Hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam về bảo vệ quyền phụ nữ trên cơ sở tiếp thu pháp luật quốc tế

Tóm tắt Hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam về bảo vệ quyền phụ nữ trên cơ sở tiếp thu pháp luật quốc tế: ... gắn liền với quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong hôn nhân. Quyền này lần đầu tiên được ghi nhận ở Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người (Điều 16): “1. Nam và nữ khi đủ tuổi đều có quyền kết hôn và xây dựng gia đình mà không có bất kỳ sự hạn chế nào về chủng tộc, quốc tịch hay tôn...tinh thần kém minh mẫn và do hoàn cảnh bức bách nên việc đối xử khoan hồng với họ là chính đáng và nhân đạo. Để bảo hộ thiên chức làm mẹ của người phụ nữ phạm tội thì luật hình sự Việt Nam ngoài chính sách khoan hồng khi xem xét TNHS còn cho phép trì hoãn, đình chỉ hoặc hủy bỏ áp dụng ... hóa và trừng phạt nghiêm khắc như: mua bán người vì mục đích mại dâm (điểm a khoản 2 Điều 119); mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em để đưa vào hoạt động mại dâm (điểm h khoản 2 Điều 120), chứa mại dâm (Điều 254), môi giới mại dâm (Điều 255). Những quy định nêu trên của BLHS Việt...

pdf15 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 290 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam về bảo vệ quyền phụ nữ trên cơ sở tiếp thu pháp luật quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 quyền bình đẳng giới của phụ nữ, pháp luật 
quốc tế yêu cầu PLHS quốc gia phải hủy bỏ tất 
cả quy định hình sự mà tạo nên sự phân biệt đối 
xử với phụ nữ và có biện pháp trừng phạt trong 
những trường hợp cần thiết, nhằm ngăn cấm 
mọi sự phân biệt đối xử với phụ nữ. 
Với nguyên tắc “Mọi người phạm tội đều 
bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt 
nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành 
phần, địa vị xã hội” được quy định tại khoản 2 
Điều 3, BLHS Việt Nam đã thể hiện rõ ràng 
chính sách đối xử bình đẳng, không có bất kỳ 
sự phân biệt nào về giới trong PLHS. Theo đó, 
người phạm tội dù là nam hay nữ đều sẽ phải 
chịu TNHS như nhau nếu phạm tội với những 
tình tiết giống nhau. Tính công bằng đó là 
nguyên tắc này là triệt để và xuyên suốt quá 
trình xây dựng, áp dụng PLHS. Không có bất 
kỳ điều khoản nào khác trong BLHS cho phép 
việc trừng trị nặng hơn hay nhẹ hơn đối với 
người phạm tội chỉ vì lí do giới tính của người 
đó. 
Không chỉ phủ nhận mọi sự phân biệt đối 
xử về giới, BLHS còn tội phạm hóa hành vi 
xâm phạm quyền bình đẳng giới của phụ nữ. 
T.T.H. Lê / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 30, Số 2 (2014) 12‐26 
21
Mặc dù khái niệm bình đẳng giới chỉ đến sự 
bình đẳng giữa nam và nữ, là quyền của cả hai 
giới nhưng xuất phát từ thực tiễn phụ nữ mới 
luôn là đối tượng bị phân biệt đối xử bởi lý do 
giới tính nên BLHS Việt Nam đã quy định tội 
danh tại Điều 130 là rội xâm phạm quyền bình 
đẳng của phụ nữ (chứ không phải tội xâm phạm 
quyền bình đẳng giới). Tuy nhiên, nội dung quy 
định ở Điều này chưa thực sự phản ánh đúng 
bản chất của hành vi phân biệt đối xử về giới 
tính đối với phụ nữ. Theo Điều 1 của Công ước 
CEDAW, hành vi xâm phạm quyền bình đẳng 
của phụ nữ hay nói cách khác là hành vi phân 
biệt đối xử với phụ nữ được hiểu là: “bất kỳ sự 
phân biệt, loại trừ hay hạn chế nào được đề ra 
dựa trên cơ sở giới tính, mà có tác dụng hoặc 
nhằm mục đích làm tổn hại hoặc vô hiệu hóa 
việc phụ nữ được công nhận, hưởng thụ hay 
thực hiện các quyền con người và tự do cơ bản 
trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn 
hóa, dân sự hay bất kể lĩnh vực nào khác, trên 
cơ sở bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ.” 
Theo định nghĩa này thì hành vi xâm phạm 
quyền bình đẳng của phụ nữ phải là hành vi 
tước đoạt, hạn chế các quyền, do cơ bản của 
người khác vì lý do người đó là phụ nữ. Hành 
vi xâm hại “được đề ra dựa trên cơ sở giới 
tính” tức là hành vi phát sinh từ động cơ kỳ thị 
giới tính. Vậy nhưng Điều 130 không làm rõ 
động cơ phạm tội đó mà chỉ định nghĩa hành vi 
xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ là hành 
vi của người “dùng vũ lực hoặc có hành vi 
nghiêm trọng khác cản trở phụ nữ tham gia 
hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học, văn hóa, 
xã hội”. 
Trong thực tế có những hành vi y hệt như 
được mô tả ở Điều 130 nhưng không phải là 
hành vi xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ. 
Ví dụ như trường hợp ai đó cản trở một người 
phụ nữ tham gia ứng cử vào cơ quan quyền lực 
nhà nước vì người đó sẽ là đối thủ cạnh tranh 
với mình (chứ không phải vì người đó là phụ 
nữ). Trường hợp này trách nhiệm của người vi 
phạm lại phải xem xét theo quy định tại Điều 
126 BLHS về Tội xâm phạm quyền bầu cử, 
quyền ứng cử của công dân. Do vậy, Điều 130 
BLHS cần có sự điều chỉnh để phản ánh đúng 
bản chất của hành vi xâm phạm quyền bình 
đẳng giới và tương thích với quy định của pháp 
luật quốc tế. 
b) Bảo vệ quyền tự do và an toàn về tình 
dục của phụ nữ 
Như đã đề cập, quyền tự do và an toàn về 
tình dục là một quyền con người cơ bản của 
toàn nhân loại nhưng đối tượng chủ yếu bị xâm 
hại quyền này là phụ nữ. Để bảo vệ quyền này, 
luật hình sự Việt Nam đã tội phạm hóa và trừng 
phạt nghiêm khắc với khung hình phạt có thể 
đến mức tử hình những hành vi xâm hại tình 
dục như: hiếp dâm (Điều 111), hiếp dâm trẻ em 
(Điều 112), cưỡng dâm (Điều 113), cưỡng dâm 
trẻ em (Điều 114), giao cấu với trẻ em (Điều 
115). Trong quy định về những tội phạm này, 
BLHS đặc biệt nhấn mạnh việc trừng phạt hành 
vi xâm hại tình dục mà làm tổn hại nghiêm 
trọng sức khỏe và nhân phẩm của người phụ nữ 
khi quy định tình tiết “làm nạn nhân có thai” là 
tình tiết tăng nặng TNHS ở tất các các tội danh 
nêu trên. 
Bên cạnh hành vi trực tiếp xâm hại tình dục, 
những hành vi khác làm tổn hại đến quyền tự 
do và an toàn tình dục cũng bị BLHS tội phạm 
hóa và trừng phạt nghiêm khắc như: mua bán 
người vì mục đích mại dâm (điểm a khoản 2 
Điều 119); mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt 
trẻ em để đưa vào hoạt động mại dâm (điểm h 
khoản 2 Điều 120), chứa mại dâm (Điều 254), 
môi giới mại dâm (Điều 255). 
Những quy định nêu trên của BLHS Việt 
Nam cơ bản đã đáp ứng yêu cầu của pháp luật 
quốc tế về việc: lên án và xóa bỏ bạo lực tình 
T.T.H. Lê / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 30, Số 2 (2014) 12‐26  
22
dục đối với với phụ nữ; hình sự hóa các hành vi 
buôn bán, bóc lột mại dâm, bóc lột tình dục phụ 
nữ. Tuy nhiên, so với nội dung quy định của 
pháp luật quốc tế, BLHS còn cần phải bổ sung 
thêm quy định tội phạm hóa một hành vi mà 
Tuyên bố về xóa bỏ bạo lực với phụ nữ năm 
1993 nhìn nhận là một loại bạo lực tình dục cần 
lên án. Đó là hành vi quấy rối tình dục - hành vi 
thường xảy ra đối với phụ nữ và trẻ em gái ở 
nơi làm việc, trường học hoặc những môi 
trường tập thể khác. Tuy tính chất, mức độ 
nguy hiểm có thể không bằng hành vi hiếp dâm, 
cưỡng dâm nhưng quấy rối tình dục cũng làm 
khủng hoảng tinh thần, xúc phạm nghiêm trọng 
nhân phẩm con người, cần phải bị ngăn cấm. 
c) Bảo vệ quyền tự do và an ninh cá nhân 
của phụ nữ 
Quyền tự do và an ninh cá nhân là những 
quyền cơ bản và tối thiểu mà pháp luật phải bảo 
vệ cho con người bởi chỉ khi nào có quyền 
sống, quyền tự do, bất khả xâm phạm về thân 
thể, sức khỏe thì con người mới có cơ hội 
hưởng thụ các quyền, tự do khác. Quyền tự do 
và an ninh cá nhân của phụ nữ được bảo vệ 
giống như của mọi công dân khác bởi PLHS 
Việt Nam bằng các quy định cấm và trừng phạt 
nghiêm những hành vi xâm phạm tính mạng, 
sức khỏe, quyền tự do của con người như: giết 
người, bức tử, cố ý gây thương tích, hành hạ, 
giam giữ người... Bên cạnh đó, có một số hành 
vi xâm hại quyền tự do và an ninh cá nhân chủ 
yếu nhằm vào phụ nữ hoặc các nhóm xã hội dễ 
bị tổn thương khác bị luật hình sự lên án như: 
Tội mua bán người ở Điều 119 (trước khi được 
sửa đổi năm 2009 vốn là tội mua bán phụ nữ); 
tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ 
chồng, con, cháu ở Điều 151. Những quy 
định kể trên chính là cơ sở để ngăn chặn, trừng 
trị hành vi bạo lực và tước đoạt tự do của phụ 
nữ, hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu của pháp 
luật quốc tế về xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ. 
Tuy nhiên, liên quan đến hành vi mua bán 
người tại Điều 119, BLHS cần có sửa đổi, bổ 
sung hoặc văn bản hướng dẫn cho tương thích 
với pháp luật quốc tế. Điều 119 quy định về Tội 
mua bán người như sau: “1. Người nào mua bán 
người thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. 2. 
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau 
đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến hai mươi 
năm”. Hành vi mua bán người ở đây không 
được BLHS định nghĩa nên chỉ có thể suy diễn 
từ nghĩa của từ ngữ để hiểu rằng mặt khách 
quan của tội mua bán người biểu hiện bằng hai 
loại hành vi sau: 
i) Mua người: là việc đưa tiền hoặc bất cứ 
giá trị vật chất nào để đổi lấy sự quản lý đối với 
một người - tức người bị mua. Đối tượng nhận 
tiền có thể là chính người bị mua hoặc người 
khác đang quản lý người bị mua, kể cả quản lý 
hợp pháp (người giám hộ, người đại diện, người 
mà người bị mua đang lệ thuộc vào) lẫn quản lý 
không hợp pháp (kẻ bắt cóc, mua, lừa gạt) 
ii) Bán người: là việc nhận tiền hoặc bất cứ 
giá trị vật chất để đổi lấy sự quản lý đối với một 
người - tức người bị bán. Người nhận tiền có 
thể là chính người bị bán cũng có thể là người 
khác đang quản lý người bị bán, tương tự như 
trường hợp mua người trên. 
Cách hiểu đó sẽ khiến cho hành vi mua bán 
người trong BLHS khác với hành vi tương ứng 
được mô tả ở Điều 3 (a) của Nghị định thư về 
ngăn ngừa, trấn áp và trừng trị hành vi buôn 
bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em bổ sung 
cho Công ước của Liên Hợp quốc về chống tội 
phạm có tổ chức xuyên quốc gia năm 2000. 
Nghị định thư này mô tả hành vi buôn bán 
người gồm rất nhiều loại hành vi khác nhau như 
sau: “Việc buôn bán người nghĩa là việc mua, 
vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp và nhận 
người nhằm mục đích bóc lột bằng cách sử 
dụng hoặc đe doạ sử dụng vũ lực hoặc bằng 
các hình thức ép buộc, bắt cóc, lừa gạt, man trá 
T.T.H. Lê / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 30, Số 2 (2014) 12‐26 
23
hay lạm dụng quyền lực hoặc vị thế dễ bị tổn 
thương hoặc bằng việc đưa, nhận tiền hay lợi 
nhuận để đạt được sự đồng ý của một người 
nhằm kiểm soát những người khác”. Như vậy, 
so với quy định của Nghị định thư thì quy định 
hiện hành của BLHS về tội mua bán người có 
khả năng bỏ lọt một số dạng hành vi mua bán 
người. Trong thời gian tới, đề nghị các cơ quan 
có thẩm quyền cần nghiên cứu vấn đề này, bảo 
đảm phù hợp với yêu cầu của pháp luật quốc tế 
và tránh bỏ lọt tội phạm. 
d) Bảo vệ quyền tự do hôn nhân của phụ nữ 
Như đã phân tích, quyền tự do kết hôn là 
một nhân quyền cơ bản có ở phụ nữ cũng như 
nam giới. Tuy nhiên, do đặc tính dễ bị xâm hại 
của quyền này ở phụ nữ nên pháp luật quốc tế 
nhấn mạnh yêu cầu bảo vệ đối với phụ nữ. Để 
đảm bảo quyền “tự do lựa chọn người để kết 
hôn và chỉ kết hôn khi mình được tự do quyết 
định và hoàn toàn tự nguyện” của phụ nữ được 
quy định tại Điều 16 Công ước CEDAW, 
BLHS Việt Nam quy định cấm và trừng phạt 
hành vi cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân 
tự nguyện, tiến bộ (Điều 146). Theo đó, người 
nào “cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự 
nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn 
hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến 
bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh 
thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác” 
sẽ bị xem xét trách nhiệm hình sự về tội này. 
Như vậy, để bảo đảm tính tự nguyện hoàn 
toàn của quyết định kết hôn, luật hình sự nước 
ta còn trừng phạt hành vi tổ chức cho người 
chưa đủ tuổi kết hôn hoặc kết hôn với người 
chưa đủ tuổi (Tội tổ chức tảo hôn, Tội tảo hôn - 
Điều 148); hành vi đăng ký kết hôn trái pháp 
luật, trong đó bao gồm việc cho phép đăng ký 
kết hôn đối với cuộc hôn nhân không đảm bảo 
tính tự nguyện hoặc kết hôn với người chưa đủ 
tuổi (Tội đăng ký kết hôn trái pháp luật - Điều 
149). Những quy định này đã hoàn toàn đáp 
ứng được các yêu cầu của pháp luật quốc tế về 
bảo vệ quyền tự do kết hôn của con người nói 
chung và của phụ nữ nói riêng. 
3. Một số kiến nghị hoàn thiện các quy định 
của Bộ luật hình sự Việt Nam về bảo vệ 
quyền phụ nữ nhằm đáp ứng những yêu cầu 
của pháp luật quốc tế 
Những đánh giá ở mục 2 trên đây cho thấy 
các quy định trong BLHS Việt Nam hiện nay 
cơ bản đáp ứng tốt, thậm chí có những điểm 
tiến bộ so yêu cầu của pháp luật quốc tế về bảo 
vệ quyền của phụ nữ. Tuy nhiên, bên cạnh đó 
cũng vẫn còn có một số vấn đề cần tiếp tục 
hoàn thiện để tương thích với các Điều ước 
quốc tế liên quan. Vì vậy, trong bài viết này, 
chúng tôi kiến nghị hoàn thiện ba tội phạm cụ 
thể trong BLHS liên quan đến việc bảo vệ 
quyền phụ nữ nhằm đáp ứng các yeue cầu của 
pháp luật quốc tế. 
3.1. Hoàn thiện tội buộc người lao động, cán bộ, 
công chức thôi việc trái pháp luật (Điều 128 
BLHS) 
Đây là vấn đề liên quan đến yêu cầu bảo 
đảm việc làm cho người lao động nữ mang thai, 
sinh nở mà Công ước CEDAW quy định: “Cấm 
những hành động kỷ luật, sa thải phụ nữ với lý 
do có thai hay nghỉ đẻ”. Để thực hiện yêu cầu 
này nếu chỉ áp dụng quy định tại Điều 128 
BLHS hiện hành về tội buộc người lao động, 
cán bộ, công chức thôi việc trái pháp luật là 
chưa thỏa đáng. Điều 128 quy định: “Người nào 
vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà buộc 
người lao động, cán bộ, công chức thôi việc trái 
pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt 
cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm 
hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm”. Theo 
đó, người có hành vi buộc người lao động nữ 
thôi việc vì lí do mang thai, sinh nở tối đa chỉ bị 
phạt tù đến một năm kể cả đã áp dụng tình tiết 
T.T.H. Lê / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 30, Số 2 (2014) 12‐26  
24
tăng nặng TNHS là phạm tội đối với phụ nữ có 
thai. Đó là chưa kể việc tình tiết tăng nặng 
TNHS sẽ không được áp dụng nếu việc sa thải 
không diễn ra trong thời gian mang thai mà 
diễn ra trong thời gian sinh nở, nuôi con nhỏ. 
Hậu quả pháp lý đó là không cân xứng với mức 
độ nguy hiểm của hành vi phạm tội vì hành vi 
phạm tội trong trường hợp này không chỉ xâm 
hại quyền an sinh việc làm của người lao động 
mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả 
năng kinh tế đảm bảo cho việc hưởng các dịch 
vụ chăm sóc sức khỏe, chế độ dinh dưỡng cần 
thiết của người phụ nữ mang thai cũng như việc 
chăm sóc, nuôi dưỡng con nhỏ của người ấy. 
Do đó, để tương xứng với mức độ nguy hiểm 
của tội phạm, bảo đảm tính răn đe, ngăn ngừa 
tội phạm, thể hiện chính sách bảo hộ đặc biệt 
đối với thiên chức làm mẹ của người phụ nữ thì 
Điều 128 BLHS nên được bổ sung một khung 
hình phạt tăng nặng nhằm nhấn mạnh khía cạnh 
này. Cụ thể, theo chúng tôi, Điều 128 nên sửa 
đổi, bổ sung như sau: 
“Điều 128. Tội buộc người lao động, cán 
bộ, công chức thôi việc trái pháp luật (sửa đổi, 
bổ sung) 
1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá 
nhân khác mà buộc người lao động, cán bộ, 
công chức thôi việc trái pháp luật gây hậu quả 
nghiêm trọng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo 
không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba 
tháng đến một năm. 
2. Trường hợp phạm tội vì lý do người lao 
động, cán bộ, công chức đó mang thai hoặc sinh 
nở thì bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm”. 
3.2. Hoàn thiện tội xâm phạm quyền bình đẳng 
của phụ nữ (Điều 130 BLHS) 
Theo đó, cần sửa đổi Điều 130 BLHS về tội 
xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ để tội 
danh này phản ánh đúng bản chất của hành vi 
phân biệt đối xử trên cơ sở giới tính đối với phụ 
nữ và phản ánh đầy đủ các dạng của hành vi 
này mà pháp luật quốc tế đã mô tả. Như đã đề 
cập, hành vi xâm phạm quyền bình đẳng của 
phụ nữ được Công ước CEDAW định nghĩa là: 
“bất kỳ sự phân biệt, loại trừ hay hạn chế nào 
được đề ra dựa trên cơ sở giới tính, mà có tác 
dụng hoặc nhằm mục đích làm tổn hại hoặc vô 
hiệu hóa việc phụ nữ được công nhận, hưởng 
thụ hay thực hiện các quyền con người và tự do 
cơ bản trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã 
hội, văn hóa, dân sự hay bất kể lĩnh vực nào 
khác, trên cơ sở bình đẳng giữa nam giới và 
phụ nữ”. Theo định nghĩa này thì bản chất của 
hành vi xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ 
thể hiện ở các khía cạnh (về khách quan: là bất 
kỳ sự phân biệt, loại trừ hay hạn chế nào đối 
với phụ nữ; về động cơ: do tư tưởng kỳ thị, 
phân biệt đối xử về giới tính đối với phụ nữ và 
về mục đích: làm tổn hại hoặc tước đoạt của 
phụ nữ các nhân quyền, tự do cơ bản trên tất cả 
các lĩnh vực của đời sống mà pháp luật đã thừa 
nhận phụ nữ và nam giới bình đẳng trong việc 
hưởng thụ. Do đó, Điều 130 BLHS nên được 
sửa đổi lại như sau: 
“Điều 130. Tội xâm phạm quyền bình đẳng 
của phụ nữ (sửa đổi, bổ sung) 
Người nào dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác 
nhằm tước đoạt hoặc hạn chế các quyền, tự do 
cơ bản về chính trị, dân sự, kinh tế, khoa học, 
văn hóa, xã hội của phụ nữ vì lý do giới tính 
của người đó thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không 
giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng 
đến một năm”. 
Lưu ý, các thủ đoạn khác ở đây có thể hiểu 
bao gồm những hành vi như: đe dọa dùng vũ 
lực; lăng mạ, xúc phạm; khủng bố tinh thần; 
tuyên truyền, xúi giục sự phân biệt, kỳ thị trong 
cộng đồng, tập thể 
3.3. Tội phạm hóa hành vi quấy rối tình dục 
Đây là một loại hành vi bạo lực tình dục đã 
bị pháp luật quốc tế lên án và mong muốn xóa 
bỏ, đòi hỏi BLHS phải ngăn cấm, trừng trị. Để 
T.T.H. Lê / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 30, Số 2 (2014) 12‐26 
25
giải quyết yêu cầu này, theo chúng tôi có hai 
phương án. Phương án thứ nhất là quy định một 
tội danh mới về tội quấy rối tình dục. Phương 
án thứ hai là sửa đổi Điều 116 về tội dâm ô với 
trẻ em theo hướng có thể áp dụng để xử lý 
những hành vi quấy rối tình dục. Chúng tôi 
nghiêng về việc sử dụng phương án thứ hai hơn 
vì bản chất của hành vi quấy rối tình dục cũng 
giống như hành vi dâm ô là có những thủ đoạn 
kích động dâm dục với nạn nhân nhằm thỏa 
mãn nhu cầu sinh dục của bản thân nhưng 
không thực hiện hành vi giao cấu với nạn nhân. 
Do đó, phương án sửa đổi Điều 116 BLHS hiện 
hành để xử lý hành vi quấy rối tình dục như 
sau: 
Điều 116. Tội dâm ô đối với người khác 
hoặc Tội quấy rối tình dục (sửa đổi) 
1. Người nào có hành vi dâm ô/quấy rối 
tình dục đối với người khác, thì bị phạt tù từ 
sáu tháng đến ba năm. 
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp 
sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm: 
a) Đối với trẻ em; 
b) Phạm tội nhiều lần; 
c) Đối với nhiều người; 
d) Đối với người mà người phạm tội có 
trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; 
đ) Gây hậu quả nghiêm trọng; 
e) Tái phạm nguy hiểm. 
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng 
hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 
bảy năm đến mười hai năm. 
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm 
nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công 
việc nhất định từ một năm đến năm năm”. 
Trên đây là một số kiến nghị bước đầu 
nhằm hoàn thiện các quy định của PLHS Việt 
Nam về bảo vệ quyền phụ nữ để đáp ứng các 
yêu cầu của pháp luật quốc tế. Tuy nhiên, việc 
tiếp tục nghiên cứu các quy định của PLHS 
Việt Nam để phù hợp với tình hình thực tiễn 
bảo vệ nhân quyền của phụ nữ ở Việt Nam, 
tương thích với quy định của các ngành luật 
khác có liên quan trong hệ thống pháp luật quốc 
gia và pháp luật quốc tế vẫn là đòi hỏi cấp bách 
trong giai đoạn hiện nay. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh 
Tùng (đồng chủ biên), Giáo trình Lý luận và pháp 
luật về quyền con người, Nxb. Đại học Quốc gia 
Hà Nội, 2011. 
[2] Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, 
Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 19/11/1986 “Hướng 
dẫn áp dụng một số quy định trong Phần các tội 
phạm của BLHS”. 
[3] Liên Hợp quốc, Hiến chương năm 1945. 
[4] Liên Hợp quốc, Tuyên ngôn toàn thế giới về 
quyền con người năm 1948. 
[5] Liên Hợp quốc, Công ước về kết hôn tự nguyện, 
tuổi kết hôn tối thiểu và việc đăng ký kết hôn năm 
1962. 
[6] Liên Hợp quốc, Công ước quốc tế về các quyền 
kinh tế, xã hội và văn hóa và Công ước quốc tế về 
các quyền dân sự, chính trị năm 1966. 
[7] Liên Hợp quốc, Công ước về xóa bỏ mọi hình 
thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ năm 1979. 
[8] Liên Hợp quốc, Tuyên bố về xóa bỏ bạo lực đối 
với phụ nữ năm 1993. 
[9] Liên Hợp quốc, Nghị định thư về việc ngăn ngừa, 
phòng chống và trừng trị việc buôn bán người, đặc 
biệt là phụ nữ và trẻ em, bổ sung công ước về 
chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia năm 
2000. 
[10] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt 
Nam, BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 
2009). 
T.T.H. Lê / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 30, Số 2 (2014) 12‐26  
26
Perfecting the Provisions of Vietnam’s Criminal Code 
on Women’s Rights Protection on the Basis of 
Receiving International Law 
Trần Thị Hồng Lê 
Military Technical Academy, Ministry of Defense, 
236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hanoi, Vietnam 
Abstract: As one of the vulnerable social groups, women are given the special protection by 
international law on human rights. The contents and requirements of that protection system are used 
by the author as a basis for assessing and proposing the solutions to perfect the provisions of 
Vietnam's current Criminal Code on Women's Rights Protection. 
Keywords: Protection of women's rights, perfecting the Criminal Code, receiving international law. 

File đính kèm:

  • pdfhoan_thien_cac_quy_dinh_cua_bo_luat_hinh_su_viet_nam_ve_bao.pdf