Giáo trình Trồng cây thông - Mã số MĐ 03: Nghề trồng cây lấy nhựa sơn ta, thông, trôm

Tóm tắt Giáo trình Trồng cây thông - Mã số MĐ 03: Nghề trồng cây lấy nhựa sơn ta, thông, trôm: ... - Nơi bảo quản phải cao ráo, thoáng mát, không mưa dột, ghi rõ lý lịch lô hạt, nhãn mác, xếp đặt khoa học, thuận tiện cho kiểm tra. b) Bảo quản lạnh Bảo quản lạnh từ 5-100C. Ở điều kiện kín, khô, lạnh (4-60C), có thể bảo quản 2-3 năm. 3. Gieo ươm Thông 3.1. Làm luống nổi có gờ Luố...hiện tượng "đói" thể hiện trước hết ở phần lá non - búp ngọn (từ màu xanh chuyển dần sang màu trắng) rồi đến các phần lá khác. Từ tình trạng đói dẫn đến hiện tượng "khô + vàng". Phần ở dưới mặt đất bị nén chặt úng nước, ngạt khí làm cho hệ rễ bị thối, rễ con không phát triển được. Theo các s...hải gọn, nhẹ, dễ sử dụng và dễ vận động; Khi chữa cháy rừng, việc kết hợp giữa sử dụng phương tiện cơ giới với dụng cụ thô sơ và giữa các dụng cụ thô sơ với nhau một cách hợp lý sẽ phát huy hết tác dụng của từng loại dụng cụ, có sự hỗ trợ nhau dẫn đến hiệu quả chữa cháy rừng đạt cao. -...

pdf166 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 432 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Trồng cây thông - Mã số MĐ 03: Nghề trồng cây lấy nhựa sơn ta, thông, trôm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Máng thứ 4: ở phía Đông Bắc, cách máng thứ nhất về phía bên phải ít 
nhất 20cm (tính từ bờ máng này đến bờ máng kia). 
 + Máng thứ 5: ở phía Nam, cách máng thứ ba về phía bên phải ít nhất 
20cm.
 + Máng thứ 6: ở phía Bắc, cách máng thứ hai về phía bên phải ít nhất 
20cm.
 + Máng thứ 7: ở phía Đông Nam, cách máng thứ nhất về phía bên trái ít 
nhất 20cm. 
 + Máng thứ 8: ở đúng phía Tây, giữa mặt 2 và mặt 3. 
 - Quy cách mặt đẽo và cách đẽo 
+ Trình tự đẽo: Từ dưới lên, mặt đầu tiên của chu kỳ được mở cách mặt 
đất 10-20cm (chữa chỗ để vừa ô hứng nhựa) 
+ Chiều sâu vết đẽo như sau: 
 . Đối với cây có D1.3m từ 20-30cm, thông non chiều sâu từ 1cm. 
 . Đối với cây có D1.3m từ 30-35cm, thông non chiều sâu từ 1,3-1,5cm. 
 . Đối với cây có D1.3m ≥ 36cm, thông non chiều sâu từ 1,5-1,8cm. 
 - Thời gian đẽo định kỳ 
+ Mùa hè từ tháng 3- 9: 3-5 ngày đẽo 1 lần. 
+ Mùa đông xuân từ tháng 10-3 năm sau: 5-7 ngày đẽo 1 lần. 
 152 
+ Mỗi tháng trung bình đẽo 9 lần. Mỗi năm đẽo từ 70-72 lần. 
- Các bước khai thác nhựa Thông nhựa: 
Mở 
máng 
 Đẽo 
máng 
 Đóng 
máng 
 Đóng 
đinh 
 Lắp bô 
nhựa 
 Thu 
nhựa 
* Khai thác nhựa Thông mã vĩ 
 - Các bước khai thác nhựa Thông mã vĩ: 
Nạo 
vỏ 
 Đóng 
đinh 
 Đặt 
túi 
 Hứng 
nhựa 
 Thu 
nhựa 
 - Thời gian thu nhựa: 
+ Mùa hè thì 10-12 ngày thu nhựa/lần 
 + Mùa đông thì 15 ngày thu nhựa 1 lần 
 + Trung bình thu 2-3 lần/tháng 
* Sơ chế, bảo quản nhựa Thông 
 - Sơ chế: lọc sạch dăm qua lươi lọc 
 - Nhựa Thông phải được đựng trong thùng phuy tráng kẽm hoặc bể xây. 
Trên bề mặt thùng nhựa phải có lớp nước sạch khoảng 3-5mm để hạn chế tinh 
dầu bay hơi 
 - Nhựa đã thu hoạch phải được bảo quản nơi râm mát có mái che mưa. 
 153 
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN HỌC 
 I. Vị trí, tính chất của mô đun 
- Vị trí: Mô đun Trồng cây Thông là mô đun chuyên môn nghề trong 
chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Trồng cây lấy nhựa Sơn ta, Thông, 
Trôm; được giảng dạy sau mô đun Trồng cây Sơn ta. Mô đun có thể giảng dạy 
độc lập hoặc kết hợp với một số mô đun khác trong chương trình theo yêu cầu 
của người học. 
- Tính chất: Là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành nghề 
Trồng cây lấy nhựa Sơn ta, Thông, Trôm; các đặc điểm có tính đặc thù của mô 
đun như: yêu cầu về địa điểm thực hiện (tại cơ sở sản xuất có đầy đủ nguyên 
liệu, trang thiết bị, cơ sở vật chất hay tại thực địa, mô hình sản xuất cây 
Thông); thời gian giảng dạy phù hợp với thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây. 
 II. Mục tiêu 
 - Về kiến thức: 
+ Trình bày được đặc điểm sinh trưởng phát triển và yêu cầu sinh thái 
của cây Thông; 
+ Trình bày được quy trình sản xuất cây con Thông; 
+ Trình bày được kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác nhựa 
Thông. 
 - Về kỹ năng 
+ Thực hiện được quy trình sản xuất cây con Thông. 
+ Thực hiện được kỹ thuật chuẩn bị đất trồng, trồng, chăm sóc, bảo vệ và 
khai thác nhựa Thông đúng kỹ thuật. 
 - Về thái độ: 
+ Tuân thủ nghiêm túc quy trình sản xuất trồng cây Thông. 
+ Tiết kiệm vật tư, vật liệu, bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn trong 
lao động. 
 III. Nội dung chính của mô đun 
Mã bài 
Tên các bài 
trong mô đun 
Loại 
bài 
dạy 
Địa 
điểm 
Thời gian 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra* 
MĐ3-01 
Giới thiệu chung 
về cây Thông 
Lý 
thuyết 
Lớp 
học 
02 02 
MĐ3-02 
Sản xuất cây con 
Thông 
Tích 
hợp 
Lớp 
học, 
vườn 
ươm 
56 12 40 04 
 154 
 Ghi chú: * Thời gian kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành 
được tính vào giờ thực hành. 
 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành 
 4.1. Bài thực hành số 3.2.1: Thiết kế các công trình trong vườn ươm 
 - Mục tiêu: củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các 
bước công việc thiết kế các công trình trong vườn ươm. 
 - Nguồn lực để thực hiện bài tập: 
+ Phương tiện đi lại 
+ Giấy A0, 
+ Bút dạ 
 - Cách thức tổ chức thực hiện: 
+ Chia lớp thành các nhóm 5-7 người 
+ Các nhóm thu thập các thông tin về vị trí, đất đai, nguồn nước, nguồn 
cung cấp điện và thiết kế các công trình trong vườn ươm 
 - Nhiệm vụ của các nhóm: 
 + Vẽ sơ đồ mặt bằng dự kiến quy hoạch 1 vườn ươm có diện tích 5000 
m
2
 + Tính toán: 
Diện tích đường đi Khu xử lý hạt 
 Hàng rào Khu huấn luyện cây con 
 Khu đóng bầu Khu để nhà kho 
- Thời gian hoàn thành: 08 giờ 
MĐ3-03 
Trồng rừng 
Thông 
Tích 
hợp 
Lớp 
học, 
hiện 
trường 
32 8 22 02 
MĐ3-04 
 Chăm sóc và bảo 
vệ rừng Thông 
Tích 
hợp 
Lớp 
học, 
hiện 
trường 
22 4 16 02 
MĐ3-05 
Khai thác, bảo 
quản nhựa 
Thông 
Tích 
hợp 
Lớp 
học, 
hiện 
trường 
18 4 12 02 
Kiểm tra hết mô 
đun 
Tích 
hợp 
Lớp 
học, 
hiện 
trường 
06 06 
 Cộng 132 30 90 16 
 155 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm đạt được sau bài thực hành: Sơ đồ thiết 
kế các công trình trong vườn ươm 
4.2. Bài thực hành số 3.2.2: Xử lý hạt giống Thông 
- Mục tiêu: củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các 
bước công việc xử lý hạt Thông 
- Nguồn lực: 
+ Nhiệt kế đo nhiệt độ: 5 chiếc 
+ Xô, thùng, chậu, túi vải 
+ Thuốc Benlate: 5 gói 
+ Hạt giống Thông: 03 kg 
+ Phiếu giao bài tập 
- Cách thức tiến hành: 
+ Chia lớp thành các nhóm từ 5-7 người. 
+ Các nhóm căn cứ vào phiếu giao bài tập, các nhóm tiến hành xử lý hạt 
Thông. 
- Nhiệm vụ của nhóm: 
+ Làm sạch hạt 
+ Khử trùng hạt 
+ Ngâm hạt trong nước ấm và nước lạnh 
+ Ủ và rửa 
- Thời gian thực hiện bài học này: 08 giờ 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: mỗi 
nhóm hoàn thành việc xử lý 0,4 kg hạt Thông đúng ký thuật. 
4.3. Bài thực hành số 3.2.3: Đóng bầu gieo ươm cây Thông 
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyên kỹ năng nghề để thực hiện 
các bước công việc đóng bầu gieo ươm Thông. 
- Nguồn lực để thực hiện bài tập: 
+ Đất đóng bầu 10 m3 
+ Quốc, xẻng, lưới sàng đất 
+ Túi bầu: 10.000 túi 
+ Phân chuồng hoai: 05 tạ 
+ Phiếu giao bài tập 
- Cách thức tiến hành: 
+ Chia lớp thành các nhóm từ 5-7 người. 
+ Các nhóm căn cứ vào phiếu giao bài tập đóng bầu 
- Nhiệm vụ của nhóm: 
+ Lấy túi bầu 
+ Dồn hỗn hợp lần 1 
+ Dồn hỗn hợp lần 2 
+ Xếp bầu vào luống 
+ Áp đất tạo má luống 
- Thời gian thực hiện bài học này: 16 giờ 
 156 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: mỗi 
nhóm hoàn thành 2 luống bầu đạt tiêu chuẩn kỹ thuật. 
4.4. Bài thực hành số 3.2.4: Chăm sóc cây con ở vườn ươm 
- Mục tiêu:củng cố kiến thưc và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các 
bước công việc chăm sóc cây con ở vườn ươm. 
- Nguồn lực: 
+ Luống cây con Thông: 10 luống 
+ Ô doa: 5 chiếc. 
+ Phân NPK: 5 kg 
+ Phiếu giao bài tập 
- Cách thức tiến hành: 
+ Chia lớp thành các nhóm từ 5-7 người. 
+ Các nhóm căn cứ vào phiếu giao bài tập các nhóm tiến hành tưới nước, 
làm cỏ phá váng, bón thúc, đảo bầu và phân loại cây, hãm cây đúng yêu cầu kỹ 
thuật 
- Nhiệm vụ: 
+ Tưới nước 
+ Làm cỏ phá váng 
+ Bón thúc 
+ Đảo bầu và phân loại cây 
+ Hãm cây 
- Thời gian hoàn thành: 08 giờ 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: mỗi 
nhóm tiến hành chăm sóc 1 luống Thông đúng kỹ thuật. 
4.5. Bài thực hành số 3.3.1: Phát dọn 100m2 thực bì đất trồng rừng 
Thông 
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện 
bước công việc trồng cây. 
- Nguồn lực: 
+ Dụng cụ: Cuốc, xẻng, quang gánh, dao phát, cưa xăng; 
+ Vật tư: Phân bón lót đủ tiêu chuẩn 
- Cách thức tiến hành: Thực hiện bài tập theo cá nhân, mỗi cá nhân phải 
hoàn thành toàn bộ công việc. 
- Nhiệm vụ của cá nhân khi thực hiện bài tập: 
+ Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, vật tư; 
+ Phát luỗng thảm tươi, dây leo cây bụi. 
+ Khai thác tận dụng gỗ, củi. 
+ Làm đường băng cản lửa rộng 10 ->12m 
- Thời gian hoàn thành: 10h 
 157 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
 + Phát, dọn sạch thực bì; 
 + Làm đường băng cản lửa 10-12m. 
4.6. Bài thực hành số 3.3.2: Thực hiện cuốc hố trồng 30 cây Thông 
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện 
bước công việc trồng cây. 
- Nguồn lực: 
+ Dụng cụ: Cuốc, xẻng, quang gánh, xảo, xô; 
+ Vật tư: Phân bón lót đủ tiêu chuẩn, cây Thông giống 
- Cách thức tiến hành: Thực hiện bài tập theo cá nhân, mỗi cá nhân phải 
hoàn thành toàn bộ công việc. 
- Nhiệm vụ của cá nhân khi thực hiện bài tập: 
+ Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, vật tư; 
+ Đào hố trồng cây. 
+ Bón lót. 
+ Lấp hố.. 
- Thời gian hoàn thành: 08h 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
 + Tỷ lệ hố tạo đúng kỹ thuật đạt > 90%. 
 + Đào hố đúng kích thước; 
 + Bón lót, lấp hố đúng kỹ thuật 
4.7. Bài thực hành số 3.3.3: Thực hiện trồng 30 cây Thông 
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện 
bước công việc trồng cây. 
- Nguồn lực: 
+ Dụng cụ: bay, quang gánh; 
+ Vật tư: cây Thông giống 
- Cách thức tiến hành: Thực hiện bài tập theo cá nhân, mỗi cá nhân phải 
hoàn thành toàn bộ công việc. 
- Nhiệm vụ của cá nhân khi thực hiện bài tập: 
+ Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, vật tư; 
+ Tạo hố trồng 
+ Rạch vỏ bầu. 
 158 
+ Đặt cây xuống hố. 
+ Lấp đất. 
- Thời gian hoàn thành: 04h 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
trồng cây đúng quy trình kỹ thuật; 
4.8. Bài thực hành số 3.4.1: Thực hiện chăm sóc 50 cây Thông 
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện 
bước công việc chăm sóc cây sau trồng rừng. 
 - Nguồn lực: 
 + Dụng cụ: Cuốc, dao phát, quang gánh, cưa đơn, cưa cung, cưa phát 
quang 
 + Vật tư: Phân bón NPK đủ tiêu chuẩn 
 - Cách thức tiến hành: Thực hiện bài tập theo cá nhân, mỗi cá nhân phải 
hoàn thành toàn bộ các bước công việc. 
 - Nhiệm vụ của cá nhân khi thực hiện bài tập: 
 + Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, vật tư; 
+ Phát thực bì, cắt dây leo, cạnh tranh với cây trồng trên toàn diện tích; 
+ Rẫy cỏ và xới vun nhẹ xung quanh gốc cây với đường kính 0,6-0,8m; 
+ Bón phân đúng liều lượng 
+ Trồng dặm những cây chết, chú ý phòng trừ sâu bệnh. 
 - Thời gian hoàn thành: 16 h 
 - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
 + Phát dọn sạch thực bì trên diện tích 50 cây Thông 
 + Trồng dặm đủ diện tích 
 + Rẫy cỏ, vun xới 50 gốc Thông 
 4.9. Bài thực hành số 3.5.1: Thực hiện khai thác nhựa trên 25 cây 
Thông nhựa 
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện 
bước công việc khai thác nhựa Thông nhựa. 
 - Nguồn lực: 
 + Dụng cụ: búa Hoàng mai, bô, máng, đinh tre,. 
 + Vật tư : rừng Thông nhựa từ 15-20 tuổi đang cho khai thác nhựa. 
 - Cách thức tiến hành: Thực hiện bài tập theo cá nhân, mỗi cá nhân phải 
hoàn thành toàn bộ các bước công việc. 
 - Nhiệm vụ của cá nhân khi thực hiện bài tập: 
 + Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, vật tư; 
 159 
+ Mở và đẽo máng; 
+ Đóng đinh, máng, lắp bô hứng nhựa 
 - Thời gian hoàn thành: 4h 
 - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
 + Mở và đẽo máng, đóng đinh, máng và lắp bô hứng nhựa; 
 4.10. Bài thực hành số 3.5.1: Thực hiện khai thác nhựa trên 25 cây 
Thông mã vĩ 
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện 
bước công việc khai thác nhựa Thông mã vĩ. 
 - Nguồn lực: 
 + Dụng cụ: dao nạo vỏ, dao cạo nhựa, túi hứng nhựa, đinh tre,. 
 + Vật tư : rừng Thông mã vĩ từ 15-20 tuổi đang cho khai thác nhựa. 
 - Cách thức tiến hành: Thực hiện bài tập theo cá nhân, mỗi cá nhân phải 
hoàn thành toàn bộ các bước công việc. 
 - Nhiệm vụ của cá nhân khi thực hiện bài tập: 
 + Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, vật tư; 
+ Nạo vỏ; 
+ Đóng đinh, đặt túi hứng nhựa. 
 - Thời gian hoàn thành: 04h 
 - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: nạo 
vỏ, đóng đinh, đặt túi hứng nhựa. 
 4.11. Bài thực hành số 3.5.3: Thực hiện thu nhựa và bảo quản 
nhựa trên 50 cây Thông. 
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện 
bước công việc thu nhựa,và bảo quản nhựa Thông. 
 - Nguồn lực: 
 + Dụng cụ: Thùng đựng nhựa, chìa vét nhựa, lưới lọc 
 + Vật tư : Nhựa trên cây Thông 
 - Cách thức tiến hành: Thực hiện bài tập theo cá nhân, mỗi cá nhân phải 
hoàn thành toàn bộ các bước công việc. 
 - Nhiệm vụ của cá nhân khi thực hiện bài tập: 
 + Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, vật tư; 
+ Thu nhựa trên toàn bộ các bô và túi hứng nhựa; 
+ Bảo quản nhựa. 
 - Thời gian hoàn thành: 04h 
 - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
 + Nhựa thu về lọc sạch; 
 + Nhựa được bảo quản đúng kỹ thuật 
 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 
 5.1. Đánh giá bài thực hành 3.2.1: Thiết kế các công trình trong vườn 
ươm 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
 160 
- Lựa chọn được địa điểm đặt vườn ươm 
đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật của 
bảng: Tiêu chuẩn điều kiện vườn ươm 
- Quan sát, kiểm tra, đánh 
giá 
- Xác định được số lượng các công trình 
trong vườn ươm 
- Quan sát, kiểm tra, đánh 
giá 
- Tính toán được diện tích các công trình 
vườn ươm 
- Quan sát, kiểm tra, đánh 
giá 
- Thiết kế được sơ đồ bố trí các công 
trình trong vườn ươm đúng theo các tiêu 
chuẩn kỹ thuật đã được học 
- Quan sát, kiểm tra, đánh 
giá 
 5.2. Đánh giá bài thực hành 3.2.2: Xử lý hạt giống Thông 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Sàng, xảy, loại bỏ tạp vật, hạt kém phẩm 
chất 
Quan sát trực tiếp quá trình 
thực hiện của học viên và so 
sánh kết quả thực hiện với 
tiêu chuẩn ... 
Ngâm hạt trong Benlate nồng độ 0,05% 
trong thời gian 15 đến 20 phút 
Quan sát quá trình thực hiện 
Ngâm hạt vào nước nóng nhiệt độ 40 - 450c 
trong thời gian 12 giờ 
Quan sát quá trình thực hiện 
Kiểm tra nước nóng bằng 
nhiệt kế 
Ngâm tiếp hạt trong nước lạnh 12 giờ Quan sát quá trình thực hiện 
 Vớt hạt, để ráo nước rồi đem ủ trong bao tải, 
hàng ngày rửa chua hạt, thấy hạt nứt nanh 
đem gieo 
Quan sát quá trình thực hiện 
 5.3. Đánh giá bài thực hành 3.2.3: Đóng bầu gieo ươm cây Thông 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Chuẩn bị đất: Hạt nhỏ mịn, sạch cỏ dại, được 
khử trùng, khử độc, tỷ lệ hỗn hợp: 88% đất 
tầng AB + 10% phân chuồng hoai + 2% phân 
supe Lân. 
Quan sát và theo dõi quá 
trình thực hiện 
Kiểm tra đất đóng bầu 
 161 
Tạo đáy: Chặt, khi nhấc bầu không bị tụt Nhấc bầu kiểm tra 
Tạo thân: Vững chắc không bị gập Nhấc bầu kiểm tra 
Xếp bầu: Ngay ngắn, thẳng, xít nhau Kiểm tra luống xếp bầu 
 5.4. Đánh giá bài thực hành 3.2.4: Chăm sóc cây con ở vườn ươm 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Lúc còn nhỏ tưới 12 lít nước/100m2, lớn lên 
tưới 10 lít/100m2 
Quan sát, theo dõi, 
Trời nắng cần che nắng làm giảm nhiệt độ đất, 
cần che chống gió cho cây 
Quan sát, theo dõi, 
Làm cỏ phá váng làm lúc thời tiết mát mẻ làm 
xong phải tưới nước cho mặt đất ổn định, sạch 
có phá vỡ váng 
Quan sát, theo dõi, 
Bón đúng thời điểm, liều lượng, kỹ thuật, tỷ lệ 
phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây. 
Bón xong phải tưới nước rửa lá 
Quan sát, theo dõi, đánh 
giá 
Hãm cây, đảo bầu đạt tiêu chuẩn: 
- Phần rễ xuyên qua bầu bị cắt 
- Các cây có chiều cao giống nhau được xếp 
vào cùng luống 
Kiểm tra rễ cây 
Quan sát luống cây 
sau khi đảo bầu, phân 
loại 
 5.5. Đánh giá bài thực hành 3.3.1: Phát dọn 100m2 thực bì đất trồng 
rừng Thông 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Chuẩn bị dụng cụ vật tư đầy đủ, đảm bảo 
chất lượng 
Kiểm tra dụng cụ, vật tư 
Phát thực bì đúng quy trình và kỹ thuật Quan sát, theo dõi, đánh giá 
Dùng thước dây kiểm tra 
kích thước gốc thực bì 
 162 
Dọn thực bì đúng quy trình và kỹ thuật Quan sát hiện trường và 
kiểm tra toàn bộ diện tích 
 5.6. Đánh giá bài thực hành 3.3.2: Thực hiện cuốc hố trồng 30 cây 
Thông 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Chuẩn bị dụng cụ vật tư đầy đủ, đảm bảo chất 
lượng 
Kiểm tra dụng cụ, vật tư 
Cuốc hố đúng kích thước 40 x 40 x 40 cm Dùng thước dây kiểm tra 
kích thước hố 
Bón phân đúng cách, đúng liều lượng Quan sát, theo dõi, đánh 
giá 
Lấp hố đúng kỹ thuật Quan sát, theo dõi, đánh 
giá 
 5.7. Đánh giá bài thực hành 3.3.3: Thực hiện trồng 30 cây Thông 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Chuẩn bị dụng cụ vật tư đầy đủ, đảm bảo chất 
lượng 
Kiểm tra dụng cụ, vật tư 
Tạo hố trồng sâu hơn chiều cao bầu 2-4cm Quan sát, theo dõi, đánh 
giá 
Rạch vỏ bầu không làm đưt rễ, không vỡ bầu Quan sát, theo dõi, đánh 
giá 
Đặt cây xuống hố, cây đứng thẳng, thấp hơn 
mặt hố 1-2 cm 
Quan sát, theo dõi, đánh 
giá 
Lấp đất trên cổ rễ 2-3cm Quan sát, theo dõi, đánh 
giá 
 5.8. Đánh giá bài thực hành 3.4.1: Thực hiện chăm sóc 50 cây Thông 
 163 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Chuẩn bị dụng cụ vật tư đầy đủ, đảm bảo chất 
lượng 
Kiểm tra dụng cụ, vật tư 
Phát thực bì, cắt dây leo, cạnh tranh với cây 
trồng trên toàn diện tích 
Quan sát, theo dõi, đánh 
giá 
Rẫy cỏ và xới vun nhẹ xung quanh gốc cây với 
đường kính 0,5-0,8m 
Quan sát, theo dõi, đánh 
giá 
 Bón phân cho cây đúng liều lượng Quan sát, theo dõi, đánh 
giá 
Trồng dặm những cây chết, chú ý phòng trừ sâu 
bệnh 
Quan sát, theo dõi, đánh 
giá 
 5.9. Đánh giá bài thực hành 3.5.1: Thực hiện khai thác nhựa trên 30 cây 
Thông nhựa 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Chuẩn bị dụng cụ vật tư đầy đủ, đảm bảo 
chất lượng 
Kiểm tra dụng cụ, vật tư 
Mở máng đúng bị trí đánh dấu Quan sát, theo dõi, đánh giá 
Đẽo máng phẳng, nhẵn, đúng kích thước Quan sát, theo dõi, đánh giá 
Đóng đinh, đóng máng, lắp bô nhựa đúng 
kỹ thuật, số lượng 30 cây. 
Quan sát, theo dõi, đánh giá 
 5.10. Đánh giá bài thực hành 3.5.2: Thực hiện khai thác nhựa trên 30 
cây Thông mã vĩ 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Chuẩn bị dụng cụ vật tư đầy đủ, đảm bảo 
chất lượng 
Kiểm tra dụng cụ, vật tư 
Nạo vỏ đúng kích thước, đúng vị trí đánh 
dấu 
Quan sát, theo dõi, đánh giá 
Đóng đinh đúng kỹ thuật Quan sát, theo dõi, đánh giá 
Đặt túi nhựa đúng kỹ thuật Quan sát, theo dõi, đánh giá 
 164 
 5.11. Đánh giá bài thực hành 3.5.3: Thực hiện thu nhựa, bảo quản nhựa 
50 cây Thông 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Chuẩn bị dụng cụ vật tư đầy đủ, đảm bảo chất 
lượng 
Kiểm tra dụng cụ, vật tư 
Thu sạch nhựa từ bô, túi hứng nhựa vào thùng 
đựng nhựa.Thu xong đậy nắp thùng nhựa 
Quan sát, theo dõi, đánh 
giá 
Lọc sạch dăm to trong nhựa qua sàng lọc dăm 
kích thước lớn 
Quan sát, theo dõi, đánh 
giá 
Lọc sạch dăm nhỏ trong nhựa qua sàng lọc dăm 
kích thước nhỏ 
Quan sát, theo dõi, đánh 
giá 
Đưa nhựa vào kho bảo quản nhựa Quan sát, theo dõi, đánh 
giá 
 VI. Tài liệu tham khảo 
 [1] Bộ Lâm nghiệp, "Giáo trình kỹ thuật lâm sinh", Nxb Nông nghiệp, 
Hà Nội 1992. 
 [2] Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên, "Giáo trình Thực vật Cây rừng", Trư-
ờng ĐHLN, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 2004. 
 [3] Trần Hợp, “Tài nguyên cây gỗ Việt Nam”. Nxb Nông nghiệp Thành 
phố Hồ Chí Minh 2002. 
 [4] Ngô Quang Đê, Nguyễn Hữu Vĩnh, "Giáo trình Trồng rừng", Nxb 
Nông nghiệp Hà Nội 1998. 
 [5] PGS, TS Nguyễn Duy Minh, " Cẩm nang nhân giống cây", Nxb 
Nông nghiệp Hà Nội 2004. 
 [6] Trường CNKT Lâm nghiệp I TW, 2004. Mô đun Xây dựng vườn ươm 
và lập kế hoạch sản xuất cây con. 
 [7] Trường CNKT Lâm nghiệp I TW, 2004, Mô đun Nhân giống cây từ 
hạt. 
 165 
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, 
BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
 (Theo Quyết định số 726/QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 4 năm 2013 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.) 
 1. Ông Nguyễn Văn Thực Chủ nhiệm 
 2. Ông Lâm Quang Dụ Phó chủ nhiệm 
 3. Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy Thư ký 
 4. Bà Phan Thị Tiệp Ủy viên 
 5. Ông Phạm Quang Tuấn Ủy viên 
 6. Ông Nguyễn Văn Dinh Ủy viên 
 7. Ông Nguyễn Đại Thành Ủy viên 
 8. Ông Nguyễn Đức Thế Ủy viên 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
 (Theo Quyết định số 1374/QĐ-BNN-TCCB ngày 17 tháng 6 năm 2013 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.) 
 1. Ông Nguyễn Cảnh Chính Chủ tịch 
 2. Ông Nguyễn Văn Lân Thư ký 
 3. Ông Phạm Xuân Mạnh Ủy viên 
 4. Bà Nguyễn Thanh Hà Ủy viên 
 5. Bà Nhữ Thị Ngọc Anh Ủy viên. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_trong_cay_thong_ma_so_md_03_nghe_trong_cay_lay_nh.pdf
Ebook liên quan