Giáo trình Xây - Trát - láng
Tóm tắt Giáo trình Xây - Trát - láng: ... giữa viên gạch. Trƣờng hợp gặp viên gạch cong thì phải đảm bảo sao cho mặt cong ở phía dƣới để khi đặt gạch vào khối xây viên gạch dễ ổn định 1.4.2. Xúc vữa; Đƣa lƣỡi dao chéo xuống hộc vữa, lấy một lƣợng vữa vừa đủ để xây 1 viên gạch (Hình 1-20) Hình 1-20:Kết hợp cầm gạch và xúc vữa ...sử dụng đƣợc thuận tiện ta phải xây bậc lên xuống (bậc tam cấp). Tam cấp có số bậc phụ thuộc vào chiều cao của cốt nền, chiều cao mỗi bậc 15± 20 cm, mặt bậc từ 25 ± 35 cm (Hình 5-1) Hình 5-1 5.1. Công việc chuẩn bị: 5.1.1. Kiểm tra ngang bằng và độ cao của nền 5.1.2. Xác định điểm chính ...p vữa lót thƣờng từ 3 ± 7 mm. Khi trát phải miết mạnh tay để vữa bám chắc vào tƣờng. Lớp vữa lót cũng cần trát cho tƣơng đối phẳng để lớp vữa sau đƣợc khô đều. 1.2.4. Trát lớp vữa nền: Khi lớp vữa lót se mặt thì tiến hành trát lớp vữa nền. Lớp nền có chiều dày từ 8 ± 12 mm. Có thể dùng bay...
về kiểm tra. So sánh với chỉ tiêu trong bảng 9-1 ta có thể kết luận chất lƣợng của lớp trát 9.5. Thực hành kiểm tra đánh giá chất lƣợng lớp trát 9.5.1. Nội dung thực hiện: - Kiểm tra độ bám - Kiểm tra độ thẳng đứng của mặt phẳng trát - Kiểm tra độ phẳng mặt trát: - Kiểm tra góc vuông 9.5.2. Công tác chuẩn bị: - Thƣớc tầm 0,6 - 3 m: 8 cái - Thƣớc mét : 2-3 m: 4 cái - Nêm : 3 cái - Ni vô ngang:3 cái -Ni vô đứng : 3 cái -Thƣớc vuông: 3 cái - Tƣờng, trần đã trát - Bảng chỉ tiêu đánh giá 9.5.3 Tổ chức thực hiện: - Chia lớp thành nhóm (Mỗi nhóm 6- 8 học sinh) - Giáo viên hƣớng dẫn, thao tác mẫu - Giao nhiệm vụ cho từng nhóm - Các nhóm thực hiện, giáo viên theo dõi uốn nắn, đánh giá Câu hỏi : 12. Nêu các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng lớp trán 236 BÀI 10: LÁNG NỀN SÀN Mã bài: M5-10 Mục tiêu: -Biết được yêu cầu kỹ thuật công tác láng nền, sàn - Biết được trình tự các bước thao tác láng nền, sàn - Thao tác láng nền đúng kỹ thuật, an toàn - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác trong công việc Nội dung chính: 10.1. Cấu tạo nền, sàn: Theo cấu tạo của nền, sàn chia ra: Láng nền trên nền bê tông gạch vỡ, bê tông than xỉ, bê tông đá dăm, bê tông cốt thép. Cấu tạo chung gồm: Lớp vữa đệm, lớp láng mặt(Lớp đánh màu) (hình 10-1) Lớp vữa láng thƣờng có chiều dày 2 ÷ 3 cm, vữa láng thƣờng dùng vữa xi măng cát vàng mác 75 ÷ 100 10.2. Yêu cầu kỹ thuât: - Mặt láng phải phẳng, đảm bảo độ dốc thiết kế - Lớp láng phải đảm bảo chiều dày và mác vữa - Láng vữa đảm bảo bám chắc vào nền sàn (Không bong bộp) 10.3. Trình tự thao tác: 10.3.1. Chuẩn bị nền, sàn: - Kiểm tra lại cao độ nền, sàn: căn cứ vào cao độ thiết kế của mặt láng , dẫn vào xung quanh tƣờng hoặc cọc mốc khu vực láng những vạch mốc trung gian cao hơn mặt mốc hoàn thiện từ 25 ÷ 30 cm (Hình 10-2) 237 Dựa vào mốc trung gian kiểm tra độ cao mặt nền. Nếu láng rộng cần phải chia ô và kiểm tra cao độ theo các ô - Xử lý nền, sàn: Đối với nền bê tông gạch vỡ, bê tông than xỉ có chỗ cao cần đục bớt, chỗ thấp ít thì láng vữa, chỗ thấp nhiều đổ bê tông cùng loại với lớp vữa trƣớc. Chú ý làm vệ sinh chỗ tiếp giáp Đối với nền, sàn bê tông, bê tông cốt thép chỗ lõm ít dùng vữa xi măng mác cao để làm phẳng, chỗ cao phải đục bớt hoặc nâng cao nền nhƣng không làm ảnh hƣởng đến các kết cấu khác - Vệ sinh mặt láng và tƣới ẩm cho sàn: 10.3.2. Làm mốc: - Dùng thƣớc đo từ vạch mốc chuẩn xuống tới mặt láng một khoảng bằng khoảng cách giữa mốc chuẩn đến mốc hoàn thiện (Thƣờng từ 25 ÷ 30 cm). Trƣờng hợp mặt láng phải có độ dốc để thoát nƣớc thì phía thấp của mặt láng lấy xuống theo độ dốc thiết kế. - Đắp mốc ở 4 góc khu vực cần láng , kích thƣớc mốc 5x 5 cm (lên dùng vữa cùng mác với vữa láng) - Khi khoảng cách giữa các mốc chính khá lớn, lớn hơn chiều dài thƣớc tầm thì phải căng dây đắp thêm các mốc phụ. (Chú ý dây căng võng giữa)- Rải vữa, nối liền các mốc và cán phẳng theo mốc thành dải mốc rộng 5 cm, chiều dài theo chiều dài hƣớng láng vữa. Hƣớng láng vữa chọn theo chiều rộng của khu 238 vực và chú ý đến công tác vận chuyển vữa. (Hình 10-3) 10.3.3. Láng vữa: - Khi dải mốc se mặt, đổ vữa vào khoảng giữa 2 dải mốc hƣớng từ trong ra cửa, dàn vữa đều trên mặt láng, cao hơn mặt mốc 3 ÷ 2 mm - Dùng bàn xoa đập cho vữa đặc chắc, bám chắc vào nền, sàn. - Dùng thƣớc cán sao cho mặt láng phẳng theo dải mốc - Dùng bàn xoa xoa phẳng . Lúc đầu xoa rộng vòng, nặng tay, để vữa dàn đều, về sau xoa nhẹ,hẹp vòng để vữa phẳng nhẵn. Xoa từ trong giật ra phía cửa, khi xoa chỗ nào thiếu, bù vữa xoa luôn. Những chỗ tiếp giáp với tƣờng phải xoa dọc tƣờng để đƣờng tiếp giáp thẳng. Chú ý: - Đối với mặt láng không đánh mầu dùng bay miết đều, nhẹ tay trên mặt vữa vừa láng để các hạt cát chìm xuống làm cho mặt láng đƣợc mịn và chắc. - Đối với mặt láng để trát granitô, đá rửa.. thì tạo cho mặt láng nhám bằng cách vạch quả trám, hình chữ nhật để tăng độ bám dính của vữa với mặt láng. - Trƣờng hợp mặt láng rộng không thể thi công một đợt đƣợc thì phải để mạch ngừng dạng răng cƣa, gọn chân. Khi láng tiếp xử lý chỗ tiếp giáp bằng nƣớc xi măng (Hình 10-4) Hình 10-4 - Đánh màu: Đánh màu là dùng xi măng nguyên chất hoặc xi măng pha với bột màu phủ lên mặt láng một lớp mỏng sau đó dùng bàn xoa thép mỏng hoặc bay miết lại cho nhẵn bóng. Tác dụng của đánh màu là chống thấm và trang trí bề mặt láng. - Kẻ mạch: Kẻ mạch là hình thức làm giả mạch, giả đá lát nền. Thƣờng kẻ theo lƣới hình vuông hoặc quả trám làm cho đẹp mặt láng. 239 Khi mặt láng đƣợc xoa nhẵn vừa se thì sẽ tiến hành kẻ mạch. Nếu mặt nền quá khô thì kẻ mạch khó và đƣờng kẻ mạch không nhẵn, nếu nền ƣớt quá khó đều. Dùng dao kẻ mạch (Cò kẻ mạch) làm bằng thép tròn một đầu cong nhọn coa đƣờng kính ϕ4 ÷ ϕ6 (Hình 10-5) Trƣớc khi kẻ mạch phải: kiểm tra độ vuông góc của nền, sàn. Đo kích thƣớc các cạnh Dùng thƣớc cữ vạch dầu lên nền, sàn. Căng dây theo vạch dấu, áp thƣớc theo dây để kẻ mạch, dùng cò mạch quay mỏ xuống, tì sát vào thƣớc tầm, ấn cò mạnh và kéo dọc theo thƣớc tầm thành một đƣờng có chiều sâu 1 ÷ 2 mm. Nhúng ƣớt cò quay chiều cong xuống, kéo đi lại cho tay để mạch nhẵn 10.3.4. Bảo dƣỡng mặt láng: - Bảo dƣỡng là khâu quan trọng giúp cho lớp vữa láng phát triển cƣờng độ đƣợc bình thƣờng, làm tăng chất lƣợng mặt láng. Mặt láng luôn đƣợc giữ ẩm trong thời gian 7 đến 10 ngày. Trong ngày đầu, khi tới ẩm phải lót ván đi lại nhẹ nhàng, không dùng vòi phun để tƣới làm hỏng mặt láng mà dùng ống dẫn chảy tràn mặt hoặc tƣới bằng ô doa. Những ngày sau có thể đi lại trực tiếp trên mặt láng để tƣới. Có thể dùng vải, bao bì hay rơm rạ phủ lên mặt láng và tƣới ẩm, làm nhƣ vậy độ ẩm giữ đƣợc lâu hơn, ít tốn công tƣới. - Bảo vệ: Trong thời gian bảo dƣỡng không va chạm mạnh, không làm rơi vật nặng, sắc nhọn lên mặt láng 10.4. Thực hành láng nền: Bài 1: Thực hành láng nền: 1. Nội dung thực hiện: - Thực tập láng nền 2. Công tác chuẩn bị: - Thƣớc tầm 0,6 - 3 m: 8 cái - Thƣớc mét : 2-3 m: 4 cái - Ni vô ngang : 3 cái - Bay xây: 6 cái - Bàn xoa: 6 cái - Đục búa : 6 bộ - Gang tay; 35 đôi 240 - Ủng ; 12 đôi - Nền bê tông (vữa, hoặc nền nhà ): 30 m2 - Cát vàng: 2,5 m 3 - Xi măng : 700 kg 3. Tổ chức thực hiện: - Chia lớp thành nhóm (Mỗi nhóm 6- 8 học sinh) - Giáo viên hƣớng dẫn, thao tác mẫu - Giao nhiệm vụ cho từng nhóm - Các nhóm thực hiện, giáo viên theo dõi uốn nắn, đánh giá Bài 2:Kiểm tra láng nền 1. Nội dung: Láng nền, sàn vữa xi măng cát vàng mác 75 dày 20mm cho công trình có mặt bằng nhƣ hình vẽ? 2. Công tác chuẩn bị: - Thƣớc tầm 0,6 - 3 m: 2 cái - Thƣớc mét : 2-3 m: 2 cái - Ni vô ngang : 2 cái - Bay xây:2 cái - Bàn xoa: 2 cái - Đục búa : 2 bộ - Nền bê tông (vữa, hoặc nền nhà ): 12 m2 241 - Cát vàng: 0,4 m 3 - Xi măng : 80 kg 3. tiêu chí đánh giá: 3.1.Tiêu chí đánh giá Tiêu chí Nội dung tiêu chí Điểm quy định Ghi chú 1 Độ ngang bằng 10 2 Độ phẳng mặt 10 3 Cao độ 10 4 Độ nhẵn bóng 10 5 Thao tác 10 6 ATLĐ và vệ sinh công nghiệp 10 7 Năng suất 10 Tổng điểm 70 Quy ra điểm 10 Tổng điểm đạt đƣợc chia cho 7 3.2.Hƣớng dẫn đánh giá TT Thông số tính điểm Điểm Tối đa Thực tế 1 Độ ngang bằng (Độ dốc) - Trị số sai lệch lớn nhất khi đo (Dùng ống nhựa truyền cao trình kiểm tra tại 4 góc và giữa) + < 1mm: 10 điểm + 1 ÷1,5 mm 9 điểm + 1,5 ÷2 mm 8 điểm + 2 ÷ 2,5 mm 7 điểm + 2,5 ÷3 mm 6 điểm + 3 ÷4 mm 5 điểm 10 242 + 4 ÷5 mm 4 điểm + 5 ÷ 6 mm 2điểm + >6 mm 0 điểm 2 Độ phẳng của mặt trát: - Trị số sai lệch lớn nhất khi đo(Ốp thƣớc tầm 2 m chéo 2 bên gian nhà, dùng nêm đo) + < 1mm: 10 điểm + 1 ÷1,5 mm 9 điểm + 2 ÷1,5 mm 8 điểm + 1,5 ÷2 mm 7 điểm +2 ÷2,5 mm 6 điểm + 2,5 ÷3 mm 5 điểm + 3 ÷3,5 mm 4 điểm + 3,5 ÷5 mm 2điểm + > 5 mm 0 điểm.. 10 3 Cao độ của mặt trát: . - Trị số sai lệch lớn nhất khi đo(Dùng ni vô, ống nhựa mềm kiểm tra cao độ nền tại 4 góc, và giữa nền) + < 1mm: 10 điểm + 1 ÷1,5 mm 9 điểm + 2 ÷1,5 mm 8 điểm + 1,5 ÷2 mm 7 điểm +2 ÷2,5 mm 6 điểm + 2,5 ÷3 mm 5 điểm + 3 ÷3,5 mm 4 điểm + 3,5 ÷6 mm 2điểm + > 6 mm 0 điểm 10 4 Độ nhẵn bóng của nền: - Trị số % diện tích nhẵn quan sát đƣợc 10 243 + 85 ÷ 90% 10 điểm + 85 ÷75% 9 điểm + 75 ÷65% 8 điểm + 65 ÷60 mm 7 điểm + 60 ÷55 mm 6 điểm + 55 ÷50 mm 5 điểm + 50 ÷45 mm 4 điểm + 45 ÷40 mm 2điểm + <40 mm 0 điểm 5 Thao tác: - Trình tự thao tác 5 điểm Mỗi động tác thừa trừ 1 điểm - Tƣ thế thao tác đúng 5 điểm Mỗi tƣ thế thao tác chƣa đúng trừ 1 điểm 10 6 An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp: - Vữa rơi vãi ít : 5 điểm - Dụng cụ chuẩn bị đầy đủ 2 điểm - Bố trí dụng cụ hợp lý 2 điểm - Vệ sinh, lau chùi dụng cụ khi làm xong 1 điểm 10 7 Năng suất (Tính theo % diện tích láng đƣợc) + > 90%: 10 điểm + 85 ÷90 % 9 điểm + 75 ÷85 % 8 điểm + 65 ÷75% 7 điểm + 50 ÷65 % 5 điểm + 45 ÷50 % 4 điểm + <45 % 0 điểm. 10 4. MÉu phiÕu tæng hîp ®iÓm bµi thùc hµnh 244 Số TT Họ và tên Các thông số đánh giá Điểm Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí n Sai lệnh Điểm Sai lệnh Điểm Sai lệnh Điểm 1 2 3 n Chữ ký giáo viên Câu hỏi: 13. Trình bày yêu cầu kỹ thuật của công tác láng nền 14. Trình bày trình tự các bƣớc thao tác láng nền 245 BÀI 11: AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC TRÁT, LÁNG Mục tiêu: - Biết được các yêu cầu của công tác an toàn trong quá trình trát, láng. - Biết kiểm tra giàn giáo, thiết bị máy móc trước khi thực hiện công việc - Rèn luyện tính tự giác chấp hành các quy định trên công trường Nội dung chính: 11.1. An toàn trong công tác chuẩn bị: 11.1.1. Kiểm tra giàn giáo: Phải kiểm tra độ ổn định của giàn giáo. Tùy theo loại giàn giáo mà ta chọn biện pháp kiểm tra cho phù hợp. Giàn giáo bằng tre luồng phải kiểm tra từng đoạn tre luồng. Những đoạn tre luồng đã mục, mọt phải thay thế. Những mối nối buộc phải đƣợc gia cố cho vững đảm bảo độ an toàn khi chất tải. Chú ý sự khô, ải của dây néo.Với giàn giáo định hình để ý tới các mối liên kết, các thanh giằng, các mối neo giữ.... xem đã đảm bảo chắc chƣa. Nếu thấy không đảm bảo cần thay thế bổ sung. Với sàn công tác cao trên 4 m phải có lan can bảo vệ. 11.1.2. Kiểm tra máy móc thiết bị: Ngƣời sử dụng phải học nội quy, cách sử dụng máy (Máy trộn vữa, pa năng, tời máy phun vữa, ròng rọc, puli, máy cắt gạch...)phải kiểm tra lại điều kiện làm việc của máy, thử máy chạy êm. Tuyệt đối tuân thủ theo nội quy an toàn sử dụng các thiết bị điện 11.1.3. Các trang thiết bị khác: - Ngƣời thợ phải đƣợc trang bị các thiết bị phòng hộ nhƣ quần áo, mũ, dày dép, kính phòng hộ, găng tay, ủng... phù hợp với loại công việc - Các dụng cụ phục vụ công tác chuyên môn, nghề nghiệp phải đảm bảo độ an toàn và năng suất cao. 11.2. An toàn trong quá trình thao tác: 11.2.1. Công tác chuẩn bị mặt trát: - Các dụng cụ phải đƣợc chuẩn bị chắc chắn - Khi đục đẽo làm phẳng mặt trát cầm dụng cụ nhƣ búa, đục một cách chắc chắn. Chú ý tới hƣớng của mảnh vụn bắn ra không làm ảnh hƣởng tới hoạt động của cá nhân và hoạt động khác của đồng đội. 11.2.2. Công tác vận chuyển vật liệu: - Đối với vận chuyển vật liệu bằng thủ công: Thƣờng dùng dây buộc vào xô, thùng để kéo vật liệu lên sàn công tác. Dây kéo dễ bị đựt do độ bền kém. Các mối nối buộc dễ bị tuột do vậy phải thƣờng xuyên kiểm tra lại độ bền của 246 dây, độ vững chắc của các mối nối trƣớc khi kéo chuyển vật liệu. Tuyệt đối không đƣợc qua lại trong phạm vi ảnh hƣởng của xô thùng trong quá trình vận chuyển - Vận chuyển bằng máy: phải nắm đƣợc nội quy an toàn sử dụng thiết bị điện. Ngƣời thợ phải có kiến thức phối hợp làm việc cùng vận thăng, cẩu tháp, máy bơm...một cách nhịp nhàng, an toàn...Không sử dụng máy để đƣa ngƣời lên xuống. 11.2.3. An toàn trong quá trình làm việc: - Ngƣời thợ phải làm đúng các thao tác. Khi sử dụng các dụng cụ cầm tay nhƣ dao, thƣớc bay, bàn xoa phải cầm chắc chắn không bị trƣợt, rơi. - Không đƣợc với để thao tác dễ bị hụt hẫng gây tai nạn. - Khi thao tác trát vẩy cần chú ý taọ hƣớng bắn của vật liệu để khỏi ảnh hƣởng đến cá nhân và đồng đội. - Khi trát vảy, trát bằng máy chú ý tạo hƣờng bắn của vật liệu để khỏi ảnh hƣởng đến cá nhân, đồng đội. - Không đƣợc đứng lên bậu cửa sổ, thành lan can, ô văng..để trát. - Phải có đủ trang thiết bị phòng hộ phù hợp với loại công việc và ăn mặc gọn gàng, dễ thao tác. - Trong quá trình lao động ngƣời thợ không đƣợc uống bia, rƣợi - Cấm không đƣợc đi dép không có quai hậu lên giáo để thao tác. - Không đƣợc chạy nhảy, đùa nghịch trên sàn công tác. 247 BÀI 12: TRÁT TRỤ TRÕN (Bài học thêm) Mã bài: M5-12 Mục tiêu: - Biết được các dụng cụ dùng để trát trụ tròn - Biết được trình tự các bước thao tác trát trụ tròn - Thao tác trát trụ tròn đúng kỹ thuật, an toàn - Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỉ trong công việc Nội dung chính: 12.1. Dụng cụ trát: Cột trụ tròn có nhiều dạng: Hình trụ tròn, trụ tròn có đoạn vum thuôn (Hình 12-1) Ngoài các dụng cụ thông thƣờng còn cần: - Thƣớc vanh (Hình 12-2). Thƣớc làm bằng gỗ, chất dẻo, kích thƣớc hình dạng phụ thuộc vào tiết diện cột - Thƣớc vanh chuyên dùng để trát những đoạn cột có đoạn vum thuôn (Hình 12-3) 248 Tùy theo độ cong vum thuôn của cột mà ta gia công thƣớc cho phù hợp. Thƣớc làm bằng gỗ bào nhẵn tiết diện 30 x 30mm và có chiều dài bằng chiều cao của cột cần trát 12.2. Trình tự trát: - Làm mốc: + Đóng một đinh ở phía trên của cột ngoài cùng sao cho đầu mũi đinh cách bề mặt cột bằng chiều dày lớp trát. + Gióng xuống chân cột để đóng cái thứ 2 + Căng dây giữa 2 định đã đóng, xác định đƣờng thẳng đứng của cột +Căng dây để xác định thẳng hàng của dãy cột. + Đối với các đoạn cột vum thuôn, thả dây dọi từ trên xuống thông qua hiệu các bán kính đóng đinh để xác định vị trí mặt trát +Trát gờ mốc xung quanh cột nhƣ những cái đai. Để trát các đƣờng gờ mốc phải sử dụng thƣớc vanh (Hình 12-2). Đối với các cột có đoạn vum thuôn phải làm 2 loại vanh, nếu cần chính xác phải thêm nhiều vanh. + Với cột có tiết diện thay đổi làm mốc cần chú ý đến hƣớng của giao tuyến sao cho khi trát mặt ngoài cột không bị vênh vặn + Khuôn vanh tròn móc vào các định đóng ở phần trên hoặc các móc làm sẵn trên cột. Khoảng cách giữa thƣớc vanh và thân cột đƣợc trát bằng vữa thạch cao. Khi vữa khô cứng dùng búa gõ nhẹ vào khuôn để gỡ khuôn ra. Nếu trên đƣờng gờ mốc còn có lỗ rỗng thì phải trát thêm rồi xoa nhẵn. Đƣờng gờ mốc cũng có thể đƣợc đúc sẵn bằng thạch cao nhờ khuôn vanh tròn đặt trên một tấm ván bằng phẳng sau đó cắt gờ mốc thành 2 phần để gắn lên cột ở các vị trí cần thiết. Đƣờng gờ mốc trên các cột có tiết diện bán nguyệt cũng đƣợc làm tƣơng tự. Ở đây không sử dụng khuôn hình tròn mà dùng khuôn bán nguyệt. Đƣờng gờ mốc cũng có thể làm bằng vữa thƣờng, làm mốc ở đỉnh trụ trƣớc, dùng dọi để làm mốc ở chân trụ. Số lƣợng mốc làm cho vành đai mốc tối thiểu là 4 (Hình 12-4). 249 Để đảm bảo cho vành đai mốc đƣợc tròn khi lên vữa nối các mốc có cùng độ cao với nhau, dùng thƣớc vanh tỳ lên 3 mốc tiếp xúc đều với cạnh cong của thƣớc. Dùng bàn xoa lƣợn cong đều theo đai mốc cho nhẵn. - Lên vữa và xoa nhẵn: Dùng bay hoặc bàn xoa đƣa vữa lƣợn theo đƣờng cong của trụ. Khi cán thƣớc tỳ lên đai mốc trên và dƣới nhƣng thƣớc phải đảm bảo luôn thẳng đứng, nếu thƣớc bị nghiêng thì khi cán xong mặt trụ sẽ không tròn. Cán xong dùng thƣớc vanh tròn đƣa dọc và vuông góc với trụ để kiểm tra lại độ tròn đều. Nếu đạt yêu cầu thì xoa nhẵn. Khi xoa kết hợp xoa thẳng đứng và đƣa bàn xoa lƣợn đều theo chiều cong của trụ cho đến khi mặt trụ nhẵn là đƣợc 12.3. Thực hành thao tác trát trụ tròn: 12.3.1. Nội dung thực hiện: - Thực tập trát trụ tròn - Thực tập trát trụ tròn có đoạn vum thuôn 12.3.2. Công tác chuẩn bị: - Thƣớc tầm 0,6 - 3 m: 8 cái - Thƣớc mét : 2-3 m: 4 cái - Bay xây: 6 cái - Bàn xoa: 6 cái - Thƣớc vanh trát trụ tròn: 12 bộ - Bàn xoa cong: 6 bộ - Trụ tròn R = 25 cm: Cao 1,5 m, : 6 trụ - Trụ tròn có đoạn vum thuôn: R= 25 cm, cao 1,5 m: 6 trụ - Đục: 4 cái - Búa: 4 cái - Chậu đựng vữa :4 chậu - Xẻng: 4 cái - Cuốc 2 cái - Cát 1 m3 - Xi măng 200 kg. -Vôi nhuyễn: 100 kg - Xe rùa: 2 cái 12.3.3 Tổ chức thực hiện: - Chia lớp thành nhóm (Mỗi nhóm 6- 8 học sinh) - Giáo viên hƣớng dẫn, thao tác mẫu - Giao nhiệm vụ cho từng nhóm - Các nhóm thực hiện, giáo viên theo dõi uốn nắn, đánh gias 250 BÀI 13: TRÁT MẶT CONG (Bài học thêm) Mã bài: M5-13 Mục tiêu: - Biết được các dụng cụ dùng để trát mặt cong một chiều - Biết được trình tự các bước thao tác trát mặt cong một chiều - Thao tác trát mặt cong đúng kỹ thuật, an toàn - Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỉ trong công việc Nội dung chính: 13.1. Các loại mặt cong: (Hình 13-1) giới thiệu mặt cong một chiều 13.2. Dụng cụ trát:Tùy theo loại mặt cong ta chuẩn bị thƣớc cong cho phù hợp. Với những mặt cong có diện tích nhỏ thƣớc trát mặt cong cũng giống nhƣ thƣớc trát phào chỉ 13.3. Trình tự trát: 13.3.1. Làm mốc: * Mặt cong lõm: (Hình 13-2) - Xác định tâm cong o của mặt phẳng - Dùng dây có chiều dài bằng bán kính mặt cong R quay quanh tâm o xác định 1,2,3 là các điểm mốc thuộc mặt phẳng cong cần trát. - Nối các mốc lại với nhau, dùng thƣớc cong (Theo độ cong thiết kế) tựa lên 3 mốc liền nhau liên tiếp của dải mốc - Làm mốc 2 đầu mặt cong, dùng dây căng song song với đƣờng sinh của mặt cong tiếp tục làm các điểm mốc trung gian 251 * Mặt cong lồi (Hình 13-3) Mặt cong nhỏ dễ dàng chế tạo đƣợc khuôn mẫu. Với mặt cong lớn (hình 13-4) - Xác định tâm 0 ở đỉnh mặt cong - Dùng một thƣớc thẳng có độ dài bằng đƣờng kính của mặt cong AB - Cho EF quay quanh 0 trong mặt phẳng ngang bằng - Lấy 0E = 0F thả dọi xuống các vị trí mặt cong 13.3.2. Lên vữa và xoa nhẵn: Trát mặt cong tƣơng tự áp dụng nhƣ trát trụ tròn. - Dùng bay hoặc bàn xoa lên vữa lƣớt theo độ cong của mặt cong. - Dùng thƣớc cong tự lên các mốc cán tạo mặt cong theo yêu cầu - Với mặt cong lồi dùng bàn xoa lõm, với mặt cong lõm dùng bàn xoa lồi (Bàn xoa lồi, lõm có bán kính cong bằng bán kính cong của mặt cong cần trát) - Dùng bàn xoa xoa lƣớt đều theo chiều cong của mặt trát - Chú ý hƣớng của bàn xoa phải song song với kinh tuyến, vĩ tuyến của mặt cong. Xoa lần lƣợt liên tiếp nhau những vòng tròn theo bán kính có thứ tự giảm dần. 13.4. Thực hành trát mặt cong: 13.4.1. Nội dung thực hiện: - Thực tập trát mặt cong lồi, lõm một chiều 252 13.4.2. Công tác chuẩn bị: - Thƣớc tầm 0,6 - 3 m: 8 cái - Thƣớc mét : 2-3 m: 4 cái - Bay xây: 6 cái - Bàn xoa: 6 cái - Bàn xoa lõm: 6 cái - Bàn xoa lồi: 6 cái - Vòm cong R =1m : Cao 1,5 m, dài 3 m: 6 vòm - Cát đen: 1,5 m3 - Vôi nhuyễn: 200 kg - Xi măng : 200 kg 13.4.3 Tổ chức thực hiện: - Chia lớp thành nhóm (Mỗi nhóm 6- 8 học sinh) - Giáo viên hƣớng dẫn, thao tác mẫu - Giao nhiệm vụ cho từng nhóm - Các nhóm thực hiện, giáo viên theo dõi uốn nắn, đánh giá TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP: Câu 1: (1.2), Câu 2: (1.3), Câu 3: (2.1.2), Câu 4: (2.2), Câu 5: (4.2), Câu 6: (4.3), Câu 7: (5.1), Câu 8: (5.2.), Câu 9: (6.3.1.), Câu 10: (7.3), Câu 11: (7.4), Câu 12: (9.4.1), Câu 13: (10.2), Câu 14: (10.3 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN: - An toàn lao động: ATLĐ: - Kich thƣớc: KT - Tiết diện: TD TÀI LIỆU THAM KHẢO: - Giáo trình kỹ thuật thi công- NXB Xây dựng – năm 2000 - Giáo trình Vật liệu xây dựng (Trƣờng ĐHTL)- Nhà xuất bản nông nghiêp- năm 1980 - Giáo trình thi công tập 1,2- (Trƣờng cao đẳng nghề Nam Định) - Giáo trình kỹ thuật nề theo phƣơng pháp mô đun-NXB Xây dựng- 2000 253 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH NGHỀ XÂY – TRÁT- LÁNG 1 Ông: Vũ Ngọc Bích Chủ nhiệm 2 Ông:Nguyễn Văn Tảo Thƣ ký 3 Bà: Vũ Thu Thủy Ủy viên 4 Bà: Trần Kim Anh Ủy viên
File đính kèm:
- giao_trinh_xay_trat_lang.pdf