Học toán vui nhộn với các món ăn

Tóm tắt Học toán vui nhộn với các món ăn: ...é thêm yêu môn toán, bạn có thể tận dụng khi nấu ăn, khi đi siêu thị hay đi chơi để dạy bé học toán một cách hiệu quả nhé!  1 Học toán khi nấu ăn Không hề khó để nhận ra việc nấu ăn giúp cho môn toán như thế nào. Bé đã có thể đếm và viết số đến 100 và làm các phép cộng – trừ đơn giản. N...i với ba, vậy sẽ là bao nhiêu? Nải chuối này có bao nhiêu quả nhỉ? Bạn có thể nghĩ ra vô vàn bài toán kiểu như vậy cho bé. Tất nhiên toán học không chỉ có đếm. Còn những khái niệm về hình khối và kích thước nữa. Ví dụ, cho bé so sánh hộp to và nhỏ. Hãy để cho bé nghĩ xem trong hộp nào nhiề...ăn. Với bé lớn hơn chút, bạn có thể rải một ít hạt ngũ cốc khô lên bàn rồi cho bé đếm, tiếp tục thêm vài hạt hay bớt vài hạt và bảo bé làm phép tính cộng, trừ. Chẳng hạn, mẹ có 10 hạt lạc, giờ mẹ cho thêm 3 hạt nữa, con xem có mấy hạt tất cả?  2 Hình học Các loại thực phẩm có đủ hình ...

pdf10 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 289 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Học toán vui nhộn với các món ăn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học toán vui nhộn với các món ăn 
Toán nhiều khi bị xem là khó nhằn, khô khan. Nhưng thực ra có thể học 
toán một cách cực vui và hứng thú như một trò chơi vào bữa ăn vậy. 
Tin liên quan 
Học toán có thể là trò chơi thú vị với các bé. Ảnh: Internet. 
Như một hình thức giáo dục trẻ tại nhà, chúng tôi rất thích gắn việc học vào 
các hoạt động hằng ngày, thậm chí cả việc khó như dạy cho trẻ về phân số, tỉ 
lệ, vẫn có thể học được qua những cách rất vui. Dưới đây là chia sẻ về cách 
khiến trẻ thấy toán rất thú vị qua bữa trưa của gia đình. 
 Phân số trong toán học 
Thật là khó để trẻ có thể hiểu được rằng 1/3 thì lớn hơn ¼. Vì số 4 thì lớn hơn 
số 3 mà, vậy nên dễ hiểu vì sao bé khó mà hình dung ra được điều này. Vậy 
nên, mẹo hay dưới đây có thể giúp bé có thể hiểu về phân số một cách trực 
quan. Thực đơn bánh sandwiches và mấy quả táo là một thực đơn lý tưởng để 
bé “nghiên cứu toán học” đấy! 
Cách thức 
Với cái bánh sandwiches ngon tuyệt, chúng tôi cắt bánh theo nhiều tỉ lệ khác 
nhau. Dưới đây là một số cách chúng ta có thể học toán từ bánh Sandwiches: 
Học toán với bánh mì 
- Chia các chiếc bánh theo các tỉ lệ khác nhau, ghi lại con số các tỉ lệ vào một 
cái thẻ cho bé. (Ví dụ, một chiếc chia làm 3, một chiếc chia làm 4, một chiếc 
chia làm 5) 
- Sắp xếp các miếng bánh theo kích cỡ từ nhỏ nhất đến lớn nhất. 
- Trộn các thẻ ghi tỉ lệ lại, và nhặt ngẫu nhiên lên một chiếc. Tìm miếng bánh 
tương ứng đặt vào đĩa của người chọn. 
- Đếm số miếng bánh, sau đó cố gắng sắp xếp lại thành một chiếc bánh hoàn 
chỉnh từ phần của mình 
- Và ăn thôi! 
Sau khi “giải quyết” những chiếc bánh, chúng ta có thể tiếp tục lặp lại bài học 
này với những quả táo tráng miệng! Chắc chắn bọn trẻ sẽ thấy thú vị với bữa 
trưa cũng như với món “toán học đời thường” này. 
Lưu ý, với trò này, ta cũng có thể áp dụng lên những món khác như bánh mì 
gối, hay các loại bánh trái phù hợp khác! 
Bí quyết dạy bé học toán mọi lúc, mọi nơi 
Để bé thêm yêu môn toán, bạn có thể tận dụng khi nấu ăn, khi đi siêu thị 
hay đi chơi để dạy bé học toán một cách hiệu quả nhé! 
 1 
Học toán khi nấu ăn 
Không hề khó để nhận ra việc nấu ăn giúp cho môn toán như thế nào. 
Bé đã có thể đếm và viết số đến 100 và làm các phép cộng – trừ đơn 
giản. Nhưng nấu ăn có thể dạy bé nhiều khái niệm khác nữa: 
• Phân số: Khi công thức nấu ăn yêu cầu 1/2 chén và bạn gấp đôi hoặc 
giảm đi một nửa công thức thì bạn sẽ cần bao nhiêu? 
• Đong đếm: Hãy để bé đong bằng thìa, hoặc chén có vạch đo giúp bạn. 
Cái gì lớn hơn - 1/2 hay 3/4 chén? Để bé đo kích thước chiếc chảo mà 
bạn đang dùng. 
• Ước lượng và dung tích: Cái chảo mà bé chọn có đựng đủ chỗ nước 
canh này không? 
• Thời gian: Nướng bánh quy trong 10 phút và chúng đã ở trong lò 
được 5 phút rồi. Vậy còn bao nhiêu phút nữa? Chúng sẽ ra lò lúc mấy 
giờ? 
Nấu ăn cùng mẹ giúp bé phát triển kỹ năng toán học một cách tuyệt 
vời. 
 2 
Học toán khi đi siêu thị 
Siêu thị - một chỗ tuyệt vời, nơi có bao nhiêu thứ để đếm. Ví dụ, ra cho 
bé đề toán, đếm tất cả các nhân viên siêu thị bé thấy. Hoặc có bao nhiêu 
loại nước hoa quả trên các giá. "Các máy tính bé nhỏ" sẽ sẵn sàng làm 
những gì mẹ nói: chẳng hạn lấy 5 thanh sôcôla nhỏ, xếp vào giỏ 8 quả 
cà chua, 2 hộp sữa tươi và 3 hộp sữa chua. Hai với ba, vậy sẽ là bao 
nhiêu? Nải chuối này có bao nhiêu quả nhỉ? Bạn có thể nghĩ ra vô vàn 
bài toán kiểu như vậy cho bé. 
Tất nhiên toán học không chỉ có đếm. Còn những khái niệm về hình 
khối và kích thước nữa. Ví dụ, cho bé so sánh hộp to và nhỏ. Hãy để 
cho bé nghĩ xem trong hộp nào nhiều nước trái cây hơn. Cho bé tự tìm 
các hộp nước trái cây giống nhau và khác nhau. Hãy gây sự chú ý cho 
bé: đồ lỏng đo bằng lít, mililít, đồ cứng đo bằng kilogam và gam. Trên 
các giá có bao nhiêu đồ được đóng gói với các hình khác nhau: hình 
tròn, hình vuông, hình chữ nhật... 
 3 
Học toán trên đường phố 
Khi bạn cùng bé đi dạo phố, hãy chỉ cho bé thấy những con số trên 
đường, những biển hiệu cửa hàng... Đọc to con số nếu bạn nhìn thấy 
chúng. Đếm số người đứng chờ trên vỉa hè, số bậc thang trong siêu thị, 
số đèn xanh – đèn đỏ trên đường đi...Bé của bạn có thể nhận diện con 
số tới 10 ngay cả khi bé chưa đi mẫu giáo. 
Bí quyết giúp con học toán bằng các trò chơi trong bếp 
Những hướng dẫn dưới đây từ các chuyên gia giáo dục của Sheknows sẽ 
giúp bạn dạy con học toán một cách vui thích trong gian bếp của gia 
đình. 
 1 
Đếm, cộng, trừ 
Bé 3-4 tuổi có thể thực hành kỹ năng đếm, chẳng hạn có bao nhiêu quả 
dâu tây, bao nhiêu chiếc bánh ngọt, có mấy người ngồi xung quanh bàn 
ăn. 
Với bé lớn hơn chút, bạn có thể rải một ít hạt ngũ cốc khô lên bàn rồi 
cho bé đếm, tiếp tục thêm vài hạt hay bớt vài hạt và bảo bé làm phép 
tính cộng, trừ. Chẳng hạn, mẹ có 10 hạt lạc, giờ mẹ cho thêm 3 hạt nữa, 
con xem có mấy hạt tất cả? 
 2 
Hình học 
Các loại thực phẩm có đủ hình dạng và kích thước. Hãy dạy bé cách 
nhận dạng các hình dạng từ những loại đồ ăn: Hình vuông (bánh ngọt), 
hình tam giác (một lát dâu tây), hình tròn (bát đựng cháo), hình ovan 
(quả trứng)... 
Bạn có thể cho bé dùng ngón tay để tự vẽ lên những hình bé nghĩ ra. 
Nếu mẹ khéo tay, có thể cắt tỉa từ củ quả cho con xem các hình khác 
như hình trái tim, hình ngôi sao... 
 3 
Đơn vị đo lường 
Bạn có thể giúp trẻ học về học về các đơn vị đo lường trong lúc nấu 
nướng: Nói về cách đong các chất lỏng như dùng cốc (đựng nước), thìa 
(đựng mắm)... giới thiệu cho con biết về các đơn vị khác như gam, 
kilogam... Bạn cũng có thể dạy con những đơn vị đo lường lớn hơn, và 
nói cho bé nghe những khái niệm đầu tiên về số thập phân như: một 
nửa cốc nước, 1/3 cốc nước... và chỉ cho con thấy sự khác biệt. 
 4 
Phân số 
Cắt một chiếc bánh ngọt ra thành 4 phần hay cắt một quả táo thành 4 
miếng nhỏ... là những cách giúp bé học về phân số. Mẹ có thể lấy một 
miếng (một phần tư) ra và để lại 3 miếng. Chỉ cho bé thấy 2/4 bằng với 
một nửa. Tuần sau đó, hãy cắt chiếc bánh thành 3 phần, 6 phần, 8 phần 
và giới thiệu tiếp với con về các phân số khác 
 5 
Phép nhân 
Các bé tiểu học có thể trau dồi khả năng làm toán với một chiếc bánh 
ngọt mềm: Mỗi chiếc bánh chia làm 6 hàng và mỗi hàng có 5 ô. Cho bé 
thực hiện phép nhân xem chiếc bánh có tất cả bao nhiêu ô (6 x 5 = ?) 
Các bé lớn hơn có thể thực hành phép nhân bằng cách tăng gấp đôi 
hoặc gấp ba lần một công thức nấu ăn: Chẳng hạn, mẹ cần một cốc bột 
và 3/4 cốc nước để làm được 12 chiếc bánh. Bây giờ nếu mẹ muốn làm 
24, 36 hay 48 chiếc bánh thì sẽ cần bao nhiêu cốc nước và bao nhiêu 
cốc bột? 

File đính kèm:

  • pdfhoc_toan_vui_nhon_voi_cac_mon_an.pdf
Ebook liên quan