Giáo trình Trang bị điện - Nghề: Điện tử công nghiệp (Trình độ cao đẳng)

Tóm tắt Giáo trình Trang bị điện - Nghề: Điện tử công nghiệp (Trình độ cao đẳng): ...heo thời gian là có thể chỉnh được thời gian theo tính toán và độc lập với thông số của hệ thống động lực. Trong thực tế ảnh hưởng của mômen cản MC của điện áp lưới và của điện trở cuộn dây hầu như không đáng kể đến sư k làm việc của hệ thống và đến quá trình gia tốc của truyền động điện, vì các trị....4. Nối tiếp điện trở vào rôto (đối với động cơ rôto dây quấn): 1. Mạch động lực Mạch điều khiển 3. Mô tả mạch điện Mạch động lực L1L2L3: dòng điện 3 pha CB: máy cắt dòng điện 3 pha K1: tiếp điểm chính của công tắc tơ K2 : tiếp điểm chính của công tắc tơ K3 : tiếp điểm chính của công tắc...hiện bằng sơ đồ 3.3. Điện áp chủ đạo của hệ thống truyền động ăn dao được lấy từ máy phát tốc FT1 nối cứng với trục động cơ truyền động chính ĐC. Khi đó UcdD = K 1ωD = K 2ωC và ωD/ ωc= const. Chiết áp RD sẽ đặt lượng ăn dao Hình 3.3. sơ đồ duy trì lượng ăn dao là hằng số 1.1.3. Trang bị điện tr...

doc127 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 206 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Trang bị điện - Nghề: Điện tử công nghiệp (Trình độ cao đẳng), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a rôto lồng sóc gồm:
Động cơ trục chính M1 công suất 7kW, tốc độ 1450vg/ph
Động cơ bơm nước M2 công suất 1,7kW, tốc độ 1450vg/ph
2. Nguyên lý làm việc 
 a. Chuẩn bị chạy máy:
Vặn công tắc BB
Khi kéo cần gạt số để lựa chọn tốc độ trụ chính, nó sẽ tác động để tiếp điểm 1KB ở mạch điều 
b. Chạy động cơ trục chính
Ấn nút 1KY1 hoặc 1KY2, công tắc tơ PW có điện, sẽ cấp điện 3 pha cho động cơ truyền động chính M1 (quay dao phay), các tiếp điểm PW mạch điều khiển đóng lại để chuẩn bị cho bàn máy làm việc.
c. Dừng và hãm trục chính.
Ấn vào nút dừng 2KY1 hoặc 2KY2 ở bàn máy, công tắc tơ PW sẽ mất điện, cắt điện vào động cơ. sẽ mở ra, quá trình hãm ngược kết thúc. 
d. Chạy bàn máy bằng tay.
Nếu muốn bàn máy tiến về trái, kéo tay gạt để đóng tiếp điểm 1KL3, công tắc tơ PL sẽ hoạt động, đảo chiều quay động cơ M2 để bàn máy tịnh tiến về bên trái.
e. Chạy nhanh bàn máy.
Máy phay 6H82 trang bị một nam châm điện để phục vụ cho bàn máy chạy nhanh ( khi không cắt gọt kim loại)
f. Chạy bàn máy tự động.
Muốn làm việc theo chu trình tự động của bàn máy theo chiều dọc bàn, thợ phay bật công tắc PY về vị trí tự động, bàn máy sẽ chạy tự động theo hành trình
1.2.5. Nội dung thực hành:
Bước 1: Quan sát vận hành máy gồm:
Động cơ điện 380V 3 pha, công tắc tơ, rơ le nhiệt, nút nhấn 
Dạng khởi động động cơ: khởi động trực tiếp bằng mạch khởi động từ đơn
Bước 2: quan sát vận hành máy
Người vận hành khởi động máy 
Cho máy chạy thử không tải
Cho máy phay phôi
1.3. Trang bị điện cho máy mài.
1.3.1. Đặc điểm công nghệ
Hình 3.6 Hình dáng chung của máy mài
Máy mài có hai loại chính: Máy mài tròn và máy mài phẳng. Ngoài ra còn có các máy khác như: máy mài vô tâm, máy mài rãnh, máy mài cắt, máy mài răng v.v Thường trên máy mài có ụ chi tiết hoặc bàn, trên đó kẹp chi tiết và ụ đá mài, trên đó có trục chính với đá mài. Cả hai ụ đều đặt trên bệ máy. Sơ đồ biểu diễn công nghệ mài được giới thiệu ở hình 3.6
Máy mài tròn có hai loại: máy mài tròn ngoài (h 3.7a), máy mài tròn trong (h 3.7b). Trên máy mài tròn chuyển động chính là chuyển động quay của đá mài; chuyển động ăn dao là di chuyển tịnh tiến của ụ đá dọc trục (ăn dao dọc trục) hoặc di chuyển tịnh tiến theo hướng ngang trục (ăn dao ngang) hoặc chuyển động quay của chi tiết (ăn dao vòng). Chuyển động phụ là di chuyển nhanh ụ đá hoặc chi tiết v.v
Máy mài phẳng có hai loại: mài bằng biên đá (hình 3.7c) và mặt đầu (h 3.7d). Chi 
tiết được kẹp trên bàn máy tròn hoặc chữ nhật. Ở máy mài bằng biên đá, đá mài quay tròn và chuyển động tịnh tiến ngang so với chi tiết, bàn máy mang chi tiết
chuyển động tịnh tiến qua lại. Chuyển động quay của đá là chuyển động chính, chuyển động ăn dao là di chuyển của đá (ăn dao ngang) hoặc chuyển động của chi tiết (ăn dao dọc). Ở máy mài bằng mặt đầu đá, bàn có thể là tròn hoặc chữ nhật, chuyển động quay của đá là chuyển động chính, chuyển động ăn dao là di chuyển ngang của đá - ăn dao ngang hoặc chuyển động tịnh tiến qua lại của bàn mang chi tiết - ăn dao dọc.
Một tham số quan trọng của chế độ mài là tốc độ cắt (m/s): V= 0,5d.ωđ.10-3
với d - đường kính đá mài, [mm]; ωđ - tốc độ quay của đá mài, [rad/s] Thường v = 30 ÷ 50m/s
Hình 5.2. Sơ đồ gia công chi tiết trên má m
a) Máy mài tròn ngoài
b) Máy mài tròn trong
c) Máy mài mặt phẳng bằng biên đá
d) Máy mài mặt phẳng bằng mặt đầu (bàn chữ nhật)
e) Máy mài mặt phẳng bằng mặt đầu (bàn tròn)
1. Chi tiết gia công
2. Đá mài
3. Chuyển động chính
4. Chuyển động ăn dao dọc
5. Chuyển động ăn dao ngang.
1.3.2. Các đặc điểm về truyền động điện và trang bị điện của máy mài
Sơ đồ điều khiển máy mài 3A161
Máy mài tròn 3A161 được dùng để gia công mặt trụ của các chi tiết có
Chiều dài dưới 1000mm và đường kính dưới 280mm; đường kính đá mài lớn nhất là 600mm. Sơ đồ điều khiển máy mài 3A161 (đơn giản hoá) được trình bày trên hình 5-3.
Động cơ ĐM (7 kW, 930vg/ph) quay đá mài.
Hình 5.3. Sơ đồ điều khiển máy mài 3A161
Động cơ ĐT (1,7 kW, 930 vg/ph) bơm dầu cho hệ thống thuỷ lực để thực hiện dao ăn ngang của ụ đá, ăn dao dọc của bàn máy và di chuyển nhanh ụ đá ăn vào chi tiết hoặc ra khỏi chi tiết.
Động cơ ĐC (0,76 kW, 250 ÷ 2500 vg/ph) quay chi tiết mài.
Động cơ ĐB (0,125 kW, 2800 vg/ph) truyền động bơm nước. Đóng mở van thuỷ lực nhờ các nam châm điện 1NC, 2NC và các tiếp điểm 2KT v à3KT. Động cơ quay chi tiết được cung cấp điện từ khuếch đại từ KĐT. KĐT nối theo sơ đồ ba pha kết hợp với các điốt chỉnh lưu, có 6 cuộn làm việc và 3 cuộn dây điều khiển CK1, CK2 và CK3. Cuộn CK3 được nối với điện áp chỉnh lưu 3CL tạo ra sức từ hoá chuyển dịch. Cuộn CK1 vừa là cuộn chủ đạo vừa là cuộn phản hồi âm điện áp phần ứng. Điện áp chủ đạo Ucđ lấy trên biến trở 1BT, còn điện áp phản hồi Uph âm áp lấy trên phần ứng động cơ. Điện áp đặt vào cuộn dây CK1 là:
UCK1 = Ucđ - Uph = Ucđ - kUư	(5-1) Cuộn CK2 là cuộn phản hồi dương dòng điện phần ứng động cơ. Nó được nối vào điện áp thứ cấp của biến dòng BD qua bộ chỉnh lưu 2CL. Vì dòng điện sơ cấp biến dòng tỉ lệ với dòng điện phần ứng động cơ (I1= 0,815Iư) nên dòng điện trong cuộn CK2 cũng tỷ lệ với dòng điện phần ứng. Sức từ hoá phản hồi được điều chỉnh nhờ biến trở 2BT.
Tốc độ động cơ được điều chỉnh bằng cách thay đổi điện áp chủ đạo Ucđ (nhờ biến trở 1BT). Để làm cứng đặc tính cơ ở vùng tốc độ thấp, khi giảm Ucđ cần phải tăng hệ số phản hổi dương dòng điện. Vì vây, người ta đã đặt sẵn khâu liên hệ cơ khí giữa con trượt 2BT và 1BT.
Nguyên lý làm việc của sơ đồ điều khiển tự động như sau:
Sơ đồ cho phép điều khiển máy ở chế độ thử máy và chế độ làm việc tự động. Ở chế độ thử máy các công tắc 1CT, 2CT, 3CT được đóng sang vị trí 1. Mở máy động cơ ĐT nhờ ấn nút MT, sau đó có thể khởi động đồng thời ĐM và ĐB bằng nút ấn MN. Động cơ ĐC được khởi động bằng nút ấn MC. Ở chế độ tự động, quá trình hoạt động của máy gồm 3 giai đoạn theo thứ tự sau:
1) Đưa nhanh ụ đá vào chi tiết gia công nhờ truyền động thuỷ lực, đóng các động cơ ĐC và ĐB.
 2) Mài thô, rồi tự động chuyển sang mài tinh nhờ tác động của công tắc tơ.
 3) Tự động đưa nhanh ụ đá ra khỏi chi tiết và cắt điện các động cơ ĐC, ĐB Trước hết đóng các công tắc tơ 1CT, 2CT, 3CT sang vị trí 2. Kéo tay gạt điều khiển (được bố trí trên máy) về vị trí di chuyển nhanh ụ đá vào chi tiết (nhờ hệ thống thuỷ lực). Khi ụ đá đi đến vị trí cần thiết, công tắc hành trình 1KT tác động, đóng mạch cho các cuộn dây công tắc tơ KC và KB, các động cơ ĐC và ĐB được khởi động. Đồng thời truyền động thuỷ lực của các máy được khởi động. Quá trình gia công bắt đầu. Khi kết thúc giai đoạn mài thô, công tắc hành trình 2KT tác động, đóng mạch cuộn dây rơle 1RTr. Tiếp điểm của nó đóng điện cho cuộn dây nam châm 1NC, để chuyển đổi van thuỷ lực, làm giảm tốc độ ăn dao của ụ đá. Như vậy giai đoạn mài tinh bắt đầu. Khi kích thước chi tiết đã đạt yêu cầu, công tắc hành trình 3KT tác động, đóng mạch cuộn dây rơle 2RTr. Tiếp điểm rơle này đóng điện cho cuộn dây nam châm 2NC để chuyển đổi van thuỷ lực, đưa nhanh ụ đá về vị trí ban đầu. Sau đó, công tắc 1KT phục hồi cắt điện công tắc tơ KC và KB; động cơ ĐC được cắt điện và được hãm động năng nhờ công tắc tơ H. Khi tốc độ động cơ đủ nhỏ, tiếp điểm rơle tốc độ RKT mở ra, cắt điện cuộn dây công tắc tơ H. Tiếp điểm của H cắt điện trở hãm ra khỏi phần ứng động cơ.
1.3.3. Nội dung thực hành: 
Trang bị điện của máy :
Động cơ máy mài điện áp 220V 1 pha
Công tắc đống nguồn điện
Vận hành máy bật công tắc cho động cơ chạy đạt tốc độ định mức, đưa vật mài vào vị trí máy để mài. Khi mài vật mài phải tỳ vào giá đỡ vật mài cho vật mài tỳ nhẹ rồi mạnh dần lên nhưng không được mạnh quá.
Bài tập: Vẽ mạch khởi động cơ 1 pha dùng tụ điện 
 Đo kiểm tra động cơ điện 1 pha
 Đo kiểm tra tụ điện
2. Trang bị điện - điện tử cho cơ cấu sản xuất
Mục tiêu:
Hiểu rõ cấu tạo và thông số kỹ thuật của một số thiết bị vận tải .
Nguyên lý trang bị điện - điện tử cho cơ cấu sản xuất
2.1 Trang bị điện cho băng tải
Cấu tạo và thông số kỹ thuật của một số thiết bị vận tải liên tục
1.Băng tải 
Băng tải là thiết bị vận tải hoạt động liên tục dùng để vận chuyển vật liệu theo mặt phẳng nằm ngang hoặc theo mặt phẳng nghiêng với góc nghiêng dưới 300 
Kết cấu của băng tải lắp cố đị nh đượ c biểu diễn trên hình 11-1. 
Kết cấu của băng tải gồm có giá đỡ 10 với các con lăn đỡ trên 12 và hệ thống con lăn đỡ phía dưới 11, băng tải chở vật liệu 7 di chuyển trên các hệ thống con lăn đó bằng hai tang truyền động: tang chủ động 8 và tang thụ động 5. Tang chủ động 8 đượ c lắp trên mộ t giá đỡ cố đị nh và kết nối cơ khí với động cơ truyền động qua một cơ cấu truyền lực dùng dây curoa hoặc một hộp tốc độ (hình 11-1c). Cơ cấu tạo sức căng ban đầu cho băng tải gồm đối trọng 1, hệ thống đị nh vị và dẫn hướng 2, 3 và 4. Vật liệu cần vận chuy ển từ phễu 6 đổ xuống băng tải và đổ tải vào phễu nhận hàng 9.
3.7. Băng tải cố định
a,b) kết cấu của băng tải; c,d,e) Các dạng của cơ cấu truyề n lực
Băng gàu 
Băng gàu dùng để vận chuyển vật liệu dạng thể hạt nhỏ theo phương thẳng đứng hoặc theo mặt phẳng nghiêng lớn hơn 60
Kết cấu của băng gàu được giới thiệu trên hình 
Hình 3.8.Băng gàu
a) Cấu tạo băng gàu b) Hệ thống truyề n động của băng gàu
Cấu tạo băng gàu gồm: cơ cấu kéo tạo thành một mạch vòng khép kín 2, trên nó có gá lắp tất cả các gàu xúc 5, vắt qua bánh hoa cúc hoặc tang quay 1 Phần chuyển động của băng gàu được che kín bằng hộp che bên ngoài 3 và thành bên trong của hộp đậy có cơ cấu dẫn hướng 4. Đối với băng gàu tốc độ cao với tốc độ di chuyển v = (0,8 ÷ 3,5)m/ s, n ăng suất tới 80m3 và chiều cao nâng tới 40m , băng gá các gàu xúc thường dùng băng cao su có bố vải bên trong. Đối với băng gàu năng suất cao tới 400m3/h, tốc độ di chuyển chậm dưới 1,5 m/s thường dùng băng có độ cứng cao hơn để gá các gàu xúc. Tang chủ động (hoặc bánh xe hoa cúc) 1 được nối với động cơ truyền động 10 qua hộp tốc độ 9 (hình 11-2b). Hệ thống truyền động của băng gàu lắp ở vị trí trên cùng của băng gàu, trong một số trường hợp có dùng phanh hãm điện từ để hãm động cơ khi dừng. 
Cơ cấu tạo sức căng cho băng kéo 7 thường lắp ở tang thụ động phía dưới của băng gàu. Vật liệu cần vận chuyển được đổ vào các gàu từ ống nhận 6 và đổ tải ở ống 8.
hình 3.9. Đường cáp treo có hai đường cáp kéo
Trong đó một đường là vận chuyển hàng trên các toa, còn đường thứ hai là đường hồi về của các toa hàng (có hàng hoặc không có hàng). Các bộ phận chính của đường cáp treo gồm có: ga nhận hàng 7 và ga trả hàng 2, giữa hai ga đó là hai đường cáp nối lại với nhau: đường cáp mang 4 và đường cáp 3. Để tạo ra lực căng của cáp, tại nhà ga trả hàng 2 có lắp đặt cơ cấu kéo căng cáp 1. Ở kho ảng giữa hai nhà ga có các giá đỡ cáp mang trung gian 5. kéo 3 được thiết kế thành một mạch kín liên kết với cơ cấu truyền động 8. Động cơ truyền độ ng cáp kéo 9 được lắp đặt tại nhà ga nhận hàng. Các toa hàng 6 di chuyển theo đường cáp mang 4. Năng suất của đường cáp treo đạt tới 400 tấn/h, độ dài cung đường giữa hai nhà ga có thể đạt tới hàng trăm km. 
4.Thang chuyền 
Thang chuyền là một loại cầu thang với các bậc chuyển động dùng để vận chuyển hành khách trong các nhà ga của tàu điện ngầm, các toà thị chính, các siêu thị , với tốc độ di chuyển từ 0,4 đế n 1m/s. Kết cấu của một thang chuyền được giới thiệu trên hình 
Hình 3.10.Kết cấu của thang chuyền
Động cơ truyền động 6, lắp ở phần trên của thang chuyền truyền lực cho trục chủ động 5 qua cơ cấu truyền lực - hộp tốc độ. Trục chủ động 5 có hai bánh xe hoa cúc và dải băng vòng có các bậc thang 4 khép kín với bánh hoa cúc 2 lắp ở phần dưới của thang chuyền. Ở trục thụ động 2 có lắp cơ cấu tạo lực căng cho dải băng vòng. Để đảm bảo an toàn cho hành khách, hai bên thành của thang chuyền có tay vịn 3 di chuyển đồng tốc với các bậc thang của thang chuyền.
1. Sơ đồ khống chế hệ thống băng tải 
Một nguyên lý chung khi thiết kế sơ tín hiệu hoá. g nút bấm và công tắc tơ thống băng tải. Khi thiết kế hệ thống điều khiển băng tải và băng gàu có cùng đồ điều khiển, các mạch liên động và khi một băng tải hoặc băng gàu làm việc độc lập, không liên quan với các thiết bị khác, điều khiển hệ truyền động bằng hệ thống lắp trong tủ điện của băng tải. 
Khi có nhiều tuyến vận tải vật liệu, trong đó có nhiều máy công tác, sự liên hệ giữa các máy công tác đó là hệ hiển hệ thống băng tải trên phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
2.2. N ội dung thực hành: 
Loại băng tải: băng tải cao su chạy có định hướng.
Trang bị điện: động cơ điện 3 pha 380V, 50 Hz
Công tắc tơ
Áp tô mát 3 pha
Rơ le nhiệt
Bộ nút nhấn, đèn báo, công tắc hành trình
Động cơ điện dùng kéo băng tải, công tắc tơ dùng đóng ngắt mạch điện động lực của động cơ. Rơ le nhiệt dùng cho bảo vệ quá tải.
CB 3 pha dùng để đóng ngắt nguồn điện và tự động bảo vệ mạch điện.
Công tắc hành trình dùng cho chống lệch băng tải khi vận hành.
Bước 1: vận hành băng tải không tải và có tải quan sát kỹ cách vận hành 
Bước 2: tạo sự cố giả khi vận hành bằng cách tác động vào công tắc hành trình. Máy dừng hoạt động.
Bài tập : vẽ mạch khởi động động cơ bằng khởi động từ đơn có công tắc hành trình.
2.3. Trang bị điện cho cầu trục
Khái niệm chung:
Cầu trục điện có kết cấu đa dạng được sử dụng rộng rãi trong tất cả các
Lĩnh vực khác nhau. Trong các xí nghiệp luyện kim, trong các xí nghiệp công nghiệp thường lắp đặt các loại cầu trục để vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm và bán thành phẩm. Trong các xí nghiệp tuyển than, tuyển quặng, trên các bãi chứa than của các nhà máy nhiệt điện thường lắp đặt cầu trục xếp dỡ (cầu trục vận chuyển). Trên các công trường xây dựng dân dụng và công nghiệp thường lắp đặt các loại cổng trục và cần cẩu tháp v.v 
 Ngoài các loại cầu trục lắp đặt cố định trên còn sử dụng cần cẩu di động như: cần cẩu ô tô, cần cẩu bánh xích, cần cẩu nổi v.vTa chỉ nghiên cứu cần cẩu đặc trưng nhất đó là cần trục, có cấu tạo như hình 81. 
Cầu trục gồm có gầm cầu di chuyển trên đường ray lắp đặt dọc theo chiều dài của nhà xưởng, cơ cấu nâng hạ hàng lắp trên xe con di chuyển dọc theo dầm cầu (theo chiều ngang của nhà xưởng) cơ cấu bốc hàng của cầu trục có thể dùng móc (đối với những cầu trục công suất lớn có hai móc hàng, cơ cấu móc hàng chính có tải trọng lớn và cơ cấu móc phụ có tải trọng bé) hoặc dùng gầu ngoạm. Trong mỗi cầu trục có ba hệ truyền động chính: di chuyển xe cầu, di chuyển xe con (xe trục) và nâng - hạ hàng.
Trên cầu trục được trang bị 4 động cơ truyền động: hai động cơ dichuyển xe cầu 7 và 16, động cơ nâng hạ hàng 12 và động cơ di chuyển xe con 10. Phanh hãm điện từ 6, 11, 14, 18 lắp hợp bộ với động cơ truyền động. Điều khiển các động cơ truyền động bằng các bộ khống chế 3 trong cabin điều khiển. Hộp điện trở 8 dùng để khởi động và điều chỉnh tốc độ các động cơ được lắp đặt trên dầm cầu. Bảng bảo vệ 2 để bảo vệ quá tải, bảo vệ điện áp thấp, bảo vệ điện áp không được lắp đặt trong cabin điều khiển. Để hạn chế hành trình di chuyển của các cơ cấu dùng các công tắc hành trình 4 và 5 cho cơ cấu di chuyển xe cầu; 9 và 17 cho cơ cấu di chuyển xe con và 13 cho cơ cấu nâng - hạ hàng.
Cung cấp điện cho cầu trục bằng hệ thống tiếp điện chinh 1 gồm hai bộ phận: bộ cấp điện là ba thanh thép góc lắp trên các giá đỡ bằng sứ cách điện lắp dọc theo nhà xưởng và bộ phận tiếp điện lắp trên cầu trục. Để cấp điện cho thiết bị điện lắp trên cơ cấu xe con dùng bộ tiếp điện phụ 15 lắp dọc theo chiều dọc của dầm cầu.
Các thiết bị điện chuyên dùng trong cầu trục
Phanh hãm điện từ 
Cấu tạo của một phanh guốc một pha
1,7. Cánh tay đòn của cơ cấu phanh; 2. Lõi của lò xo; 3. Lò xo; 
anh; 8. 4. Giá định hướng; 5. Vòng đệm chặn; 6. Bánh đai ph
Cuộn dây của nam châm điện; 9. Guốc phanh và má phanh
Bộ khống chế
Bộ khống chế kiểu tay gạt
Nguyên lý hoạt động (hình 8-8): kh đẩy tay gạt 1 sang trái hoặc sang s quay trục gắn chặt với tay gạt, trên trục đó có gá lắp hàng chục đĩa cam 2. Trên đầu mút của tay đòn 4 có gắn tiếp điểm động 5. Khi con lăn 3 nằm ở phần lõm của đĩa cam thì tiếp điểm động 5 và tiếp điểm tĩnh 6 kín, còn khi con lăn nằm ở phần lồi của đĩa cam, lò xo 7 sẽ ép vào cánh tay đòn 4 làm cho hai tiếp điểm đó hở ra.
Bộ khống chế kiểu vô lăng
3.Bộ tiếp điện
Kết cấu hệ thống tiếp điện cứng 
a) đường tiếp điện; b) bộ lấy điện
Bảng bảo vệ
5. Hộp điện trở 
Bàn từ bốc hàng
Các loại bàn từ bốc hàng
a) Bàn từ hình tròn; b) Bàn từ hình tròn mặt cầu lõm;
c) Bàn từ chữ nhật; d) Bàn từ dạng xà (xà nam châm)
2.4. Nội dung thực hành: 
Bước 1: Quan sát người vận hành cầu trục
Bước 2: Vận hành không tải cầu trục trong vùng công tác 
Vận hành không tải lên xuống mỏ móc
Vận hành chạy đi chạy lại của xe con
Vận hành chạy đi chạy lại của xe lớn
Nhận xét về vận hành, tại sao không sử dụng mạch duy trì nút bấm 
Bước 3: Vận hành không tải cầu trục. tời giới hạn ngắt mạch
Vận hành không tải mỏ móc lên đến điểm tự động ngắt
Vận hành không tải mỏ móc xuống đến điểm tự động ngắt
Vận hành xe con tới giới hạn ngắt đảo chiều 
Vận hành xe lớn tới giới hạn ngắt đảo chiều 
Nhận xét: vận hành các giới hạn ngắt đều sử dụng công tắc hành trình. Mạch đảo chiều mỏ móc xe lớn xe conđều sử dụng mạch đảo chiều quay động cơ có giới hạn hành trình riêng cho từng chiều quay.
2.5. Trang bị điện cho thang máy
- Mạch điều khiển thang máy 4 tầng
Thang máy là thiết bị nâng vận chuyển người hay hàng hoá theo phương thẳng đứng:
Tín hiệu chỉ báo vị trí buồng thang tại mỗi tầng d1, d2, d3, d4 ở dạng công tắc hành trình.
Tín hiệu chỉ báo tầng đóng/mở cửa ở mỗi tầng g1, g2, g3, g4 ở dạng công tắc hành trình.
Tín hiệu báo hạn chế hành trình trên HTT và hạn chế hành trình dưới HTD ở dạng công tắc hành trình.
Tín hiệu điều khiển đưa buồng thang đến từng tầng T1, T2, T3, T4 ở dạng nút nhấn.
Nút dừng khẩn DK khi có sự cố, ở dạng công tắc 2 vị trí.
Động cơ thuận nghịch ĐC có sử dụng phanh hãm.
 Tổng hợp tín hiệu
Tín hiệu dừng buồng thang khi không đảm bảo điều kiện an toàn
Tín hiệu hoàn thành mệnh lệnh và cho dừng thang khi buồng thang đến đúng tầng như mong muốn,với T1, T2, T3, T4: phải có nhớ.
Tín hiệu cho thang đi lên, xét tại vị trí hiện tại của buồng thang so với lệch góc L = [d1(T2 +T3+T4) + d2(T3 +T4) + d3(T4)]
Tín hiệu cho thang đi xuống, xét tại vị trí hiện tại của buồng thang so với lệch góc X = [d4(T1 +T2+T3) + d3(T1 +T2) + d3(T1)]
1. Mạch động lực
2. Mạch điều khiển
2.6. Nội dung thực hành:
Trang bị điện: 
 Động cơ điện 3 pha 380. Tần số 50Hz
Các bộ cảm biến theo tầng
Ca bin thang máy 
Bộ điều khiển ca bin 
Các nút gọi của các tầng
Động cơ 3 pha 380V , 50Hz dùng để kéo cabin thang máy
Các bộ cảm biến theo tầng để cabin nhận biết tầng cần đi và cần đến
Cabin thang máy có bộ điều khiển cabin, cảm biến nhận biết tầng
Các nút nhấn lên và xuống của các tầng để gọi cabin thang máy đến tầng cần gọi
+ Vận hành thử cabin thang máy đi lên dừng các tầng và đi xuống dừng các tầng.
+ Gọi cabin bằng các nút nhấn lần lượt ở các tầng
+ Tìm hiểu mạch điều khiển thang máy
Bài tập: trình bày nguyên lý làm việc của cảm biến từ.
YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 3
Nội dung:
+ Về kiến thức: qui trình công nghệ và yêu cầu về trang bị điện cho máy cắt gọt kim loại như: máy khoan, tiện, phay, bào, mài, băng tải, cầu trục, thang máy, lò điện...
+ Về kỹ năng: Đọc, vẽ và phân tích sơ đồ của các loại máy nói trên.
+ Về thái độ: Đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp
Phương pháp:
+ Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trắc nghiệm.
+ Về kỹ năng: Đánh giá kỹ năng thực hành
+ Về thái độ: Rèn luyện tính tư duy, sáng tạo trong học tập
Tài liệu cần tham khảo:
[1] Đề cương môđun/môn học nghề Sửa chữa thiết bị điện tử công nghiệp”, Dự án Giáo dục kỹ thuật và Dạy nghề (VTEP), Tổng cục Dạy Nghề, Hà Nội, 2003
[2] Trang bị điện - điện tử cho máy công nghiệp dùng chung, Vũ quang Hồi, NXB giáo dục Hà Nội 1996
[3] Điều khiển tự động truyền động điện, Trịnh Đình Đề , NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp 1983
[4] Các đặc tính của động cơ trong truyền động điện, Dịch giả Bùi Đình Tiếu, nxb Khoa học và kỹ thuật 1979
[5] Truyền động điện tự động, Bùi đình Tiếu - Đặng Duy Nhi, NXB Khoa học và kỹ thuật 1982.
[6] phân tích mạch điện máy cắt gọt kim loại, Võ Hông Căn - Phạm Thế Hựu, NXB Công nhân kỹ thuật 1982.

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_trang_bi_dien_nghe_dien_tu_cong_nghe_trinh_do_cao.doc