Giáo trình Y học cổ truyền - Chương 2: Các bệnh về tiêu hóa - Nguyễn Khắc Bảo

Tóm tắt Giáo trình Y học cổ truyền - Chương 2: Các bệnh về tiêu hóa - Nguyễn Khắc Bảo: ...kiều, Bạch chỉ, Triết bối, Phòng phong, Cam thảo, bạch cập, Đương qui, Đảng sâm, Phục linh mỗi vị 10g, Bạch thuợc 24g, Chế nhũ hương 6g, Đại hoàng 3g. - Cách dùng : Sắc uống, mỗi ngày 01 thang, phân 3 lần uống, 21 ngày là 01 liệu trình. Có thể uống liên tục 2~3 liệu trình. 12 - Chứng th...tán (xem phần Mô bệnh học sau đây) có thể do di truyền. Ung thư dạ dày dạng phân tán di truyền, tiếng Anh là Hereditary Diffuse Gastric Cancer (HDGC), đã được xác định và đang được nghiên cứu. Tuy nhiên, đã có các phương pháp kiểm tra gen và điều trị cho các gia đình có nguy cơ cao. Một số...Mỗi lần cho người bệnh uống 1 muỗng cà phê đầy, sau hoặc trước bữa ăn. 25 7. CÔNG THỨC 7: TRỊ ĐAU BAO TỬ KINH NIÊN  Nghệ xa cừ , phơi khô 100 gram.  Quế khâu 20 gram.  Trần bì 25 gram. Ba thứ tán nhuyễn, ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê. 8. CÔNG THỨC 8: TRỊ ĐAU BAO TỬ Nế...

pdf34 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 257 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Y học cổ truyền - Chương 2: Các bệnh về tiêu hóa - Nguyễn Khắc Bảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạ dày 67 ca, kết quả rõ 4 ca, có kết quả 12 ca, 
giảm triệu chứng 24 ca, không kết quả 27 ca. Tỉ lệ có kết quả 59,7%. 
Ghi chú: Nao sa, Nguyệt thạch, Bạch phàn hóa đàm, tiêu tích, Thủy điệt, Đơn sâm, 
Binh lang, Mộc hương lýù khí, phá ứ, Đảng sâm, Nguyên sâm kiện tỳ, sinh tân. 
+ Thiềm Bì Nga Truật Thang: (Lưu Gia Tương, bệnh viện Long Hoa, học viện 
trung y Thượng Hải): Can thiềm bì, Nga truật, Quảng Mộc hương đều 9g, Mã tiền 
tử sống 3g, Bát nguyệt trác 12g, Câu quất, Qua lâu, Bạch hoa xà thiệt thảo, Bạch 
mao đằng, đoạn Ngõa lăng, Sinh ý dĩ nhân đều 30g, Binh lang, Xích thược, Hạ 
khô thảo đều 15g, sắc uống. 
- Kết quả lâm sàng: Trị 18 ca, kết quả rõ 5 ca, có kết quả 3 ca, không kết quả 10 
ca. Sống trên 2 năm 7 ca, trên 4 năm 4 ca, 5 và 7 nărn 2 ca. 
Kinh nghiệm điều trị Xơ Gan của Nhật Bản 
(Theo ‘Chinese Herbal Medicine And The Problem Of Agging'). 
+ Nhân Sâm Thang gia Tử Thảo Căn: dùng trong ung thũ kèm chán ăn, suy kiệt, 
thiếu máu. Bài thuốc cải thiện việc ăn uống và tăng cường sức cơ thể. Tử thảo căn 
có tác dụng chống độc tố gây viêm. Ở người bệnh ung thư tiềm tàng có khả năng 
phát triển và di căn, sau khi dùng bài thuốc này, ăn uống được cải thiện. Nếu bệnh 
nhân còn khoẻ mạnh, dùng bài Nhân Sâm Thang thấy mạnh quá thì thay bằng Lục 
Quân Tử Thang. 
+ Bán Hạ Chi Tử Thang (Lơị Cách Thang) thêm Cam thảo, Can khương: có tác 
dụng đối với ung thư tâm vị, ung thư thực quản gây khó nuốt và nôn. Sau khi dùng 
bài thuốc này, bệnh nhân cảm thấy có sự cải thiện về sức khoẻ và thèm ăn. 
+ Sài Hồ Thang cải thiện được chức năng gan, tốt cho việc điều trị các khối u. 
Thêm Tử thảo căn để góp phần tăng sức khoẻ. 
 22 
+ Đại Sài Hồ Thang gia Tử thảo căn: dùng khi thể trạng còn khoẻ, ấn đau vùng 
bụng dưới, ngực đau, táo bón. 
+ Tiểu Sài Hồ Thang: Thể trạng trung bình, không táo bón, ngực đau nhẹ. 
Thêm Rễ hoè, Ý dĩ để giải độc khối u. 
Bài này được coi như một bài thuốc phòng ngừa. 
4. Bạch hoa xà là môt cây thuốc hay chữa được nhiều loại bệnh ung thư. Nay 
xin giới thiệu một tác dụng thành phần của cây thuốc này như sau : 
Chữa ung thư dạ dày: Bạch hoa xà thiệt thảo 60 g, bạch mao căn (rễ cỏ tranh) 60 g, hạt 
bo bo 40 g, đường đỏ 40 g. Sắc uống ngày một thang.Chữa viêm họng: Bạch hoa xà thiệt 
thảo 30 g, bồ công anh 20 g, kim ngân hoa 20 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 
thang, chia uống 2-3 lần trong ngày. 
 23 
CHƯƠNG 2 : TIÊU HÓA 
VẤN ĐỀ 4 : XUẤT HUYẾT BAO TỬ 
Xuất huyết bao tử là : 
Điều trị : 
1. Theo lương y Trần Hoàng Bảo 
-Thành phần: Tiên hạc thảo 50g, Bạch cập 40g, Sinh địa du 15g, Chích cam thảo 
10g. 
-Cách dùng: Đem thuốc trênsắc nước, mỗi ngày 1 thang, phân 2 ~3 lần uống. 
-Hiệu quả trị liệu: Dùng phương này điều trị bệnh nhân bị bao tử xuất huyết, 
thường dùng thuốc 2~4 thang, đều khỏi bệnh. 
 24 
CHƯƠNG 2 : TIÊU HÓA 
VẤN ĐỀ 5 : CÁC CHỨNG VỀ BAO TỬ CỦA 
LƯƠNG Y HUỲNH MINH 
1. CÔNG THỨC 1: TRỊ LOÉT BAO TỬ, ÓI RA MÁU ( ĐỘC VỊ ) 
Hương nhu ( tức é tía ) chừng 1 kg, sao khử thổ, tán nhuyễn, hồ với mật ong 
thiệt, vò viên bằng nhón tay, dùng thường xuyên, ngày 2 viên sẽ hết. 
2. CÔNG THỨC 2: TRỊ ĐAU THƯỢNG VỊ ( TỨC LÀ CUỐNG BAO TỬ 
QUẶN ĐAU ) 
Củ nghệ, củ sả, trần bì, cám nếp, số lượng bằng nhau, tán thành bột, mỗi lần 
uống 1 muỗng cà phê đầy, ngày uống 3 lần sẽ hết. 
3. CÔNG THỨC 3: TRỊ ĐAU BAO TỬ 
Mật ong ruồi thiệt, chừng 1 ly nhỏ, 1 trái cam mật, vắt lấy nước. Uống chung 2 
thứ thường xuyên, ngày 2 lần, uống trong 1 tháng. 
4. CÔNG THỨC 4: TRỊ ĐAU BAO TỬ 
Khoai lang sùng, nếp lức rang, gừng khô, muối lâu năm, các thứ bằng nhau, tán 
nhuyễn, mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê. 
5. CÔNG THỨC 5: TRỊ ĐAU BAO TỬ, NƯỚC DA VÀNG, XANH MÉT, ĂN 
UỐNG KHÔNG TIÊU 
Rễ tranh, lá thương sơn, dây khổ qua, lá muồng, lấy mỗi thứ 1 nhúm, sắc chung 
3 chén còn 1 chén, uống 5 lần sẽ hết. 
6. CÔNG THỨC 6: TRỊ ĐAU BAO TỬ 
50 trái chuối xiêm già, lột vỏ, xắt mỏng, phơi khô; 2 lon nếp lức rang vàng; 200 
hột tiêu sọ, đâm nhuyễn; 100 gr bột quế khâu ( trộn chung, tán cho đều). Nếu muốn 
làm nhiều thì tăng số lượng. Mỗi lần cho người bệnh uống 1 muỗng cà phê đầy, sau hoặc 
trước bữa ăn. 
 25 
7. CÔNG THỨC 7: TRỊ ĐAU BAO TỬ KINH NIÊN 
 Nghệ xa cừ , phơi khô 100 gram. 
 Quế khâu 20 gram. 
 Trần bì 25 gram. 
Ba thứ tán nhuyễn, ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê. 
8. CÔNG THỨC 8: TRỊ ĐAU BAO TỬ 
Nếp lức rang 200 gram, muối hột lâu năm 200 gram. Hai thứ tán nhuyễn, ngày 
uống 2-3 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê. 
9. CÔNG THỨC 9: TRỊ ĐAU BAO TỬ 
Củ riềng, chừng 1-2 kg, thái mỏng, phơi khô, sao khử thổ, tán thành bột, mỗi lần 
uống 1 muỗng cà phê, ngày uống 2-3 lần. 
Bài này của Cụ Linh Hữu ở Tây Ninh. 
10. CÔNG THỨC 10: TRỊ ĐAU BAO TỬ KINH NIÊN 
Đậu xanh bột, rang vàng độ 500 gram; nếp trắng hoặc nếp lức – 500 gram; 
gừng -800 gram; phơi khô, rang vàng, tán nhuyễn trộn chung, hòa với chút đường cát, 
để dành trong thố, mỗi ngày uống từ 2 đến 3 lần, mỗi lần uống 1 muỗng cà phê vun, sẽ 
trị được chứng đau bao tử kinh niên. 
11. CÔNG THỨC 11: TRỊ ĐAU BAO TỬ KINH NIÊN 
Dây hàn the, bứt nấu uống thường xuyên, trị được chứng đau bao tử kinh niên. 
12. CÔNG THỨC 12: TRỊ ĐAU THƯỢNG VỊ 
Đậu xanh hột sao vàng, đem xay thành bột, muối hột rang. Mỗi lần uống 2 
muỗng bột, và ngậm 1 chút bột ngọt vô cho thấm thuốc. 
13. CÔNG THỨC 13: TRỊ ĐAU THƯỢNG VỊ 
 26 
Gừng đâm nhuyễn, trộn với tròng đỏ trứng gà, đắp trên cuống rún bao tử, đắp 
trong 3 ngày, nếu rút khô thì trộn thêm tròng đỏ trứng gà. Cần uống thêm thuốc bao tử. 
14. CÔNG THỨC 14: TRỊ ĐAU BAO TỬ 
Củ nghệ sống, đâm vắt nước hòa với mật ong, uống cũng hết. 
15. CÔNG THỨC 15: TRỊ ĐAU BAO TỬ ( THẦN HIỆU ) 
Trái chuối hột sống, đốt thành than, một lon Nếp rang vàng, một lon vỏ óc gạo, 
hầm thành than, một lon Bột nghệ. 
Bốn thứ trộn chung, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 1 muỗng cà phê. 
16. CÔNG THỨC 16: TRỊ LÉO BAO TỬ LÂU NĂM 
Cỏ mực ( loại thấp bông trắng ) hái độ 1 ký, rửa sạch, bỏ vô nồi sắc, độ chừng 10 
tô nước, sắc còn 1 tô, uống 1 lần. Uống 3 nồi như vậy. 
17. CÔNG THỨC 17: TRỊ SƯNG RUỘT 
Rau má, đâm cho nhỏ, vắt lấy nước, uống thường xuyên, bệnh sẽ hết. 
18. CÔNG THỨC 18: TRỊ BỤNG SƯNG RUỘT 
Ba muỗng canh hột đu đủ non ( trái còn non ), 1 cục phèn nhỏ bằng ngón tay, 
hai thứ đâm chung, chế nữa ly giấm thanh, chắt cho uống vài lần, sẽ êm trở lại. 
19. CÔNG THỨC 19 TRỊ ĐAU BỤNG GIÓ, NHÀO LĂN, ỐI, ỈA 
Móc củ thiềng liềng rửa sạch, bỏ vô nhai từ từ nuốt nước, sẽ êm. 
Củ thiềng liềng chẳng những trị được chứng đau bụng gió nói trên mà còn trị được 
chứng say rượu. 
20. CÔNG THỨC 20: TRỊ ĐAU BỤNG CẤP TÍNH, NHÀO LĂN KHÓ CHỊU 
Đọt chuối xiêm non, còn quấn chưa nở ra, cắt một khúc, đâm vắt nước cốt, cho 
chút muối, uống vài lần sẽ hết. 
 27 
21. CÔNG THỨC 21: TRỊ ĐAU BỤNG NÔN MỬA, ỐI ỈA 
Trà tàu, gừng sống, vỏ lựu, quế khâu, phân cho đều, để vô siêu, sắc 3 chén còn 1 
chén, uống sẽ cầm ngay. 
22. CÔNG THỨC 22: TRỊ CHỨNG RUỘT SƯNG 
Trần bì, sao cho vàng; gừng lùi; để 2 thứ vô siêu, sắc cho kẹo, uống vài lần sẽ 
hết. 
23. CÔNG THỨC 23: TRỊ BỆNH DỊCH TẢ 
Cần nên làm trước, để dành khi hữu sự. 
Gừng rang, tiêu sọ rang, trần bì rang, ba thứ này ngâm chung, lượng bằng nhau 
với 1 lít rượu, đem phơi nắng 1 tuần. Mỗi lần bị ói ỉa, đau bụng, uống vô 1 ly nhỏ sẽ cầm 
lại, cơ thể ấm trở lại. 
24. CÔNG THỨC 24: TRỊ BỆNH KIẾT 
Đọt lựu bạch, đâm vắt lấy nước cốt, 1 ly nhơ, cho chút muối bọt, uống thì cầm 
ngay. 
25. CÔNG THỨC 25: TRỊ ĐAU BAO TỬ KINH NIÊN 
Vỏ mù phơi khô – 1 phần; cam thảo bắc – 1 phần. Xay chung, mỗi lần uống 1 
muỗng rưỡi cà phê, ngày uống 2 - 3 lần. 
26. CÔNG THỨC 26: TRỊ ĐAU BAO TỬ 
Trái bưởi Hà Nàm, gọt lấy vỏ xanh, bên ngoài phơi khô, sao khử thổ, để vô siêu, 
đổ chừng 1 chén nước, nấu cho sôi, rót ra chén, uống nhiều lần, sẽ hạ cơn đau và dần 
khỏi bệnh. 
27. CÔNG THỨC 27: TRỊ BỆNH TIÊU CHẢY 
Hột so đũa, đâm nát thành bột, uống vài lần sẽ cầm lại. 
 28 
CHƯƠNG 2 : TIÊU HÓA 
VẤN ĐỀ 6 : BÀI THUỐC CHỮA DẠ DÀY CÔNG HIỆU 
Tự chế bài thuốc đặc trị viêm loét dạ dày. Nói về bệnh viêm loét dạ dày, ông Khánh cho 
biết bệnh thường gặp phải ở lứa tuổi trung niên. Nguyên nhân chủ yếu do người bệnh 
uống nhiều bia rượu, có thói quen ăn thức ăn cay, nóng. Bài thuốc Tiêu dao theo ông có 
hiệu quả cực kỳ hiệu nghiệm, gồm 9 vị với hàm lượng lần lượt như sau: Đương quy 
(32g), Bạch thược (24g), Bạch truật (24g), Sài hồ (8g), Phục linh (24g), Chích thảo (4g), 
Nhũ hương (6g), Trần bì (4g) và Thần khúc nướng cháy (tức phần thuốc ngưng đọng lâu 
ngày thành tảng trong cối xay thuốc, 4g). Những vị thuốc trên có thể dễ dàng mua được 
từ tất cả các nhà thuốc đông y. 
Sau khi tập hợp đầy đủ các vị thuốc, người dùng chỉ cần đem trộn đều rồi sắc nước uống 
theo công tức 3 bát nước, lấy 1 bát rồi uống. “Mỗi ngày sắc một thang, chia thành hai lần 
sau các bữa ăn”, ông Khánh hướng dẫn. 
Ông Khánh lưu ý vị thuốc Nhũ hương chỉ nên sử dụng khi xác định dạ dày bệnh nhân bị 
loét, vì chất này có tác dụng dán liền những vị trí bị loét. Nếu chỉ mới viêm nhiễm mà 
dùng đến Nhũ hương sẽ gây ra cảm giác đau nhói do dạ dày thắt lại. Trong quá trình 
uống thuốc, điều cấm kị đối với bệnh nhân là kiêng tránh thức ăn cay, nóng và các chất 
kích thích. 
Để bệnh chóng khỏi, bên cạnh việc uống thuốc đều đặn, người bệnh cần tập luyện chế độ 
ăn uống hợp lý cả về chất lượng lẫn thời gian ăn nhằm tạo tính ổn định cho quá trình 
điều tiết men tiêu hoá. Về tác dụng của bài thuốc Tiêu dao, vị lương y khẳng định dù 
bệnh nặng đến mấy, chỉ cần kiên trì uống thuốc sẽ khỏi trong thời gian ngắn. Cụ thể: 
“Thông thường chỉ cần uống thuốc từ 7 – 10 ngày, bệnh tình sẽ thuyên giảm ngay. Ngoài 
tác dụng chữa trị chứng viêm loét dạ dày, bài thuốc còn giúp điều hoà gan huyết”. 
Trình bày tính ưu việt của bài thuốc đông y, ông lão cho rằng thuốc cho hiệu quả cao, giá 
thành lại “mềm” nên có thể áp dụng rộng rãi, bất kể ai đều có thể tự chế thuốc để chữa trị 
cho mình và người thân. Bài thuốc đã được hướng dẫn cho các bệnh nhân sử dụng từ 
hàng chục năm nay, bản thân ông không thể nhớ rõ bao nhiêu người đã thoát khỏi sự 
hành hạ của chứng bệnh vì “nhiều quá, không nhớ nổi”. 
 29 
CHƯƠNG 2 : TIÊU HÓA 
VẤN ĐỀ 7 : "Bảo bối" gia truyền cực dễ kiếm trị dứt viêm dạ 
dày, đại tràng 
Thứ hai - 04/02/2013 08:41 
Lương y Hoàng Thiên Vân (74 tuổi, ngụ làng Trúc Lâm, phường Hương Long, Tp Huế, 
tỉnh Thừa Thiên – Huế) cho biết hàng chục năm nay đã áp dụng bài thuốc nam gia truyền 
chuyên trị bệnh viêm dạ dày, viêm đại tràng mãn tính thành công với hàng trăm người 
bệnh. 
Bài thuốc tác dụng đúp 
Lương y Vân trình bày bệnh nhân bị viêm dạ dày, viêm đại tràng mãn tính thường có 
những triệu chứng như: Hay ựa chua, tức bụng, ăn không tiêu, đi đại tiện ra phân lỏng. 
 Kèm theo đó, thể trạng người bệnh thường gầy yếu, da dẻ xanh xao. 
Viêm đại tràng mãn tính là bệnh thường gặp, gây tổn thương niêm mạc đại tràng, khu trú 
một vùng hoặc lan tỏa khắp đại tràng. Bệnh dễ tái phát, dai dẳng và khó điều trị khỏi 
hoàn hoàn. Nếu không điều trị tốt, người bệnh sẽ gầy yếu, ăn kém, có thể dẫn tới suy kiệt 
và tử vong. 
Viêm dạ dày mãn tính là một biến chứng của viêm mạc dạ dày do bị kích thích gây tổn 
thương hoặc bị tổn thương do cọ xát, ăn uống không điều độ, tinh thần không ổn định 
gây nên. 
Theo kiến thức đông y, nếu không được phát hiện và chữa trị sớm, bệnh nhân viêm dạ 
dày, đại tràng có thể bị biến chứng sang nhiều bệnh khác, nặng có thể dẫn đến ung thư: 
“Thông thường người bị viêm dạ dày thường kéo theo đau đại tràng, nếu chỉ chữa trị cho 
dạ dày hoặc đại tràng thôi thì bộ phận còn lại vẫn bị đau. Bởi vậy tôi giới thiệu bài thuốc 
này để mọi người có thể áp dụng chữa một lúc hai bệnh”, ông Vân nói. 
Giới thiệu cụ thể về bài thuốc nam gia truyền đang sở hữu, lương y Vân cho hay bài 
thuốc gồm bốn vị chính là thương truật (dạng củ, 20g), trần bì (tức vỏ quýt, 10g), hậu 
phát (một loại vỏ cây thuốc, 15g) và cam thảo (10g). Trong trường hợp người bệnh có 
triệu chứng đi đại tiện ra phân lỏng, cần bổ sung thêm hai vị thuốc khác nữa là sa 
nhân và mộc hương, mỗi vị 10g. 
Ông Vân chỉ dẫn thêm cách thức bào chế thuốc như sau: “Ngoại trừ mộc hương, đem tất 
cả các vị thuốc phơi khô, sao vàng hạ thổ. Riêng cam thảo cần sao kĩ đến khi cháy sém 
các cạnh xung quanh là được. Để thuốc phát huy công dụng hơn, có thể tẩm thêm nước 
gừng tươi vào vị thuốc hậu phát trong lúc sao thuốc”. 
Về cách dùng, theo ông Vân, có thể sử dụng bài thuốc theo hai cách: Sắc lấy nước uống; 
hoặc tán bột sau đó hoà với nước để uống. “Mỗi thang thuốc đem sắc nước hai lần, lần 
đầu 3,5 chén nước lấy 2/3 chén thuốc, lần sau 2,5 chén nước lấy 1/3 chén thuốc. Tiếp tục 
trộn đều nước thuốc thu được, chia uống thành 3 lần/ngày trước mỗi bữa ăn. Nếu thuốc 
dạng bột thì đem hoà với nước chia uống tương tự. Thông thường thuốc phải uống khi 
 30 
bụng no, tuy nhiên đối với bệnh viêm dạ dày, viêm đại tràng, uống thuốc lúc đói sẽ cho 
công dụng tốt hơn”, ông Vân căn dặn kĩ lưỡng. 
Bốn vị thuốc chính trong bài thuốc của ông Vân 
Ngoài ra tuỳ theo mức độ nặng nhẹ của bệnh, thể trạng sức khoẻ bệnh nhân mà có thể tăng hoặc 
giảm hàm lượng các vị thuốc nhất định. Tất nhiên vị lương y không quên lưu ý người bệnh cần 
kiêng tránh thức ăn cứng, dai, các loại mắm, thực phẩm cay, nóng trong quá trình trị liệu. 
Giải thích công dụng của bài thuốc, ông Vân cho biết các vị thuốc sẽ giúp tái tạo men, trám lấp 
những vị trí hỏng men ở dạ dày, đại tràng gây viêm đau. Ngoài ra nếu bệnh nhân bị đau dạ dày, 
đại tràng kèm theo những bệnh khác, vẫn có thể bổ sung thêm vị thuốc để kết hợp điều trị tuỳ 
theo từng bệnh lý. “Thông thường chỉ cần kiên trì uống thuốc trong vòng nửa tháng, bệnh sẽ 
thuyên giảm rõ rệt. Những người bị viêm ở vị trí đáy bao giờ cũng nhanh khỏi hơn so với bị 
viêm ở thành dạ dày hoặc thành đại tràng”, ông Vân nói thêm. 
“Bảo bối” gia truyền 
Theo lời thầy thuốc Vân, bài thuốc nêu trên được ông nội của ông, vốn là một thầy lang ghi 
chép, truyền lại. Sau khi ông nội qua đời, bài thuốc quý dần chìm vào quên lãng. Mãi đến đời 
mình, ông Vân mới tìm tòi, mò mẫm thu thập các tài liệu cổ để bào chế lại bài thuốc gia truyền 
xưa kia. Ông kể: “Từ nhỏ tôi đã thường giúp ông nội sao chế thuốc nên yêu nghề và quyết tâm 
sau này sẽ nối nghiệp tổ tiên. Sau thời gian thống nhất đất nước, tôi chính thức hành nghề bốc 
thuốc cho đến tận bây giờ, tính sơ sơ đã gần 40 năm làm nghề”. 
Nói thêm về bài thuốc gia truyền, lương y Vân cho hay trước đây do thiếu thốn, các thầy lang 
thường sử dụng hạt cau khô hoặc lá măng cụt để thay thế cho vị thuốc thường truật. Sau nhiều 
năm tìm tòi, nghiên cứu ông Vân đã hoàn chỉnh bài thuốc như bây giờ. Ưu điểm lớn nhất của bài 
thuốc như lời ông Vân nói là cực kì dễ kiếm, dễ bào chế nhưng mang lại hiệu quả cao trong 
chữa trị bệnh đau dạ dày, đại tràng. 
Lương y Hoàng Thiên Vân 
Mặt khác bài thuốc gồm toàn những vị thuốc nam nên người bệnh không phải lo lắng chuyện 
xảy ra tác dụng phụ, ngay cả người không bệnh tật gì vẫn thi thoảng có thể sắc thuốc uống nhằm 
phòng bệnh. Bất ngờ hơn khi ông Vân nhẩm tính luôn giá mỗi thang thuốc nêu trên chỉ trên dưới 
20 ngàn đồng, tùy vào giá cả của mỗi vùng miền. 
Dẫu đã cao tuổi nhưng ông Vân vẫn nhiệt tình, xông xáo tham gia những hoạt động từ thiện như 
về vùng sâu vùng xa khám chữa bệnh giúp người nghèo, quyên góp thuốc giúp đỡ những hoàn 
cảnh khó khăn mang bệnh tật. Ở làng Trúc Lâm, ông Vân còn được “vinh danh” là vị lương y 
duy nhất của làng. 
“Thầy Vân tốt bụng lắm, ai đau gì ông đều khám chữa nhiệt tình, ai khó khăn ông đã miễn phí 
tiền công, còn cho thêm thuốc”, một dân làng nhận xét. Điều đáng nể nữa, chưa bao giờ ông lão 
 31 
này tính toán đến chuyện bán buôn, kinh doanh thuốc thang. Điều ông bận lòng giờ đây là liệu 
mình còn sống được bao lâu để đem nghề giúp người, giúp đời?. 
Theo Khoa học & Đời sống, người bị viêm dạ dày mãn tính, ngoài việc sử dụng thuốc, còn nên: 
1. Không sử dụng các chất kích thích như rượu, thuốc lá, cà phê đặc hoặc trà đặc; 
2. Ăn những đồ dễ tiêu hóa. Kỵ ăn chua, ăn nguội, quá nóng, quá cay và đồ khô rắn, tránh để đói 
hoặc no quá; 
3. Khi ăn phải nhai chậm, nhai kỹ. Nên ăn nhiều bữa và số lượng thức ăn trong mỗi bữa có thể ít 
đi, đúng giờ; 
4. Viêm dạ dày dạng co bóp, vị toan tiết ra giảm, nên người bệnh có thể ăn thêm hoa quả chua, 
sữa chua, canh thịt để tăng thêm dịch vị; 
5. Nếu vị toan tăng nhiều (bệnh nhân bị ợ chua, nôn nao, cảm thấy nóng ruột, ăn nhiều nhưng dễ 
đói) có thể ăn thêm rau xanh nhiều xơ, bánh bích quy; 
6. Kiêng ăn các thực phẩm ướp hoặc xào rán, ít ăn các thực phẩm mặn và các loại bánh quá 
ngọt; 
7. Hạn chế dùng một số thuốc có corticoit, thuốc giảm đau; 
8. Tích cực tham gia rèn luyện thân thể, đặc biệt là khí công. 
Theo Quảng Thiên - PLVN 
 32 
CHƯƠNG 2 : KHÁC 
 VẤN ĐỀ 8 : TRỊ KHỎI BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG 
20 bài thuốc cBài thuốc hay chữa khỏi viêm đại tràng 
BÙI HữU CƯ -Thứ Tư, 17/04/2013, 18:30 (GMT+7) 
Nhờ bài thuốc này, từ 39 kg nay vợ tôi đã nặng 50 kg và không còn thấy đau 
đại tràng suốt 20 năm. Tôi cũng đã cho không dưới hai chục người công thức 
bài thuốc này và họ đều nói là đã khỏi bệnh. 
Tôi là Bùi Hữu Cư - cán bộ quân đội đã nghỉ hưu, hiện sống tại ngõ 78 đường Kim 
Giang, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Vợ tôi trước đây bị bệnh viêm 
đại tràng (thể táo), đã chữa rất nhiều nơi bằng rất nhiều các loại thuốc từ Tây y đến 
Đông y của rất nhiều thầy thuốc nhưng đều không khỏi. Mỗi bữa ăn cơm cứ có mỡ 
hoặc chất tanh là vợ tôi lại bị đau bụng quặn lên. Khi đó vợ tôi chỉ nặng có 39 kg. 
Thật may, năm 1991 tôi được một anh bạn (có bố cũng bị bệnh này, đã đi chữa ở 
CHDC Đức không khỏi, dùng một bài thuốc rất đơn giản do một người quen bên 
Trung Quốc cho thì khỏi hẳn) cho lại công thức của bài thuốc chữa bệnh viêm đại 
tràng. Tôi làm thuốc cho vợ tôi uống. Chỉ trong 3 ngày đầu vợ tôi thấy dễ chịu 
hẳn. Sau một tuần thì không đau và có thể ăn thức ăn có mỡ. Sau một tháng thì có 
thể ăn cả cá .Cơ thể hấp thụ tốt nên ngay tháng đầu uống thuốc vợ tôi đã tăng được 
2 kg. Từ 39 kg nay vợ tôi đã nặng 50kg và không còn thấy đau đại tràng suốt 20 
năm. Hiện nay gia đình tôi vẫn có một lọ nhỏ loại thuốc này trong tủ lạnh để khi 
thấy bụng dạ không ổn là uống một viên. 
Tôi cũng đã cho không dưới hai chục người công thức bài thuốc này và họ đều nói 
là họ đã khỏi. Theo anh bạn tôi kể lại rằng: Người bạn Trung Quốc có nói qua về 
tác dụng của các thành phần của bài thuốc như sau : 
- Cây ngải cứu có tác dụng như một kháng sinh có thể đẩy một số loại vi khuẩn có 
hại ra ngoài như vi khuẩn lị, amip... 
- Nghệ và mật ong thì trám vào vết thương trong đường ruột làm nó mau lành. 
- Mật lợn: Theo họ nói người bị bệnh đại tràng thường là do dịch mật tiết ra không 
đủ trong quá trình tiêu hóa nên một lượng thức ăn vẫn còn độ cứng dễ làm các vết 
thương trong đại tràng tái phát. Mật lợn trong bài thuốc này hỗ trợ cho phần thiếu 
hụt trong cơ thể. 
 33 
Lá ngải cứu. 
Bài thuốc cụ thể như sau: 
Thành phần: 
- Mật lợn tươi: 1 cái (lợn có trọng lượng 70 – 100 kg). 
- Nghệ vàng tươi: 2 lạng. 
- Mật ong: 30 ml. 
- Ngải cứu tươi: 5 bó to (tương đương với khoảng 500 g). 
Cách làm: 
Nghệ tươi và ngải cứu rửa sạch, cắt nhỏ cho vào máy xay sinh tố xay cùng với 0,5 
lít nước thật nhuyễn. Sau đó lọc qua vải phin lấy nước. Bã bỏ đi. Mật lợn lọc lấy 
nước (vì mật lợn hay có sạn sỏi bên trong). Cho tất cả phần nước hỗn hợp nghệ + 
ngải cứu + nước mật lợn + mật ong vào môt nồi, quấy đều, đun nhỏ lửa để cô lại 
thành cao. Cho phần cao đó vào một cái lọ bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để sử 
dụng dần. 
Lưu ý: Để tránh mất thời gian và đủ lượng dùng, ta nên làm một lần với tỷ lệ trên 
cho 4 hoặc 5 cái mật lợn. 
Cách dùng: 
 34 
Mỗi ngày 2 lần: Sáng và tối, uống vào trước bữa ăn 30 phút. Liều lượng mỗi lần 1 
viên to như hạt lạc là đủ. 
Nếu bạn nào muốn hỏi thêm thông tin về bài thuốc này, xin mời liên hệ với tôi: Bùi Hữu Cư, 
số điện thoại 0913.205363. Chúc các bạn nhanh khỏi bệnh! 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_y_hoc_co_truyen_chuong_2_cac_benh_ve_tieu_hoa_ngu.pdf