Hướng dẫn học Lịch sử triết học phương Đông - Trần Thị Huyền (Phần 1)

Tóm tắt Hướng dẫn học Lịch sử triết học phương Đông - Trần Thị Huyền (Phần 1): ... xử sĩ bàn ngang" hay "việc nước". Nhìn chung họ đều đứng trên lập trường của giai cấp mình, tầng lớp mình mà phê phán (để cải tổ hay để lật đổ) trật tự xã hội cũ, xây dựng (trong tư tưởng) xã hội tương lai và tranh luận, phê phán, đả kích lẫn nhau. Lịch sử gọi là thời kì "Bách gia chư tử" (tr... "hợp", bốn là hiểu biết về "hành động". Trong sự hiểu biết về "danh" và "thực", "Kinh thuyết hạ" viết : "Danh là cái nhờ đó mà ta gọi vật, thực là cái được ta gọi qua danh". "Danh dùng để nêu lên cái thực". Phái hậu Mặc đã chia danh ra làm ba loại : "danh chung", "danh từng loại", "danh riêng..., tinh thần tiều tuỵ, muốn lưu lại cái danh hão mấy trăm năm sau khi chết, nhưng khi chết rồi có cách nào làm cho nắm xương khô tàn tươi lại, tái sinh mà hưởng lạc thú, mà nghe tiếng khen ở đời được không ? Theo Dương Chu, vạn vật sinh ra từ tự nhiên, thuận theo lẽ tự nhiên, tồn ngã, quý sinh,...

pdf70 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 242 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Hướng dẫn học Lịch sử triết học phương Đông - Trần Thị Huyền (Phần 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ắc để quyết định, không 
dùng nhân đức, ân nghĩa. 
 64
29. Thuyết Âm dương và tư tưởng cốt lõi của Dịch 
Cùng với học thuyết Ngũ hành, học thuyết Âm dương là quan điểm về vũ trụ quan trọng nhất 
của triết học Trung Quốc cổ đại. Nếu như học thuyết Ngũ hành chủ yếu giải thích cơ cấu của vũ 
trụ, thì học thuyết Âm dương lại đi sâu vào lí giải nguồn gốc và sự biến đổi của vạn vật trong thế 
giới. Quan điểm về "âm", "dương" đã được nói đến trong sách "Quốc ngữ" viết vào thế kỉ IV tr. 
CN. Học thuyết Âm dương đặc biệt được thể hiện trong tư tưởng của "Kinh Dịch", tác phẩm cổ 
điển vĩ đại nhất của Trung Hoa thời cổ trong đó ý nghĩa triết lí vũ trụ và nhân sinh của nó hết sức 
phong phú và sâu sắc. 
Theo "Kinh Dịch" thì sự biến dịch trong vũ trụ từ Vô cực đến Thái cực, Thái cực sinh Lưỡng 
nghi (nghi âm và nghi dương) ; Lưỡng nghi sinh Tứ tượng (Thái dương, Thiếu dương, Thái âm, 
Thiếu âm, biểu tượng cho bốn yếu tố vật lí : lửa, kim khí, nước, gỗ) ; Tứ tượng sinh ra Bát quái 
(tám quẻ) tượng trưng cho tám yếu tố vật chất cơ bản của thế giới. Mỗi quẻ gồm ba vạch, vạch 
liền biểu tượng cho khí dương (-), vạch đứt biểu tượng cho khí âm (- -), lần lượt chồng lên theo 
thứ tự sẽ được : Kiền là trời, Khôn là đất, Chấn là sấm, Tốn là gió, Khảm là nước, Li là lửa, Cấn 
là núi, Đoài là đầm. Lấy mỗi quẻ trong tám quẻ lần lượt chồng lên nhau tạo ra 64 quẻ kép, gọi là 
Trùng quái..., từ đó sinh ra vạn vật đều thuận lẽ tính mệnh và làm tròn đạo biến hoá ; phân tán ra 
thì muôn phần khác nhau, thống nhất về đạo thì đó là một. Mỗi quẻ kép có sáu hào (vạch), ba 
vạch trên là ngoại quẻ, ba vạch dưới là nội quẻ, tổng cộng có 384 hào. 
Trong "Kinh Dịch" có ba điểm căn bản, một là "Dịch", hai là "Tượng", và ba là "Từ" là vạch 
ra trạng thái luôn biến hoá của vạn vật. Nguyên nhân sự biến hoá không ngừng của vũ trụ là do 
sự liên hệ, tác động giữa hai nguyên động lực của thế giới "âm" và "dương" vừa đối lập, vừa ràng 
buộc, tương tác, bồi bổ lẫn nhau trong Thái cực. Do vậy , "Kinh Dịch" mới viết : "Cương nhu 
tương thôi nhi sinh biến hoá", "Sinh sinh chi vị dịch". Tượng là sự biến dịch của vạn vật được 
biểu tượng qua các quẻ. Các quẻ đều tượng trưng ý nghĩa nào đó về sự vật, hiện tượng gọi là 
"Tượng". Vậy "Tượng" là nguyên bản để làm mẫu, vật là cái được mô phỏng theo nguyên bản mà 
thành vậy. 
Vì thế "Kinh Dịch" nói : "Dịch là tượng vậy, tượng là phỏng theo vậy". Nhưng nếu chỉ dựa 
vào "Tượng" biểu thị được ý tượng thôi thì không đủ biết được mọi ý nghĩa, mọi điều cát hung, 
động tĩnh của "Tượng" hàm chứa trong quẻ, nên phải có "Từ". "Bởi thế cho nên tượng là do 
thánh nhân thấy điều sâu kín của thiên hạ mà suy ra hình dáng và lấy tượng ở vật thích nghi nên 
gọi là tượng ; đấng thánh nhân thấy sự hoạt động trong thiên hạ, xem sự hội tụ và thông thường 
mà thi hành điều lễ, trình bày bằng lời nói để quyết đoán sự tốt, xấu nên gọi là hào". 
 65
Theo học thuyết Âm dương, nguyên lí tối cao và là nguồn gốc biến hoá của mọi sự vật, hiện 
tượng trong vũ trụ là sự liên hệ, tác động giữa hai thế lực "âm", "dương" trong Thái cực. Thái cực 
là nguyên thể đầu tiên của thế giới bao hàm trong nó hai mặt đối lập "âm" và "dương". "Dương" 
nguyên nghĩa là ánh sáng mặt trời và những gì thuộc về ánh sáng mặt trời ; "âm" là bóng tối và 
những gì thuộc về bóng tối. Trong sự phát triển về sau, "âm" và "dương" được coi là hai thế lực 
cơ bản của vũ trụ ; tiềm ẩn trong Thái cực, biểu thị và chi phối vạn vật trong thế giới, từ tự nhiên 
đến xã hội từ "đạo trời" đến "đạo người", từ vật vô cùng lớn đến vật vô cùng nhỏ, từ cái giản đơn 
đến cái phức tạp, từ cỏ cây, động vật đến con người như : trời và đất, sáng và tối, nóng và lạnh, 
hút và đẩy, cương và nhu, động và tĩnh, trong và đục, nặng và nhẹ, thể chất và tinh thần, đồng 
hoá và dị hoá, giống đực và giống cái, vua và tôi, cha và con, chồng và vợ, hưng và vong, chính 
và tà, hàn và nhiệt, khí và huyết, phủ và tạng, tì và vị... 
Trong Thái cực, "âm", "dương" là hai mặt, hai thế lực hoàn toàn đồng đẳng với nhau, vừa đối 
lập, đun đẩy nhau vừa chế ước, liên hệ, hấp dẫn, tương tác nhau. Có mặt "âm" mới có mặt 
"dương", trong khí "âm" có khí "dương" và trong khí "dương" đã bao hàm khí "âm". "Hệ từ hạ 
truyện" viết : "Dương quái đa âm ; âm quái đa dương". Chính từ sự đối lập, liên hệ, tác động qua 
lại lẫn nhau giữa hai mặt "âm" và "dương" trong một thể thống nhất là Thái cực, đã tạo nên trời 
đất, bốn mùa, các yếu tố cơ bản của vạn vật, và làm nảy sinh ra vạn vật, muôn loài phong phú, đa 
dạng trong thế giới ; khiến cho sự vật, hiện tượng vận động, biến hoá không ngừng. Do vậy, 
"Kinh Dịch" mới viết : "Dựng đạo trời là âm dương, dựng đạo đất là nhu cương", "Cương nhu 
tương thôi nhi sinh biến hoá". 
"Âm dương" còn cho rằng, trời có năng tính của thế lực dương, gọi là "Kiền", làm cho vạn 
vật sinh sôi nảy nở. Đất có năng tính của thế lực âm gọi là "Khôn", làm cho vạn vật trưởng thành 
và loài người sở dĩ có sự khác nhau nam và nữ cũng do hai thế lực ấy tạo nên. 
Theo Âm dương gia, quy luật phổ biến và tất yếu khách quan chi phối sự biến đổi mọi lĩnh 
vực của hiện thực là do sự tác động giữa hai thế lực vật chất cơ bản của vũ trụ trong Thái cực. 
Nhưng tuỳ sự hấp thụ khí "âm" hay khí "dương" nhiều hoặc ít, tăng hay giảm mà sự biến hoá của 
sự vật, hiện tượng trong vũ trụ có những đặc tính và hình thức thiên hình, vạn trạng. Từ đó, Âm 
dương gia cho rằng, thế giới vận động vĩnh viễn và đưa ra quan điểm "ngày càng mới". Họ đưa ra 
lí luận sự vật biến hoá luôn phát triển theo chiều hướng mới và theo một quy luật nhất định. 
Tuy nhiên, họ vẫn hiểu quá trình vận động chung của thế giới là quá trình tuần hoàn, luật 
biến hoá cơ bản của sự vật "ngày càng mới" và biến đổi chỉ là một giai đoạn trong quá trình tuần 
hoàn chung mà thôi. Hơn nữa, trong học thuyết Âm dương vẫn còn nhiều yếu tố của chủ nghĩa 
duy tâm thần bí, như quan điểm "Thiên tôn địa ti" cho rằng trật tự sang hèn trong xã hội là bắt 
chước trật tự của "trời đất". Họ đem trật tự đẳng cấp xã hội gán cho giới tự nhiên, rồi lại dùng 
 66
hình thức bịa đặt ra đó để chứng minh sự hợp lí vĩnh viễn của chế độ đẳng cấp xã hội. Học thuyết 
Âm dương liên hệ khăng khít với quyền lợi của quý tộc mới ở Trung Quốc đương thời. 
Học thuyết Âm dương là kết quả của quá trình khái quát nhiều kinh nghiệm thực tiễn lâu dài 
của nhân dân Trung Quốc thời cổ đại. Mặc dù còn mang tính chất trực quan, chất phác, ngây thơ 
và có những quan điểm duy tâm, thần bí về lịch sử xã hội, nhưng trường phái triết học Âm dương 
đã bộc lộ rõ khuynh hướng duy vật và tư tưởng biện chứng tự phát của mình trong quan điểm về 
cơ cấu và sự vận động, biến hoá của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên cũng như trong xã hội. Do 
vậy, học thuyết Âm dương đã được nhiều thế lực cầm quyền trong các triều đại phong kiến Trung 
Quốc khai thác, nhất là thuyết duy tâm thần bí và quan niệm lịch sử tuần hoàn của các Âm dương 
gia. Các thế lực này đã sử dụng nó như một công cụ đắc lực về mặt tinh thần để duy trì và củng 
cố địa vị thống trị của mình đối với nhân dân Trung Quốc thời cổ đại. 
30. Âm dương - Ngũ hành và ảnh hưởng của nó đối với văn hóa 
truyền thống Trung Quốc 
Âm dương Ngũ hành là một loại triết học tự nhiên thời cổ đại Trung Quốc, cũng là khởi điểm 
của tư duy triết học cổ đại Trung Quốc. 
Âm dương và Ngũ hành ban đầu thuộc hai hệ thống quan niệm khác nhau. Theo các tư liệu 
hiện còn, sự xuất hiện khái niệm "Âm dương" sớm nhất là trong Kinh Dịch. Sự xuất hiện khái 
niệm "Ngũ hành" sớm nhất là trong các thiên Cam Thê, Hồng Phạm của Thượng Thư. Nhưng sự 
ra đời của hai quan niệm đó có thể truy ngược lên những năm trước đó lâu hơn. Theo quy luật 
chung của sự phát triển tư duy nhân loại thì sự ra đời của quan niệm "Ngũ hành" có thể có trước 
"Âm dương". 
Người thời cổ trong hoạt động cải tạo tự nhiên, theo sự tích luỹ kinh nghiệm, quan niệm về 
thần bắt đầu bị dao động, và quan niệm duy vật chất phác về tự nhiên bắt đầu được manh nha. 
Hình thái sớm nhất của nó là quan hệ về "Ngũ hành". Về vấn đề khởi nguyên của quan niệm Ngũ 
hành, trong giới học thuyết có các thuyết ngũ tự, ngũ tinh, ngũ phương, ngũ số và gần đây thêm 
thuyết ngũ công nữa. Tuy mỗi thuyết khác nhau, nhưng đều có điểm chung là dùng số 5 (ngũ) để 
lập thuyết. Hiện tượng này có thể là trong nền văn hóa thời kì đầu, người ta có sự sùng bái một số 
con số. Theo sự ghi chép trong Sử kí : "Hoàng Đế khảo sát, định ra lịch cho các vì sao, lập ra 
Ngũ hành". Nói chung, người ta cho rằng quan niệm về Ngũ hành ban đầu có liên hệ với việc 
quan sát, nghiên cứu Thiên tượng. 
Ban đầu quan niệm này phản ánh sự vận hành của Thiên thể trên bầu trời, phỏng theo năm 
loại vật chất ở dưới đất, nên hình thành thuyết vận hành của các sao kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ. 
Người ta dùng thuyết đó để ghi chép cho muôn sự, muôn vật trên trái đất, nên có ngũ tài (năm 
 67
loại vật liệu là vàng, gỗ, nước, lửa, đất), ngũ phương (đông, tây, nam, bắc, trung), dần dần hình 
thành một hệ thống quan niệm bao trùm hết mọi sự vật. "Ngũ hành" đại diện cho năm loại vật 
chất cơ bản, đồng thời cũng là đại biểu cho năm loại tác dụng công năng, thuộc tính cơ bản và 
hiệu quả của sự vật. Giữa chúng có phát sinh ảnh hưởng lẫn nhau, hình thành quan hệ "tương 
sinh", "tương khắc", tạo nên sự biến hoá phát triển của muôn sự muôn vật. Có thể nói, việc ra đời 
của quan niệm ngũ hành là một hướng tìm tòi ban đầu của người Trung Quốc thời cổ để khám 
phá về nguồn gốc và sự thống nhất trong tính đa dạng của muôn vật trên thế giới. 
- Thời Tây Chu, người ta dùng quan niệm về Âm dương để giải thích sự thay đổi bốn mùa 
cho rằng sự thay thế xuân, hạ, thu, đông là quá trình tiêu trưởng của Âm dương, những hiện 
tượng bất thường và tai dị trong tự nhiên đều do sự mất hài hoà của Âm dương dẫn tới. Kinh 
Dịch được bắt nguồn từ thời Ân - Chu, đã tiến hành việc khái quát quan niệm Âm dương trên tầm 
cao triết học. Nó xuất phát từ hiện tượng phức tạp trong giới tự nhiên và xã hộiđể trừu tượng hoá 
thành haiphạm trù Âm (- -) và Dương (-). 
Những biến đổi trong quái tượng của Kinh Dịch đều quy kết thành sự biến đổi của hai hào 
Âm dương, dùng để thuyết minh mọi hiện tượng trong tự nhiên và xã hội. Đồng thời, nó còn đề 
xuất "vật cực tất phản", tức tư tưởng cho rằng sự vật không ngừng biến hoá phát triển, nhưng tư 
tưởng đó thoát li điều kiện cụ thể, nên nó là trừu tượng hoá, thần bí hoá. Sự ra đời của quan niệm 
Âm dương chứng tỏ rằng con người đã có thể đi từ tính đa dạng đơn giản của quan niệm Ngũ 
hành để tiến lên tìm tòi quy luật thống nhất đối lập của sự vật, sản sinh ra phép biện chứng chất 
phác thời cổ đại Trung Quốc. 
Sự ra đời của quan niệm Âm dương Ngũ hành thích ứng với thực tiễn sản xuất đương thời và 
sự tích luỹ một số trí thức khoa học của con người lúc đó. Theo sự tăng tiến của kinh nghiệm và 
tri thức tích luỹ được, đến thời Chiến Quốc liền xuất hiện học thuyết Âm dương Ngũ hành do 
Trâu Diễn làm đại biểu. 
Trâu Diễn là người nước Tề thời Chiến Quốc. Theo truyền thuyết, ông có học vấn rộng, có sở 
trường về thiên văn, địa lí và lịch sử, được người đời gọi là "Đàm Thiên Diễn". Trâu Diễn kết 
hợp hai học thuyết Âm dương và Ngũ hành thời kì đầu lại làm một, có bổ sung và nâng cao, tạo 
thành một hệ thống tư tưởng bao trùm trời đất và nhân gian, nhằm thuyết minh quy luật tạo thành 
và vận động của muôn vật trong thế giới. Học thuyết của ông đã phát triển quan điểm duy vật và 
tư tưởng biện chứng chất phác trong thuyết Âm dương Ngũ hành thời kì đầu. Nhưng lí luận 
"tương sinh", "tương khắc" của ông đã xem sự phát triển của thế giới như một loại vận động tuần 
hoàn và gán ép một cách khiên cưỡng vào lĩnh vực lịch sử xã hội, hình thành quan điểm lịch sử 
duy tâm gọi là "ngũ đức chung thuỷ thuyết". 
Gọi là "ngũ đức chung thuỷ" tức là nói mỗi triều đại đều đại biểu một loại "đức", việc đặt ra 
mọi chế độ đều phải tương ứng với loại quy luật "tương sinh tương khắc" đó mà lần lượt diễn 
biến tuần hoàn mãi. Thuyết Âm dương Ngũ hành của Trâu Diễn đã thâm nhập vào mọi hình thái 
 68
ý thức xã hội lúc bấy giờ, được các học phái hấp thu với các mức độ khác nhau. Do đó, nó có ảnh 
hưởng rộng rãi và sâu sắc tới sự hình thành và phát triển của văn hóa truyền thống Trung Quốc. 
Chủ yếu, ảnh hưởng của nó biểu hiện trên hai mặt : 
 Mặt thứ nhất, học thuyết Âm dương Ngũ hành bao hàm một số phương pháp tư tưởng khoa 
học, trở thành nhân tố tích cực thúc đẩy nền khoa học kĩ thuật cổ đại Trung Quốc phát triển về 
phía trước, nhất là trong lĩnh vực y học. Trước tác lí luận y học Hoàng Đế nội kinh ra đời vào 
thời Tần - Hán, đã vận dụng Âm dương Ngũ hành để nói rõ kết cấu sinh lí của cơ thể con người 
và nguyên lí phát sinh bệnh tật, đạt tới trình độ khá cao. Lí luận Trung y hiện đại vẫn chịu ảnh 
hưởng của Hoàng Đế nội kinh. 
Mặt thứ hai, thuyết Âm dương Ngũ hành vô cùng bao quát, cực kì quái đản, không ngừng 
được văn nhân các đời sau suy diễn thêm, biến thành một loại lí luận duy tâm gần như thần học 
của tôn giáo. Còn thuyết "ngũ đức chung thuỷ" và tư tưởng "thiên nhân cảm ứng" bao hàm trong 
đó thì giai cấp thống trị đời sau lợi dụng, biến nó làm căn cứ lí luận để họ "vâng theo mệnh trời", 
thực hiện việc thay đổi triều đại đời Tây Hán. Đổng Trọng Thư thần bí hoá thuyết Âm dương Ngũ 
hành thêm một bước và dung nạp nó vào tư tưởng Nho gia, đề xuất học thuyết "tam cương ngũ 
thường" để bảo vệ chế độ đẳng cấp phong kiến, biến nó thành tín điều lí luận thống trị xã hội 
phong kiến Trung Quốc trong một thời gian dài. Tư tưởng Âm dương Ngũ hành được lan rộng 
trong hai chiều không gian và thời gian, dần dần lắng đọng thành một tập quán tư duy và quan 
niệm truyền thống cực kì ngoan cố từ thời cổ Trung Quốc. Tương ứng với "ngũ tinh" trên trời, 
trong các nghề nghiệp có ngũ công, trong việc hành chính có ngũ quan, binh khí có ngũ nhung, 
hình phạt chia làm ngũ đẳng, nhân luân có ngũ thường, động vật có ngũ trùng, ăn uống có ngũ vị, 
âm nhạc có ngũ thanh,màu sắc có ngũ sắc... cho tới bất kì sự vật gì cũng đều có quan hệ với ngũ 
hành. Trong bộ ngũ kinh hiện lưu truyền, chúng ta thường gặp những chữ ngũ hành và tư tưởng 
ngũ hành. Còn trong dân gian, về thiên thời địa lợi, việc đời biến đổi, hoạ phúc an nguy, các loại 
quan niệm mê tín tôn giáo được lưu truyền thì tuyệt đại đa số có thể tìm thấy nguồn gốc tư tưởng 
trong Âm dương Ngũ hành. Phương thức tư tưởng đóng kín, tuần hoàn, siêu hình, không ở đâu 
không thấy ảnh hưởng tư tưởng của nó. Có thể nói ngũ hành là luật suy nghĩ của người Trung 
Quốc. 
 69
31. Quan điểm về luật pháp trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc cổ đại 
ở Trung Quốc cổ đại, tư tưởng về hình pháp xuất hiện rất sớm và nó đã trải qua một quá trình 
biến đổi để phù hợp với sự phát triển của xã hội. Trong buổi đầu, xã hội nhà Chu đã có sự phân 
hoá giai cấp rõ rệt. Người ta đã áp dụng hai phương pháp trị dân cho hai tầng lớp xã hội khác 
nhau : một là, "lễ", làm thành một pháp điển danh dự bất thành văn chi phối cách cư xử của tầng 
lớp quý tộc, gọi là "tiểu nhân". Vì thế, sách "Lễ kỉ", thiên 10 viết : "Lễ không xuống thứ dân, 
hình không lên đến đại phu". Thời đó, người ta cũng chưa biết công dụng của việc chép pháp luật 
thành văn và phổ biến cho dân biết, nên vua chúa, quan lại quý tộc nghĩ rằng hình luật càng được 
giữ bí mật càng có giá trị. Cho nên, năm 513 tr. CN, tại nước Tần người ta đem hình thư của 
Phạm Tuyên Tử khắc lên đỉnh đồng thì Khổng Tử kịch liệt phản đối, vì ông lo sợ dân biết hình 
pháp sẽ không còn tôn trọng tầng lớp quý tộc và họ mất độc quyền nắm giữ pháp luật. 
Người ta cho rằng, Quản Trọng (khoảng thế kỉ VI tr. CN) là người đầu tiên bàn về pháp luật 
như một cách trị nước và chủ trương cần phải công bố pháp luật rộng rãi cho dân chúng. Quản 
Trọng vốn là Nho gia, nhưng ông đã chuyển từ phương pháp trị nước bằng "nhân nghĩa" sang 
phép trị nước bằng hình pháp. Trong bộ "Quản Tử" (sách do người đời sau ghi lại, khoảng thế kỉ 
III trước CN). Quản Tử cho rằng, trong phép trị nước phải coi trọng : luật, hình, lệnh và chính. 
Luật là để định danh phận cho mỗi người mà dân không tranh. Lệnh là để cho dân biết việc mà 
làm. Hình là để trừng trị những kẻ làm trái luật và lệnh đã ban. Chính là sửa cho dân theo đường 
ngay, lẽ phải. Theo Quản Trọng, lập pháp phải rõ ràng, tuỳ thời thế và ý cầu của dân, phải dạy 
dân biết rõ luật pháp mới thi hành, khi thi hành phải giữ lòng tin đối với dân. 
Trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc, các Nho gia cũng đã bàn đến vấn đề hình pháp, nhưng 
do chủ trương "nhân trị" nên cả Khổng Tử và Mạnh Tử đều phản đối cách trị nước bằng pháp 
luật. 
Lí luận về học thuyết chính danh của Nho gia đóng vai trò quan trọng và là một trong những 
tiền đề lí luận cho Pháp gia, xác định bổn phận và điều chỉnh hành vi đạo đức của mỗi người, là 
phương tiện ổn định trật tự xã hội. 
Trong lí luận về pháp luật, Thi Tử (Thi Cảo người cùng thời với Thương Ưởng) và Doãn Văn 
(350 -270 tr. CN) là những người có tư tưởng khá đặc sắc. Doãn Văn vừa chịu ảnh hưởng tư 
tưởng của Lão giáo, vừa chịu ảnh hưởng quan điểm của Mặc gia. Nhưng đặc biệt, ông chủ trương 
trị nước bằng pháp luật và chú ý tới các vấn đề "kiểm hình", "chính danh, định phận" và mối 
quan hệ giữa danh, pháp, hình, nên Doãn Văn đã đóng góp không nhỏ cho lí luận của Pháp gia. 
Ông nói rằng, danh là để gọi tên của hình. Hình như là để ứng với danh. Cho nên phải có danh để 
 70
kiểm hình, có hình để định danh, có danh để định việc, việc để kiểm danh... Định được danh phận 
ấy, ắt vạn vật, vạn sự không còn loạn vậy. 
Tư tưởng về pháp trị đã được phát triển phong phú hơn bởi ba triết gia nổi tiếng thời Chiến 
quốc là Thận Đáo, Thân Bất Hại và Thương Ưởng, với chủ trương về "thế", "thuật" và "pháp" 
trong phương pháp trị nước. 
Chủ xướng về "thế" trong phép trị nước là Thận Đáo (370 - 290 tr. CN). "Hán thư Nghệ văn 
chi" có ghi lại được 42 thiên sách của ông, nhưng người đời sau chỉ tập hợp lại được năm thiên 
có tên là "Thận Tử". Tư tưởng triết học của Thận Tử một phần bị ảnh hưởng bởi triết học của Lão 
Tử trong quan điểm về "đạo" tự nhiên, "vô vi" thuần phác, nhưng Thận Đáo lại chủ trương trị 
nước bằng pháp luật. Pháp luật đó, theo ông, khách quan như vật "vô tri", loại bỏ được "tâm ý" 
chủ quan, thiên kiến riêng tư của kẻ cầm đầu chính trị. Nếu có được một hệ thống pháp luật như 
vậy thì còn hơn cả trăm người tài. Đặc biệt trong tư tưởng về pháp trị, Thận Đáo đề cao "thế" của 
kẻ đứng đầu chính thể. 
Người chủ xướng về "thuật" trong pháp trị là Thân Bất Hại (401 - 337 tr. CN). Ông người đất 
Kinh, từng làm tướng nhỏ ở nước Trịnh. Hàn Chiêu Hầu thấy ông có tài đã trọng dụng cho làm 
tướng quốc. Thân Bất Hại vốn theo học đạo của Lão Tử, nhưng lại rất chú trọng về hình danh, 
nhất là "thuật", được ông coi như là thủ đoạn, phương pháp trị nước. 
Thương Ưởng là người đại diện cho nhóm thứ ba, chủ trương về "pháp" và biện pháp trong 
phép trị nước. Thương Ưởng hay còn gọi là Thương Quân, người nước Vệ, cùng thời với Mạnh 
Tử. Ông là nhà chính trị có tài, được Tần Hiếu Công trọng dụng làm Tể tướng. Trong mười năm 
từ năm 359 đến năm 350 tr. CN, Thương Ưởng đã giúp Tần tiến hành hai cuộc hiến pháp, cải 
cách luật pháp, hành chính, Nhà nước, cải biến chế độ kinh tế làm cho nước Tần mau chóng hùng 
mạnh, lần lượt thôn tính sáu nước Tề, Sở, Hán, Triệu, Nguỵ, Yên trong cục diện "thất hùng" 
thống nhất toàn bộ Trung Quốc. 
Tư tưởng về pháp trị được phát triển đến đỉnh cao bởi nhà tư tưởng và nhà chính trị lỗi lạc 
Hàn Phi. Ông đã tổng hợp ba quan điểm về "pháp", "thế", "thuật" của ba nhóm trên thành một 
học thuyết có tính hệ thống trên nền tảng học thuyết về "đạo" của Lão giáo và tư tưởng "chính 
danh" của Nho gia. Hàn Phi đã thực hiện được một sự tổng hợp ba học thuyết Nho, Lão, Pháp. ở 
đó Nho là vật liệu để xây dựng, Pháp là bản thiết kế, nhưng Lão mới là kĩ thuật thi công của một 
ngôi nhà độc đáo. Sách "Hàn Phi Tử" được coi là bộ tập đại thành những tư tưởng về pháp luật 
trong thời Xuân Thu - Chiến Quốc. 

File đính kèm:

  • pdfhuong_dan_hoc_lich_su_triet_hoc_phuong_dong_tran_thi_huyen.pdf