Giáo trình Vẽ kỹ thuật

Tóm tắt Giáo trình Vẽ kỹ thuật: ...n bản vẽ mặt bằng của sàn hay một cấu kiện nào đó có những thanh cốt thép nằm trong các mặt phẳng đứng , để dễ hình dung quy ước quay chúng đi một góc vuông sang trái hoặc về phía trên. Hình – 114 §.4. CÁCH ĐỌC VÀ VẼ BẢN VẼ BÊTÔNG CỐT THÉP . Khi đọc bản vẽ bêtông cốt thép , trướ...của nút . Hình – 129 Hình – 130a Hình – 130b Để thuận tiện cho việc gia công các thanh gỗ, người ta thường vẽ tách các thanh của nút . Hình vẽ tách các thanh được đặt gần các hình chiếu cơ bản của nút ; trục của các thanh đó thường được vẽ nằm ngang . Trên hình vẽ tách của các thanh ... trục cột được kéo dài ra ngoài và tận cùng bằng các vòng tròn đường kính khoảng 8÷10mm, trong đó ghi số thứ tự 1, 2, 3 cho các tường ngang, tức là theo chiều dài ngôi nhà ,từ trái sang phải, và ghi các chữ in hoa A, B, C... theo chiều rộng ngôi nhà kể từ dưới lên trên . Bên trong mặt bằng ...

pdf59 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 402 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Vẽ kỹ thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 trị số chiều dài thanh gỗ 
 TT Tên gọi Kí hiệu 
 3 
Gỗ hộp 
 4 
Gỗ hộp vát cạnh 
 5 
Gỗ tấm 
4 và5 Chú thích cho các mục 3, 
n - số lượng gỗ hộp hay gỗ hộp vát cạnh 
 h - trị số kích thước lớn của mặt cắt 
- kí hiệu chung cho các loại gỗ tấm 
b - trị số kích thước nhỏ của mặt cắt 
l - trị số chiều dài gỗ hộp 
Chú thích: Các kí hiệu trên đây dùng cho các bản vẽ có tỉ lệ lớn hơn 1 : 50 
 Đối với các bản vẽ có tỉ lệ 1 : 50 hoặc nhỏ hơn ,trên mặt cắt vẽ các đường 
gạch gạch nghiêng 450 so với đường bao và cách nhau khoảng 0,5-1,5mm. 
 Bảng 8-2 
 Kí hiệu các loại ghép nối gỗ (TCVN 4610-88) 
 TT Tên gọi Kí hiệu 
 1 
 Tấm gỗ đệm 
Chú thích: 
 B, l, s lần lượt là trị số chiều 
rộng chiều dài và chiều dày 
tấm gỗ đệm. 
 2 
Chốt gỗ ngang hình nêm 
 3 
Chốt gỗ dọc đặt thẳng 
 4 
Chêm gỗ đặt nghiêng 
 5 
Chú thích :Chốt tròn bằng gỗ 
cứng hoặc bằng thép 
 n - số lượng cái chốt 
 b,s - trị số đường kính cái chốt 
 l - trị số chiều dài cái chốt 
 Trên các bản vẽ có tỉ lệ nhỏ hơn 
1 :50 ,ở hình chiếu đứng chốt 
được thể hiện bằng một chấm 
đen và ở hình chiếu bằng là một 
gạch đậm 
Chú thích :Chốt bản xuyên 
suốt 
6 
n - số lượng cái chốt 
 b,s - trị số chiều rộng và 
chiều dày cái chốt 
 7 
Chú thích :Nối bằng bulông 
,đai ốc và vòng đệm 
 n - số lượng bulông 
 M - kí hiệu đường kính đỉnh 
ren 
 D - trị số đường kính đỉnh 
ren 
 l - trị số chiều dài bulông 
 8 
Chú thích :Nối bằng đinh đỉa 
 n - số lượng đinh đỉa 
 D - trị số đường kính thân 
đinh 
 l - trị số chiều dài đinh kể cả 
móc. 
 9 
Chú thích :Nối bằng đinh 
 n - số lượng đinh 
 D - trị số đường kính thân 
đinh 
 l - trị số chiều dài đinh 
 10 
Chú thích : nối bằng vít 
 n- số lượng vít 
 D - trị số đường kính vít 
 l - trị số chiều dài vít 
 Trên các bản vẽ có tỉ lệ nhỏ 
hơn 1:50, ở hình chiếu đứng 
vít được thể hiện bằng một 
chấm tròn . 
Chương 4 BẢN VẼ NHÀ 
§.1. KHÁI NIỆM CHUNG 
Bản vẽ nhà là bản vẽ biểu diễn hình dạng và cấu tạo của một ngôi nhà 
.Nó là hình thức thể hiện chủ yếu trong kiến trúc(*) căn cứ vào đó người ta 
có thể xây dựng được ngôi nhà . 
Trên bản vẽ nhà ,thường dùng ba loại hình biểu diễn :hình chiếu thẳng 
góc , hình chiếu trục đo và hình chiếu phối cảnh . Hình chiếu phối cảnh dùng 
để mô tả hình dáng toàn bộ ngôi nhà ,còn hình chiếu trục đo dùng để mô tả 
bổ sung các chi tiết của ngôi nhà . 
Ba loại hình biểu diễn này được vẽ bằng chì , mực đen (đôi khi có tô 
màu) theo hai cách : 
- Dùng dụng cụ vẽ (bản vẽ tinh) 
- Dùng tay vẽ theo ước lượng bằng mắt (bản vẽ phác) 
Phân loại bản vẽ nhà : 
 Có ba loại bản vẽ nhà ứng với ba giai đoạn thiết kế : 
- Bản vẽ thiết kế sơ bộ (vẽ trong giai đoạn thiết kế sơ bộ); 
- Bản vẽ thiết kế kĩ thuật (vẽ trong giai đoạn thiết kế kĩ thuật); 
- Bản vẽ thiết kế thi công ( vẽ trong giai đoạn thiết kế thi công) 
Trong một hồ sơ bản vẽ nhà , thường có các bản vẽ sau : 
 - Bản vẽ mặt bằng toàn thể ; 
- Bản vẽ các hình chiếu của ngôi nhà ; 
- Bản vẽ các chi tiết kết cấu của ngôi nhà . 
Ngoài ra còn có các bản vẽ thiết kế về điện , cấp thoát nước ,thông hơi ,cấp 
nhiệt ... Để tiện cho việc lưu trữ ,tuỳ theo tính chất nội dung bản vẽ người ta 
lại phân ra : Bản vẽ kiến trúc (thường kí hiệu K.T) ; bản vẽ kết cấu ( K.C); 
bản vẽ về điện (Đ) ; cấp nước (Nc); thoát nước (Nt)... Các kí hiệu này được 
ghi ở khung tên . 
 Dưới đây trình bày bản vẽ mặt bằng toàn thể và các hình chiếu của 
một ngôi nhà dân dụng và trình bày sơ bộ về bản vẽ nhà công nghiệp . 
§2. MẶT BẰNG TOÀN THỂ 
Để thiết kế một ngôi nhà thường phải có : 
-Mặt bằng quy hoạch: là bản vẽ hình chiếu bằng một khu đất ,trên đó 
chỉ rõ mảnh đất được phép xây dựng .Mặt bằng quy hoạch thường là bản vẽ 
trích ra từ bản đồ địa chính của thành phố (H.131) .Tỉ lệ của nó thường nhỏ 
(1: 5000 ÷ 1: 10.000) 
-Mặt bằng toàn thể : là bản vẽ hình chiếu bằng các công trình trên 
mảnh đất xây dựng . 
Hình 132 trình bày mặt bằng toàn thể một nhà máy thực phẩm .Trên đó ta 
thấy số thứ tự của các công trình được viết bằng chữ số La-mã ,ở cạnh có 
các dấu chấm biểu thị độ cao của công trình (ví dụ II là nhà hai tầng) 
Trên mặt bằng toàn thể có vẽ hướng bắc nam và hoa gió .Tỉ lệ thường 
dùng để vẽ mặt bằng toàn thể là 1: 200 ; 1: 500 ; 1: 1000 ; 1: 2000 . 
Hình – 131 
Hình – 132 
§.3. CÁC HÌNH BIỂU DIỄN CỦA MỘT NGÔI NHÀ 
Để thể hiện hình dáng ,cơ cấu của một ngôi nhà ,người ta thường dùng các
hình biểu diễn sau : 
-Hình cắt bằng (trong xây dựng thường gọi là mặt bằng) ; 
-Hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh (thường gọi là mặt đứng) ; 
-Hình cắt ngang và dọc . 
Trong các hình biểu diễn này ,mặt bằng là quan trọng nhất . 
I. MẶT BẰNG 
Mặt bằng ngôi nhà là hình cắt bằng của ngôi nhà ,trên đó thể hiện vị trí ,kích 
thước các tường vách ,cửa ... và các thiết bị đồ đạc . Mặt phẳng cắt thường 
 Hình – 133 
lấy cách mặt sàn khoảng 1,50m . 
1. Mỗi tầng nhà có một mặt bằng riêng .Nếu nhà hai tầng có trục đối xứng 
,cho phép vẽ một nửa mặt bằng tầng 1 kết hợp với nửa mặt bằng tầng 2 
(H.133) .Nếu các tầng có cơ cấu giống nhau ,chỉ cần vẽ một mặt bằng chung 
cho các tầng đó . 
2. Mặt bằng thường vẽ theo tỉ lệ 1 :50 ;1 :100 .Nếu bản vẽ có tỉ lệ nhỏ (< 1 
:200) ,tường nhà cho phép tô đen . 
3. Nét liền đậm trên mặt bặt bằng s =0,6 ÷ 0,8mm dùng để vẽ đường bao 
quanh của tường ,cột và vách ngăn bị mặt phẳng cắt cắt qua .Dùng nét liền 
mảnh (s/2 ÷ s/3) để vẽ đường bao của các bộ phận nằm sau mặt phẳng cắt và 
để vẽ các thiết bị đồ đạc trong nhà . 
Trên mặt bằng còn vẽ các nét cắt để biểu thị vết của mặt phẳng cắt . 
4. Xung quanh mặt bằng thường có các dãy kích thước sau : 
-Dãy kích thước sát đường bao của mặt bằng ghi kích thước các mảng 
tường và các lỗ cửa . 
-Dãy thứ hai ghi kích thước khoảng cách các trục tường ,trục cột ... 
-Dãy ngoài cùng ghi kích thước giữa các trục tường biên theo chiều 
dọc hay ngang ngôi nhà (xem H.133). 
 Các trục tường và trục cột được kéo dài ra ngoài và tận cùng bằng các 
vòng tròn đường kính khoảng 8÷10mm, trong đó ghi số thứ tự 1, 2, 3 cho 
các tường ngang, tức là theo chiều dài ngôi nhà ,từ trái sang phải, và ghi các 
chữ in hoa A, B, C... theo chiều rộng ngôi nhà kể từ dưới lên trên . 
 Bên trong mặt bằng có ghi kích thước chiều dài, chiều rộng mỗi 
phòng, bề dày các tường , vách và diện tích từng phòng . Đơn vị diện tích là 
m2 và có nét gạch dưới con số chỉ diện tích . 
 Độ cao mặt sàn được kí hiệu như trên hình 133 và đặt ngay tại chỗ có 
độ cao ấy . 
 Hình – 134 
5. Trên mặt bằng có vẽ kí hiệu quy ước các đồ đạc và thiết bị vệ sinh như 
(H.134) : giường ,bàn ,ghế ,tủ ,đi văng v.v... Các kí hiệu này phải vẽ theo tỉ 
lệ của mặt bằng . 
6. Trên mặt bằng có vẽ các thiết bị vệ sinh như chậu rửa ,hố xí,bồn tắm 
(xem bảng 5-7) 
7.Trong các bộ phận của ngôi nhà (bảng 5-2) thì cầu thang là bộ phận cần 
được lưu ý . 
Hình 135 trình bày một mặt cắt và các hình cắt bằng của cầu thang hai 
cánh , ở tầng thượng, tầng trung gian và tầng một . 
 Trên mặt bằng cầu thang có chỉ hướng đi lên bằng một đường gấp 
khúc . Đường này có một chấm ghi ở bậc đầu tiên của tầng dưới , và tận 
cùng bằng mũi tên chỉ bậc thang cuối cùng của tầng trên . Dùng đường gạch 
chéo để thể hiện cánh thang bị mặt phẳng cắt đi qua (*).Trên mặt bằng tầng 
một và tầng trung gian cánh thang thứ nhất bị cắt . Ở mặt bằng tầng trên 
cũng không có cánh thang nào bị cắt . 
Chú thích : 
a-Đối với một số công trình yêu cầu cao về mĩ thuật, bên cạnh mặt bằng 
thông thường, còn vẽ mặt bằng của sàn và trần nhà để thể hiện các trang trí 
kiến trúc (H.136) 
b- Trên mặt bằng thiết kế kĩ thuật và thi công cần ghi đầy đủ các kích thước 
cần thiết cho việc thi công , lắp đặt thiết bị . Để xây các móng tường và cột 
còn vẽ mặt bằng của móng . 
c- Những điều trình bày ở trên áp dụng cho mặt bằng kiến trúc . Khi thiết kế 
hệ thống cấp thoát nước, hoặc điện ... người ta cũng vẽ mặt bằng . Nhưng 
khi đó mặt bằng thường được vẽ đơn giản bằng nét mảnh , tập trung thể hiện 
các thiết bị lắp đặt bên trong ngôi nhà . 
II. MẶT ĐỨNG 
Mặt đứng của ngôi nhà là hình chiếu thể hiện hình dáng bên ngoài của ngôi
nhà. Nó thể hiện vẻ đẹp nghệ thuật ,hình dáng ,tỉ lệ cân đối giữa kích thước 
chung và kích thước từng bộ phận ngôi nhà v.v... 
1. Mặt đứng vẽ bằng nét liền mảnh (s/3 ÷ s/2) 
2. Nếu mặt đứng vẽ trên tờ giấy khác với tờ giấy có vẽ mặt bằng thì người ta 
phân biệt các mặt đứng bằng cách ghi thêm các chữ hoặc chữ số ứng với 
các trục tường trên mặt bằng . Những chữ và chữ số này cho ta biết hướng 
nhìn vào mặt đứng cần vẽ . Thí dụ : Mặt đứng 1-4 (H.142b). Trên hình 133 
có vẽ mặt đứng nhìn từ trái sang nhưng không cần ghi chú vì hình biểu diễn 
này đã đặt ở vị trí liên hệ chiêú với các hình biểu diễn khác của ngôi nhà . 
3. Ở giai đoạn thiết kế sơ bộ, trên mặt đứng không ghi kích thước mà thường 
 Hình – 135 
 Hình – 136 
vẽ thêm núi sông, cây cối ,người, xe cộ ...(cho phép tô màu ) để người xem 
bản vẽ thấy được tổng thể khu vực xây dựng và có điều kiện so sánh độ lớn 
của công trình với khung cảnh xung quanh . 
 Ở giai đoạn thiết kế kĩ thuật trên mặt đứng có ghi kích thước chiều 
ngang và chiều cao của ngôi nhà , đánh dấu các trục tường, trục cột ... 
4. Bản vẽ mặt đứng hướng ra phía nhiều người qua lại được vẽ kĩ hơn , .Tỉ 
lệ lớn hơn so với các mặt đứng khác và được gọi là mặt đứng chính . 
 Đối với các ngôi nhà nhỏ, có hình khối đơn giản thì chỉ cần vẽ mặt 
bằng và mặt đứng là đủ . Nhưng đối với các công trình lớn có cơ cấu phức 
tạp, ngoài mặt bằng và mặt đứng, còn cần vẽ thêm các hình cắt . 
Hình – 137 
III. HÌNH CẮT 
 Hình cắt ngôi nhà là hình cắt thu được khi dùng một hay nhiều mặt 
phẳng thẳng đứng song song với các mặt phẳng hình chiếu cơ bản cắt qua. 
1. Hình cắt thể hiện không gian bên trong ngôi nhà . Nó cho ta biết chiều 
cao các tầng, các lỗ cửa sổ và cửa ra vào, kích thước của tường, vì kèo, sàn, 
mái, móng, cầu thang ... vị trí và hình dáng chi tiết kiến trúc trang trí bên 
trong các phòng . Vì vậy, mặt phẳng cắt phải cắt qua những chỗ đặc biệt cần 
thể hiện (qua giữa một cánh thang ,qua cửa ra vào ,dọc theo hành lang...) 
Không được để mặt phẳng cắt đi qua dọc tường, trục cột hoặc khoảng hở 
giữa hai cánh thang ... 
2. Tuỳ theo mức độ phức tạp của ngôi nhà mà hình cắt có thể vẽ theo tỉ lệ 
của mặt bằng hoặc tỉ lệ lớn hơn . 
3. Đường nét trên hình cắt cũng được quy định như trên mặt bằng . 
4. Độ cao của nền nhà tầng 1 quy ước lấy bằng 0.00 . Độ cao ở dưới mức 
chuẩn này mang dấu âm . Đơn vị độ cao là mét và không cần ghi sau con số 
chỉ độ cao . Con số kích thước ghi trên các giá nằm ngang như trên hình 
133 ; 139 . 
5. Chú thích : Người ta còn phân ra hình cắt kiến trúc và hình cắt cấu tạo . 
Trong giai đoạn thiết kế sơ bộ, thường vẽ hình cắt kiến trúc, trên đó chủ yếu 
thể hiện không gian bên trong các phòng . Chú ý đến các chi tiết trang trí 
kiến trúc còn móng, mái, vì kèo trên bản vẽ không thể hiện, hoặc vẽ đơn 
giản ( H.137) . Trái lại hình cắt cấu tạo chủ yếu được vẽ ở giai đoạn thiết kế 
kĩ thuật (H.140) trên đó thể hiện rõ móng, vì kèo, cấu tạo mái, sàn v.v... Các 
kích thước cần ghi đầy đủ để thi công . 
 Ngoài các khái niệm về hai loại hình cắt trên, còn có hình cắt phối 
cảnh . 
§4. BẢN VẼ CÔNG NGHIỆP . 
 Các quy định về bản vẽ nhà công nghiệp nói chung giống như các quy
định về bản vẽ nhà dân dụng . 
 Nhà công nghiệp có những kết cấu phức tạp hơn . Kết cấu chịu lực 
trong nhà công nghiệp chủ yếu là khung cột bằng bêtông cốt thép hay bằng 
kết cấu thép . Tường trong nhà công nghiệp cũng có khi chịu lực, nhưng chủ 
yếu đóng vai trò bao che nhằm giảm ảnh hưởng của tác dụng môi trường bên 
ngoài . 
 Các nhà công nghiệp hiện nay thường được thiết kế theo kiểu lắp 
ghép. Thông thường các bản vẽ nhà công nghiệp gồm có : 
I. MẶT BẰNG 
 Đối với nhà xưởng nhỏ, mặt bằng không có gì đặc biệt . Đối với các 
xưởng lớn, trên mặt bằng có vẽ sơ đồ lưới cột theo tỉ lệ từ 1 : 1000 đến 1 : 
5000 (H.138a) . 
 - Lưới cột được xác định nhờ các trục chia theo nhịp cột và bước cột . 
Nhịp có loại dài 12m, 18m, 24m . Bước cột có loại 6m, 12m. 
 - Đối với bảng cột ở đầu nhà, trục của cột đặt cách trục chia một đoạn 
dài bằng 500m. Tương tự ở khe biến dạng, trục của cột cũng đặt cách trục 
chia 500mm (H.138b). Mép hàng cột dọc ở phía trong nhà (tức là trừ các 
hàng cột dọc ở biên ra) thì trục cột đặt trùng với trục chia . 
 Trên sơ đồ mặt bằng lưới cột này còn chỉ rõ khu vực cần vẽ tách bằng 
các đường gạch chéo .(H.139a). 
Hình – 138 
Hình vẽ tách mặt bằng : (H.139) thường vẽ theo tỉ lệ lớn (từ 1 : 100 ÷ 1 : 
200) thể hiện rõ sự liên quan giữa các trục cột và trục chia như vừa nói ở 
trên . Ngoài ra còn vẽ rõ cửa ra vào, cửa sổ, kí hiệu cầu trục, các phòng phục 
vụ ... Trên mặt bằng lưới cột, cũng như trên hình vẽ tách mặt bằng còn thấy 
ghi vị trí các mặt phẳng cắt I-I : II-II ... 
Hình – 139 
II. HÌNH CẮT ĐỨNG : 
Nhà công nghiệp thường vẽ theo tỉ lệ 1 : 100 . Hình 140 là hình cắt 
đứng I-I của nhà công nghiệp trên đó thể hiện các kết cấu chịu lực, cấu kiện 
bao che, các lớp mái, kích thước giữa các trục chia, kích thước nhịp, độ cao 
sàn nhà, độ cao đỉnh đường ray ở dầm cầu trục, độ cao mép dưới vì kèo mái 
. 
Hình – 140 
 Hình 141 giới thiệu trị số một số độ cao trong nhà công nghiệp một tầng . 
Các trị số này phụ thuộc vào trọng tải (QT) của cầu trục . 
III. BẢN VẼ NHÀ CÔNG NGHIỆP còn trình bày chi tiết kết cấu móng, 
panen mái ... và các kết cấu đặc biệt khác . 
§5. TRÌNH TỰ THIẾT LẬP BẢN VẼ NHÀ . 
 Việc vẽ bản vẽ nhà thường được tiến hành theo ba giai đoạn : 
- Bố cục bản vẽ ; 
- Vẽ mờ bằng bút chì cứng ; 
- Tô đậm bằng bút chì mềm hay bằng mực đen . 
Hình – 141 
I. BỐ CỤC BẢN VẼ 
 Tuỳ theo kích thước ngôi nhà, tỉ lệ định vẽ, mà ta chọn khổ giấy thích 
hợp . Trên đó phải bố trí các hình biểu diễn cho cân đối và chiếm khoảng 70-
80 % diện tích tờ giấy vẽ . 
 Thường mặt đứng đặt phía trên, bên trái bản vẽ. Bên phải ngang với 
mặt đứng vẽ mặt đứng nhìn từ trái hay hình cắt ngang của ngôi nhà . 
 Mặt bằng đặt ngay dưới mặt đứng . Hình cắt dọc có thể đặt song song 
với mặt bằng . Ở góc phải phía trên khung tên thường vẽ một số chi tiết kết 
cấu hay hình phối cảnh ngôi nhà . 
 Đối với các công trình lớn, mặt đứng và hình phối cảnh có thể vẽ trên 
một tờ giấy khác. 
II. VẼ MỜ 
 Thường bắt đầu vẽ mặt bằng trước, sau mới vẽ mặt đứng và các hình 
cắt . Khi vẽ mặt bằng, thường theo trình tự sau : (H.9-12). 
- Vẽ các trục tường cột ; 
- Vẽ đường bao các tường, các vách ngăn, hoặc các cột . 
- Vẽ các lỗ cửa ra vào và cửa sổ ; 
- Vẽ đồ đạc, thiết bị vệ sinh trong nhà ; 
 Khi vẽ mặt đứng, dóng các trục tường, các đường bao của tường biên 
từ mặt bằng lên, đặt các độ cao của mái, cửa sổ . Chỉ sau khi kiểm tra kĩ bản 
vẽ mờ mới tiến hành tô đậm bản vẽ và ghi kích thước . 
Hình – 142a 
III. TÔ ĐẬM BẢN VẼ 
 Dùng bút chì mềm vót nhọn hoặc bút kẻ mực cỡ nhỏ vẽ các đường ở 
xa mặt cắt, sau mới tô đậm những nét của phần mặt cắt cắt qua . Chỗ mặt cắt 
đi qua cho phép tô màu nhạt (màu da cam, hoặc xám) . Đường bao quanh 
mặt đứng vẽ bằng nét liền mảnh (s/2) . 
Hình – 142b 
Chương 5 BẢN VẼ CÔNG TRÌNH CẦU 
§.1 KHÁI NIỆM CHUNG 
I. PHÂN LOẠI CẦU 
 Công trình cầu có nhiều loại . Tuỳ theo cấu tạo, tính chất hoặc yêu cầu 
sử dụng mà có hai cách phân loại như sau: 
- Phân lại theo vật liệu xây dựng cầu : cầu đá , cầu gỗ, cầu bêtông cốt 
thép, cầu thép  
- Phân loại theo hình thức cấu tạo : cầu bản, cầu dầm, cầu dàn, cầu 
vòm, cầu khung, cầu treo. 
 Ngoài ra còn có một số tên gọi căn cứ vào điều kiện cụ thể : cầu thành 
phố, cầu vượt đường, cầu đường sắt  
 Mỗi loại cầu có một đặc điểm riêng, tuỳ theo vật liệu xây dựng mà 
bản vẽ kết cấu có thể mang tính chất của một bản vẽ kết cấu bêtông cốt thép, 
thép hay gỗ . Ngoài ra tuỳ theo hình thức cấu tạo công trình mà bản vẽ cầu 
có mức độ phức tạp khác nhau. Thí dụ : bản vẽ cầu bản không phức tạp 
bằng bản vẽ cầu vòm hay cầu dàn thép 
II. CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA CẦU 
Một công trình cầu gồm hai bộ phận chính : 
1. Cấu tạo phần dưới. Cấu tạo phần dưới có : gối cầu ,mố cầu ,trụ cầu và 
móng cầu . 
Gối cầu : Tuỳ theo tình hình chịu lực mà ta có hai loại :gối cố định và 
gối di động . 
Hình – 143 
 2
Hình 143 biểu diễn một gối cầu cố định dùng cho cầu bêtông cốt thép 
.Bộ phận chính của gối cầu là một bản thép phẳng (1) đặt tiếp xúc với thép 
hình chữ T (2). Chốt (3) có tác dụng chống lại chuyển động dọc theo nhịp 
cầu . Hình chiếu chính biểu diễn phối hợp hình chiếu và hình cắt : nửa trái 
là hình chiếu theo phương ngang cầu ,nửa phải là hình cắt dọc theo tim cầu . 
 Trụ cầu ,mối cầu : thông thường được xây bằng đá hay bêtông (có thể 
là bêtông đúc sẵn) 
 Hình – 144 
Hình 144 là bản vẽ một trụ cầu bằng bêtông dùng móng cọc .Hình cắt bằng 
A-A là hình cắt bậc để thể hiện rõ bố trí cọc trên mặt bằng và cấu tạo đặc 
biệt của thân trụ . 
 3
Hình 145 biểu diễn một mố cầu bêtông dùng móng toàn khối .Hình 
chiếu chính nhìn theo ngang cầu ,đặt mố ở vị trí tự nhiên trong lòng đất .Để 
hiểu rõ cấu tạo chi tiết ,trên các hình chiếu còn lại quy ước bóc vỏ lớp đất 
bao phủ .Hình chiếu cạnh biểu diễn phối hợp hình chiếu từ phải và hình 
chiếu từ trái .Ngoài ra để hiểu rõ cấu tạo chi tiết của mũ mố ,người ta thường 
dùng các hình cắt A-A ,B-B và khai triển các cốt thép . 
Hình – 145 
 4
2. Cấu tạo phần trên .Đặt trên hai mố cầu là nhịp cầu .Nhịp cầu chịu tác 
dụng trực tiếp của tải trọng di động và trọng lượng bản thân nên phải được 
cấu tạo và tính toán rất cẩn thận .Mặt khác thiết kế nhịp cầu còn liên quan 
đến kiến trúc chung toàn cảnh . 
 Tuỳ theo vật liệu, tải trọng, địa hình và những yêu cầu khác người ta 
chọn hình thức kết cấu nhịp thích hợp. 
Hình – 146 
Thí dụ : Với vật liệu bêtông, cầu ôtô trong thành phố thường có dạng vòm. 
Trong trường hợp đơn giản thì dùng cầu bản hay cầu dầm . Với vật liệu thép 
khi vượt sông lớn thường dùng cầu dàn . 
Hình 146 biểu diễn cấu tạo của một nhịp cầu gỗ đơn giản. Hình chiếu chính 
thường là hình chiếu dọc theo dòng chảy. Ở đây, chỉ biểu diễn một nửa vì lí 
do đối xứng . Mặt cắt A-A chỉ rõ cấu tạo nhịp cầu và trụ cầu . Để hiểu rõ chi 
tiết bố trí dầm dọc cầu, trên mặt bằng người ta đã bóc đi lan can và một số 
ván mặt cầu . 
 5
§2. CÁC LOẠI BẢN VẼ CÔNG TRÌNH CẦU 
 Khi thiết kế một công trình cầu ,người ta thường qua các giai đoạn 
chính : Chọn phương án ,thiết kế sơ bộ ,thiết kế kĩ thuật . 
I. GIAI ĐOẠN THỨ NHẤT 
 Mục đích của giai đoạn này là đề ra một số phương án trên cơ sở đó 
người ta so sánh chọn lấy phương án tốt nhất về mặt kinh tế ,cấu tạo thích 
hợp và thi công thuận tiện . 
 Trong giai đoạn này cần phải hoàn thành một số bản vẽ sau : 
 - Bản vẽ bình đồ chung toàn khu vực . 
 - Bản vẽ mặt cắt ngang khu vực vượt sông . 
 - Bản vẽ sơ đồ các phương án cần so sánh . 
 Yêu cầu của các bản vẽ này là nêu những nét chung nhất của các 
phương án về :cao trình cầu ,chiều dài tính toán các nhịp ,chiều dài toàn bộ 
cầu ,kích thước của dầm cầu ,mặt cầu ... 
 Hình 10-5 là bản vẽ sơ đồ một cầu gỗ .Trên hình vẽ ,các nét liền đậm 
chỉ rõ vị trí trục của các thanh .Các kích thước trong hình chỉ là kích thước 
sơ bộ của phương án đề ra . 
Hình – 147 
I. GIAI ĐOẠN THỨ HAI 
 Trong giai đoạn này người ta sơ bộ tính một số phần chính của cầu 
nhằm dự toán kinh phí ,dự trù nguyên vật liệu ,máy móc thi công ... 
 Giai đoạn này cần rất nhiều bản vẽ về cấu tạo toàn thể cũng như riêng 
phần nhằm giới thiệu những tính toán bước đầu một số bộ phận chính như : 
dầm cầu ,các thanh trong dàn ,bố trí mặt cầu ... 
 6
Hình – 148 
 7
 TAÌI LIÃÛU THAM KHAÍO: 
1. NGUYÃÙN QUANG CÆÛ, ÂOAÌN NHÆ KIM 
Veî kyî thuáût xáy dæûng. “NXB giaïo duûc ” 2001 
2. NGUYÃÙN HÆÎU QUÃÚ. 
Veî kyî thuáût cå khê.“ NXB giaïo duûc ” 2001 
3. RENDOW YEE 
Architectural drawing . "JOHN WILEY" INC -Newyork 1998 
 4. DÆÅNG THOÜ. 
 Veî kyî thuáût . (Hãû tæì Xa) " ÂHÂN " 2004 
 5. J.M. BLEUX. 
 Dessin industriel . "EÏditions Nathan " - 1996 
 8

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ve_ky_thuat.pdf