Giáp trình Cơ sở kiến trúc II - Tô Văn Hùng (Dành cho chuyên ngành kiến trúc)

Tóm tắt Giáp trình Cơ sở kiến trúc II - Tô Văn Hùng (Dành cho chuyên ngành kiến trúc): ...ên điều kiện thoải mải tiện nghi cho mọi hoạt động của con người, giúp họ bảo vệ được sức khoẻ, phát triển tốt thể lực, trí tuệ cũng như tình cảm, ổn định cân bằng tâm sinh lý. Các tiêu chuẩn về môi trường thích nghi được xem xét ở các khía cạnh sau : + Nhu cầu sinh học : đòi hỏi để tồn tại c...g hình tròn. - Tỷ lệ điều hòa và tỷ lệ vàng khi các thàn phần X và Y của quan hệ này thực hiện hàm số X/Y = Y/(X+Y) BIÊN SOẠN: KTS TH.S TÔ VĂN HÙNG – KTS.THS TRẦN ĐỨC QUANG: CƠ SỞ KIẾN TRÚC II-DÀNH CHO CHUYÊN NGÀNH KIẾN TRÚC Tỷ lệ của chuỗi số Fibonaci có trị số gần như tỷ lệ vàng hay được gọi... được thể hiện ở các điểm sau: * Với tư cách nhà khoa học - kỹ thuật có liên quan, có phương pháp làm việc khoa học hiểu quả : tham khổ, khai thác tư liệu sẵn có phân tích tổng hợp đúc rút kinh nghiệm thực tiễn, sáng tạo tìm tòi cái mới. BIÊN SOẠN: KTS TH.S TÔ VĂN HÙNG – KTS.THS TRẦN ĐỨC QUANG...

pdf73 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 195 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáp trình Cơ sở kiến trúc II - Tô Văn Hùng (Dành cho chuyên ngành kiến trúc), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chiều dài bước sóng khác nhau (nanômét). Màu tím và 
đỏ thắm (390 - 450), màu xanh cô ban và xanh um-tơ-ra-ma-rin (450 - 480), màu xanh da 
trời (480 - 510), màu xanh lá cây (510 - 550), màu xanh lá cây non (550 -575), màu vàng 
(575-585), màu vàng da cam (585-620), màu đỏ tươi (620- 800).
* Độ sáng của màu được xác định bằng hệ số phản xạ (%). Mỗi màu có một hệ 
số phản xạ khác nhau như màu xanh um-tơ-ra-ma-rin là 9%, màu vàng chanh là 68% v.v. Hệ 
số phản xạ càng lớn thì độ sáng của vật thể mang màu đó càng sáng.
BIÊN SOẠN: KTS TH.S TÔ VĂN HÙNG – KTS.THS TRẦN ĐỨC QUANG:
CƠ SỞ KIẾN TRÚC II-DÀNH CHO CHUYÊN NGÀNH KIẾN TRÚC
* Độ bão hòa của màu hay còn gọi là độ sạch của màu. Kí hiệu là P (%). Lấy độ sạch 
của màu quang phổ là 100%, độ sạch của màu trắng và màu đen lý tưởng là 0%. Căn cứ vào 
quy ước đó để tính ra độ sạch của các màu khác.
Các quy luật chủ yếu của sự hòa màu.
Màu sắc trong thiên nhiên vô cùng phong phú, các nhà nghiên cứu màu sắc đều cho 
rằng các màu đó có thể tổ hợp được từ trên cơ sở ba màu gốc: đỏ, lam, vàng. Hòa từng cặp 
hai sắc gốc với nhau, ta được các màu sau:
Đỏ + Vàng = Da cam Vàng + Cam = Xanh lá cây Lam + Đỏ = Tím
Trong vòng tròn sáu màu này (ba sắc gốc và ba màu mới tạo thành) các màu đối xứng 
nhau tạo thành một cặp màu bổ túc:
Lam - Da cam; Đỏ - Xanh lá cây Vàng - Tím.
Hòa hai màu trong một cặp màu bổ túc với nhau theo một tỉ lệ xác định ta sẽ được 
một màu xám. Sự kết hợp hai màu bổ túc như vậy không bao giờ cho ta một tông màu mới 
cả. Ví dụ: Lam + Da cam = Xám (nếu lam nhiều thì ra màu lam xám, còn da cam nhiều thì 
ra màu da cam xám...).
Từ vòng tròn sáu màu ở trên, nếu kết hợp hai màu cạnh nhau sẽ cho ta một tông màu 
mới. Tâm màu mới này nằm trên vòng tròn ở giữa hai màu hỗn hợp đó. Theo cách này, ta có 
hỗn hợp mười hai màu và tương tự như vậy ta có hai bốn màu, bốn tám màu v.v...
Ngoài ra ta có thể kết hợp một màu nào đó với màu trắng hoặc đen. Màu đen pha với 
các màu khác có tác dụng làm cho màu đó trầm đi, bớt thẩm và đậm lên, nhưng đậm rất 
chậm. Màu trắng có tác dụng pha với các màu khác làm chúng lạnh đi rất mau và đồng thời 
nhạt đi. Trắng hỗn hợp với đen tạo thành màu xám. Nhưng màu xám do hỗn hợp của hai 
màu bổ túc với nhau thường gây cảm giác đẹp hơn là màu xám do hỗn hợp trắng với đen. Để 
thuận tiện cho việc pha màu khi vẽ, ta có thể xem bảng pha màu. Khi sử dụng màu, muốn 
cho màu dịu và đẹp không nên sử dụng những màu có sẵn, nên pha vào một chút các màu bổ 
túc với nó.
BIÊN SOẠN: KTS TH.S TÔ VĂN HÙNG – KTS.THS TRẦN ĐỨC QUANG:
CƠ SỞ KIẾN TRÚC II-DÀNH CHO CHUYÊN NGÀNH KIẾN TRÚC
Tím Chàm Lam Lá cây Vàng Da cam Đỏ
Đỏ Tím đỏ Tím Tím
Lá cây
ngoài nắng
Da 
cam
Da cam 
chín
Da 
cam
Xám vàng Xám xanh
Lá cây
tươi
Lá cây
tươi
Da 
cam
Vàng Xám đỏ Lá cây đậm Lá cây Lá cây non
Lá cây
Lá cây
đậm
Lá cây
trong tối
Lá cây
già
Lam Chàm Chàm đậm
Chàm Chàm đỏ
Tím
Các hình thức hài hòa màu: để thể hiện các bản vẽ kiến trúc bằng màu chúng ta cần 
nắm được các quy luật hài hòa màu sau đây:
- Hài hòa của các màu đối cực: đó là hài hòa của các màu hay hai nhóm màu đặt 
đối lập trên vòng tròn màu. Các màu đối cực tạo nên giữa chúng một khoảng lớn theo tông 
màu (các cặp màu bổ túc thuộc loại hài hòa này. Gớt-tơ cho rằng các cặp màu bổ túc là các 
cặp màu hài hòa thuần túy, đó là một tổ hợp màu xuất hiện một cách tự nhiên luôn luôn 
kèm theo mình tính hoàn chỉnh). 
- Hài hòa ba màu: đó là một sự tổ hợp màu được xây dựng trên ba màu chính, hình 
thành giữa chúng những khoảng trung bình trên vòng tròn màu. Các màu Đỏ - Lam - Vàng; 
Da cam - Xanh lá cây - Tím v.v... các bộ ba màu này tạo thành một tam giác cân trên vòng 
tròn màu.
Ngoài ra các bộ ba màu xây dựng trên cơ sở một màu với hai màu bên cạnh màu bổ 
túc của nó cũng tạo nên sự hài hòa màu. Ví dụ: các màu Tím - Vàng da cam - Xanh lá cây 
non.
- Hài hòa bốn màu: đó là hài hòa của hai cặp màu bổ túc mà đường nối giữa chúng 
tạo nên một hình vuông hay hình chữ nhật.
- Hài hòa dị biến: đó là sự hài hòa màu của các màu đặt cạnh nhau trong vòng tròn 
màu. Các khoảng cách giữa các màu là khoảng nhỏ, nên thường được gọi là tổ hợp các màu 
theo khoảng nhỏ. Sử dụng các màu theo "khoảng nhỏ" dễ dàng tạo nên một sự chuyển biến 
êm dịu.
BIÊN SOẠN: KTS TH.S TÔ VĂN HÙNG – KTS.THS TRẦN ĐỨC QUANG:
CƠ SỞ KIẾN TRÚC II-DÀNH CHO CHUYÊN NGÀNH KIẾN TRÚC
- Hài hòa đơn màu: hài hòa đơn màu được hình thành trên cơ sở tổ hợp các màu 
như nhau về tông màu nhưng khác nhau theo độ sáng và độ bão hòa. Ví dụ: bổ sung vào 
màu đỏ các màu đen và trắng, chúng ta nhận được một loạt các màu từ màu đỏ sáng đến đỏ 
nhạt, phụ thuộc vào số lượng màu trắng hay màu đen khi hỗn hợp.
- Hài hòa của các màu Đen - Trắng - Xám.
Trong quá trình sử dụng màu, ngoài việc chú ý các màu đi với nhau còn phải chú ý 
đến các sắc độ của màu, chú ý đến hình dáng và diện tích của màu v.v...
rước.
5.2 Các bài tập vẽ màu nước.
Bài tập: Vẽ bài tập đơn màu đa màu
Bài tập: Vẽ một công trình bằng màu nước có người, cây cối, phương tiện, trời đất
 Bài tập về nhà: Vẽ một công trình kiến trúc dùng bút sắt đệm màu
CHƯƠNG 6
PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG BỘT MÀU CÁCH DÙNG BỘT MÀU TRONG 
KIẾN TRÚC
BIÊN SOẠN: KTS TH.S TÔ VĂN HÙNG – KTS.THS TRẦN ĐỨC QUANG:
CƠ SỞ KIẾN TRÚC II-DÀNH CHO CHUYÊN NGÀNH KIẾN TRÚC
6.1 Khái niệm về bột màu, cách dùng bột màu.
Bột màu là một dạng màu nước được chế tạo từ chất màu và chất kết dính là tinh bột 
hoặc chất liệu tổng hợp. Hầu hết mọi màu đều có sắc trắng để tạo tính mờ đục; nhưng có nhà 
sản xuất dùng lượng bột màu nguyên nhiều hơn, không dùng màu trắng. Cách này chỉ hợp 
với những màu sẫm, nhưng thực ra cần dùng thêm sắc trắng để tạo những ánh màu trong 
sáng hơn. Bột màu có sức hấp dẫn đặc biệt với giới minh hoạ để tạo ra các mảng màu phẳng 
đều để khi sao chụp, chúng thường được xem là "màu của các nhà thiết kế". Các chất màu 
được dùng để làm bột màu sáng nhạt đi theo từng mức độ.
Một số màu như nâu cháy, vàng cháy, xanh da trời và xanh lá cây thẫm được xem là 
những màu vĩnh cửu. Các màu khác như đỏ thẫm và tím là màu nhất thời. Có một vài màu 
không có tính trong suốt như da cam, vàng, xanh lá cây thẫm, thì hoàn toàn hoặc trong suốt 
một phần. Nhìn chung, chính nhờ tính mờ đục nên bột màu là chất liệu thể hiện có giá trị cao 
trong việc ghép ảnh và chỉnh sửa, chúng được sử dụng để vẽ bằng cọ hoặc phun. Có một số 
loại màu có bột được nghiền mịn hơn thông thường, nhất là khi dùng để phun.
Mặc dù bạn rất cẩn thận và thường xuyên đậy nắp các tuýp màu, bạn sẽ thất rằng bột 
màu có thời hạn sử dụng ngắn. Màu ở cổ tuýp sẽ khô cứng nhanh nếu đậy nắp không kín. Cọ 
cũng nhanh hỏng tương tự, nhất là loại cọ nhỏ nét vì bột màu là loại chất liệu nặng mau hao. 
Để tiết kiệm, có thể sử dụng loại cọ bằng chất liệu tổng hợp, tiện bỏ đi sau một hay hai bản 
vẽ hơn là loại cọ tốt sẽ nhanh cùn.
Các loại bột màu bao gồm các màu chế biến từ kim loại, dạ quang, sắc vàng, sắc xanh 
mạ và sắc đỏ tía. Chúng rất mau khô với một lớp trắng mờ mà khi tẩy sẽ trở thành màu gỉ 
đồng. Để tránh điều này tốt nhất là giữ bản vẽ kỹ khi thao tác. Vì là loại màu hoà tan trong 
nước nên lớp màu trên dễ hoà vào lớp dưới, bột màu dính lẫn nhau và gây hiện tượng 
"chồng màu" như đã biết; nhất là khi lớp màu phủ trên còn quá ướt. Đây là khuyết điểm 
chính của một chất liệu tuyệt vời như thế, nhưng nếu trộn thêm acrylic vào lớp màu đầu tiên 
thì vấn đề sẽ được giải quyết vì nó làm cho lớp màu không tan trong nước.
Sử dụng màu quá dày có thể dẫn đến sự vỡ nét và màu có thể rơi ra khỏi mặt tranh. 
Đây là việc làm tồi tệ với một mặt nền quá mềm. Như rất nhiều nhà minh hoạ đã làm, nên 
dùng một nền cứng với một ít keo hoà trộn trong màu sẽ giúp khắc phục được hiện tượng 
này. Nếu cần sửa lại, nên sử dụng màu trắng loại không tan, nhờ đó ngăn được sự "chuyển" 
BIÊN SOẠN: KTS TH.S TÔ VĂN HÙNG – KTS.THS TRẦN ĐỨC QUANG:
CƠ SỞ KIẾN TRÚC II-DÀNH CHO CHUYÊN NGÀNH KIẾN TRÚC
màu và rồi vẽ màu lên lại. Việc phun cẩn thận thuốc hãm màu cũng có tác dụng tương tự. Có 
thể chỉnh sửa bằng cách dùng bọt biển làm ẩm lớp màu và chùi sạch bằng giấy thấm hoặc cọ 
ướt, nhưng khi lớp bột màu quá dày thì nên cạo trước bằng lưỡi dao.
Thực ra bất kỳ nền nào cũng đều dùng được miễn là đừng có chất dán. Vì bột màu 
không lan dễ dàng như màu nước nên dễ thấy rằng dùng loại nền giấy quá nhám khi cần diễn 
hoạ chất liệu bề mặt sẽ rất khó làm. Màu bột đục mờ đến nỗi có thể phủ được cả loại giấy 
màu, nên có thể lợi dụng ngay màu nền này làm một phần chính trong bố cục, như khi dùng 
phấn màu. Trong trường hợp cần phủ một lớp màu nước mỏng, hãy nhớ rằng màu nền sẽ 
làm thay đổi mạnh chất màu. Đối với hình vẽ cần có độ rõ nét cao, nên dùng giấy nền trơn 
nhưng loại này không dễ ăn màu trừ khi bạn làm ẩm mặt giấy trước. Điều này có thể dẫn đến 
việc khô không đều. Dù sao, cũng sẽ tốn nhiều thời gian khi hong khô lớp màu trên mặt giấy 
không thấm nước, nếu không dùng máy sấy.
Có thể kết hợp những kỹ thuật ướt trong ướt làm cho công trình chính thêm sinh 
động, ví dụ để diễn tả bầu trời hay những cảnh quan xa xa. Dùng thêm một chút nước ánh 
màu sẽ được bật ra, trong khi màu loãng tạo được những hiệu quả mềm mại, và trong mờ 
hơn. Màu sẽ đổi sắc khi pha loãng, không phải do chất màu mà do mặt giấy được nhìn dưới 
nhiều góc độ khác nhau. Trong tất cả mọi trường hợp, màu sẽ nhạt bới khi khô. Nên chú ý 
ảnh hưởng của màu nền, cùng chất màu nhưng dùng bột màu trên nền đậm sẽ nhạt hơn khi 
dùng trên nền sáng.
Nếu cẩn thận, bạn sẽ đi được màu từ đậm đến nhạt cũng dễ dàng như từ nhạt đến 
đậm. Nếu lớp màu lót được dùng những nước màu loãng dễ thấm để phủ nền không bị hỏng 
khi đi màu tiếp thì sẽ không xảy ra hiện tượng loang màu.
Để được một lớp màu dày đều mà không dùng cọ, nên pha màu sệt như kem và phủ 
lên loại nền thật phẳng, nhờ đó bạn có được một mảng màu phẳng đều. Trong trường hợp 
cần giảm độ đậm của một màu, phải luôn bắt đầu bằng màu trắng rồi pha thêm màu cần pha 
đến độ vừa ý, tuyệt đối không nên làm ngược lại tiết kiệm màu. Có thể thêm đen để tạo màu 
bóng sẫm hơn, nhưng chỉ thêm từng chút một. Màu trắng kẽm có độ trong nhất và nhẹ nhất; 
màu trắng thông thường lại cho độ đục mờ lớn nhất. Những màu đen khác nhau đều pha 
được đen đậm, xám hoặc nâu thẫm và những màu xám lạnh và nóng.
BIÊN SOẠN: KTS TH.S TÔ VĂN HÙNG – KTS.THS TRẦN ĐỨC QUANG:
CƠ SỞ KIẾN TRÚC II-DÀNH CHO CHUYÊN NGÀNH KIẾN TRÚC
Có rất nhiều cách để diễn đạt chất liệu bề mặt trên lớp màu lót. Nhưng với kỹ thuật 
dùng cọ khô, chấm cọ vào màu rồi thử nháp cho đến khi đạt độ đều, rồi mới làm thật từng 
lớp một. Cách này rất lý tưởng khi diễn tả tán lá ở cận cảnh trước công trình mà không làm 
lem hay bẩn màu. Còn trên một mặt nhám, kỹ thuật này có thể tạo ra những hiệu quả sáng 
lấp lánh của mặt nước hoặc đám mây bồng bềnh. Dùng cạnh dao cà lên mặt bàn chải đánh 
răng đã thấm màu để hại màu được rảy tự nhiên; thích hợp để diễn tả các mặt gạch xây, 
mảng cỏ và mặt đường. Dùng loại bàn chải cứng để rảy màu như trên theo chiều đứng cũng 
tạo được mảng hạt màu đều như khi chấm điểm. Phun màu bằng máy phun làm mảng được 
đều và mịn hơn. Thậm chí có thể trộn cả keo với màu để tạo những mảng rất nặng để xử lý 
cận cảnh dày.
Cần phải che khi phun hay rảy màu. Vì bột màu khô rất nhanh, bạn sẽ không kịp tô 
màu kỹ hay sắc nét do vậy cần phải thật nhanh tay. Việc này sẽ dẫn đến phải phủ lại màu và 
chồng màu rất xấu. Che chắn sẽ giúp bạn chỉ cần chú tâm đi màu. Thậm chí trộn màu ngay 
trên nền tranh không cần giữ gìn cẩn thận các cạnh.
Bột màu rất thích hợp khi dùng phối hợp với các chất liệu thể hiện khác, như với mực 
hay màu nước, hay khi muốn dùng các mảng màu để tạo tương phản với các đặc tính chắc 
đặc của nó. 
Bột màu khác với thuốc nước ở chỗ là loại màu không trong. Pha màu bột màu để vẽ 
chỉ thực hiện bằng cách pha trộn trực tiếp hai hay ba màu với nhau rồi tô lên bản vẽ. Vẽ 
bằng bột màu khó ở chỗ là màu khi khô thường nhạt đi. Bột màu vẽ có thể chồng lên nhau. 
Lớp màu vẽ sau sẽ che lớp màu trước, vì vậy vẽ bằng bột màu cũng dễ dàng chữa lại được 
các lớp màu bôi trước khi không đạt.
Nét đặc biệt của vẽ bột màu so với thuốc nước là pha màu với màu trắng. Pha bột 
màu với màu trắng sẽ làm cho tông màu biến đổi. Như màu vàng pha thêm trắng sẽ hồng ra, 
màu hồng pha trắng sẽ có sắc tím nhạt, màu xanh lá cây sẽ có sắc xanh da trời, màu xanh da 
trời thắm có sắc tím. Các loại màu đen khác nhau pha thêm trắng cũng có những sắc màu 
khác nhau. Bột đen mồ hóng pha trắng có sắc xanh, bột đen piroluzit (MnO2) sẽ có sắc xanh 
tím, bột đen than xương pha trắng ít thay đổi sắc thái hơn nhưng vẫn nhận thấy hơi có sắc 
xanh. Pha bột màu với bột màu đen cũng dẫn đến thay đổi tông màu và độ bão hòa màu. Ví 
dụ: màu vàng pha chút đen có màu ô liu (vàng lẫn xanh), màu đỏ sẽ trở nên màu đỏ thẫm - 
BIÊN SOẠN: KTS TH.S TÔ VĂN HÙNG – KTS.THS TRẦN ĐỨC QUANG:
CƠ SỞ KIẾN TRÚC II-DÀNH CHO CHUYÊN NGÀNH KIẾN TRÚC
màu huyết dụ. Bởi vậy khi muốn biến đổi màu có tông màu không đổi mà chỉ biến đổi độ 
sáng hay độ bão hòa của màu ngoài việc thêm các bột màu đen trắng mà còn phải thêm một 
hay vài chất màu khác.
Bản vẽ để vẽ bằng bột màu cũng cần được căng sẵn trên bảng. Khi pha màu cần bôi 
thử trên giấy trắng chờ khô để xem chính xác màu đã đạt so với yêu cầu chưa, khi đó mới tô 
lên bản vẽ chính thức. Tô bột màu lên bản vẽ thường sử dụng loại bút lông dẹt, màu pha 
không loãng. Khi tô màu cần miết màu trên giấy bằng bút lông tô nhanh đều tay khi giấy 
được tô màu khô, mặt màu mịn không có vết bút là được.
6.2 Các bài tập vẽ bột màu.
Bài tập: Vẽ mặt đứng công trình bằng bột màu.
Bài tập: Vẽ mặt đứng một công trình kiến trúc bằng bột màu.
Bài tập: Vẽ phối cảnh một công bằng bột màu có người, ôtô, cây và thời tiết.
Bài kiểm tra học kỳ: vẽ một quần thể kiến trúc sử dụng các lý thuyết đã học.
CHƯƠNG 7
MÔ HÌNH TRONG KIẾN TRÚC.
7.1 Mô hình kiến trúc.
Trong quá trình nghiên cứu thiết kế và thể hiện đồ án quy hoạch, hay công trình riêng 
lẻ, người ta còn làm mô hình giúp cho ta hiểu một cách rõ nhất về hình khối không gian kiến 
BIÊN SOẠN: KTS TH.S TÔ VĂN HÙNG – KTS.THS TRẦN ĐỨC QUANG:
CƠ SỞ KIẾN TRÚC II-DÀNH CHO CHUYÊN NGÀNH KIẾN TRÚC
trúc, bởi thế các nhà làm công tác thiết kế quy hoạch ngay từ giai đoạn tìm ý bố cục hình 
khối không gian kiến trúc đã phải sử dụng đến mô hình, các nhà thiết kế công trình sau khi 
sơ bộ tìm ý bố cục còn làm mô hình kiến trúc để quan sát thêm về tỉ lệ hình khối không gian 
so sánh với việc nghiên cứu trên bản vẽ để yên tâm chấp thuận hoặc cần thiết phải điều 
chỉnh sửa chữa bản vẽ, để hiệu quả nhìn thực tế sau này công trình được xây dựng sẽ tốt 
hơn. Các nhà thiết kế trang trí nội ngoại thất cũng thường phải suy nghĩ bố cục không gian 
trưng bày ngay từ đầu bằng mô hình. Những vấn đề nêu trên khẳng định rằng mô hình là 
phương tiện hữu hiệu trong quá trình nghiên cứu thiết kế kiến trúc, mô hình làm trong giai 
đoạn này người ta gọi là mô hình tìm ý. Còn khi đồ án đã được nghiên cứu kĩ về mọi mặt, 
được thể hiện trình bày xét duyệt hoặc đem trưng bày v.v... mô hình ở giai đoạn này được 
thể hiện công phu, kĩ càng hơn, chi tiết hơn ta gọi là mô hình phương án.
7.2 Các loại mô hình.
Tùy theo đối tượng đồ án thể hiện bằng mô hình, ta có các loại mô hình sau:
- Mô hình quy hoạch khu vực: bao gồm mô hình tổng thể quy hoạch lớn 
(thành phố, khu phố, tiểu khu) đến các mô hình khu vực nhỏ như mô hình khu nhà trẻ, khu 
trường học. Những mô hình này nhiệm vụ bố cục chính là sắp đặt các hình khối kiến trúc 
trong không gian tự nhiên: tùy theo diện tích khu vực lớn hay nhỏ mà ta làm mô hình với tỉ 
lệ nhỏ hay lớn. Thường tỉ lệ làm mô hình cũng tương tự như tỉ lệ thể hiện đồ án. Mô hình 
khu vực thường các hình khối kiến trúc được thể hiện đơn giản (tỉ lệ 1/500 - 1/1000) chỉ 
cho ta khái niệm về tầng cao của công trình chứ không thể hiện chi tiết công trình. Các vật 
liệu làm mô hình khu vực: cát tông, giấy, bọt xốp, thạch cao, gỗ, chất dẻo v.v...
- Mô hình công trình được thể hiện đầy đủ chi tiết về hình khối và tạo hình các 
mặt bên ngoài của công trình. Mô hình có thể được làm với tỉ lệ từ 1/50 - 1/200. Mô hình 
công trình có thể làm bằng gỗ, bằng thạch cao, giấy v.v...
- Mô hình trong phòng để phục vụ cho việc trang trí nội thất thường được làm 
với tỉ lệ từ 1/10 đến 1/50. Mô hình góc phòng có khi được làm với tỉ lệ 1/5. Mô hình trong 
phòng thường để dễ quan sát người ta chỉ làm có sàn các mặt tường bao vây, còn trần thì bóc 
đi che bằng kính hoặc chất dẻo trong suốt để dễ nhìn thấy sự trang trí ở bên trong (như đồ 
đạc trên sàn, tranh trên tường v.v...) hoặc có khi chỉ làm hai hoặc ba mảng tường còn lại là 
BIÊN SOẠN: KTS TH.S TÔ VĂN HÙNG – KTS.THS TRẦN ĐỨC QUANG:
CƠ SỞ KIẾN TRÚC II-DÀNH CHO CHUYÊN NGÀNH KIẾN TRÚC
kính để dễ dàng quan sát bên trong. Vật liệu làm mô hình cũng là cát tông, giấy, chất dẻo 
v.v...
- Mô hình chi tiết kiến trúc cũng rất phong phú, như mô hình bàn ghế, giường, 
tủ, mô hình các chi tiết trang trí, các kết cấu hay cấu tạo đặc biệt v.v... làm các mô hình đó 
để dễ dàng cho việc thi công hàng loạt các bộ phận tương tự. Tùy theo tính chất phức tạp và 
cấu trúc hình khối không gian của các chi tiết mà ta chọn vật liệu để chế tạo mô hình, được 
làm với tỉ lệ từ 1/5 - 1/50.
7.3 Các vật liệu làm mô hình.
- Đất mềm hay còn gọi là đất khô chậm. Đất mềm là loại vật liệu tốt để làm mô 
hình. Đất mềm có các loại với độ cứng mềm khác nhau. Trong quá trình tìm ý nên sử dụng 
đất mềm dễ gia công thay đổi hình dáng của mô hình chi tiết. Khi thể hiện đồ án nên sử dụng 
đất mềm có độ cứng cao. Khi làm mô hình ta hơ đất lên bóng đèn điện hoặc hơ trên bếp để 
nó mềm sau đó dùng dao để cắt v.v... Sử dụng đất mềm để bố cục khối trong quá trình tìm ý 
quy hoạch rất thuận tiện.
- Xốp thuộc loại chất trùng hợp (pôlime) nó dễ dàng trong việc gia công và 
gắn với nhau tốt... Bọt xốp có nhiều loại: loại cứng PV X-1 có màu vàng đất; loại PC-1 có 
màu trắng, loại này sử dụng làm mô hình tốt nhất v.v... Bọt xốp thường được chế tạo theo 
bản, kích thước 600 x 600 x 45mm. Cắt bọt xốp bằng dây kền được nung nóng bằng dòng 
điện và dán bọt xốp bằng hồ.
- Vật liệu giấy và cát-tông: các loại vật liệu này rẻ tiền, dễ kiếm, rất thích hợp 
với việc làm mô hình kiến trúc. Giấy làm mô hình có thể sử dụng giấy vẽ kỹ thuật, hoặc các 
loại giấy dày, cứng và nhẵn. Giấy và cát-tông tốt nhất là dán bằng hồ PVA.
- Chất trùng hợp (pôlime): được chế tạo theo từng tấm có độ bền, có bề mặt 
nhẵn được sử dụng tốt để làm mô hình như chất Polistrirol, thủy tinh hữu cơ và một vài loại 
chất dẻo khác. Tấm Politrol có bề mặt hơi mờ đục và có các sắc màu khác nhau. Chiều dày 
của tấm được chế tạo từ 0,3 đến 3mm. Tấm dễ được cắt bằng cưa, và dễ dàng uốn được khi 
hơ nóng, gắn các tấm Polistrirol thường dùng hồ dixloretan.
Tấm kính hữu cơ thường được sản xuất theo các màu khác nhau, có chiều dày từ 0,3mm đến 
vài phân. Kính hữu cơ có độ bền, có độ cao và cũng dễ dàng gia công khi làm mô hình. Dán 
kính hữu cơ bằng hồ dixloretan.
BIÊN SOẠN: KTS TH.S TÔ VĂN HÙNG – KTS.THS TRẦN ĐỨC QUANG:
CƠ SỞ KIẾN TRÚC II-DÀNH CHO CHUYÊN NGÀNH KIẾN TRÚC
- Thạch cao: là vật liệu truyền thống để làm mô hình kiến trúc. Người ta đổ 
thạch cao thành từng tấm, từng thỏi dùng cưa, dũa để cắt, mài, gọt làm mô hình. Các mô 
hình quy hoạch sử dụng thạch cao làm các khối kiến trúc để bố cục là đẹp nhất.
- cũng là vật liệu được sử dụng để làm mô hình, nhất là các mô hình công trình 
có tỉ lệ lớn. Mô hình bằng gỗ thường dễ bảo quản hơn mô hình thạch cao hay giấy. Mô hình 
gỗ thường được liên kết với nhau bằng hồ dán gỗ, hồ Cadêin, hồ PVA. Việc làm mô hình 
bằng gỗ đòi hỏi phải có trình độ và nghề mộc cao.
7.4 Bài tập làm mô hình.
Bài tập: Tập làm mô hình cho một công trình kiến trúc đơn giản.
 Taìi liãûu tham khaío: 
Nguyên lý thiết kế Kiến trúc nhà dân dụng
PGS-TS-KTS Nguyễn Đức Thiềm-NXB Xây Dựng
Chóc c¸c b¹n thµnh c«ng!
BIÊN SOẠN: KTS TH.S TÔ VĂN HÙNG – KTS.THS TRẦN ĐỨC QUANG:

File đính kèm:

  • pdfgiap_trinh_co_so_kien_truc_ii_to_van_hung_danh_cho_chuyen_ng.pdf
Ebook liên quan