Giáo trình Y học cổ truyền - Chương 5: Các bệnh về phổi - Nguyễn Khắc Bảo

Tóm tắt Giáo trình Y học cổ truyền - Chương 5: Các bệnh về phổi - Nguyễn Khắc Bảo: ... thảo 30g, Cát cánh 15g, Kim ngân hoa 30g, Cam thảo 5g, hoàng cầm 10g, Đào nhân 10g, Đông qua nhân 30g, Sinh dĩ nhân 30g, Tượng bối mẫu 10g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang, người bệnh nặng mỗi ngày 1 thang. Người nhiệt nặng có thể thêm Hoàng liên 10g, người chính hư có thể thêm Hoàng kỳ 15g. H...bỏ hành tây và lấy 1 thìa cà phê mật uống, uống bốn lần một ngày. 3. Hành tây Nước ép hành tây tươi chữa viêm và đau ngực ở người viêm phế quản. Với một nửa thìa nước ép hành tây, chắc chắn người bệnh sẽ tìm thấy cảm giác thoải mái. Ngoài ra, hành tây còn là một loại thuốc long đờm, giúp c...ủ thăng giáng. Khí thuận (giáng) thì bình thường, Phế nghịch (đi lên) thì gây nên suyễn. Ngoài ra Tâm Phế suy yếu lâu ngày, Phế khí thiếu làm ảnh hưởng đến tim cũng gây ra suyễn. Tương ứng chứng bệnh Tâm Phế mạn của YHHĐ. 3. Do Tỳ phế hư yếu: Tỳ hư sinh đàm thấp thịnh ứ đọng tại phế gây tắc...

pdf92 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 273 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Y học cổ truyền - Chương 5: Các bệnh về phổi - Nguyễn Khắc Bảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 gây bít phế quản, vì vậy, cần loại tiêu đờm.thường khó 
tìm được loại thuốc làm cho tan được chất nhầy, do đó, nên làm cho niêm mạc phế quản tiết 
thêm cho loãng đờm đặc để tống đờm ra ngoài, bằng việc kích thích ho để trục xuất đờm. Những 
thuốc long đờm thường là loại có Saponin như lá Táo, Bồ kết, Bán hạ... 
 60 
4- Trừ Thấp 
 Thấp là ứ các chất Allergotoxin làm tăng sự thẩm thấu thành mạch gây ra hiện tượng phù 
viêm quanh chu vi mạch của niêm mạc, làm cho đường kính phế quản bị hẹp lại. Các thuốc trừ 
thấp có tác dụng chống viêm, chống dị ứng thường chứa Flavonoid có tác dụng làm bền vững 
thành mạch, hạn chế tiết xuất gây viêm. 
 Trong cơn suyễn, nhất là nơi người mạn tính, lượng nước tiểu thường ít đi, vì thế, cần thêm 
thuốc lợi tiểu như Mã đề, Ý dĩ, Thổ phục linh... 
 Tuy nhiên, khi tháo ứ không phải chỉ chú trọng đến Thận mà còn phải chú ý đến Gan, mật, đại 
trường, do đó, nhiều khi trong bài thuốc trị suyễn, các vị thuốc xổ như Muồng trâu, Vỏ đại, Lô 
hội cũng có thể dùng được. 
5. Bổ Hư 
 Nơi người bị suyễn, thần kinh thực vật thường bị mất cân bằng. Hệ thần kinh trung ương cũng 
bị xáo trộn, do đó, cần cho các vị thuốc bổ âm, nâng cao mức ức chế thần kinh. 
 Hoặc cho thuốc bổ dương để làm tăng hoạt tính giao cảm lên. 
 Rối loạn thần kinh thực vật trong bệnh suyễn thường gặp trong trường hợp giao cảm thần 
kinh bị giảm, do đó, khi gần hết cơn suyễn, mồ hôi thường đổ ra nhiều, các chất mũi, đờm tiết 
ra, các cơ ngực, lưng mệt mỏi vì vừa qua một trạng thái co cứng. 
Điều Trị Lúc Lên Cơn 
a. Thể phong hàn: 
Tán hàn, tuyên phế, định suyễn. 
Dùng bài Tam Cao Thang Gia Vị : Cam thảo 4g, Hạnh nhân 7 hạt, Ma hoàng 12g, Sắc uống. 
(Ma hoàng, Hạnh nhân, Cam thảo (tức là bài Ma Hoàng Thang bỏ Quế chi) để tán hàn, tuyên 
phế, hoá đàm, định suyễn. Thêm Tiền hồ, Trần bì để chỉ khái, hoá đàm). 
 Tô Tử Giáng Khí Thang : Tô tử 36g, Tiền hồ, Hậu phác, Đương quy, Cam thảo đều 4g, Bán hạ 
36g, Quất bì 12g, Quế tâm 16g, Sinh khương 50g, Táo 5 trái. Sắc, chia làm 5 lần uống, sáng 3 
lần, tối 2 lần. 
 Tiểu Thanh Long Thang : Ma hoàng, Thược dược, Bán hạ đều 12g, Chích thảo 8g, Quế chi (bỏ 
vỏ) 8g, Ngũ vị tử, Tế tân, Sinh khương đều 4g, Sắc uống ấm. 
 Linh Quế Truật Cam Thang : Phục linh 16g, Quế chi (bỏ vỏ) 12g, Bạch truật, Chích thảo đều 
8g, sắc uống ấm. 
b. Suyễn Do Phong Nhiệt 
 61 
Thanh nhiệt, tuyên phế, bình suyễn. 
Dùng bài Ma Hạnh Thạch Cam Thang Gia Vị : Cam thảo 4g, Hạnh nhân 12g, Ma hoàng 12g, 
Thạch cao 40g. Thêm Trần bì, Bối mẫu, Tiền hồ, Cát cánh, Sắc uống. 
Định Suyễn Thang : Ma hoàng, Bán hạ đều 6-12g, Hạnh nhân, Tô tử 6-8g, Tang bạch bì, Khoản 
đông hoa đều 12g, Hoàng cầm 8-12g, Bạch quả 10-20 quả, Cam thảo 4g, sắc uống. 
Chỉ Háo Định Suyễn Thang: Ma hoàng, Tử uyển, Bối mẫu, Hạnh nhân đều 10g, Sa sâm 12g, 
Huyền sâm 16g. Sắc uống. 
c. Thể phong đờm 
Hoá đờm, giáng khí, bình suyễn. 
Nhị Trần Thang hợp Tam Tử Thang gia giảm: Nhị Trần Thang (Bán hạ, Quất hồng, Phục linh, 
Cam thảo) + Tam Tử Thang (Tử tô tử, Bạch giới tử, La bặc tử). 
Tả Bạch Tán : Địa cốt bì, Tang bạch bì (sao) đều 40g, Chích thảo 4g, thêm Tri mẫu, Qua lâu. 
Tiền Hồ Thang gia vị: Tiền hồ, Tang diệp, Tỳ bà diệp, Tri mẫu đều 16g, Kim ngân hoa 20g, 
Hạnh nhân, Mạch môn, Hoàng cầm, Khoản đông hoa, Cát cánh đều 12g, Cam thảo 8g. Sắc 
uống. 
Điều Trị Lúc Không Lên Cơn (Bệnh Ổn Định) 
d. Thể phế hư 
+ Dưỡng Phế, định suyễn 
Dùng bài Sinh Mạch Tán Gia Vị : Mạch môn 12g, Ngũ vị tử 7 hột, Nhân sâm 12g. Thêm Ngọc 
trúc, Bối mẫu đều 8g, Sắc uống. 
Bổ Phế Thang : Khoản đông hoa, Quế tâm, Nhân sâm, Tử uyển, Bạch thạch anh đều 40g, Ngũ vị 
tử, Chung nhũ phấn đều 60g, Tang bạch bì (nướng) 160g, Mạch môn (bỏ lõi) 80g. Tán bột. Mỗi 
lần dùng 16g, thêm Gừng 5 lát, Táo 3 trái, Gạo tẻ 1 nhúm, sắc uống. 
Bổ Phế Thang : Tang bạch bì, Thục địa đều 60g, Nhân sâm, Tử uyển, Hoàng kỳ, Ngũ vị tử đều 
30g. Mỗi lần dùng 12g, thêm ít mật, sắc uống. 
e. Thể Tỳ Hư: 
Phép trị: Ích khí, kiện tỳ, hoá đờm. 
Dùng bài Lục Quân Tử Thang hợp Nhị Trần Thang Gia Vị. 
(Nhân sâm, Bạch truật, Bạch linh, Chích thảo để ích khí, kiện tỳ; Trần bì. Sinh khương, Bán hạ 
ôn hoá hàn đàm. Thêm chích Hoàng kỳ, Đương qui bổ khí huyết; Đại táo, Gừng nướng để ôn 
tỳ). 
 62 
Trường hợp tiêu chảy bỏ Đương qui, Hoàng kỳ thêm Biển đậu, Mạch nha, Thương truật để trừ 
thấp, tiêu thực. 
f. Thể Thận Hư: 
Bổ thận, nạp khí. 
+ Thận âm hư, 
dùng bài Lục Vị Địa Hoàng Hoàn. 
+ Thận dương hư 
dùng bài Bát Vị Địa Hoàng Hoàn gia giảm. 
( Sinh địa, Hoài sơn, Sơn thù, Đan bì, Bạch linh, Trạch tả (Lục Vị Địa Hoàng) bổ thận âm; nếu 
Khí âm hư thêm Sinh Mạch Tán (Nhân sâm, Mạch môn, Ngũ vị) để bổ khí âm). 
Thận dương hư: thêm Nhục quế, Chế Phụ tử (bài Bát Vị Địa Hoàng) để ôn bổ thận dương. 
Di tinh, liệt dương thêm Thỏ ty tử, Tiên linh tỳ; Ra mồ hôi, tiểu đêm nhiều thêm Kim anh tử, Ích 
trí nhân... 
Trường hợp tỳ thận dương hư 
dùng bài "Chân Vũ Thang " (Chế Phụ tử, Bạch thược, Bạch linh. Bạch truật, Sinh khương) để ôn 
bổ tỳ thận. 
2. Hen phế quản là bệnh khó trị 
Nhất là nơi những người lớn tuổi, vì khí quản của họ bị co thắt lâu ngày, khó 
có thể trở lại bình thường. Nếu bệnh phát cơn vào sáng sớm, theo y học cổ 
truyền thường là do hàn (hơi lạnh) xâm nhập vào phổi, gây nên co thắt và trở 
thành hen suyễn. Có thể áp dụng một số phương pháp y học cổ truyền. Một bài 
thuốc kinh nghiệm của Trung Quốc mà chúng tôi dùng thấy có kết quả đối. 
Tiểu thanh long [tân chế] (Vương Hoa Minh – Nghiên cứu bài thuốc trung y): ma hoàng (chế 
với mật) 15g, quế chi, ngũ vị tử đều 9g, can khương, cam thảo đều 9-15g, bán hạ (chế), bạch 
thược đều 30g, tế tân 6-9g. Sắc uống. Do hàn thêm toàn phúc hoa (cho vào bao), bạch giới tử, tô 
tử đều 9g, la bặc tử 30g. Do nhiệt thêm thạch cao (sống), ngư tinh thảo, kim tỏa đều 30g, tượng 
bối mẫu 9g, trúc lịch tươi 30ml. 
Sau khi bác dùng thuốc thấy đỡ, anh ra tiệm thuốc bắc mua hộp thuốc Kim quĩ thận khí hoàn (để 
bổ thận dương) cho bác uống thêm để củng cố kết quả, tránh bị tái phát. 
Vì bệnh của bác liên quan đến hàn (hơi lạnh), do đó cần lưu ý: 
- Về chiều, nên mặc áo ấm, buổi tối đừng dùng quạt mát quạt trực tiếp vào người. 
- Buổi tối nếu tắm, nên tắm bằng nước ấm. 
- Tránh ăn thức ăn lạnh (để trong tủ lạnh), uống nước đá 
- Nếu có thể được, anh mua loại cao dán, có tên gọi là cao ớt (loại này tạo sức ấm rất tốt nhưng 
không gây bỏng da), tối khi đi ngủ cắt một miếng 2x4cm dán vào huyệt phế du ở sau lưng. Cách 
 63 
lấy huyệt này: bảo người bệnh hơi cúi đầu xuống, dùng tay sờ vào cột sống cổ, thấy chỗ nào nhô 
cao lấy đó làm chuẩn, từ đó theo kẽ đốt sống tìm đến đốt thứ ba, rồi từ đó đo ngang ra khoảng 1-
2cm (bên trái có tác dụng tốt hơn bên phải), dán miếng cao ớt vào, để qua đêm, sáng ra lột bỏ đi. 
3.Đông y điều trị hen phế quản 
Hen phế quản là tình trạng phản ứng cao độ ở phế quản trước nhiều kích thích 
khác nhau, biểu hiện đặc trưng là cơn khó thở với tiếng rít cò cử do co thắt cơ trơn 
phế quản, phù nề niêm mạc và tăng tiết dịch nhày phế quản. Cơn ho khó thở hồi 
phục (tự khỏi hoặc tự điều trị khỏi). 
Hen phế quản rất phổ biến, ở Việt Nam hen phế quản chiếm 18,7% các bệnh phổi 
và chiếm 5% các cấp cứu nội khoa. Hen phế quản có thể gặp ở mọi lứa tuổi, 
nhưng đặc biệt ở người cao tuổi. 
Có nhiều nguyên nhân, song đều xảy ra 2 loại tổn thương chính là viêm mạn tính 
đường hô hấp và tình trạng tăng cảm ứng của phế quản. Dựa vào nguyên nhân mà 
người ta chia ra các thể bệnh chính gồm: 
- Hen dị ứng (atopic asthma): Hen thường do kích thích của các tác nhân bên 
ngoài môi trường như bụi phấn hoa, lông súc vật và thực phẩm Cơn hen thường 
xuất hiện bất ngờ nhưng cũng thoái lui đột ngột, dễ tái diễn. Bệnh thường gặp ở trẻ 
em và có tính gia đình rõ rệt. 
- Hen không do dị ứng (nonatopic asthma): Bệnh thường do các vi khuẩn, virus 
gây nên viêm đường hô hấp mạn tính. 
- Hen do thuốc: Có rất nhiều loại thuốc có thể gây ra cơn hen, thường gặp nhất là 
aspirin. 
- Hen do nghề nghiệp: Người bệnh hít phải những loại bụi, các chất khí hoặc tiếp 
xúc các hoá chất kích thích co thắt phế quản và tăng tiết nhầy phế quản. 
Cơn hen thường xuất hiện đột ngột, về đêm hoặc khi thay đổi thời tiết. Triệu 
chứng báo trước là hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt hoặc đỏ mắt, ho khan vài tiếng cò cử 
mà người ngoài cũng nghe thấy, khó thở tăng đều dần, phải tỳ tay vào thành 
giường để thở, mệt mỏi, toát mồ hôi, tiếng nói ngắt quãng. Cơn khó thở kéo dài 5 
đến 10 phút, có khi hàng giờ, có khi cơn liên miên cả ngày không dứt, sau đó giảm 
dần và kết thúc là một trận ho và khạc đờm. Đờm dãi màu trong quánh và dính, 
khạc được càng nhiều đờm càng dễ chịu. 
Trong cơn hen, lồng ngực căng to, các cơ hô hấp phụ nổi rõ, mặt tím tái, khám 
phổi nghe thấy rì rào phế nang giảm, có vùng phổi thở bù, nhiều tiếng ran rít và 
ran ngáy khắp hai phế trường. Gõ lồng ngực trong. Sau cơn hen khám phổi có thể 
không thấy gì đặc biệt. Khám tim thấy nhịp tim nhanh 120 – 130 lần/phút, nhịp 
xoang có khi loạn nhịp ngoại tâm thu, huyết áp tăng. 
 64 
Theo Y học cổ truyền, hen phế quản thuộc phạm trù “háo suyễn” “đàm ẩm”. 
Nguyên nhân gây bệnh do ngoại cảm phải ngoại tà bên ngoài, ăn uống tình chí thất 
thường, làm việc quá sức. Về tạng phủ, do sự thay đổi hoạt động của tạng phế và 
thận, vì thế tuyên giáng và thận nạp khí, bệnh có liên quan mật thiết với đàm. Đàm 
là sản vật bệnh lý do tỳ hư không vận hoá thuỷ thấp, thận dương hư không ôn tỳ 
dương vận hoá thuỷ cốc và không khí hoá được nước, phế khí hư không hoá giáng 
thông điều thuỷ đạo. Trên lâm sàng thấy các hiện tượng đàm nhiều, khó thở ngực 
đầy tức. 
Hen có nhiều thể bệnh với các bài thuốc khác nhau như sau: 
1. Thể hen hàn: 
Triệu chứng: 
Thở gấp, trong hầu có tiếng hen rít, ngực bí, đờm trong loãng, miệng không khát, 
thích uống nóng, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch phù hoạt. 
Bài thuốc: 
Xạ can 10g, Tế tân 8g, Ma hoàng 12g, Ngũ vị tử 6g, Bán hạ 6g, Tử uyển 8g, Đại 
táo 3 quả, Sinh khương 3 lát, Khoản đông hoa 10g. 
2. Thể hen nhiệt: 
Triệu chứng: 
Hen suyễn gấp, trong hầu có tiếng khò khè, đàm đặc ho khó ra, trong ngực bí, thở 
mạnh, miệng khát thích uống lạnh, miệng đắng, mặt đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng 
nhớt, mạch hoạt sác. 
Bài thuốc: 
Bạch quả 10 quả (liên vỏ cùng đập), Cam thảo 6g, Hạnh nhân 8g, Tô tử 12g, 
Hoàng cầm 8g, Bán hạ 6g, Tang bạch bì 10g, Khoản đông hoa 10g. 
Các bài thuốc trên sắc uống ngày 1 thang. 
Lương y Hoài Vũ 
 65 
4. Tài liệu của ĐHYD Hà Nội 
 66 
 67 
 68 
 69 
 70 
4.Theo lương y Vũ Quốc Trung 
Hen phế quản là tình trạng phản ứng cao độ ở phế quản trước nhiều kích thích 
khác nhau, biểu hiện đặc trưng là cơn khó thở với tiếng rít cò cử do co thắt cơ trơn 
phế quản, phù nề niêm mạc và tăng tiết dịch nhày phế quản. Theo y học cổ truyền, 
hen phế quản thuộc phạm trù “háo suyễn”, “đàm ẩm”. 
Có nhiều nguyên nhân gây hen phế quản. Dựa vào nguyên nhân mà người ta chia 
ra các thể bệnh chính sau: hen dị ứng (atopic asthma); hen không do dị ứng 
(nonatopic asthma); hen do thuốc; hen do nghề nghiệp. 
Cơn hen thường xuất hiện đột ngột về đêm hoặc khi thay đổi thời tiết. Triệu chứng 
báo trước là hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt hoặc đỏ mắt, ho khan vài tiếng cò cử mà 
 71 
người ngoài cũng nghe thấy, khó thở tăng đều dần, phải tỳ tay vào thành giường 
để thở, mệt mỏi, toát mồ hôi, tiếng nói ngắt quãng. Cơn khó thở kéo dài 5 – 10 
phút, có khi hàng giờ, có khi cơn liên miên cả ngày không dứt, sau đó giảm dần và 
kết thúc là một trận ho và khạc đờm dãi. Đờm dãi màu trong quánh và dính, khạc 
được càng nhiều đờm càng dễ chịu. Trong cơn hen, lồng ngực căng to, mặt tím tái. 
Nguyên nhân gây bệnh do ngoại cảm phải ngoại tà, ăn uống tình chí thất thường, 
làm việc quá sức. Về tạng phủ, do sự thay đổi hoạt động của tạng phế và thận, vì 
thế, tuyên giáng và thận nạp khí, bệnh có liên quan mật thiết với đàm. Đàm là sản 
vật bệnh lý do tỳ hư không vận hóa thủy thấp, thận dương hư không ôn tỳ dương 
vận hóa thủy cốc và không khí hóa được nước, phế khí hư không hóa giáng thông 
điều thủy đạo. Trên lâm sàng thấy các hiện tượng đàm nhiều, khó thở, ngực đầy 
tức. 
Hen có nhiều thể bệnh với các bài thuốc khác nhau như sau: 
Thể hen hàn: 
Triệu chứng: Thở gấp, trong hầu có tiếng hen rít, ngực bí, đờm trong loãng, miệng 
không khát, thích uống nóng, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch phù hoạt. 
Bài thuốc: xạ can 10g, tế tân 8g, ma hoàng 12g, ngũ vị tử 6g, bán hạ 6g, tử uyển 
8g, đại táo 3 quả, sinh khương 3 lát, khoản đông hoa 10g. Sắc uống ngày 1 thang. 
Thể hen nhiệt: 
Triệu chứng: Hen suyễn gấp, trong hầu có tiếng khò khè, đàm đặc ho khó ra, trong 
ngực bí, thở mạnh, miệng khát thích uống lạnh, miệng đắng, mặt đỏ, chất lưỡi đỏ, 
rêu lưỡi vàng nhớt, mạch hoạt sác. 
Bài thuốc:Bạch quả 10 quả, cam thảo 6g, hạnh nhân 8g, tô tử 12g, hoàng cầm 8g, 
bán hạ 6g, tang bạch bì 10g, khoản đông hoa 10g. Sắc uống ngày 1 thang. 
Theo Lương y Vũ Quốc Trung 
 72 
CHƯƠNG 5 : PHỔI 
VẤN ĐỀ 7 : VIÊM PHẾ QUẢN 
1. Xin trân trọng giới thiệu bài giảng “Viêm Phế Quản” của ĐHYD Hà Nội 
 73 
 74 
 75 
 76 
Bài thuốc nam trị viêm phế quản 
Mùa đông, thời tiết lạnh kèm hanh khô khiến làm gia tăng bệnh viêm phế quản nhất là ở trẻ em 
và người già. Theo Đông y, viêm phế quản thuộc phạm vi của chứng khái thấu, đàm ẩm. 
Nguyên nhân là do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt và khí táo. Sau đây là một số bài thuốc 
chữa viêm phế quản theo từng thể bệnh: 
Thể phong hàn: gặp ở giai đoạn đầu của viêm phế quản cấp. Người bệnh có biểu hiện ho ra 
đờm loãng, trắng, dễ khạc, sốt, sợ lạnh, nhức đầu, chảy nước mũi, ngứa cổ, khàn tiếng, rêu lưỡi 
 77 
trắng mỏng, mạch phù. Phép trị là tán hàn, tuyên phế (chữa ho trừ đờm). Dùng một trong các bài 
thuốc sau: 
Bài 1: tía tô 12g, lá hẹ 10g, trần bì 6g, kinh giới 10g, xuyên khung 6g, bạch chỉ 8g, rễ chỉ thiên 
8g. Sắc uống ngày 1 thang. 
Bài 2: (Hạnh tô tán): hạnh nhân 10g, tô diệp 10g, tiền hồ 10g, bán hạ chế 6g, chỉ xác 6g, gừng 3 
lát, trần bì 4g, phục linh 6g, cam thảo 6g, cát cánh 8g, đại táo 4 quả. Tất cả tán bột uống ngày 15 
- 20g chia làm 2 lần. 
Bài 3: (Chỉ khái tán): hạnh nhân 12g, cát cánh 8g, tiền hồ 12g, tử uyển 12g, cam thảo 4g. Sắc 
uống ngày 1 thang. 
- Nếu lưỡi nhờn, rêu lưỡi trắng, gia: bán hạ chế 12g, trần bì 8g. 
- Nếu hen suyễn bỏ cát cánh, thêm ma hoàng 6g. 
Thể phong nhiệt: Gặp ở viêm phế quản cấp và đợt cấp của viêm phế quản mạn. Người bệnh có 
biểu hiện ho, khạc nhiều đờm màu vàng, trắng dính, họng khô đau, sốt, nhức đầu, sợ gió, rêu 
lưỡi mỏng vàng, mạch phù sác. Phép trị là sơ phong thanh nhiệt, tuyên phế (chữa ho trừ đờm). 
Dùng một trong các bài: 
Bài 1: tang diệp 16g, rễ cây chanh 8g, rễ cây dâu 12g, bán hạ chế 6g, bạc hà 8g, cúc hoa 8g, rau 
má 12g, xạ can 4g, lá hẹ 8g, rễ chỉ thiên 8g. Sắc uống ngày 1 thang. 
Bài 2: (Tang hạnh thang gia giảm): tang diệp 12g, hạnh nhân 8g, tiền hồ 8g, chi tử 8g, bối mẫu 
4g, sa sâm 8g, tang bạch bì 8g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang. 
Bài 3: (Tang cúc ẩm gia giảm): tang diệp 12g, cúc hoa 12g, liên kiều 12g, ngưu bàng tử 12g, 
bạc hà 6g, cát cánh 8g, hạnh nhân 12g, tiền hồ 12g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang. 
- Nếu đờm nhiều vàng dính kèm theo sốt, bỏ tang diệp, cúc hoa, bạc hà, ngưu bàng; gia hoàng 
cầm 12g, ngư tinh thảo 20 - 40g. 
Thể khí táo: gặp ở viêm phế quản cấp khi mùa thu - đông trời hanh. Người bệnh có biểu hiện 
ho khan nhiều, ngứa họng, miệng họng khô, nhức đầu, mạch phù sác. Phép trị là hành phế, 
nhuận táo, chỉ khái. Dùng một trong các bài thuốc sau: 
Bài 1: tang bạch bì 12g, mạch môn 12g, lá tre 12g, lá hẹ 8g, sa sâm 12g, thanh cao 16g, thiên 
môn 12g, hoài sơn 12g. Sắc uống ngày 1 thang. 
Bài 2: (Thanh táo cứu phế thang): tang diệp 12g, thạch cao 12g, cam thảo 16g, mạch môn 12g, 
tỳ bà diệp 12g, hạnh nhân 8g, gừng 4g, a giao 8g, đẳng sâm 16g. Sắc uống ngày 1 thang. 
Theo SKDS 
Bài thuốc nam trị viêm phế quản (khác) 
 78 
Hiện nay thời tiết đang chuyển sang thu, khí trời hanh khô kéo theo các bệnh về hô hấp gia tăng, 
trong đó phải kể đến bệnh viêm phế quản. Đây là bệnh hay gặp ở mọi lứa tuổi khi thời tiết đổi 
mùa. 
Bệnh được chia làm 2 thể cấp tính và mạn tính. Theo Đông y, nguyên nhân do ngoại cảm phong 
hàn, phong nhiệt và khí táo. Phong hàn và phong nhiệt xâm phạm vào cơ thể làm phế khí mất 
khả năng tuyên giáng gây ho khan ngứa họng. Về nội thương do công năng ba tạng phế, tỳ, thận 
bị giảm sút, hàn thấp thương tỳ sinh đàm ẩm, nhiệt thương phế thận âm hư dần đưa đến ho, đờm 
nhiều. Sau đây xin giới thiệu một số bài thuốc chữa trị tuỳ nguyên nhân và thể bệnh. 
Viêm phế quản cấp: 
Do phong hàn: 
gặp ở giai đoạn đầu của viêm phế quản cấp. 
 79 
Triệu chứng: 
ho có đờm loãng, trắng, dễ khạc; sốt, sợ lạnh, nhức đầu, chảy nước mũi, ngứa cổ, khản tiếng; rêu 
lưỡi trắng mỏng, mạch phù. 
Phương pháp chữa trị: 
sơ phong tán hàn, tuyên phế. 
Bài 1: 
tía tô 12g, xuyên khung 6g, bạch chỉ 8g, rễ chỉ thiên 8g, lá hẹ 10g, kinh giới 10g. Sắc uống ngày 
1 thang. 
Bài 2: 
Hạnh tô tán gồm các vị: hạnh nhân, tô diệp, tiền hồ đều 10g; cát cánh 8g; phục linh, bán hạ, chỉ 
xác, cam thảo đều 6g; trần bì 4g; gừng 3 lát; đại táo 4 quả. Tất cả tán bột mỗi ngày pha nước, 
uống 15 - 20g chia 2 lần. 
Bài 3: 
hạnh nhân, tử uyển, tiền hồ đều 12g; cát cánh, cam thảo đều 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Nếu 
đờm nhiều, rêu lưỡi trắng gia bán hạ (chế) 12g, trần bì 8g. Nếu hen suyễn, bỏ cát cánh thêm ma 
hoàng 6g. 
Do phong nhiệt: 
Gặp ở viêm phế quản cấp và đợt cấp của viêm phế quản mạn. 
 80 
Triệu chứng: 
Ho khạc ra nhiều đờm màu vàng trắng dính, họng khô, đau, có sốt, nhức đầu, sợ gió, rêu lưỡi 
mỏng vàng, mạch phù sác. 
Phương pháp chữa: 
Sơ phong thanh nhiệt, tuyên phế. 
Bài 1: 
Tang diệp 16g; rễ cây chanh, cúc hoa, bạc hà, rễ chỉ thiên đều 8g; rễ cây dâu, rau má đều 12g; 
bán hạ (chế) 6g; lá hẹ 4g. Sắc uống ngày 1 thang. 
Bài 2: 
Tang diệp 12g; tang bạch bì, hạnh nhân, chi tử, sa sâm, tiền hồ đều 8g; cam thảo 6g; bối mẫu 4g. 
Sắc uống ngày 1 thang. 
Bài 3: 
Tang diệp, cúc hoa, liên kiều, hạnh nhân, tiền hồ đều 12g; cát cánh 8g; bạc hà 6g; cam thảo 4g; 
ngưu hoàng 12g; sắc uống ngày 1 thang. 
Nếu đờm vàng dính kèm theo sốt cao, bỏ tang diệp, cúc hoa, bạc hà, ngưu hoàng; gia hoàng cầm 
12g, ngư tinh thảo 20 - 40g. 
 81 
Do khí táo: 
Gặp ở viêm phế quản cấp tính vào mùa thu, trời lạnh. 
Triệu chứng: 
ho khan nhiều, ngứa họng, miệng khô, họng khô, nhức đầu, mạch phù sác. 
Bài 1: 
tang bạch bì, mạch môn, sa sâm, thiên môn, hoài sơn, lá tre đều 12g; lá hẹ 8g; thạch cao 16g. 
Sắc uống ngày 1 thang. 
Bài 2: 
Thanh táo phế khí thang gồm tang diệp, thạch cao, mạch môn, tỳ bà diệp đều 12g; đẳng sâm, 
cam thảo đều 16g; a giao 4g. Sắc uống ngày 1 thang. 
Viêm phế quản mạn: 
đợt cấp của viêm phế quản mạn tính thường được chữa như viêm phế quản cấp tính. 
Nếu ngoài đợt cấp, có biểu hiện: 
Ho hay tái phát, trời lạnh ho tăng, đờm dễ khạc, sắc trắng loãng hoặc thành cục dính, buổi sáng 
ho nhiều, ngực đầy tức, kém ăn, rêu lưỡi trắng dính, mạch nhu hoạt. 
 82 
Phép chữa: 
Táo thấp hoá đờm, chỉ khái. 
Bài 1: 
vỏ quýt, vỏ vối (sao), hạt cải trắng đều 10g; bán hạ, cam thảo dây đều 8g, gừng 4g. Sắc uống 
ngày 1 thang. 
Bài 2: 
Nhị trần thang gia giảm gồm trần bì, phục linh đều 10g; bán hạ (chế) 20g; thương truật 8g; bạch 
truật, hạnh nhân đều 12g; cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang. 
Nếu đờm nhiều gia bạch giới tử 8g, tức ngực gia chỉ xác 12g. 
Bài 3: 
Viên trừ đờm gồm: nam tinh chế, phèn chua phi, bán hạ (chế), bồ kết (chế) đều 20g; hạnh nhân, 
ba đậu (chế) đều 4g. Tất cả tán bột làm viên, mỗi ngày uống 10 viên chia 2 lần. 
Theo SK&ĐS 
 83 
CHƯƠNG 5 : PHỔI 
VẤN ĐỀ 8 : VIÊM PHỔI 
1.Xin trân trọng giới thiệu bài giảng của ĐHYD Hà Nội 
 84 
 85 
 86 
CHƯƠNG 5 : PHỔI 
VẤN ĐỀ 9 : VIÊM PHỔI DO LAO 
 87 
 88 
 89 
CHƯƠNG 5 : PHỔI 
VẤN ĐỀ 10 : KHÍ THŨNG PHỔI (GIẢN PHẾ NAN) 
TỔNG QUAN VỀ PHẾ NAN 
1. SÁCH THIÊN GIA ĐIỆU PHƯƠNG CHÉP RẰNG 
BÀI 56 : KHÍ THỦNG PHỔI (GIẢN PHẾ NAN) 
 90 
 91 
BÀI 57 : KHÍ THỦNG PHỔI (GIẢN PHẾ NAN) 
 92 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_y_hoc_co_truyen_chuong_5_cac_benh_ve_phoi_nguyen.pdf
Ebook liên quan