Hiệu chỉnh giản đồ gia tốc động đất đáp ứng theo tiêu chuẩn Việt Nam

Tóm tắt Hiệu chỉnh giản đồ gia tốc động đất đáp ứng theo tiêu chuẩn Việt Nam: ... 2. Tổng quan về phổ phản ứng đàn hồi theo phương ngang theo TCVN 9386:2012 2.1 Tính toán phổ phản ứng đàn hồi theo phương nằm ngang Tiêu chuẩn thiết kế công trình chịu động đất TCVN 9386:2012 [6] được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn Eurocode 8 với các hiệu chỉnh để phù hợp với điều ki... một được sử dụng để kiểm tra các quy định trong tiêu chuẩn thiết kế. Các hệ số hiệu chỉnh lần hai (f2) được tính toán để đảm bảo thỏa mãn các điều kiện: Sg(Ti) >90% Se(Ti) và Sg(0) > agS (khi đó, f2  1). Sơ đồ các bước hiệu chỉnh được thể hiện tóm tắt như hình 3. Tính toán phổ...hiệu quả của phép hiệu chỉnh giản đồ gia tốc và khả năng ứng dụng trong nhiệm vụ xây dựng bộ dữ liệu động đất phù hợp để phục vụ phân tích. 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 0 1 2 3 4 P h ổ p h ả n ứ n g đ à n h ồ i S (T ) (g ) Chu kỳ (s)(d) 0.0 0.2 0.4 0.6 0....

pdf9 trang | Chia sẻ: Tài Phú | Ngày: 19/02/2024 | Lượt xem: 185 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Hiệu chỉnh giản đồ gia tốc động đất đáp ứng theo tiêu chuẩn Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ia tốc ban đầu với phổ 
phản ứng mục tiêu bằng cách co/giãn bước thời 
gian trong khoảng chu kỳ nhất định. Phương pháp 
này được tiếp cận trên cơ sở thêm vào các hàm 
biến thiên trong miền chu kỳ và trừ đi từ tín hiệu ban 
đầu. Làm như vậy, giản đồ gia tốc hiệu chỉnh sẽ 
tránh việc tăng thêm sự dịch chuyển do hiệu chỉnh 
[15]. Phương pháp này thường được sử dụng để 
hiệu chỉnh giản đồ gia tốc có sẵn, đặc biệt trong các 
phân tích phi tuyến kết cấu. 
Các quy định trong tiêu chuẩn TCVN 9386:2012 
[6] có đề cập khái quát đến việc hiệu chỉnh các bản 
ghi gia tốc, với khoảng chu kỳ dao động cần xét đến 
và mức độ sai số cho phép. Tuy nhiên nội dung và 
cách thức thực hiện các bước hiệu chỉnh vẫn còn 
chưa được trình bày cụ thể. 
 Mục tiêu chính của bài báo trình bày quy trình 
hiệu chỉnh giản đồ gia tốc trong miền thời gian đáp 
ứng theo các quy định trong TCVN 9386-2012 [6]. 
Theo đó, nội dung tính toán phổ phản ứng đàn hồi 
theo TCVN 9386-2012 [6] được trình bày tóm tắt. 
Các quy định trong tiêu chuẩn về việc hiệu chỉnh và 
sử dụng giản đồ gia tốc trong phân tích được làm rõ 
và minh họa cụ thể. Các bước hiệu chỉnh giản đồ 
gia tốc được trình bày chi tiết, có thể áp dụng cho 
điều kiện động đất tại Việt Nam cũng như các vùng 
khác. Nội dung ví dụ số, tác giả trình bày kết quả 
hiệu chỉnh bộ dữ liệu gồm 24 giản đồ gia tốc nhân 
tạo, tương ứng với hai trường động đất gần và xa, 
cho phổ gia tốc đàn hồi tại Thanh Xuân, Hà Nội. Kết 
quả được so sánh với kết quả phân tích bằng phần 
mềm SeismoMatch [16] để đánh giá độ tin cậy. 
2. Tổng quan về phổ phản ứng đàn hồi theo 
phương ngang theo TCVN 9386:2012 
2.1 Tính toán phổ phản ứng đàn hồi theo 
phương nằm ngang 
 Tiêu chuẩn thiết kế công trình chịu động đất 
TCVN 9386:2012 [6] được xây dựng trên cơ sở tiêu 
chuẩn Eurocode 8 với các hiệu chỉnh để phù hợp 
với điều kiện tại Việt Nam. 
Phổ phản ứng đàn hồi theo phương nằm ngang, 
Se(T) được tính theo công thức (1) như sau: 
QUY CHUẨN - TIÊU CHUẨN 
Tạp chí KHCN Xây dựng - số 3/2021 71 
   
 
   
   2
1 2 5 1 0
2 5
2 5
2 5 4




      
  
  
  
e g B B
e g B C
e g C C D
e g C D D
S T a S T T T T
S T a S T T T
S T a S T T T T T
S T a S T T T T T s
. . , .
. . . ,
. . . , .
. . . , .
 (1) 
trong đó: 
ag (ag = I  agR) - gia tốc nền thiết kế với nền 
loại A, I - hệ số tầm quan trọng, agR - đỉnh gia tốc 
nền tham chiếu; 
S - hệ số nền,  - hệ số điều chỉnh phụ thuộc 
vào độ cản nhớt (%),  10 5 0 55    . ; 
T - chu kỳ dao động của kết cấu, TB, TC, TD - 
các giới hạn chu kỳ của phổ phản ứng gia tốc; 
Các tham số S, TB, TC, TD phụ thuộc vào loại 
nền đất. 
Hình 1 trình bày phổ phản ứng đàn hồi theo 
phương ngang tại Thanh Xuân, Hà Nội. 
Hình 1. Phổ phản ứng đàn hồi theo phương ngang tại 
Thanh Xuân, Hà Nội 
P
h
ổ
 p
h
ả
n
 ứ
n
g
 đ
à
n
 h
ồ
i 
S
(T
) 
(g
)
Chu kỳ (s)
0
.2
T
1
2
T
1
Miền chu kỳ
S
e
(2
)
Sg
(2)
 > 0.9Se
(2)
S
e
(1
)
S
g
(1
) >
 0
.9
S
e
(1
)
Phổ mục tiêu
Phổ trung bình
ag S
Sg
(0)
hiệu chỉnh
Hình 2. Điều kiện kiểm tra giản đồ gia tốc sau hiệu chỉnh 
(TCVN 9386-2012) 
2.2 Quy định về lựa chọn và hiệu chỉnh giản đồ 
gia tốc trong tiêu chuẩn TCVN 9386:2012 
Mục 3.2.3 của tiêu chuẩn TCVN 9386:2012 [6] 
quy định về việc sử dụng giản đồ gia tốc dùng cho 
phân tích. Theo đó, tác động của động đất theo 
phương nằm ngang được mô tả bằng hai thành 
phần vuông góc được xem là “độc lập”. Khi tính 
toán kết cấu theo mô hình không gian, chuyển động 
động đất phải bao gồm ba giản đồ gia tốc tác động 
đồng thời theo ba phương. Các giản đồ gia tốc 
nhân tạo được sử dụng phải phù hợp với phổ phản 
ứng mục tiêu (phổ phản ứng đàn hồi nằm ngang, độ 
cản nhớt =5%) và khoảng thời gian kéo dài của 
giản đồ gia tốc như quy định trong mục 3.2.3.1.2 
của tiêu chuẩn. 
Các quy định cụ thể gồm: 
- Tối thiểu cần sử dụng ba (03) giản đồ gia tốc 
trong phân tích; 
- Sg(T=0)  agS; 
- Trong miền chu kỳ từ 0.2T1 đến 2T1 (T1 là chu 
kỳ cơ bản của kết cấu theo phương tính toán), bất 
kỳ giá trị nào của phổ phản ứng đàn hồi trung bình 
ứng với =5% tính được từ tất cả các khoảng thời 
gian không được nhỏ hơn 90% giá trị ứng với phổ 
phản ứng đàn hồi có tỷ số cản =5%. 
Các quy định về tính hợp lệ của giản đồ gia tốc 
sử dụng trong phân tích được minh hoạ như hình 2, 
trong đó Sg(T) là giá trị phổ đàn hồi trung bình của 
các giản đồ gia tốc thành phần sử dụng, phổ đàn 
hồi mục tiêu là phổ phản ứng đàn hồi theo tiêu 
chuẩn thiết kế, Se(T). Ngoài ra, một số tiêu chuẩn 
xây dựng tham khảo khác yêu cầu chi tiết hơn về 
giản đồ gia tốc sử dụng trong phân tích [1-4, 8], bao 
gồm sóng động đất ở trường gần (near field) và 
trường xa (far field) với số lượng giản đồ gia tốc 
nhiều hơn. 
3. Phương pháp hiệu chỉnh giản đồ gia tốc 
Trình tự hiệu chỉnh được xác định như sau: 
Bước 1. Xác định miền chu kỳ hiệu chỉnh 
Miền chu kỳ cần được xác định cụ thể nhằm 
đảm bảo phản ánh hết các dạng dao động quan 
trọng của kết cấu, bao gồm cả những ứng xử phi 
QUY CHUẨN - TIÊU CHUẨN 
72 Tạp chí KHCN Xây dựng - số 3/2021 
tuyến (nếu có). TCVN 9386:2012 [6] quy định giới 
hạn dưới của chu kỳ Tmin = 0.2T1 (T1 là chu kỳ dao 
động cơ bản). Ngoài ra, Tmin cũng cần đảm bảo tần 
số dao động cao nhất cần thiết để tích lũy khối 
lượng tham gia dao động tối thiểu bằng 90% khối 
lượng kết cấu (T90%). 
Để phản ánh được các dạng dao động có ứng 
xử phi tuyến, giới hạn trên của chu kỳ Tmax được 
tính bằng 2T1. Hơn nữa, Tmax cần bao trùm khoảng 
thời gian tối thiểu mà phần lớn năng lượng động đất 
tích lũy trong vùng đó, đặc biệt với kết cấu có chu 
kỳ dao động cơ bản ngắn. Theo một số tiêu chuẩn 
thiết kế [2, 5], Tmax  1.5s. Trên cơ sở đó, khoảng 
chu kỳ hiệu chỉnh các giản đồ gia tốc được đề xuất 
như sau: 
Tmin = min [0.2T1, T90%]; Tmax = max [2.0T1, 1.5s] 
Bước 2. Lựa chọn và hiệu chỉnh giản đồ gia tốc 
Việc lựa chọn giản đồ gia tốc cần đảm bảo phản 
ánh được đặc trưng về tần số và năng lượng của 
động đất. Bên cạnh cường độ, các đặc trưng của 
sóng động đất ở trường gần và trường xa cần được 
kể đến thông qua các tình huống “Cường độ - 
khoảng cách” (M-R: Magnitude – distance) được 
lựa chọn [1, 3, 4]. 
Tính toán độ lệch chuẩn: trong miền chu kỳ tính 
toán, Sg(T) được tính toán tại các bước thời gian Ti, 
sao cho số bước tính toán tối thiểu bằng 20 [2]. 
Tính tỷ số Sg(Ti)/Se(Ti) tại các bước thời gian Ti. 
Trong số các giản đồ gia tốc có Sg(Ti)/Se(Ti) nhỏ 
nhất, các giản đồ có độ lệch chuẩn trung bình nhỏ 
nhất được lựa chọn để tính toán các hệ số hiệu 
chỉnh. Hệ số hiệu chỉnh lần một (f1) được tính toán 
là giá trị phương sai trung bình của Sg(T) trong miền 
chu kỳ tính toán. Các giá trị Sg(T) sau hiệu chỉnh lần 
một được sử dụng để kiểm tra các quy định trong 
tiêu chuẩn thiết kế. Các hệ số hiệu chỉnh lần hai (f2) 
được tính toán để đảm bảo thỏa mãn các điều kiện: 
Sg(Ti) >90% Se(Ti) và Sg(0) > agS (khi đó, f2  1). 
Sơ đồ các bước hiệu chỉnh được thể hiện tóm tắt 
như hình 3. 
Tính toán phổ phản ứng 
đàn hồi mục tiêu Se (T)
(TCVN 9386:2012)
Lựa chọn dữ 
liệu động đất 
(giản đồ gia tốc)
Tính phổ đàn hồi Sg(T) của 
bộ dữ liệu động đất đã chọn
Tính phương sai, độ lệch 
chuẩn của Sg(T) so với Se(T)
Lựa chọn giản đồ gia tốc phù 
hợp (độ lệch nhỏ nhất)
Xác định miền chu 
kỳ hiệu chuẩn:
Tmin, Tmax
Tính hệ số hiệu chỉnh f1
Kiểm tra điều kiện quy định 
(TCVN 9386:2012)
Tính hệ số hiệu chỉnh f2
Giản đồ gia tốc, phổ đàn hồi 
sử dụng phân tích
Kết cấu công trình: Vị trí, đặc trưng động lực học (Chu kỳ dao động)
Xác định phổ đàn hồi sau 
hiệu chỉnh lần 1
Hình 3. Quy trình hiệu chỉnh giản đồ gia tốc 
4. Ví dụ phân tích số 
Phân tích dao động tòa nhà 11 tầng kết cấu bê 
tông cốt thép theo kết quả của nhóm tác giả [17], 
chu kỳ dao động cơ bản của công trình tính toán 
được bằng T1 = 1.07s, T92% = 0.13s [17]. 
4.1 Hiệu chỉnh giản đồ gia tốc 
Miền chu kỳ xác định bằng: Tmin = min [0.2T1, 
T92%] = 0.13s, Tmax = 2.0s. 
Dữ liệu động đất lựa chọn phân tích là bộ dữ 
liệu gia tốc nền nhân tạo được phát triển bởi 
Atkinson và đồng nghiệp [9]. Việt Nam nằm trong 
vùng động đất trung bình, tính chất động đất được 
đánh giá là tương đồng với các vùng động đất trung 
QUY CHUẨN - TIÊU CHUẨN 
Tạp chí KHCN Xây dựng - số 3/2021 73 
bình khác như Tây Bắc Âu, bờ đông Canada như 
nghiên cứu trước đó của tác giả [18]. Tương ứng 
với mỗi tình huống “M-R”, bộ dữ liệu động đất bao 
gồm 15 vị trí, mỗi vị trí bao gồm 03 thành phần gia 
tốc. Trong phân tích này, tác giả lựa chọn hai tình 
huống “M-R” tương ứng với động đất ở trường gần 
và trường xa, mỗi vị trí một cặp giản đồ gia tốc để 
hiệu chỉnh. Các giản đồ gia tốc nhân tạo được xây 
dựng thỏa mãn điều kiện độc lập [9], do đó có thể 
sử dụng trực tiếp để hiệu chỉnh. Phương sai, độ 
lệch và các hệ số hiệu chỉnh được tính toán bằng 
phần mềm Microsoft Excel. Các thành phần gia tốc 
được lựa chọn thỏa mãn độ lệch trung bình là nhỏ 
nhất, như thể hiện trong bảng 1. Mỗi tình huống “M-
R” bao gồm 6 vị trí, tổng cộng 24 giản đồ gia tốc 
được lựa chọn để hiệu chỉnh. 
Các hệ số hiệu chỉnh được tính toán cho từng 
cặp giản đồ gia tốc tại mỗi vị trí thông qua giá trị 
trung bình của phổ phản ứng đàn hồi. Hệ số hiệu 
chỉnh lần một (f1) và lần hai (f2) được xác định theo 
các bước như trình bày trong phần 3, kết quả thể 
hiện trong bảng 1. 
Bảng 1. Giản đồ gia tốc phân tích và các hệ số hiệu chỉnh 
Tình huống động 
đất 
Giản đồ R (km) 
Phương sai 
trung bình 
Độ lệch trung 
bình 
f1 f2 
EQ1 (M6-R15) 
E6C1.1 12.8 0.78 0.41 
0.75 1.62 
E6C1.2 12.8 0.82 0.22 
E6C1.7 12.8 0.79 0.35 
0.93 1.64 
E6C1.9 12.8 1.23 0.40 
E6C1.10 12.8 1.17 0.48 
1.26 1.61 
E6C1.12 12.8 0.81 0.37 
E6C1.14 10.7 1.19 0.46 
0.92 1.55 
E6C1.15 10.7 1.34 0.46 
E6C1.19 14.4 1.35 0.58 
1.14 1.63 
E6C1.20 14.4 1.04 0.37 
E6C1.28 14.3 1.43 0.65 
1.16 1.76 
E6C1.30 14.3 1.00 0.38 
EQ2 (M6-R30) 
E6C2.2 20.8 3.30 1.27 
2.08 1.34 
E6C2.3 20.8 1.65 0.42 
E6C2.7 16.9 2.82 1.54 
2.11 1.84 
E6C2.9 16.9 1.73 0.61 
E6C2.13 21.6 2.27 1.00 
1.77 1.84 
E6C2.15 21.6 1.53 0.51 
E6C2.28 26.3 2.37 0.61 
2.46 1.49 
E6C2.30 26.3 2.67 1.04 
E6C2.31 25.6 2.41 1.11 
2.24 1.69 
E6C2.32 25.6 2.11 0.76 
E6C2.43 24.8 2.75 0.85 
3.02 1.48 
E6C2.45 24.8 3.43 1.10 
Hình 4 thể hiện phổ đàn hồi của giản đồ gia tốc ban 
đầu và sau hiệu chỉnh cho tình huống trường động đất 
gần M6-R15. Theo đó, các giản đồ gia tốc sau hiệu 
chỉnh thể hiện sự phù hợp đối với phổ phản ứng đàn 
hồi mục tiêu, đặc biệt tại các chu kỳ dài (T  0.5s). Với 
các chu kỳ ngắn hơn (T < 0.5s), giá trị phổ đàn hồi sau 
hiệu chỉnh lớn hơn giá trị phổ mục tiêu. Tuy nhiên các vị 
trí này chủ yếu nằm trong miền dao động tần số cao 
của kết cấu, kết quả này có tác động làm tăng mức độ 
an toàn đối với việc thiết kế kết cấu. 
QUY CHUẨN - TIÊU CHUẨN 
74 Tạp chí KHCN Xây dựng - số 3/2021 
0.0
0.5
1.0
1.5
2.0
2.5
3.0
0 1 2 3 4
P
h
ổ
 p
h
ả
n
 ứ
n
g
 đ
à
n
 h
ồ
i 
S
(T
) 
(g
)
Chu kỳ (s)(d)
0.0
0.5
1.0
1.5
2.0
2.5
3.0
0 1 2 3 4
P
h
ổ
 p
h
ả
n
 ứ
n
g
 đ
à
n
 h
ồ
i 
S
(T
) 
(g
)
Chu kỳ (s)
(c)
-1.0
-0.8
-0.6
-0.4
-0.2
0.0
0.2
0.4
0.6
0.8
1.0
10 12 14 16 18 20 22 24 26 28 30
G
ia
 t
ố
c
 (
g
)
Thời gian (s)
Giản đồ gốc
Giản đồ hiệu chỉnh
E6C1.2
(a)
-1.0
-0.8
-0.6
-0.4
-0.2
0.0
0.2
0.4
0.6
0.8
1.0
10 12 14 16 18 20 22 24 26 28 30
G
ia
 t
ố
c
 (
g
)
Thời gian (s)
Giản đồ gốc
Giản đồ hiệu chỉnh
E6C1.30
(b)
Giản đồ gốc Giản đồ sau hiệu chỉnh
 12 phổ đàn hồi
 Phổ trung bình
 TCVN 9386-2012
 12 phổ đàn hồi
 Phổ trung bình (PP đề xuất)
 Phổ trung bình (SeismoMatch)
 TCVN 9386-2012
EQ1 EQ1
Hình 4. Phổ phản ứng đàn hồi nhân tạo M6-R15: (a) giản đồ gốc; (b) giản đồ sau hiệu chỉnh 
Phổ đàn hồi của giản đồ gia tốc đặc trưng cho 
trường động đất xa (M6-R30) được thể hiện trong 
hình 5. Kết quả tương tự của phổ phản ứng thể hiện 
tính hiệu quả của phép hiệu chỉnh giản đồ gia tốc và 
khả năng ứng dụng trong nhiệm vụ xây dựng bộ dữ 
liệu động đất phù hợp để phục vụ phân tích. 
0.0
0.5
1.0
1.5
2.0
2.5
3.0
0 1 2 3 4
P
h
ổ
 p
h
ả
n
 ứ
n
g
 đ
à
n
 h
ồ
i 
S
(T
) 
(g
)
Chu kỳ (s)(d)
0.0
0.2
0.4
0.6
0.8
1.0
0 1 2 3 4
P
h
ổ
 p
h
ả
n
 ứ
n
g
 đ
à
n
 h
ồ
i 
S
(T
) 
(g
)
Chu kỳ (s)(c)
-0.8
-0.6
-0.4
-0.2
0.0
0.2
0.4
0.6
0.8
10 12 14 16 18 20 22 24 26 28 30
G
ia
 t
ố
c
 (
g
)
Thời gian (s)
Giản đồ hiệu chỉnh
Giản đồ gốc
E6C2.2
(a)
-0.8
-0.6
-0.4
-0.2
0.0
0.2
0.4
0.6
0.8
10 12 14 16 18 20 22 24 26 28 30
G
ia
 t
ố
c
 (
g
)
Thời gian (s)
Giản đồ hiệu chỉnh
Giản đồ gốc
E6C2.30
(b)
Giản đồ gốc Giản đồ sau hiệu chỉnh
 12 phổ đàn hồi
 Phổ trung bình
 TCVN 9386-2012
 12 phổ đàn hồi
 Phổ trung bình (PP đề xuất)
 Phổ trung bình (SeismoMatch)
 TCVN 9386-2012
EQ2 EQ2
Hình 5. Phổ phản ứng đàn hồi nhân tạo M6-R30: (a) giản đồ gốc; (b) giản đồ sau hiệu chỉnh 
Hình 6 thể hiện sự khác nhau giữa phổ đàn hồi 
trung bình sau hiệu chỉnh của giản đồ gia tốc và phổ 
mục tiêu, cho hai tình huống động đất đã phân tích. 
Theo đó, trong miền chu kỳ hiệu chỉnh (kéo dài đến 
2.5s), tiêu chí về giá trị phổ theo tiêu chuẩn được thỏa 
mãn. Hơn nữa, vùng lân cận chu kỳ dao động cơ bản, 
giá trị phổ trung bình đồng thời không vượt quá 10% 
giá trị phổ mục tiêu, nghĩa là các giản đồ sau hiệu 
chỉnh sử dụng trong phân tích không làm cho kết quả 
trở nên quá an toàn (quá dư so với phổ mục tiêu). 
QUY CHUẨN - TIÊU CHUẨN 
Tạp chí KHCN Xây dựng - số 3/2021 75 
-30
-20
-10
0
10
20
30
40
0 1 2 3 4
Đ
ộ
 l
ệ
c
h
 (
%
)
Chu kỳ (s)
Giới hạn dưới
Miền chu kỳ 
hiệu chỉnh
EQ1: Phương pháp đề xuất SeismoMarch
EQ2: Phương pháp đề xuất SeismoMarch
Hình 6. Độ lệch giữa phổ trung bình sau hiệu chỉnh và phổ mục tiêu theo TCVN 9386-2012 
4.2 So sánh kết quả hiệu chỉnh với phần mềm có 
sẵn 
Kết quả hiệu chỉnh theo trình tự đề xuất được 
so sánh với kết quả hiệu chỉnh bằng phần mềm 
thương mại SeismoMatch [16]. Sai số trong phần 
mềm được lựa chọn 10% để đảm bảo điều kiện 
Sg(T)  0.9Se(T). 
Kết quả thể hiện trên các hình 4, 5, và 6 tương 
ứng với trường động đất gần, động đất xa và độ 
lệch so với phổ mục tiêu. Theo đó, trong miền chu 
kỳ hiệu chỉnh, phương pháp đề xuất cho kết quả sát 
với phần mềm SeismoMatch. Với các chu kỳ ngắn, 
phương pháp đề xuất cho giá trị phổ lớn hơn đáng 
kể so với SeismoMatch (theo hướng làm tăng tính 
an toàn cho kết quả phân tích). Mặt khác, với các 
chu kỳ dài, giá trị phổ đàn hồi hiệu chỉnh của 
SeismoMatch thấp hơn đáng kể (hơn 10%) so với 
phổ mục tiêu và phương pháp đề xuất. 
5. Kết luận 
Giản đồ gia tốc nền động đất có vai trò quan 
trọng trong nghiên cứu công trình chịu động đất, 
đặc biệt là các phân tích phi tuyến theo lịch sử thời 
gian. Lựa chọn và hiệu chỉnh giản đồ gia tốc có ý 
nghĩa thực tiễn nhằm giải quyết các thách thức về 
việc đảm bảo dữ liệu động đất cho các vùng động 
đất trung bình và yếu như Việt Nam. Bài báo trình 
bày cụ thể hóa phương pháp lựa chọn và hiệu chỉnh 
giản đồ gia tốc theo TCVN 9386-2012. Kết quả cho 
thấy, phương pháp lựa chọn và hiệu chỉnh giản đồ 
gia tốc đề xuất có hiệu quả cao khi các điều kiện 
ràng buộc quy định trong tiêu chuẩn thiết kế được 
trực tiếp kể đến khi xác định các hệ số hiệu chỉnh. 
Do đó, các giản đồ gia tốc sau hiệu chỉnh có phổ 
phản ứng đàn hồi phù hợp với phổ mục tiêu và đáp 
ứng các điều kiện đề ra. Phương pháp đề xuất đảm 
bảo độ tin cậy thông qua việc so sánh với phần 
mềm thương mại sẵn có và có thể được áp dụng 
linh hoạt trong thực tiễn tính toán. Ví dụ tính toán 
cung cấp bộ dữ liệu gia tốc động đất phù hợp với 
địa chấn khu vực phân tích, đặc biệt là các công 
trình có các chu kỳ dao động từ 0.5s đến 2.5s. Với 
kết cấu có chu kỳ dao động ngắn hơn, việc sử dụng 
giản đồ gia tốc đã thiết lập có thể dẫn đến độ sai 
lệch nhất định. Trong trường hợp này, các phân tích 
khác có thể được áp dụng như giải pháp chia nhỏ 
miền chu kỳ hiệu chỉnh để áp dụng cho các bộ giản 
đồ khác nhau nhằm tăng độ chính xác của kết quả 
phân tích. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. ECS (2005a). "Eurocode 8: Design of structures for 
earthquake resistance-part 1: general rules, seismic 
actions and rules for buildings". European Committee 
for Standardization Brussels. 
2. NRCC (2015). "National building code of Canada 
(NBCC)". National Research Council of Canada, 
Associate Committee on the National Building Code. 
3. ASCE-7 (2016). "Minimum Design Loads and 
Associated Criteria for Buildings and Other 
Structures". American Society of Civil Engineers. 
4. AASHTO (2017). "AASHTO LRFD Bridge Design 
Specifications 8th Edition". 
QUY CHUẨN - TIÊU CHUẨN 
76 Tạp chí KHCN Xây dựng - số 3/2021 
5. CSA-S6 (2019). "CSA-S6-19, Canadian highway 
bridge design code". Canadian Standards 
Association. 
6. TCVN-9386:2012. "Vietnam national standard - 
Design of structures for earthquake resistances". 
Ministry of Science and Technology. 
7. A.K. Chopra (2017). "Dynamics of structures. theory 
and applications to earthquake engineering". 
8. CSA-S6.1 (2019). "Commentary on CSA S6:19, 
Canadian Highway Bridge Design Code". CSA Group. 
9. G.M. Atkinson (2009). "Earthquake time histories 
compatible with the 2005 National building code of 
Canada uniform hazard spectrum". Canadian Journal 
of Civil Engineering. 36, 991-1000. 
10.F. Zhao, Y. Zhang, H. Lü (2006). "Artificial ground 
motion compatible with specified ground shaking 
peaks and target response spectrum". Earthquake 
Engineering and Engineering Vibration. 5, 41-48. 
11.P. Léger, A. Tayebi, P. Paultre (1993). "Spectrum-
compatible accelerograms for inelastic seismic 
analysis of short-period structures located in eastern 
Canada". Canadian Journal of Civil Engineering. 20, 
951-968. 
12. P. Léger, M. Leclerc (1996). "Evaluation of 
earthquake ground motions to predict cracking 
response of gravity dams". Engineering Structures. 
18, 227-239. 
13. J.E. Carballo, C.A. Cornell (2000). "Probabilistic 
seismic demand analysis: spectrum matching and 
design". Reliability of Marine Structures Program, 
Department of Civil Engineering. 
14.D. Michaud, P. Léger (2014). "Ground motions 
selection and scaling for nonlinear dynamic analysis 
of structures located in Eastern North America". 
Canadian journal of civil engineering. 41, 232-244. 
15. J. Hancock, J. Watson-Lamprey, N.A. Abrahamson, 
J.J. Bommer, A. Markatis, E. McCoy, R. Mendis 
(2006). "An improved method of matching response 
spectra of recorded earthquake ground motion using 
wavelets". Journal of earthquake engineering. 10, 67-
89. 
16. Seismosoft (2016). "SeismoMatch , software". 
17. V.T. Nguyen, N.Q. Vu, X.D. Nguyen (2020). 
"Application of seismic isolation for multi-story 
buildings in moderate seismicity areas like Vietnam". 
Journal of Physics: Conference Series, IOP 
Publishing, pp. 012119. 
18. X.D. Nguyen, L. Guizani (2020). "Optimal seismic 
isolation characteristics for bridges in moderate and 
high seismicity areas". Canadian Journal of Civil 
Engineering. 48, 642-655. 
19. Đ.V. Thuật (2011). "Tạo băng gia tốc nền từ phổ 
phản ứng gia tốc đàn hồi sử dụng chuỗi Fourier". Tạp 
chí Khoa học Công nghệ Xây dựng. 10, 3-14. 
20. V.N. Anh (2020). "Nghiên cứu sử dụng biến đổi 
wavelet tạo giả băng gia tốc nền theo điều kiện khớp 
phổ phản ứng để tính toán công trình chịu tác dụng 
của động đất". Đề tài khoa học công nghệ, Học viện 
Kỹ thuật quân sự. 
Ngày nhận bài: 20/8/2021. 
Ngày nhận bài sửa: 23/9/2021. 
Ngày chấp nhận đăng: 24/9/2021. 
QUY CHUẨN - TIÊU CHUẨN 
Tạp chí KHCN Xây dựng - số 3/2021 77 
Tên bài báo bằng tiếng Anh: 
CALIBRATION OF ARTIFICIAL EARTHQUAKE ACCELEROGRAMS ACCORDING TO TCVN 9386-2012 

File đính kèm:

  • pdfhieu_chinh_gian_do_gia_toc_dong_dat_dap_ung_theo_tieu_chuan.pdf
Ebook liên quan