lây nhiễm trên tất cả các phiên bản của hệ điều hành Windows. Chủng đầu tiên Beagle.A không ...

pdf61 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 196 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Tin học đại cương - Pham Quang Dũng (Phần 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m đến năm năm: 
a) Tự ý xoá, làm tổn hại hoặc thay đổi phần mềm, dữ liệu thiết bị số; 
b) Ngăn chặn trái phép việc truyền tải dữ liệu của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng 
Internet, thiết bị số; 
133 
c) Hành vi khác cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng 
Internet, thiết bị số. 
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm: 
a) Có tổ chức; 
b) Lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet; 
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai 
năm: 
a) Đối với hệ thống dữ liệu thuộc bí mật nhà nước; hệ thống thông tin phục vụ an ninh, quốc 
phòng; 
b) Đối với cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia; hệ thống thông tin điều hành lưới điện quốc gia; hệ 
thống thông tin tài chính, ngân hàng; hệ thống thông tin điều khiển giao thông; 
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm 
nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.” 
Điều 226. Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, 
mạng Internet 
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá 
nhân, xâm phạm trật tự, an toàn xã hội gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu 
đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng 
đến ba năm: 
a) Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet những thông tin trái với quy định của 
pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 88 và Điều 253 của Bộ luật này; 
b) Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hoá những thông tin riêng hợp 
pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet 
mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó; 
c) Hành vi khác sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng 
Internet. 
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: 
a) Có tổ chức; 
b) Lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet; 
c) Thu lợi bất chính từ một trăm triệu đồng trở lên; 
d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. 
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, cấm 
đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. 
Điều 226a. Tội truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet 
hoặc thiết bị số của người khác 
134 
1. Người nào cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, tường lửa, sử dụng quyền quản trị của người 
khác hoặc bằng phương thức khác truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông, 
mạng Internet hoặc thiết bị số của người khác chiếm quyền điều khiển; can thiệp vào chức năng 
hoạt động của thiết bị số; lấy cắp, thay đổi, hủy hoại, làm giả dữ liệu hoặc sử dụng trái phép các 
dịch vụ, thì bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm 
đến năm năm. 
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm: 
a) Có tổ chức; 
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; 
c) Thu lợi bất chính lớn; 
d) Gây hậu quả nghiêm trọng; 
đ) Tái phạm nguy hiểm. 
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai 
năm: 
a) Đối với hệ thống dữ liệu thuộc bí mật nhà nước; hệ thống thông tin phục vụ an ninh, quốc 
phòng; 
b) Đối với cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia; hệ thống thông tin điều hành lưới điện quốc gia; hệ 
thống thông tin tài chính, ngân hàng; hệ thống thông tin điều khiển giao thông; 
c) Thu lợi bất chính rất lớn hoặc đặc biệt lớn; 
d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. 
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm 
nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. 
Điều 226b. Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số 
thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản 
1. Người nào sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện 
một trong những hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng 
hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm: 
a) Sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt 
hoặc làm giả thẻ ngân hàng nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hoá, dịch 
vụ; 
b) Truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản; 
c) Lừa đảo trong thương mại điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn tín dụng, mua bán và 
thanh toán cổ phiếu qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân; 
d) Hành vi khác nhằm chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm: 
a) Có tổ chức; 
b) Phạm tội nhiều lần; 
c) Có tính chất chuyên nghiệp; 
135 
d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; 
đ) Gây hậu quả nghiêm trọng; 
e) Tái phạm nguy hiểm. 
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm 
năm: 
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; 
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi 
năm hoặc tù chung thân: 
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; 
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu 
một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất 
định từ một năm đến năm năm. 
7.4.2. Điều trong Nghị định Chính phủ 
Về chế tài xử phạt với các hành vi phạm tội liên quan tới tin học và hạ tầng công nghệ 
thông tin, ngày 23/8/2001 Chính phủ đã ban hành nghị định 55/2001/NĐ-CP với nội dung như 
sau: 
Điều 41. Các hành vi vi phạm, hình thức và mức xử phạt vi phạm hành chính về Internet 
được quy định như sau: 
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không khai báo 
làm thủ tục cấp lại khi giấy phép cung cấp dịch vụ Internet bị mất, hoặc bị hư hỏng. 
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: 
a) Sử dụng mật khẩu, khoá mật mã, thông tin riêng của người khác để truy nhập, sử dụng dịch vụ 
Internet trái phép. 
b) Sử dụng các công cụ phần mềm để truy nhập, sử dụng dịch vụ Internet trái phép. 
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau 
đây: 
a) Vi phạm các quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn, chất lượng trong việc sử dụng dịch vụ 
Internet. 
b) Vi phạm các quy định của Nhà nước về giá, cước trong việc sử dụng dịch vụ Internet. 
c) Vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý tài nguyên Internet trong việc sử dụng dịch vụ 
Internet. 
d) Vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý truy nhập, kết nối Internet trong việc sử dụng 
dịch vụ Internet. 
đ) Vi phạm các quy định của Nhà nước về mã hoá và giải mã thông tin trên Internet trong việc sử 
dụng dịch vụ Internet. 
136 
e) Vi phạm các quy định của Nhà nước về an toàn, an ninh thông tin trên Internet trong việc sử 
dụng dịch vụ Internet. 
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau 
đây: 
a) Ngừng hoặc tạm ngừng cung cấp dịch vụ Internet mà không thông báo cho người sử dụng 
dịch vụ Internet biết trước, trừ trường hợp bất khả kháng. 
b) Sửa chữa, tẩy xóa làm thay đổi nội dung giấy phép cung cấp dịch vụ Internet. 
c) Sử dụng quá hạn giấy phép cung cấp dịch vụ Internet. 
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau 
đây: 
a) Vi phạm các quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ Internet trong việc 
cung cấp dịch vụ Internet. 
b) Vi phạm các quy định của Nhà nước về giá, cước dịch vụ Internet trong việc cung cấp dịch vụ 
Internet. 
c) Vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý tài nguyên Internet trong việc cung cấp dịch 
vụ Internet. 
d) Vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý truy nhập, kết nối Internet trong việc cung cấp 
dịch vụ Internet. 
đ) Vi phạm các quy định của Nhà nước về mã hoá và giải mã thông tin trên Internet trong việc 
cung cấp dịch vụ Internet. 
e) Vi phạm các quy định của Nhà nước về an toàn, an ninh thông tin trên Internet trong việc cung 
cấp dịch vụ Internet. 
g) Sử dụng Internet để nhằm mục đích đe dọa, quấy rối, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm 
người khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. 
h) Đưa vào Internet hoặc lợi dụng Internet để truyền bá các thông tin, hình ảnh đồi trụy, hoặc 
những thông tin khác trái với quy định của pháp luật về nội dung thông tin trên Internet, mà chưa 
đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. 
i) Đánh cắp mật khẩu, khoá mật mã, thông tin riêng của tổ chức, cá nhân và phổ biến cho người 
khác sử dụng. 
k) Vi phạm các quy định về vận hành, khai thác và sử dụng máy tính gây rối loạn hoạt động, 
phong toả hoặc làm biến dạng, làm hủy hoại các dữ liệu trên Internet mà chưa đến mức truy cứu 
trách nhiệm hình sự. 
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau 
đây: 
a) Thiết lập hệ thống thiết bị và cung cấp dịch vụ Internet không đúng với các quy định ghi trong 
giấy phép. 
b) Tạo ra và cố ý lan truyền, phát tán các chương trình vi rút trên Internet mà chưa đến mức truy 
cứu trách nhiệm hình sự. 
7. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi thiết lập hệ thống thiết bị 
và cung cấp dịch vụ Internet khi không có giấy phép. 
137 
8. Ngoài các hình thức xử phạt chính, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà tổ chức, cá nhân 
còn có thể bị áp dụng một hay nhiều hình thức xử phạt bổ sung hoặc biện pháp khắc phục hậu 
quả sau đây: 
a) Tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet đối với các hành vi vi 
phạm tại điểm a khoản 2, điểm b khoản 2, các điểm tại khoản 3, các điểm tại khoản 5 và điểm b 
khoản 6 Điều 41. 
b) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc không thời hạn đối với hành vi vi phạm quy 
định tại điểm b khoản 4 và điểm a khoản 6 Điều 41. 
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm 
quy định tại điểm b khoản 4, điểm a khoản 6 và khoản 7 Điều 41. 
d) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra đối với 
hành vi vi phạm quy định tại điểm k khoản 5, điểm b khoản 6 Điều 41. 
7.4.3. Các điều trong Luật Công nghệ thông tin 
Năm 2006, Quốc hội Việt Nam ban hành Luật 67/2006/QH11: Luật Công nghệ thông tin 
bao gồm 79 điều. Dưới đây là một số điều có liên quan đến nghĩa vụ của công dân đối với các 
hoạt động công nghệ thông tin. 
Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm 
1. Cản trở hoạt động hợp pháp hoặc hỗ trợ hoạt động bất hợp pháp về ứng dụng và phát triển 
công nghệ thông tin; cản trở bất hợp pháp hoạt động của hệ thống máy chủ tên miền quốc gia; 
phá hoại cơ sở hạ tầng thông tin, phá hoại thông tin trên môi trường mạng. 
2. Cung cấp, trao đổi, truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm mục đích sau đây: 
a) Chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân; 
b) Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân 
dân các nước, kích động dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần 
phong mỹ tục của dân tộc; 
c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác đã 
được pháp luật quy định; 
d) Xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân; 
đ) Quảng cáo, tuyên truyền hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục cấm đã được pháp luật quy định. 
3. Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động công nghệ thông tin; sản xuất, lưu hành sản 
phẩm công nghệ thông tin trái pháp luật; giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân 
khác; tạo đường dẫn trái phép đối với tên miền của tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp tên miền 
đó. 
Điều 69. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin 
Việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin phải thực hiện theo quy định 
của pháp luật về sở hữu trí tuệ và các quy định sau đây: 
1. Tổ chức, cá nhân truyền đưa thông tin trên môi trường mạng có quyền tạo ra bản sao tạm thời 
một tác phẩm được bảo hộ do yêu cầu kỹ thuật của hoạt động truyền đưa thông tin và bản sao 
tạm thời được lưu trữ trong khoảng thời gian đủ để thực hiện việc truyền đưa thông tin; 
138 
2. Người sử dụng hợp pháp phần mềm được bảo hộ có quyền sao chép phần mềm đó để lưu trữ 
dự phòng và thay thế phần mềm bị phá hỏng mà không phải xin phép, không phải trả tiền bản 
quyền. 
Điều 70. Chống thư rác 
1. Tổ chức, cá nhân không được che giấu tên của mình hoặc giả mạo tên của tổ chức, cá nhân 
khác khi gửi thông tin trên môi trường mạng. 
2. Tổ chức, cá nhân gửi thông tin quảng cáo trên môi trường mạng phải bảo đảm cho người tiêu 
dùng khả năng từ chối nhận thông tin quảng cáo. 
3. Tổ chức, cá nhân không được tiếp tục gửi thông tin quảng cáo trên môi trường mạng đến 
người tiêu dùng nếu người tiêu dùng đó thông báo không đồng ý nhận thông tin quảng cáo. 
Điều 71. Chống vi-rút máy tính và phần mềm gây hại 
Tổ chức, cá nhân không được tạo ra, cài đặt, phát tán vi-rút máy tính, phần mềm gây hại vào 
thiết bị số của người khác để thực hiện một trong những hành vi sau đây: 
1. Thay đổi các tham số cài đặt của thiết bị số; 
2. Thu thập thông tin của người khác; 
3. Xóa bỏ, làm mất tác dụng của các phần mềm bảo đảm an toàn, an ninh thông tin được cài đặt 
trên thiết bị số; 
4. Ngăn chặn khả năng của người sử dụng xóa bỏ hoặc hạn chế sử dụng những phần mềm không 
cần thiết; 
5. Chiếm đoạt quyền điều khiển thiết bị số; 
6. Thay đổi, xóa bỏ thông tin lưu trữ trên thiết bị số; 
7. Các hành vi khác xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng. 
Điều 72. Bảo đảm an toàn, bí mật thông tin 
1. Thông tin riêng hợp pháp của tổ chức, cá nhân trao đổi, truyền đưa, lưu trữ trên môi trường 
mạng được bảo đảm bí mật theo quy định của pháp luật. 
2. Tổ chức, cá nhân không được thực hiện một trong những hành vi sau đây: 
a) Xâm nhập, sửa đổi, xóa bỏ nội dung thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường 
mạng; 
b) Cản trở hoạt động cung cấp dịch vụ của hệ thống thông tin; 
c) Ngăn chặn việc truy nhập đến thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng, trừ 
trường hợp pháp luật cho phép; 
d) Bẻ khóa, trộm cắp, sử dụng mật khẩu, khóa mật mã và thông tin của tổ chức, cá nhân khác 
trên môi trường mạng; 
đ) Hành vi khác làm mất an toàn, bí mật thông tin của tổ chức, cá nhân khác được trao đổi, 
truyền đưa, lưu trữ trên môi trường mạng. 
Điều 73. Trách nhiệm bảo vệ trẻ em 
1. Nhà nước, xã hội và nhà trường có trách nhiệm sau đây: 
a) Bảo vệ trẻ em không bị tác động tiêu cực của thông tin trên môi trường mạng; 
139 
b) Tiến hành các biện pháp phòng, chống các ứng dụng công nghệ thông tin có nội dung kích 
động bạo lực và khiêu dâm. 
2. Gia đình có trách nhiệm ngăn chặn trẻ em truy nhập thông tin không có lợi cho trẻ em. 
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành những biện pháp sau đây để ngăn ngừa trẻ em truy 
nhập thông tin không có lợi trên môi trường mạng: 
a) Tổ chức xây dựng và phổ biến sử dụng phần mềm lọc nội dung; 
b) Tổ chức xây dựng và phổ biến công cụ ngăn chặn trẻ em truy nhập thông tin không có lợi cho 
trẻ em; 
c) Hướng dẫn thiết lập và quản lý trang thông tin điện tử dành cho trẻ em nhằm mục đích thúc 
đẩy việc thiết lập các trang thông tin điện tử có nội dung thông tin phù hợp với trẻ em, không 
gây hại cho trẻ em; tăng cường khả năng quản lý nội dung thông tin trên môi trường mạng phù 
hợp với trẻ em, không gây hại cho trẻ em. 
4. Nhà cung cấp dịch vụ có biện pháp ngăn ngừa trẻ em truy nhập trên môi trường mạng thông 
tin không có lợi đối với trẻ em. 
5. Sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin mang nội dung không có lợi cho trẻ em phải có dấu 
hiệu cảnh báo. 
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 
1. Lỗ hổng phần mềm là gì? 
2. Nêu các hình thức tấn công vào các tài nguyên thông tin hiện nay? 
3. Virus máy tính là gì? Phân biệt giữa 2 nhóm virus: virus biên dịch và virus thông dịch? Kể 
tên một số loại virus máy tính. 
4. Sâu máy tính là gì? Trình bày sự khác nhau giữa 2 sâu máy tính: sâu dịch vụ mạng và sâu 
thư điện tử? Kể tên một số loại sâu máy tính. 
5. Trojan máy tính là gì? Kể tên và nêu cơ chế hoạt động của một số loại trojan máy tính. 
6. Trình bày sự khác nhau về cơ chế hoạt động giữa 3 loại phần mềm độc hại: virus máy tính, 
sâu máy tính và trojan? 
7. Tấn công từ chối dịch vụ - Denial of Service (DoS) là gì? Phân biệt 2 kiểu tấn công từ chối 
dịch vụ: dựa trên lỗ hổng phần mềm và làm ngập lụt? 
8. Tấn công từ chối dịch vụ phân tán – distributed denial of service (DDoS) là gì? So sánh 
DDoS với DoS? 
9. Phân biệt 3 loại hình thức lừa đảo: dùng bản sao, hướng đối tượng, dùng điện thoại? 
10. Tài sản trí tuệ là gì? Quyền sở hữu trí tuệ là gì? Vì sao phải bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ? 
140 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
I. Sách 
1. Carl Reynolds and Paul Tymannn (2008). Schaum's Outline of Principles of Computer Science. 
McGraw-Hill Companies, Inc. 
2. Donald Ervin Knuth (1997). The Art of Computer Programming, third edition, Volume 1/ 
Fundamental Algorithms. Addison-Wesley Professional. 
3. Đào Kiến Quốc, Bùi Thế Duy (2006). Giáo trình Tin học cơ sở. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 
5. Đào Kiến Quốc, Trương Ninh Thuận (2011), Các khái niệm cơ bản của Tin học, NXB Đại học Quốc 
gia Hà Nội. 
6. Đỗ Thanh Liên Ngân, Hồ Văn Tú (2005).Giáo trình môn học Tin học căn bản, Đại học Cần Thơ. 
7. Đỗ Thị Mơ và đồng nghiệp (2007). Tin học đại cương. NXB Nông nghiệp. 
8. Đỗ Xuân Lôi (2004). Cấu trúc dữ liệu và giải thuật. NXB ĐH Quốc Gia Hà Nội. 
9. Ian Sommerville (2010), Software Engineering. Addison-Wesley; 9th edition. 
10. Hoàng Thị Hà (2011), Bài giảng cơ sở dữ liệu 1. NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 
11. Hồ Thuần, Hồ Cẩm Hà (2004). Các hệ cơ sở dữ liệu: Lí thuyết &thực hành; tập một. NXB Giáo dục. 
12. June Jamrich Parsons, Dan Oja (2013), Computer Concepts, 15th edition. Cengage Learning. 
13. J. Glenn Brookshear (2012). Computer science – An overview, 11thedition. Pearson Education, Inc., 
publishing as Addison-Wesley. 
14. June Jamrich Parsons, Dan Oja (2013). New Perspectives on Computer Concepts, 15th edition. 
Cengage Learning. 
15. Nguyễn Đình Hóa (2004). Giáo trình Cấu trúc dữ liệu và giải thuật. NXB ĐH Quốc gia Hà Nội. 
16. Nguyễn Thị Khiêm Hòa (2013), Giáo trình Tin học đại cương, Khoa CNTT Đại học Ngân Hàng 
TP.HCM. 
17. Nguyễn Văn Linh (2003). Giáo trình Ngôn ngữ lập trình, Khoa CNTT Đại học Cần Thơ. 
18. Phan Thị Thanh Hà (2008), Bài giảng tóm tắt Internet và dịch vụ, Đại học Đà Lạt. 
19. V. ANTON SPRAUL (2012), Computer Science Made Simple, Broadway. 
20. Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông (2010), Giáo trình Tin học đại cương, Đại học Bách khoa 
Hà Nội. 
21. Võ Thanh Tú, Hoàng Hữu Hạnh, Giáo trình mạng máy tính (2003), Đại học Khoa học Huế - Đại học 
Huế. 
II. Internet 
1. Nguyễn Hoài Tưởng, Cách sử dụng hiệu quả các dịch vụ lưu trữ đám mây, 
 trích dẫn 4/8/2013 
2. Nguyễn Hứa Phùng (2006). Ngôn ngữ lập trình/Chương1: Giới thiệu, 
 trích dẫn ngày 10/04/2014. 
3. Nguyễn Việt Anh. Ngôn ngữ lập trình và chương trình dịch, 
 trích dẫn ngày 10/04/2014. 
4. NIIT (2007). Bài giảng Ngôn ngữ lập trình – Các khái niệm, Giải thuật và Lưu đồ, 
 trích dẫn 
ngày 10/04/2014. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_tin_hoc_dai_cuong_pham_quang_dung_phan_2.pdf