Hướng dẫn học Lịch sử triết học phương Đông - Trần Thị Huyền (Phần 2)

Tóm tắt Hướng dẫn học Lịch sử triết học phương Đông - Trần Thị Huyền (Phần 2): ...huộc tính vật chất nào, là cơ sở đầu tiên của thế giới, và họ xem "tịch mịch vô cùng" là căn bản của trời đất vạn vật. Hà án và Vương Bật đều khẳng định rằng trời đất, vạn vật đều gốc ở "vô" (dĩ vô vi bản). Theo họ, cái "vô" không tên, không hình, trừu tượng là bản thể mà mọi sự vật, hiện tượn...tự là Mậu Thúc, người Đạo Châu, tỉnh Hồ Nam. Trên cơ sở tư tưởng về "đạo", "thái cự" trong những tác phẩm kinh điển của Nho gia như Dịch truyện và Trung dung, có sự khảo cứu một phần tư tưởng của Đạo gia và Vô cực đồ của Trần Đoàn, một đồ đệ của Đạo giáo thời Ngũ đại, Chu Đôn Di đã đưa ra họ...ật qua các "cơ quan tai mắt", rồi lấy "cơ quan tâm" mà tư duy, mới có thể có được tri thức đúng đắn. Ông gọi đó là "nội ngoại tương giao hợp". Ông phản đối quan điểm "chuyên dĩ tâm tính vi chủ", tức chỉ lấy cái tâm làm chính của Lí học duy tâm và nhấn mạnh rằng "học tất đãi tập nhi hậu thành",...

pdf68 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 196 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Hướng dẫn học Lịch sử triết học phương Đông - Trần Thị Huyền (Phần 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĩ thuật, tinh thần dân chủ để thích ứng với thời đại mới. 
Đây chính là tiếng chuông cảnh tỉnh trước nguy cơ tồn vong của dân tộc Trung Hoa thời bấy giờ. 
Bên cạnh những mặt tiến bộ trong quan điểm tiến hoá và chủ trương cải cách xã hội của ông, 
tư tưởng của Nghiêm Phục cũng còn những hạn chế. Ông đã lấy quy luật cạnh tranh sinh tồn, đào 
thải tự nhiên của sinh vật trong giới tự nhiên để thay thế cho quy luật đấu tranh giai cấp trong xã 
hội. Như thế, ông đã đánh đồng quy luật của tự nhiên với quy luật của xã hội, không thấy sự khác 
nhau về chất giữa lĩnh vực tự nhiên và lĩnh vực xã hội. 
 132
55. Tư tưởng triết học của Chương Bính Lân và Tôn Trung Sơn 
- Chương Bính Lân (1869 - 1936), tự là Mai Thúc. Ông là nhà lí luận và nhà cách mạng tư 
sản tiêu biểu. 
Về chính trị, Chương Bính Lân cho rằng con đường phát triển hợp với xu thế tất yếu lịch sử 
của đất nước Trung Quốc là phải phế bỏ chế độ quân chủ chuyên chế phong kiến để thiết lập chế 
độ dân chủ cộng hòa. Muốn vậy, theo ông nhất định phải dùng bạo lực cách mạng, thông qua 
"huyết chiến" để lật đổ vương triều nhà Thanh, nếu không, dân chúng không thể nào có "quyền 
nghị chính tự do" được. 
Rút ra từ bài học thất bại của cuộc vận động biến pháp duy tân và các phong trào đấu tranh 
của quần chúng nông dân trước kia, Chương Bính Lân khẳng định, nếu sợ đổ máu mà không làm 
cách mạng thậm chí phản lại cách mạng là hết sức sai lầm. Ông rất tán thành cương lĩnh chính trị 
"Tam dân chủ nghĩa" mà Tôn Trung Sơn đưa ra, chủ trương chia đều quyền làm chủ ruộng đất 
cho mọi người, cho rằng "ai không cày không cấy thì không được tấc đất nào". Với tinh thần và 
hành động cách mạng triệt để, đầy nhiệt huyết ấy, trong thời kì Cách mạng Tân Hợi, Chương 
Bính Lân đã bị phái phản động, đứng đầu là Từ Hy Thái Hậu, Viên Thế Khải bức hại, "bảy lần bị 
bắt, ba lần phải vào tù mà ý chí cách mạng trước sau vẫn kiên định". 
Về triết học, Chương Bính Lân đã vạch trần tư tưởng có tính chất duy tâm thần bí được tuyên 
truyền từ trước tới nay, về cái gọi là "vương quyền thần thụ" hay "hoàng đế nhận mệnh trời". Ông 
khẳng định, trên thế giới có gì là "trời", trời chẳng qua là không khí tích lại. Ông dựa vào tri thức 
của khoa học cận đại, bác bỏ học thuyết ête mang đậm màu sắc duy tâm qua tác phẩm Nhân học 
của Đàm Tự Đồng. Theo ông, thực chất của ête trong vật lí học cận đại, chỉ là chất than, làn sóng 
ánh sáng là tính chấn động đàn hồi của ête mà thôi. Thực thể của ête chính là nguyên tử, và theo 
ông, khoa học đã chứng minh rằng nguyên tử có hình thể, có thể đo lường được. Ête cũng có hình 
thể cực kì nhỏ bé, do vậy, so với nguyên tử, hình thể của nó nhỏ hơn rất nhiều lần. Nhưng không 
vì thế nói nó là "tâm lực" vô hình, là "linh hồn" hư vô phiêu diện, là "tính hải" hay là lòng từ bi 
như quan niệm của Đàm Tự Đồng được. 
Dựa trên những tri thức khoa học đương thời, Chương Bính Lân đã cho rằng thế giới vô cơ, 
thế giới hữu cơ và thân thể của con người đều do các thứ nguyên tố cấu thành. Theo ông, mặc dù 
cơ thể con người ta có sống có chết, các vật thể có sự hình thành và huỷ hoại, nhưng những 
nguyên tử cấu thành chúng thì bất sinh bất diệt. Trên cơ sở đó, Chương Bính Lân đã giải thích về 
hiện tượng sinh mệnh, tinh thần, linh hồn của giới sinh vật và con người rằng, sinh vật sở dĩ có 
sinh mệnh tuyệt nhiên không phải do thượng đế sáng tạo, mà do có chất lòng trắng trứng, hay 
nguyên sinh chất tồn tại, tế bào của hình thể con người mà không luôn thay cũ đổi mới thì sự 
sống của con người sẽ không tồn tại, do đó hiện tượng ý thức, tinh thần của con người cũng 
 133
không tồn tại. Như vậy, không thể có cái gọi là linh hồn bất diệt như thuyết Thượng đế sáng thế 
của Cơ đốc giáo tuyên truyền. Đó là những quan điểm thể hiện rõ tính duy vật vô thần trong triết 
học của Chương Bính Lân. 
Ông cũng đã dùng học thuyết tiến hoá của các nhà tư tưởng Phương Tây, đặc biệt là học 
thuyết về đấu tranh sinh tồn và chọn lọc tự nhiên của Sáclơ Đácuyn để giải thích lịch sử tự nhiên 
và lịch sử loài người. Chương Bính Lân cho rằng, toàn bộ thế giới vạn vật, từ vô cơ đến hữu cơ, 
từ giới thực vật, động vật đến loài người đều không ngừng vận động và biến hoá. 
Nguyên nhân của sự phát triển, biến đổi ấy của sinh vật, theo ông là do cuộc đấu tranh sinh 
tồn giữa sinh vật và tự nhiên, sinh vật đã không ngừng tiến hoá, thay đổi hình thái, đặc tính của 
mình để thích ứng với hoàn cảnh. Loài người ngoài việc phải chịu sự ảnh hưởng , tác động của tự 
nhiên, đấu tranh thích ứng với tự nhiên để tồn tại như các sinh vật khác, trong xã hội con người 
còn phải cạnh tranh với nhau để sinh tồn. Cạnh tranh là quy luật phổ biến của thế giới, trong đó 
kẻ mạnh sẽ sinh tồn và kẻ yếu sẽ bị thoái hoá, đào thải. 
Tuân theo quy luật ấy, Chương Bính Lân cho rằng, Trung Quốc muốn đứng ngang hàng với 
các cường quốc thì phải lật đổ vương triều Mãn Thanh, lập ra nhà nước cộng hòa dân chủ tư sản, 
nếu không thì nươc sẽ mất mà chủng tộc cũng sẽ diệt vong. Muốn vậy, mọi người phải đoàn kết 
lại, muôn dân một lòng mới có thể giành được thắng lợi. Như vậy, trong quan điểm về lịch sử xã 
hội, Chương Bính Lân đã dùng học thuyết "vật cạnh tranh, trời chọn lọc" để lí giải cách mạng xã 
hội và sự phát triển của lịch sử, mang màu sắc của chủ nghĩa duy tâm, nhưng trong điều kiện lịch 
sử đương thời, tư tưởng tiến hoá về lịch sử đó của ông cũng có tác dụng tiến bộ nhất định. 
Về nhận thức, Chương Bính Lân quan niệm, tất cả những tri thức, tài năng, phẩm chất đạo 
đức của con người phải là những cái bẩm sinh, thiên phú mang tính chất tiên nhiên như môn phái 
Lí học duy tâm quan niệm, mà nó được hình thành trải qua kinh nghiệm sống và hoạt động của 
con người. Ông tán đồng với câu nói nổi tiếng của J. Lốck "tinh thần của con người vốn như tờ 
giấy trắng" mà khẳng định rằng, nhân tính vốn không có sự phân biệt thiện, ác, chỉ sau khi con 
người sinh ra, sống, hoạt động, tiếp xúc với thế giới bên ngoài mới sinh ra sự phân biệt thiện, ác. 
Cảm quan của con người, theo Chương Bính Lân có công năng tiếp thu sự vật khách quan và cảm 
giác của con người là bắt nguồn từ tồn tại khách quan. 
Nhưng trong đó có một số hiện tượng cảm quan của con người không thể cảm nhận được, 
cho nên phải vận dụng tư duy trừu tượng để phán đoán, suy luận nhận biết chúng. Nhưng quan 
niệm trừu tượng do phán đoán, suy lí mang lại là có bằng cứ và tiêu chuẩn khách quan, không 
phải là sản phẩm hoàn toàn chủ quan. Xuất phát từ quan điểm đó, ông đã kịch liệt phê phán chủ 
nghĩa kinh nghiệm, coi "cách vật trí tri" là "tay sờ mó vật, sau đó mới biết", "làm đi làm lại để 
thấy được cái lí" của Nhan Nguyên. 
Về vấn đề "tri" và "hành", ông cho rằng "hành" quan trọng hơn "tri". "Hành" theo Chương 
Bính Lân không chỉ là thực hành đạo đức cá nhân mà còn bao gồm cả đấu tranh cách mạng. 
 134
Trong thời kì Cách mạng Tân Hợi, Chương Bính Lân luôn là người "kiên định ý chí cách 
mạng" mặc dù bị bắt, giam cầm tù tội. Nhưng những năm cuối đời, ông đã không tiến kịp với sự 
biến chuyển của thời đại, nên thời kì cách mạng dân chủ mới, ông đã "xa rời quần chúng, tinh 
thần dần dần bạc nhược" và trở thành vật bảo thủ cuối cùng lại đi theo con đường tôn Khổng độc 
kinh. Một mặt ông thừa nhận nhận thức của con người là "dựa vào vật mới có", nhưng mặt khác , 
ông lại cho rằng "thánh nhân biết được nghìn năm trước và biết được cả nghìn năm, thì không 
dựa vào vật". Một mặt, ông thừa nhận có thần quyền, Thượng đế, nhưng mặt khác , ông lại chủ 
trương xây dựng tôn giáo đạo đức "đối với trên giữ được sự thực, đối với dưới, có ích cho dân 
sinh"... Đó là bi kịch của Chương Bính Lân, biểu hiện tính yếu đuối, nhu nhược và sự dao động 
của giai cấp tư sản dân tộc Trung Quốc đương thời. 
- Tôn Trung Sơn, người lãnh đạo kiệt xuất phong trào cách mạng của giai cấp tư sản Trung 
Quốc trong cuộc Cách mạng Tân Hợi, là nhà triết học nổi tiếng, nhà dân chủ cách mạng vĩ đại 
của Trung Quốc (1866 - 1925), tên là Văn, tự Dật Tiên, sinh trưởng trong một gia đình nông dân 
khá giả ở huyện Hương Sơn, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. 
Tư tưởng của Tôn Trung Sơn hình thành và phát triển trong cuộc sống đấu tranh cách mạng 
liên tục của ông. Khi bắt đầu sự nghiệp cách mạng, tức là thời kì chiến tranh Trung - Nhật, ông 
từng đi theo con đường của chủ nghĩa cải lương. Không bao lâu đã trở thành nhà dân chủ cách 
mạng kiên định, là người tổ chức và lãnh đạo của phong trào cách mạng dân chủ (1895 - 1919). ở 
những năm cuối đời, tức là phong trào Ngũ - Tứ (1919), dưới sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản 
Trung Quốc, ông đã đề ra ba chính sách lớn là "liên Nga, liên cộng, phù trợ công nông", giải 
thích mới chủ nghĩa tam dân, kết hợp với Đảng Cộng sản Trung Quốc thành một chiến tuyến 
thống nhất phản đế, phản phong. Từ một người theo chủ nghĩa tam dân trên lập trường dân chủ tư 
sản, ông trở thành người của chủ nghĩa dân chủ mới. 
ở thời kì chuẩn bị cách mạng dân chủ, trên lập trường của phái dân chủ cách mạng, Tôn 
Trung Sơn đã đấu tranh một cách kiên quyết với phái cải lương trong giai cấp tư sản. Ông phê 
phán, đập tan luận thuyết sai lầm cải lương chủ nghĩa của Khang Hữu Vi thuộc phái Bảo hoàng. 
Ông kết hợp giữa tuyên truyền lí luận với đấu tranh võ trang, cuối cùng đã giành được thắng lợi 
trong cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911. 
Cùng với tư tưởng chính trị xã hội là quan điểm triết học đặc sắc của ông, Tôn Trung Sơn căn 
cứ vào thuyết tiến hoá của Đácuyn và giả thuyết về ête, tinh vân... của các nhà khoa học tự nhiên 
phương Tây để luận chứng cho tính vật chất của vạn vật trong vũ trụ và giải thích quá trình phát 
sinh, phát triển của thế giới vạn vật. Tôn Trung Sơn đã phân chia quá trình tiến hoá của của vũ trụ 
ra làm ba giai đoạn, giai đoạn thứ nhất là sự tồn tại của vật chất vô cơ, giai đoạn thứ hai là sự xuất 
hiện sự sống, giai đoạn thứ ba mới xuất hiện loài người. Ông cho rằng, "thái cực", tức ête là cơ sở 
đầu tiên của thế giới, và thế giới vạn vật do tiến hoá mà có. "Lúc đầu, thái cực vận động sinh ra 
điện tử, điện tử ngưng kết mà thành nguyên tố, nguyên tố hợp lại thành vật chất, vật chất tụ lại 
 135
thành địa cầu". Trái đất biến đổi, phát triển đến một giai đoạn nhất định thì sinh ra sinh vật. Sau 
đó trải qua một quá trình tiến hoá lâu dài loài người mới xuất hiện. Theo Tôn Trung Sơn, tế bào 
là cơ sở của sự sống, tế bào do chất lỏng trắng trứng (nguyên sinh chất) tổ hợp thành. Đó là quan 
điểm thể hiện rõ tính chất duy vật trong triết học của Tôn Trung Sơn. Nhưng ông lại cho rằng tế 
bào vốn có năng lực tri giác và tư duy có tính chất tiên thiên, bẩm sinh. Nó là sản phẩm của vật 
chất tiến hoá và cũng là nguồn gốc của tinh thần. Do đó, ông lại rơi vào lập trường của chủ nghĩa 
nhị nguyên. Như vậy, có thể nói ông đã khẳng định cạnh tranh sinh tồn là quy luật tiến hoá của 
giới tự nhiên, nhưng ông không rơi vào chủ nghĩa Đácuyn xã hội. Ông không tán thành đem quy 
luật của giới tự nhiên áp dụng vào giải thích các hiện tượng xã hội loài người. Ông viết : "Sự tiến 
hoá của loài người ngày nay đã vượt khỏi nguyên tắc của giống vật rồi". Ông cho rằng, đối với 
loài người mà đưa ra những quan niệm như "ưu thắng liệt bại", "kẻ yếu làm mồi, kẻ mạnh ăn". 
Tức là tuyên truyền, đề cao chủ nghĩa bá đạo, chỉ "có cường quyền, không có công lí". Đó là một 
"học thuyết dã man", trái hẳn với tinh thần tự do, bình đẳng, bác ái. Chỉ có thiên hạ là của chung 
mới là mục đích tiến hoá của loài người. Nhưng ông lại xem nhu cầu sinh tồn là động lực phát 
triển xã hội, cho rằng "dân sinh là trọng tâm của tiến hoá xã hội, tiến hoá của xã hội lại là trọng 
tâm của lịch sử, quy kết lại, dân sinh là trọng tâm của lịch sử, không phải là vật chất". 
Trong hệ thống triết học của mình, Tôn Trung Sơn cũng đã xem xét và giải quyết mối quan 
hệ giữa vật chất và tinh thần. Ông cho rằng, vật chất và tinh thần tuy đối lập nhau nhưng lại liên 
hệ với nhau, không thể phân chia một cách tuyệt đối. Ông xem vật chất là "thể" và tinh thần là 
"dụng", cho tinh thần chỉ là tác dụng, công năng của vật chất. Ông đặc biệt nhấn mạnh ảnh hưởng 
của "giáo dục tinh thần" đối với cách mạng. Ông chỉ ra rằng, "không có tinh thần cách mạng thì 
cách mạng không thể thành công được". Đồng thời, ông chống lại những luận điệu và quan điểm 
muốn tách rời nhận thức với thực tế, và theo ông, "muốn nghiên cứu đạo lí trong vũ trụ, trước hết 
phải dựa vào thực tế". 
Ông chỉ ra rằng, tri thức của con người đồng thời phát triển cùng với sự phát triển của sự vật 
khách quan. Con người càng tiếp xúc nhiều với sự vật khách quan thì tri thức càng tăng thêm. 
Điều đó có nghĩa là Tôn Trung Sơn đã coi tri thức của con người không phải là cái gì trời sinh ra 
đã có, mang tính chất tiên thiên như Lí học, Nho gia quan niệm, mà nó chỉ được hình thành và 
phát triển thông qua sự phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới bên ngoài. 
Về lí luận nhận thức, cống hiến quan trọng của Tôn Trung Sơn là quan điểm của ông về vấn 
đề "tri" và "hành". Ông đưa ra học thuyết "biết khó làm dễ" (tri nan hành dị) để chống lại tư 
tưởng "biết không khó, làm mới khó" và tập quán bảo thủ, không chịu thay đổi của các nhà tư 
tưởng từ trước truyền lại. Ông cho rằng, trong đời sống thực tế, con người làm một số việc nhưng 
rất khó hiểu được thấu đáo đạo lí của những sự việc ấy, nếu hiểu thấu đáo bản chất của sự vật, 
hiện tượng thì làm cũng sẽ dễ dàng. Cái "tri" mà ông nói, chỉ là những tri thức khoa học nắm 
được bản chất của sự vật, tức là những tri thức vạch ra được quy luật của sự vật, hiện tượng trong 
 136
thế giới. Ông nói : "Phàm thật hiểu, thật biết tất phải từ khoa học mà ra". Ông chỉ ra rằng những 
quan niệm "trời tròn đất vuông" của người xưa không phải là tri thức thật, nhưng họ lại xem 
những kiến giải ấy là tri thức, cho nên mới sinh ra tư tưởng sai lầm về cái gọi là "biết không 
khó". Mục đích của Tôn Trung Sơn khi đề xướng thuyết "biết khó làm dễ" là để khuyến khích 
người ta ra sức học tập, tìm tòi tri thức khoa học (chân tri đặc thức). Ông đem quan niệm về nhận 
thức ấy áp dụng vào thực tiễn chính trị và cho rằng cách mạng không những cần phải có lí tưởng 
mà còn cần phải có sách lược, phương pháp, kế hoạch để từng bước thực hiện lí tưởng đó. Do đó, 
ông phê phán tư tưởng rụt rè, thoái lui của những người đảng viên cách mạng đương thời, xem 
nhẹ "kế hoạch kiến quốc" và sợ khó khăn thực tế trước mắt. 
Tuy chủ trương "biết khó làm dễ", nhưng không vì thế, Tôn Trung Sơn đi đến quan điểm 
"biết trước làm sau" (tri nan hành dị) của chủ nghĩa duy tâm. Kế thừa truyền thống tiến bộ trong 
triết học Trung Quốc, ông đã phê phán chủ nghĩa tiên nghiệm duy tâm trong quan điểm về nhận 
thức của học phái Khổng - Mạnh. Ông chỉ ra rằng, luận thuyết "tri hành hợp nhất" của Vương 
Thủ Nhân là đặt ngang "tri" với "hành", không hợp với thực tiễn khoa học. Ông cũng phê phán 
thuyết "tri dị hành nan" (biết dễ làm khó) là thuyết đã làm cho người ta bỏ qua lí luận cách mạng. 
Ông chủ trương "làm trước biết sau" (hành tiên tri hậu), "làm" là cơ sở để người ta có được tri 
thức. Ông đưa ra quan điểm "không biết cũng có thể làm". Hoạt động thực tiễn của con người, 
theo Tôn Trung Sơn là "con đường tất yếu" của sự tiến bộ nhân loại, văn hóa phát triển, cũng là 
"quy luật tự nhiên, không thể thay đổi được". Ông nói những hoạt động như "tập luyện", "thí 
nghiệm", "tìm tòi"... là "làm từ chỗ chưa biết đến chỗ biết". Như vậy, Tôn Trung Sơn đã thừa 
nhận "hành" là cơ sở, là nguồn gốc của "tri", và nhấn mạnh rằng chính trong thực tiễn con người 
mới rút đúc được những kinh nghiệm để không ngừng nâng cao tri thức của mình, nhất là thực 
tiễn đấu tranh cách mạng. Theo quan điểm "làm trước biết sau", ông đã chia quá trình tiến bộ của 
loài người trong việc tìm tòi sự hiểu biết ra thành ba thời kì, hay ba bước : Thời kì thứ nhất là 
"không biết mà làm", thời kì thứ hai là "làm rồi mới biết", thời kì thứ ba là "biết rồi mới làm". 
Ông đặc biệt nhấn mạnh "không biết nên mới làm, nếu biết thì càng thích làm hơn nữa". Ông 
khẳng định rằng, "làm không nghỉ" mấu chốt làm cho nhân loại tiến bộ rất nhanh chóng. Căn cứ 
vào những quan điểm đó, Tôn Trung Sơn cho rằng, một nguyên nhân làm cho biến pháp duy tân 
thất bại là do những người theo chủ nghĩa cải lương quan niệm "chẳng phải biết trước mà không 
chịu làm" mà sau khi biết "sợ khó không làm". 
Học thuyết về "tri" và "hành" của Tôn Trung Sơn về căn bản có những yếu tố tích cực, bao 
hàm trong nó những quan điểm có tính chất duy vật chủ nghĩa. Ông xác nhận "hành", tức thực 
tiễn đời sống là cơ sở nguồn gốc của nhận thức, đó cũng là điểm xuất phát để từ đó rút ra chân lí. 
Quan điểm đó chính là kết quả của những kết luận mà Tôn Trung Sơn đã rút ra được từ trong sự 
tổng kết kinh nghiệm hoạt động cách mạng suốt đời ông, nó cũng liên hệ với những tri thức khoa 
học mà ông đã nghiên cứu và tiếp thu. 
 137
Chính vì thế, quan điểm về "tri" và "hành" của ông có tính phê phán sâu sắc với tiên nghiệm 
luận duy tâm của Nho gia ; là căn cứ lí luận cho phong trào cách mạng dân chủ. Tuy nhiên, quan 
niệm thực tiễn của Tôn Trung Sơn vẫn mang tính chất phiến diện và siêu hình. Ông không coi 
thực tiễn là quá trình sản xuất vật chất và đấu tranh giai cấp xã hội, mà chỉ thu hẹp nó trong hình 
thức thực nghiệm khoa học và trong kinh nghiệm đời sống cá nhân. Mặt khác, ông vẫn chưa hiểu 
được mối quan hệ biện chứng thống nhất giữa "tri" và "hành". Ông phân biệt sự khác nhau giữa 
"tri" và "hành" một cách sai lầm qua sự phân biệt giữa "khó" và "dễ", từ đó dẫn đến việc chia cắt 
giữa lí luận và thực tiễn, coi lí luận và thực tiễn, "tri" và "hành" là hai thể tồn tại có tính chất độc 
lập, song song với nhau. Hơn nữa, Tôn Trung Sơn coi "tri" chỉ là "tri thức đặc biệt" (còn gọi là 
chân tri đặc thức), tức tri thức khoa học, và nhấn mạnh sự khó khăn của phát minh sáng tạo trong 
lí luận khoa học và phát hiện chân lí, khuyếch đại tác dụng của lí tính và ý thức cá nhân. Điều đó, 
sẽ dẫn ông tới xa rời quan điểm coi thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc của nhận thức , và do đó ông đã 
đi tới sự thoả hiệp với "thiên tài luận" duy tâm về quan điểm lịch sử xã hội. Ông đã chia con 
người ra thành ba loại và khẳng định trong nhân loại có những nhân vật thiên tài "sinh ra đã biết" 
đó là loại người thứ nhất "tiên tri tiên giác" ; loại thứ hai là loại "hậu tri hậu giác" ; và loại thứ ba 
là "bất tri bất giác". Ông không hiểu được vai trò thực sự của quần chúng đối với sự tiến bộ của 
lịch sử xã hội, và như thế, ông lại rơi vào vũng lầy của quan điểm anh hùng, vĩ nhân sáng tạo ra 
lịch sử. 
Về lí luận nhận thức, Tôn Trung Sơn đã rơi vào chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm khi ông đề 
xuất quan điểm "sinh nguyên hữu tri luận", cho rằng "nguyên sinh" hay tế bào là vốn có "lương 
năng lương tri" mang nhân tố vật hoạt luận. Trong quan điểm về lịch sử, Tôn Trung Sơn đã xuất 
phát từ quan điểm nhị nguyên luận để nghiên cứu nguyên nhân căn bản của sự phát triển xã hội. 
Ông giải thích "Chủ nghĩa nhân sinh" trong "Tam dân chủ nghĩa" thành "nhân dân đích sinh hoạt, 
xã hội đích sinh tồn, quốc tồn, quốc dân chi sinh kế, quần chúng chi sinh mệnh", tức cuộc sống 
của nhân dân, sự sinh tồn của xã hội, kế sinh nhai của quốc dân và sinh mệnh của quần chúng có 
thể coi là động lực của sự tiến hoá xã hội, tức ông cho rằng "từ trước tới nay mọi sự nỗ lực của 
nhân loại đều để giải quyết vấn đề sinh tồn". Hay nói một cách khác, theo Tôn Trung Sơn, sinh 
tồn là động lực phát triển của xã hội. Như vậy, Tôn Trung Sơn đã quy động lực của sự phát triển 
xã hội vào nhân tố chủ quan là bản năng và ham muốn sinh tồn của con người, vì thế ông đã rơi 
vào quan điểm duy tâm về lịch sử. Đó là những hạn chế không thể tránh khỏi do sự chi phối của 
thời đại lịch sử và tính chất giai cấp trong tư tưởng triết học của ông. 
 138
Chịu trách nhiệm nội dung: 
Giám đốc Trung tâm Đào tạo từ xa - Đại học Huế 
TS. NGUYỄN VĂN HÒA 
Biên tập: 
TỔ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 
PHÒNG KHẢO THÍ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC 
Đơn vị phát hành: 
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA - ĐẠI HỌC HUẾ 

File đính kèm:

  • pdfhuong_dan_hoc_lich_su_triet_hoc_phuong_dong_tran_thi_huyen_p.pdf