Giáo trình Văn học Việt Nam 1990-1930 - Phan Thị Hồng (Phần 2)

Tóm tắt Giáo trình Văn học Việt Nam 1990-1930 - Phan Thị Hồng (Phần 2): ...han Bội Châu có rất ít cơ hội để hội nhập vào sự đổi mới của đời sống văn học. Tuy nhiên, để phản ánh thực tế mới, tư tưởng mới, thơ, văn chính luận, truyện ngắn, tiểu thuyết của Phan Bội Châu lại có giá trị như là những “thí nghiệm” những cách “thử ... chủ tiệm rượu. Viên Thừa tuyên sứ vì mê sắc đẹp của cô nhưng không được đáp ứng đã vu oan bắt cha cô tống ngục nhằm ép cô làm tì thiếp. Không muốn con gái rơi vào tay giặc, cha cô phải tự tử. Mối thù đó đã đẩy cô đến với trại Trùng Quang. Cũng như... văn học mới giai đoạn 1932-1945. Thế nhưng, về phương diện là một tác gia văn học, ông đã đi trọn chặng đường dành sẵn cho mình, cho cả thế hệ của ông với tất cả nỗ lực vươn lên, sáng tạo có thể có. W X VẤN ĐỀ ÔN TẬP 1. Hải ngoại huyết thư với no...

pdf25 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 207 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Văn học Việt Nam 1990-1930 - Phan Thị Hồng (Phần 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tình con II 
(thơ)(1918),Còn chơi (Thơ, văn xuôi)(1921), Tản Đà tùng văn (Thơ,văn xuôi)(1922), 
Nhàn tưởng (1928), Giấc mộng lớn (Truyện)(1929), Giấc mộng con II 
(Truyện)(1932), Thề non nước (Truyện)(1932) v.v... 
Năm 1921, Tản Đà làm chủ bút báo Hữu Thanh, nhưng sau một thời gian 
ông lại xin từ chức. Năm 1922 lập Tản Đà thư điếm, sau phát triển thành Tản Đà 
thư cục. Từ năm 1926 đến 1933, ông loay hoay với việc xuất bản An Nam tạp chí. 
Sau nhiều lần đình bản rồi tái bản, năm 1933 tạp chí đình bản hẳn. Mộng ước thành 
lập riêng cho mình một bản báo nhằm góp phần vào công cuộc khai hóa văn minh 
nước nhà của ông đã không thành. 
Từ sau năm 1932 cho đến khi mất, Tản Đà gần như không còn sáng tác 
được nữa. Công chúng dần quên lãng một thi sĩ lừng danh một thời. Vì sinh kế và 
cũng nặng lòng với nghiệp văn, những năm cuối đời Tản Đà quảng cáo chữa văn, 
dịch Liêu trai, chú giải Truyện Kiều và xem số! 
Thi sĩ qua đời trong cô đơn, nghèo nàn tại ngôi nhà ở phố Ngã Tư Sở, Hà 
Nội vào ngày 7/6/1939. 
Tản Đà – Nguyễn Khắc Hiếu là một văn thi sĩ hàng đầu của văn học buổi 
giao thời. Ta biết, cuộc chuyển giao hai thời đại văn học diễn ra gấp rút trong vòng 
ba mươi năm đầu thế kỷ. Nền văn học trung đại sau một thời gian dài (9 thế kỷ) 
nảy nở, phát triển đã đến hồi kết thúc, thời đại mới với sự giao lưu văn hóa Đông – 
Tây bắt đầu khai sinh cho nền văn học mới. Với tất cả vốn liếng văn cũ và mới, với 
Văn học Việt Nam 1900 – 1930 - 33 – 
ThS. Phan Thị Hồng Khoa Ngữ Văn 
một “thiên bẩm” thơ ca, Tản Đà đã sống và viết trọn trong buổi giao thời của văn 
học, là thi sĩ hàng đầu của cuộc chuyển giao lịch sử này. Cuộc đời một văn thi sĩ 
của ông thật lắm vinh quang nhưng cũng nhiều chua xót, được công chúng tôn sùng 
rồi lại xa cách. Nhưng khi thi sĩ trút hơi thở cuối cùng, đóng góp và vị trí của ông 
lại nhanh chóng được nhìn nhận và khẳng định. 
[ [ 
[ 
1. Tản Đà – Nhà văn 
Những năm đầu thế kỷ XX, Tản Đà là một trong những cây bút đầu tiên của 
văn xuôi quốc ngữ, tác phẩm của ông được xem là “hoa trái đầu mùa” của văn mới 
quốc ngữ. Các bài tản văn của ông, một dạng tùy bút, đơn giản là ghi chép lại 
những suy nghĩ vẩn vơ, những nỗi sầu khó truy nguyên cớ. Trong bài Giải sầu, ông 
viết: “Từ độ sầu đến nay, ngày cũng có lúc sầu, đêm cũng có lúc sầu, mưa dầm lá 
rụng mà sầu, trăng trong gió mát mà sầu, đông người cười nói mà sầu, nằm vắt tay 
lên trán mà sầu, đem thơ văn ngâm vịnh mà càng sầu. Sầu không có mối chém sao 
cho đứt, sầu không có khối đập sao cho tan”. Có khi đề tài tản văn của Tản Đà là 
một cảnh huống rất thực, đó là sự túng bấn, nợ nần của chính văn sĩ... 
Khác với các bài tản văn, truyện Thề non nước đã bắt đầu mang hình hài 
của một truyện ngắn mới. Trong thiên truyện này, Vân Anh là một kỹ nữ nhan sắc, 
biết chữ Nho, biết làm thơ, tính tình thùy mị, dịu dàng, chỉ vì “cửa nhà sa sút mà 
trụy lạc vào xóm Bình Khang”. Nhân vật người khách thương vô danh trước tình 
cảnh đáng thương của nàng đã cư xử một cách lịch sự, hơn nữa có phần trân trọng, 
cảm mến. Hai người cùng ngắm trăng, chấp bút đề thơ, và dường như một thứ tình 
cảm mơ hồ, chưa rõ rệt nhưng thật đặc biệt, khác lạ đã nảy nở giữa họ. Truyện kết 
thúc bất ngờ với sự ra đi đột ngột của nhân vật người khách thương (được xem là 
phân thân của tác giả). 
Giấc mộng con – là cuốn tiểu thuyết viễn tưởng nhưng nửa lại mang tính tự 
truyện. Văn sĩ Tản Đà trong cuốn truyện này đã tường thuật lại những cuộc du 
ngoạn tưởng tượng kỳ thú của mình khắp các nước Á, Âu, Phi, Mỹ và cuối cùng là 
cuộc hành trình lên xứ trời. Nơi đây, Nguyễn Khắc Hiếu, nhân vật của tác phẩm 
đích thân gặp gỡ, trò chuyện với các người đẹp thiên cổ Dương Quí Phi, Tây Thi, 
với cả chú Cuội, Khổng Tử, Nguyễn Trãi, Lư Thoa, với Chu Kiều Oanh bạn gái cũ 
ở hạ giới... Hơn thế, ông còn đi chợ trời, dự tiệc rượu ở Bồng Lai v.v... Theo các 
nhà nghiên cứu, với đặc điểm là cuốn tiểu thuyết viễn tưởng, Giấc mộng con đã đáp 
ứng kịp thời lòng ham học, ham hiểu biết những xứ lạ phương xa của thế hệ trẻ lúc 
bấy giờ. Trong tác phẩm này một điều cần lưu ý là mối quan hệ giữa nhân vật 
Nguyễn Khắc Hiếu với các nữ nhân vật. Torng chuyến lên thiên đình, Nguyễn 
Khắc Hiếu có ngồi uống rượu với các người đẹp thiên cổ Quí Phi, Tây Thi. Hơn 
nữa, còn đi chơi riêng với từng người. Văn sĩ kể: “Mình riêng nghĩ trong bụng như 
Văn học Việt Nam 1900 – 1930 - 34 – 
ThS. Phan Thị Hồng Khoa Ngữ Văn 
cuộc chơi hôm nay có lẽ thanh thú hơn những lúc chơi vui của vua Minh Hoàng ở 
Trường An và vua Phù Sai ở Ngô Cung, mà lại thú không có ai bình luận. Sau đấy 
rồi thành ra mình cứ liên miên ở chỗ Bồng Lai, có khi cùng các người ngồi thuyền 
quanh non câu cá chơi, có khi đi riêng với Tây Thi tới trên sông Ngân Hà cùng 
trông xuống sơn hà cố quốc...”. Ở hạ giới, Nguyễn Khắc Hiếu có một người bạn gái 
tên là Chu Kiều Oanh. Nàng là một người con gái đẹp, có học thức, là người bạn 
gái mà Nguyễn Khắc Hiếu có thể chuyện trò, tâm sự. Hai người thường gặp nhau, 
nói chuyện, có lúc đưa nhau đi chơi vườn hoa. Có những cuộc gặp gỡ của họ “kéo 
dài liên miên từ chập tối đến bốn giờ sáng”. Nhận xét về những “giấc mơ yêu 
đương” của Tản Đà, các tác giả cuốn Văn học Việt Nam 1900-1930 viết: “Trước sự 
đổi thay của thời đại, nhà Nho Tản Đà hay nói về tình yêu, đem bản thân ra làm 
nhân vật si tình, bộc lộ những khát khao, say mê của tình yêu. Tuy tình yêu ở ông 
có phá lễ giáo, có mang màu sắc cá nhân tư sản, vẫn không ra khỏi khuôn khổ tài 
tử – giai nhân. Nó không đưa đến chống đối lễ giáo phong kiến và cũng không đòi 
hỏi giải phóng phụ nữ”(1). Trong các bài tản văn cũng như truyện ngắn,tiểu thuyết 
của Tản Đà, tuy câu văn chưa gọn, sắc, còn thoát thai từ ngôn ngữ thơ, phú cũ 
nhưng đó lại là những câu văn quốc ngữ điển hình của giai đoạn giao thời. 
Tản văn, truyện ngắn và tiểu thuyết của Tản Đà thể hiện rõ sự nỗ lực tiếp 
cận thời đại mới, văn học mới của ông, của cả một thế hệ cầm bút lúc bấy giờ. Từ 
đề tài, nội dung các tác phẩm cho đến ngôn ngữ, sự mày mò đổi mới, sáng tạo này 
đã để lại dấu ấn rõ nét. 
2. Tản Đà – Nhà thơ 
Sống trong giai đoạn “Gió Âu mưa Á” lẫn lộn của nước nhà, Tản Đà với 
“Thân thế xem thua chú hát chèo” (Lo văn ế) lấy thơ ca làm phương tiện gắn bó 
với cuộc đời. Ông sống bằng nghiệp “bán văn buôn chữ” nhưng hơn thế với ông thơ 
là lẽ sống: “Trời đất sinh ra rượu với thơ, Không thơ không rượu sống như thừa...” 
(Ngày xuân thơ rượu). Với thơ và bằng thơ, Tản Đà bộc lộ con người ông, con người 
đa sầu đa cảm trước cuộc đời, con người sống với tất cả sự nhạy cảm tâm hồn trước 
thời đại. 
+ Cảm thân thế 
Con đường công danh – gắn với việc học hành, thi cử... của Tản Đà giống 
như Tú Xương trước đó đã không diễn ra suôn sẻ. Dường như cuộc đời đã phân 
nhiệm cho ông vai trò một thi sĩ, và thi sĩ Tản Đà “Con tằm rút ruột lá dâu xanh” 
đã sống, đã cảm, đã “rút giả” cho đời những “sợi tơ vàng” của tâm hồn ông. Thơ 
Tản Đà trước hết là những lời “tự sự” về chính cuộc đời ông, thân thế ông. 
Tản Đà bước vào đời với một sự thất bại, nhưng sự thất bại bất ngờ này 
khiến ông càng ngông, càng tự thị: 
(1) Trần Đình Hượu – Lê Chí Dũng , Văn học Việt Nam 1900-1930, NXB Giáo dục 1996., tr. 227. 
Văn học Việt Nam 1900 – 1930 - 35 – 
ThS. Phan Thị Hồng Khoa Ngữ Văn 
 Bởi ông hay quá ông không đỗ, 
Không đỗ ông càng tốt bộ ngông... 
(Tự trào) 
 Thực ra thì “ngông”, “tự thị” là những đặc điểm tính cách chưa phản ánh 
được bao nhiêu con người và thân thế Tản Đà. Đó chỉ là một sự “phản ứng” của 
ông trước cuộc đời bất như ý. Ta sẽ thấy văn sĩ Tản Đà chân thành hơn khi ông 
thuật bút: 
 Mười mấy năm xưa ngọn bút lông, 
 Xác xơ chẳng bợn chút hơi đồng. 
 Bây giờ anh đổi lông ra sắt, 
 Cách kiếm ăn đời có nhỏ không? 
(Thuật bút) 
 Để có cách “kiếm ăn đời”, tồn tại được với đời, thi sĩ phải suy tính, xoay sở, 
phải “đổi lông ra sắt” phải bén “ chút hơi đồng”! Gắn mình với “văn chương bán 
phố phường”, thân thế văn sĩ là “thân thế con tằm” 
 Dâu xanh rút giả sợi tơ vàng, 
 Thân thế con tằm những vấn vương. 
 Tớ nghĩ thân tằm như tớ nhỉ! 
 Tơ tằm như tớ mới văn chương... 
(Lo văn ế) 
 Không bóng bẩy, thi sĩ tự họa chân dung mình với nghiệp “bán văn buôn 
chữ kiếm tiền tiêu”: 
 Nằm meo cho tớ nghĩ ra văn, 
 In bán ra đời cách kiếm ăn. 
 Tiền kiếm ăn xong, nằm lại nghĩ, 
 Con tằm rút ruột lá dâu xanh 
(Lo văn ế) 
 Lo văn ế là một lời than, một thiên “tự sự” về cuộc sống quẩn quanh, bế tắc, 
nghèo túng và có phần vô vị của chính văn thi sĩ. Kiếp sống của ông như ông nói là 
“kiếp con quay”: 
 Đời sinh ra tớ kiếp con quay, 
 Quay tít mù xanh nghĩ cũng hay. 
(Kiếp con quay) 
 Nhưng cốt cách Tản Đà là của một thi sĩ, chuyện cơm áo gạo tiền không 
“ghì sát đất” tâm hồn ông. Ông thường hay mơ và suy tưởng, tâm hồn ông thường 
Văn học Việt Nam 1900 – 1930 - 36 – 
ThS. Phan Thị Hồng Khoa Ngữ Văn 
phiêu diêu... Có lúc ông say sưa nói chuyện và thề thốt với ngay chính cái bóng của 
mình như với một người tri kỉ: 
Cõi đời tự cất tiếng oe, 
Đã bên ngọn lửa lập lòe có nhau. 
Tương tri thuở ấy về sau, 
Đời ta một bước cùng nhau chẳng rời. 
..... 
Trăm năm cho đến cõi già, 
Còn ta còn bóng còn là có nhau. 
Trần ai mặc những ai đâu, 
Ai thương tử biệt ai sầu sinh li... 
 (Nói chuyện với bóng) 
 Tản Đà còn là thi sĩ duy nhất đã trò chuyện lâm li với ngay chính cái “ảnh” 
của mình: 
Người đâu? Cũng giống đa tình, 
Ngỡ là ai, lại là mình với ta.... 
 (Nói chuyện với ảnh) 
 Giữa cuộc đời, Tản Đà luôn cảm thấy cô đơn, mất phương hướng, không tri 
âm, tri kỷ. Ông không tự trách mình, dằn vặt mình như Nguyễn Khuyến, không 
quằn quại như Tú Xương mà buồn cho mình, sầu cho thân thế mình. 
 + Cảm thời thế 
 Nỗi cô đơn, cảm giác không tri âm, tri kỷ của Tản Đà sẽ được soi rọi khi độc 
giả thơ ông tiếp cận với sự nhạy cảm của tâm hồn ông trước thời thế. Vốn là một 
nhà Nho, một con người đa cảm, đáy lòng thi sĩ tiềm ẩn nỗi xót xa trước hiện trạng 
của đất nước. Và hơn thế, cảm nhận về thân thế thi sĩ giữa cuộc đời rõ ràng là chịu 
sự tác động của nhận thức về tình trạng vong quốc nặng nề lúc bấy giờ. Một cách 
không trực diện, và với một giọng thơ lạ, vừa xót xa vừa bỡn cợt, bài Vịnh bức địa 
đồ rách hé lộ một góc lòng sâu kín của ông đối với giang sơn đất nước: 
 Nọ bức dư đồ thử đứng coi, 
 Sông sông núi núi khéo bia cười. 
 Biết bao lúc mới công vờn vẽ, 
 Sao đến bây giờ rách tả tơi. 
 Ấy trước ông cha mua để lại, 
 Mà sau con cháu lấy làm chơi... 
 Khuynh hướng thời thế của thi sĩ dù rất kín đáo vẫn thấp thoáng ẩn hiện 
trong bài Hát xẩm: 
 Ngoảnh trông lên anh đếch thấy có ra gì, 
Văn học Việt Nam 1900 – 1930 - 37 – 
ThS. Phan Thị Hồng Khoa Ngữ Văn 
 Ai rằng trăng sáng anh vẫn thấy tối sì cái bóng đen đen... 
 Tản Đà dễ dàng bộc lộ thái độ đối với dân với nước hơn trước những tệ nạn 
và thảm cảnh xã hội. Đó là cảnh quan lại đè nén, bóc lột dân, cảnh người dân lâm 
vào tình trạng cùng quẫn vì hạn hán, lụt lội, mất mùa. Ông làm thơ trào phúng đả 
kích tên tri huyện này ăn tiền dân, lên án thói đục khoét, đểu giả của một viên tuần 
phủ nọ v.v... Tuy nhiên, các bài thơ Thư đưa người tình nhân có quen biết, Thư lại 
trách người tình nhân không quen biết, Thề non nước ... mới là những bài thơ đặc 
sắc bộc lộ “khuynh hướng thời thế”, tấm lòng của thi sĩ đối với non sông đất nước. 
Với giọng thơ tha thiết, như trai gái đang giận hờn, trách móc, đang thề hẹn sắt son, 
nhớ nhung quyến luyến nhau trong chia li xa cách... thi sĩ đã thổ lộ can tràng với 
giang sơn đất nước. Xót xa trước cảnh “Non nước thề nguyền xưa đã lỗi, Ân tình 
nay có bốn xu thôi”, thi sĩ khi thẫn thờ:"Gấp tờ giấy niêm phong hạt lệ, Nhờ cánh 
tem bay đệ cung mây. Ái ân thôi có ngần này, Thề nguyền non nước đợi ngày tái 
sinh”(Thư đưa người tình nhân có quen biết), khi “Giật mình chợt tưởng như ai gọi 
mình” trước cảnh “nước mây man mác”, “non nước mịt mờ” (Thư lại trách người 
tình nhân không quen biết). Không như Nguyễn Khuyến chua chát trước cảnh dân 
chúng hồ hởi trong ngày hội Tây, Tú Xương thẫn thờ trước sự băng hoại của “sĩ 
khí” nước nhà, thi sĩ núi Tản như chìm trong sầu thương bát ngát trước vận mệnh 
non sông: 
 Trông mây nước bốn bề lạnh ngắt, 
 Ngắm non sông tám mặt sầu treo. 
 Đường xa gánh nặng bóng chiều, 
 Cơn giông biển lớn mái chèo thuyền nan. 
 Nghĩ thân thế mềm gan lắm lúc, 
 Nhìn giang sơn bạc tóc như chơi... 
(Thư lại trách người tình nhân không quen biết) 
 Như một sự láy lại lời “thề nguyền non nước” trong những bức thư tình gửi 
người “tình nhân không quen biết” – Thề non nước là áng thơ “niêm phong” tấm 
lòng đằm thắm, thiết tha với non sông đất nước. Vẫn là những day dứt, những lời 
than thở về sự chia li cách trở, vẫn là niềm trông đợi, mong chờ đến héo hon... bài 
thơ về hình thức là một lời nhắn gửi, thề nguyền chung thủy của một tình yêu đằm 
thắm, thiết tha giữa “non” với “nước”: 
Nước non nặng một lời thề, 
Nước đi đi mãi không về cùng non. 
Nhớ lời nguyện nước thề non, 
Nước đi chưa lại non còn đứng trông. 
Non cao những ngóng cùng trông, 
Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày... 
(Thề non nước) 
Văn học Việt Nam 1900 – 1930 - 38 – 
ThS. Phan Thị Hồng Khoa Ngữ Văn 
 Vượt lên tất cả là lời khẳng định về một tình yêu sắt son bất chấp tất cả mọi 
trở ngại: 
Dù cho sông cạn đá mòn, 
Còn non còn nước hãy còn thề xưa! 
(Thề non nước) 
 Trong tình hình chính trị, xã hội đất nước rối ren, bế tắc ở những năm 20 của 
thế kỷ XX, “phương thức bóng gió xa xôi”, “không phải riêng của Tản Đà mà 
chung cho cả một trào lưu” (Lê Trí Viễn). Là một thi sĩ nổi tiếng phiêu lãng, suốt 
đời “Túi thơ đeo khắp ba kỳ” nhưng Tản Đà cũng là con người sống với tất cả niềm 
yêu ghét trước cuộc đời. Sự gắn bó với thời thế của thi nhân, của công dân nước 
Việt Tản Đà đã chưng cất nên ở thi sĩ những áng thơ bất hủ. 
 + Cảm nhân thế 
 Thân thế, thời thế với Tản Đà đều bất như ý, ông lại là con người đa sầu, đa 
cảm. Có lẽ bởi thế mà ông thường hay suy tư triết lý về nhân thế, những suy tư, 
triết lý đượm màu bi quan. Với ông “Đời người như giấc chiêm bao, Nghìn xưa đã 
mấy ai nào trăm năm” (Thơ rượu), thậm chí con người có sống được trăm năm đi 
nữa thì cũng là ngắn ngủi, thoáng qua: Trăm năm nghĩ đời người có mấy v.v... Đời 
là “đáng chán” và với thi sĩ “Ngẫm nghìn xưa: Ai tài hoa, ai tiết liệt, ai đài trang, 
Cùng một giấc mơ màng trong vũ trụ” (Đời đáng chán). Sống với những triết lý bi 
quan, yếm thế Tản Đà dường như coi nhẹ tất cả, công danh, sự nghiệp với ông đều 
vô nghĩa: 
 Công danh hai chữ mùi men nhạt, 
 Sự nghiệp trăm năm nét mực mờ... 
(Ngày xuân thơ rượu) 
 Vì “Đời đáng chán” đời người như “giấc chiêm bao” nên thi sĩ thường “tiếc 
mộng”, “nhớ mộng”, hơn thế với ông: 
 Nghĩ đời lắm lúc không bằng mộng, 
 Nhớ mộng bao nhiêu lại ngán đời. 
(Nhớ mộng) 
 Ta biết, Tản Đà đã sống trong thời kỳ ngột ngạt, bế tắc của lịch sử đất nước. 
Kiếp sống của ông, một văn thi sĩ trong thời đại mới như ông nói cũng như là “kiếp 
con quay”, có lẽ đó là điều khiến tâm hồn thi sĩ luôn chứa chất nỗi sầu, sự bi quan, 
yếm thế. Thi sĩ luôn nhìn và cảm nhận cuộc sống con người trong trạng huống dở 
dang, trắc trở. Chỉ một nấm mồ hoang lẻ loi bên đường thôi cũng đủ dấy lên trong 
ông bao niềm thương cảm đối với con người dưới mộ với kiếp người ngắn ngủi: 
 Ngoài xe trơ một đống đất đỏ, 
 Hang hốc đùn lên đám cỏ gà. 
Văn học Việt Nam 1900 – 1930 - 39 – 
ThS. Phan Thị Hồng Khoa Ngữ Văn 
 Người nằm dưới mả ai ai đó, 
 Biết có quê đây hay vùng xa... 
(Thăm mả cũ bên đường) 
 Với tấm lòng trắc ẩn sâu sa, Tản Đà tưởng tượng, đưa ra giả thuyết về 
những cái chết bất hạnh, tấn bi kịch cuộc đời của những “người nằm dưới mộ”. Đó 
có thể là “kẻ cung đao” “kẻ văn chương”, càng rất có thể là “khách hồng nhan” 
“khách phong lưu”, “bậc tài danh” v.v... Tản Đà thương cho “người nằm dưới mộ”, 
cho kiếp người đầy những rủi ro, bất trắc... Thực ra, Tản Đà không chỉ thương cảm 
cho “kẻ cung đao” “khách hồng nhan” hay “bậc tài danh” vô danh mà ông thương 
cho số phận con người. Với ông, cuộc đời là phù du, ngắn ngủi, vô nghĩa, rút lại 
“Trăm năm ai lại biết ai mà”. 
 Cái nhìn cuộc đời của Tản Đà một lần nữa tái xuất hiện trong bài “Cảm thu 
tiễn thu”. Trong mắt thi sĩ, mùa thu là sương rơi, lá rụng, là tàn tạ, biệt li v.v... Sự 
úa tàn của thiên nhiên khiến con người đa sầu đa cảm này liên tưởng đến sự rủi ro, 
ngang trái của cuộc đời, số phận con người. Cảm thân thế hay triết lý nhân sinh của 
Tản Đà thực ra không phải là mới. “Ông đi con đường của các nhà Nho tài tử xưa: 
hướng về triết lý Trang Chu, coi đời là mộng, là ảo hóa, là bụi bặm, ca tụng lối 
sống “nhân sinh thiết chí” “tìm cách thây kệ cuộc đời”. Nhưng đồng thời, điều mà 
các nhà nghiên cứu ông nhận thấy là: “Triết lý của ông dẫn đến thái độ ham sống, 
thích chơi, say sưa hưởng thụ thú vui: thú ăn ngon, thú chơi xa, thú thanh sắc và 
nhiều nhất là thú thơ, rượu”(1). Đó là cái mới của Tản Đà hay nói đúng hơn là cái 
riêng của ông. 
W	X 
VẤN ĐỀ ÔN TẬP 
1. Những suy tư, xúc cảm về thân thế, thời thế và nhân thế của Tản Đà trong thơ? 
* Đọc thêm về truyện ngắn và tiểu thuyết mới trong sách Văn học Việt Nam 1900-
1930, Trần Đình Hượu – Lê Chí Dũng, NXB Giáo dục 1996. 
° 
(1) Trần Đình Hượu – Lê Chí Dũng, Sđd, tr. 250-251. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_van_hoc_viet_nam_1990_1930_phan_thi_hong_phan_2.pdf
Ebook liên quan