Kết quả điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc của tỉnh Hà Giang

Tóm tắt Kết quả điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc của tỉnh Hà Giang: ...ại diện thuộc giới Nấm, ngành Mộc tặc, ngành Thông đất và ngành Dương xỉ cho thấy, nguồn cây thuốc tỉnh Hà Giang phong phú về các dạng sống tự nhiên. * Sự phong phú và đa dạng ở các bậc taxon Như trên đã đề cập, tổng số 1565 loài thực vật và nấm làm thuốc đã ghi nhận tại Hà Giang P.T...ng Là huyện Đồng Văn [10]. - Kim ngân cựa - Lonicera calcarata Hemsley phát hiện thấy tại Phó Bảng huyện Đồng Văn [11]. - Qua lâu lá nguyên - Trichosanthes truncata C. B. Clarke in J. D. Hooker được tìm thấy tại Phó Bảng, Đồng Văn [12]. - Đáng lưu ý rằng, cả 4 loài ghi nhận mới này...hinensis Franch.), Sâm vũ diệp (Panax bipinnatifidus Seem.), Tam thất hoang (Panax stipuleanatus Tsai & Feng), Bách vàng (Cupressus vietnamensis (Farjon & T.H.Nguyên) Silba), Re hương (Cinnamomum P.T. Huyền và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 32, Số 2 (2016) 73-81 79 ...

pdf9 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 153 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Kết quả điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc của tỉnh Hà Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất chiếm 
tới 26,4% tổng số loài ghi nhận được. Trong đó 
họ Cúc (Asteraceae) có số loài nhiều nhất, 
nhiều loài trong họ này là những cây thuốc 
phân bố khá phổ biến và có khả năng khai thác 
lớn như Hy thiêm (Siegesbeckia orientalis), 
Ngải cứu dại (Artemisia indica), Cỏ cứt lợn 
(Ageratum conyzoides) . hay là cây trồng có 
giá trị kinh tế như Actisô: Cynara cardunculus 
L.. Họ Cà phê (Rubiaceae) đứng thứ hai với đa 
phần là các loài cây thảo và cây bụi làm thuốc 
phổ biến như: các loài Bướm bạc (Mussaenda 
spp.), Câu đằng (Uncaria spp.), Dạ cẩm 
(Hedyotis spp.) 
Một số họ giàu loài có các cây thuốc vừa có 
giá trị khai thác sử dụng lại vừa có giá trị về 
mặt bảo tồn như họ Phong lan (Orchidaceae) có 
9 loài nằm trong diện bảo tồn. Đó là 3 loài lan 
Kim tuyến (Anoectochilus roxburghii (Wall.) 
Lindl.; A. Calcareous Aver., Anoectochilus 
elwesii King & Pantl.); 4 loài Thạch hộc 
(Dendrobium nobile Lindl., Dendrobium 
longicornu Lindl., Dendrobium chrysanthum 
Lindl., Dendrobium fimbriatum Hook.) và 2 
loài lan Một lá (Nervilia aragoana Gaudich.; 
Nervilia fordii (Hance) Schltr.); Họ Bạc hà 
(Lamiaceae) với nhiều loài cây trồng phổ biến 
vừa được dùng làm gia vị lại vừa có tác dụng 
làm thuốc như Hương nhu tía (Ocimum 
tenuiflorum L.), Húng (Ocimum basilicum L.), 
Kinh giới (Elsholtzia ciliata (Thunb.) Hyl.), Tía 
tô (Perilla frutescens (L.) Britton); bên cạnh đó 
nhiều loài mọc tự nhiên có giá trị khai thác như 
Hạ khô thảo (Prunella vulgaris L.) là vị thuốc 
phổ biến trong Y học cổ truyền, một số loài 
“Bạc hà” mọc tự nhiên (Agastache spp., 
Elsholtzia spp.; ) là nguồn thức ăn (phấn hoa) 
cho ong mật tạo nên thương hiệu mật ong bạc 
hà nổi tiếng của Hà Giang ... ngoài ra còn có 1 
loài thuộc diện bảo tồn là Chùa dù (Elsholtzia 
penduliflora W.W. Sm.). 
Số còn lại 192 họ, mỗi họ mới chỉ ghi nhận 
được từ 1 đến 19 loài cây thuốc. Trong số này, 
một số họ mặc dù chỉ có vài loài, nhưng lại là 
những cây thuốc rất có giá trị. Ví dụ họ Trạch tả 
(Alismataceae): 1 loài là Trạch tả (Alisma 
plantago-aquatica); họ Cẩu tích (Dicksoniaceae) 
có 1 loài là Cẩu tích (Dicksonia barometz); họ 
Bách bộ (Stemonaceae) có 1 loài là cây Bách bộ 
(Stemona tuberosa); họ Mã đề (Plantaginaceae) 
có 2 loài Mã đề (Plantago major) và Mã đề á 
(Plantago asiatica); họ Bầu bí (Cucurbitaceae): 
trong số các loài đã biết đáng chú ý nhất là loài 
Dền toòng/Giảo cổ lam (Gynostemma 
pentaphyllum (Thunb.) Makino) Đây là những 
cây thuốc có giá trị sử dụng, kinh tế cao và rất có 
tiềm năng phát triển ở tỉnh Hà Giang. Riêng họ 
Taxaceae: có 3 loài trong đó 2 loài thuộc diện bảo 
tồn là Dẻ tùng sọc trắng vân nam (Amentotaxus 
yunnanensis H.L.Li) và Thông đỏ bắc 
(Taxus wallichiana var. chinensis (Pilg.) Florin.), 
loài còn lại là Dẻ tùng sọc trắng (Amentotaxus 
argotaenia (Hance) Pilg.) cũng là loài hiếm gặp. 
Ở bậc chi, các chi đã biết có nhiều cây thuốc 
bao gồm: Chi Ficus (Moraceae) có 24 loài; chi 
Ardisia (Myrsinaceae) có 13 loài; chi Polygonum 
(Polygonaceae) có 12 loài; chi Smilax 
(Smilacaceae) có 12 loài; chi Piper (Piperaceae) 
có 11 loài, chi Solanum (Solanaceae) có 10 loài. 
Các chi Alpinia (Zingiberaceae), Clematis 
(Ranunculaceae), Desmodium (Fabaceae), 
P.T. Huyền và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 32, Số 2 (2016) 73-81 77 
Dendrobium (Orchidaceae), Cinnamomum 
(Lauraceae) và đều có 9 loài/chi. Một vài họ 
chỉ có 1 chi nhưng các loài đã biết có ở Hà 
Giang đều có ý nghĩa về mặt đa dạng sinh học 
và giá trị sử dụng, như: họ Taccaceae chỉ có 1 
chi Tacca với 2 loài là Râu hùm (Tacca 
chantrieri André), Hồi đầu thảo (T. Plantaginea 
Drenth) và Phá lủa (Tacca subflabellata 
P.P.Ling & C.T.Ting); họ Costaceae chỉ có 1 
chi Costus với 2 loài Mía dò (Costus speciosus 
(J.Koenig) Sm.) và Mía dò hoa gốc 
(C.tonkinensis Gagnep.), hay họ Trilliaceae chỉ 
có 1 chi Paris gồm 5 loài cây thuốc rất có giá 
trị. Một số chi chỉ có 2-3 loài nhưng đều là 
những cây thuốc có khả năng khai thác và có 
giá trị bảo tồn cao: Chi Gynostemma 
(Cucurbitaceae) có 3 loài đều có công dụng làm 
thuốc như Giảo cổ lam (Gynostemma 
pentaphyllum (Thunb.) Makino, G. Laxum 
(Wall.) Cogn.), Chi Acanthopanax với 2 loài là 
Ngũ gia bì gai (A. Gracilistylus W.W.Sm.) và 
Ngũ gia bì hương (Acanthopanax trifoliatus 
(L.) Voss) vừa có giá trị làm thuốc lại vừa 
thuộc diện bảo tồn; Chi Panax với 3 loài đều có 
giá trị làm thuốc cao trong đó ngoại trừ loài 
Tam thất (Panax notoginseng (Burkill) F. H. 
Chen) là cây thuốc trồng, 2 loài Tam thất hoang 
(Panax stipuleanatus H.T.Tsai & K.M.Feng) và 
Sâm vũ diệp (Panax bipinnatifidus Seem.) là 
những cây thuốc quí hiếm cần bảo vệ. 
* Một số phát hiện mới, ghi nhận bổ sung 
cho hệ thực vật Việt Nam: 
Trong các đợt điều tra tại Hà Giang, nhóm 
nghiên cứu đã phát hiện thêm được 4 loài cây 
thuốc, là những loài ghi nhận mới cho hệ thực 
vật Việt Nam, gồm có: 
- Trọng lâu thìa - Paris xichouensis (H. Li) 
Y. H. Ji, H. Li & Z. K. Zhou phân bố tại xã Sủng 
Là huyện Đồng Văn [9]. 
- Trọng lâu lá đốm - Paris cronquistii (Takht.) 
H. Li được tìm thấy tại Sủng Là huyện Đồng 
Văn [10]. 
- Kim ngân cựa - Lonicera 
calcarata Hemsley phát hiện thấy tại Phó Bảng 
huyện Đồng Văn [11]. 
- Qua lâu lá nguyên - Trichosanthes 
truncata C. B. Clarke in J. D. Hooker được tìm 
thấy tại Phó Bảng, Đồng Văn [12]. 
- Đáng lưu ý rằng, cả 4 loài ghi nhận mới 
này đều là những loài có vùng phân bố hẹp, mới 
chỉ ghi nhận được từ 1 đến 2 điểm phân bố trên 
cả nước. Đây là những loài cây thuốc có giá trị 
cao và là những đối tượng nằm trong diện bảo 
tồn ở nước ta. Phát hiện mới này cho thấy rằng 
Hà Giang có nguồn tài nguyên thực vật phong 
phú và hiện còn ẩn chứa nhiều tiềm năng sinh 
vật có ý nghĩa cho khoa học. 
3.2. Đa dạng các loài cây thuốc theo độ cao và 
các vùng rừng tập trung nhiều loài cây thuốc 
tại Hà Giang 
* Phân bố các loài theo độ cao: 
Hà Giang là điểm cực Bắc của Việt Nam, 
với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đặc biệt đã 
tạo nên ở đây một khu hệ thực vật mà trong đó 
không chỉ có những loài cây thuốc nhiệt đới mà 
còn có nhiều loài của vùng ôn đới ấm và á nhiệt 
đới núi cao. Nhiều loài có phân bố ở Hà Giang 
cũng được tìm thấy ở nhiều vùng khác ở Việt 
Nam nhưng ở độ cao lớn hơn như Bách xanh 
(Calocedrus macrolepis Kurz.), Thông đỏ 
(Taxus wallichiana var. chinensis Florin.)... 
Một số loài mới chỉ có ghi nhận ở Hà Giang 
như loài Hoàng liên ô rô (Mahonia bealei 
(Fortune) Pynaert)... Không những thế, hai loài 
thuộc chi Panax là Tam thất hoang 
(P. stipuleanatus H.T.Tsai & K.M.Feng) và 
Sâm vũ diệp (P. bipinnatifidus Seem.) vốn có 
phân bố hẹp (Hoàng Liên Sơn - Lào Cai) cũng 
được ghi nhận có tại Hà Giang trong đợt điều 
tra khảo sát lần này. 
- Ở độ cao từ 1.000m trở lên: bắt gặp nhiều 
loài cây thuốc đặc trưng cho vùng núi cao thuộc 
một số họ như: Họ Ngũ gia bì (Araliaceae): 
Ngũ gia bì hương (Acanthopanax gracilistylus), 
Thông thảo (Tetrapanax papyriferus), Đu đủ 
rừng (Trevesia palmata), Dây thường xuân 
(Hedera nepalensis); Họ Hoàng liên gai 
(Berberidaceae): Hoàng liên ô rô (Mahonia 
nepalensis), Hoàng liên ô rô lá dày 
(M. bealei); Họ Mao lương (Ranunculaceae): 
Hoàng liên bắc (Coptis chinensis), Thổ hoàng 
liên (Thalictrum foliolosum)...; Họ Nữ lang 
(Valerianaceae): Nữ lang (Valeriana 
P.T. Huyền và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 32, Số 2 (2016) 73-81 
78 
hardwicki), Sì to (V. jatamansi); Họ Bách 
hợp (Liliaceae): Bách hợp (Lilium brownii var. 
colchesteri)...; Họ Đỗ quyên (Ericaceae): Châu 
thụ (Gaultheria fragrantissima)...; Họ Hồi 
(Illiciaceae): Hồi tsai (Illicium tsaii); Họ Lan 
(Orchidaceae): Lan kim tuyến (Anoectochilus 
roxburghii), Kim tuyến đá vôi (Anoectochilus 
calcareus);  
Đặc biệt trong quần hệ rừng trên đỉnh núi 
đá vôi ở Phiêng Luông (Bắc Mê), Thái An và 
Bát Đại Sơn (Quản Bạ) mọc tập trung nhiều 
loài thuộc Ngành Thông - Hạt trần. Trong đó có 
các loài đáng chú ý như: Thông tre lá dài 
(Podocarpus neriifolius D. Don), Thông tre lá 
ngắn (Podocarpus pilgeri Foxw.); Bách xanh 
(Calocedrus macrolepis); Bách vàng 
(Cupressus vietnamensis); Thiết sam đông bắc 
(Tsuga chinensis); Thông đỏ (Taxus 
chinensis)... Có thể nói, hiếm có nơi nào ở Việt 
Nam có số loài Hạt trần tập trung như ở các 
điểm này. Tuy nhiên, hầu hết các loài kể trên do 
phạm vi phân bố hẹp, số lượng cá thể ít nên khả 
năng khai thác hạn chế. Thậm chí có thể coi là 
những loài cây thuốc quí hiếm, cần bảo vệ và 
phát triển thêm ở Việt Nam. 
- Ở độ cao từ 700m trở lên: Ở vành đai thấp 
hơn tập trung nhiều cây thuốc á nhiệt đới và 
nhiệt đới. Trong số này, những loài có thể tiếp 
tục khai thác như: Chè dây (Ampelopsis 
cantoniensis); Hạ khô thảo (Prunella vulgaris); 
Bách bộ (Stemona tuberosa), Ngũ gia bì chân 
chim (Schefflera spp.); Nga truật (Curcuma 
spp.); Ngải cứu dại (Artemisia indica), Thảo 
đậu khấu nam (Alpinia spp.), Giảo cổ lam 
(Gynostemma spp.). 
- Ở độ cao dưới 700m bắt gặp nhiều loài 
cây thuốc phổ biến có khả năng khai thác như 
Hy thiêm (Sigesbeckia orientalis), Thảo quyết 
minh (Senna tora), Cỏ cứt lợn (Ageratum 
conyzoides), Câu đằng (Uncaria spp.), Nhân 
trần (Adenosma caeruleum) 
* Các vùng rừng tập trung nhiều loài cây 
thuốc 
Cùng với sự phân bố các loài cây thuốc 
theo độ cao thì ở mỗi vùng rừng khác nhau 
cũng có những đặc trưng riêng với sự khác 
nhau về thành phần các loài, trong đó bao gồm 
cả các loài có tiềm năng khai thác và những loài 
quý hiếm cần được bảo vệ. Các vùng rừng tập 
trung nhiều loài cây thuốc như: 
(1) Huyện Vị Xuyên: vùng rừng thuộc 2 xã 
Cao Bồ và Thượng Sơn 
(2) Huyện Hoàng Su Phì: vùng rừng thuộc 
xã Pờ Ly Ngài và xã Hồ Thầu. 
(3) Huyện Bắc Quang: vùng rừng tại thị 
trấn Việt Quang, xã Đức Xuân. 
(4) Huyện Xín Mần: vùng rừng tại 4 xã Nấm 
Dẩn, Khuôn Lùng, Quảng Nguyên, Thu Tà. 
(5) Huyện Quang Bình: vùng rừng tại 4 Bằng 
Lang, Nà Khương, Tân Nam, Xuân Giang. 
(6) Huyện Bắc Mê: vùng rừng tại thị trấn 
Yên Phú, xã Phiêng Luông và xã Minh Sơn. 
(7) Huyện Quản Bạ 
Vùng Bát Đại Sơn: Nằm trên khối núi Bát 
Đại Sơn thuộc địa phận 3 xã Bát Đại Sơn, Cán 
Tỷ và Thanh Vân. 
Vùng núi Ba tiên: Thuộc thôn Lô Thàng 2, 
xã Thái An, huyện Quản Bạ. Vùng rừng này có 
liên quan tới vùng Du Già (Yên Minh). 
Vùng rừng thuộc địa phận thôn Lô Thàng 1 
- xã Thái An và xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ. 
Hiện tại rừng chỉ còn ở phần đỉnh núi. 
(8) Huyện Yên Minh: vùng rừng Du Già 
thuộc xã Du Già. 
(9) Huyện Mèo Vạc: Thuộc xã Mèo Vạc, 
kéo dài sang đến xã Lũng Pù 
(10) Huyện Đồng Văn: vùng rừng thứ sinh 
thuộc xã Phố Là. 
3.3. Xác định các loài cây thuốc quí hiếm có 
nguy cơ bị tuyệt chủng và các loài có tiềm năng 
khai thác tại tỉnh Hà Giang 
Kết quả điều tra đã xác định được 97 loài 
cây thuốc thuộc 70 chi và 48 họ - là những cây 
thuốc thuộc diện bảo tồn ở Việt Nam hiện nay 
[13-16]. Trong đó đáng chú ý có 5 loài đang ở 
mức cực kỳ nguy cấp - CR (Sách Đỏ Việt Nam 
- 2007) gồm các loài: Hoàng liên (Coptis 
chinensis Franch.), Sâm vũ diệp (Panax 
bipinnatifidus Seem.), Tam thất hoang (Panax 
stipuleanatus Tsai & Feng), Bách vàng 
(Cupressus vietnamensis (Farjon & 
T.H.Nguyên) Silba), Re hương (Cinnamomum 
P.T. Huyền và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 32, Số 2 (2016) 73-81 79 
parthenoxylon Meisn.). Và có tới 37 loài quý 
hiếm đang ở mức nguy cấp - EN (Sách Đỏ Việt 
Nam, 2007) như: Ba gạc vòng (Rauvolfia 
verticillata), Bát giác liên (Podophyllum 
tonkinense), Bảy lá một hoa (Paris chinensis), 
Lan một lá (Nervilia fordii Schlechter), Lan 
kim tuyến (Anoectochilus calcareus Aver.), 
Hoàng tinh vòng (Polygonatum kingianum 
Coll. ex Hemsl.), Hoàng thảo (Dendrobium 
nobile var. alboluteum Huyen & Aver), Nghiến 
(Excentrodendron tonkinense (Gagnep.) Chang 
& Miau), Trầm hương (Aquilaria crassna 
Pierre ex Lecomte), Hoàng liên ô rô (Mahonia 
bealii Pynaert)... Như vậy nguồn tài nguyên cây 
thuốc của tỉnh Hà Giang còn có ý nghĩa rất lớn 
về đa dạng sinh học. 
Đã ghi nhận được ở Hà Giang có 40 
loài/nhóm loài cây thuốc đang được khai thác 
thu mua phổ biến. Trong đó có đến 15 loài là 
những cây thuốc thuộc diện bảo tồn (có tên 
trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), Danh lục đỏ 
cây thuốc Việt Nam (2006), Nghị định 32 của 
Chính phủ về hạn chế khai thác, buôn bán vì 
mục đích thương mại, Danh lục đỏ IUCN...). 
Để tránh tình trạng các nguồn gen quí của tỉnh 
bị suy giảm và thất thoát qua biên giới, cần có 
sự kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan quản lý 
và nhiều ban ngành có liên quan. 
Trong số 40 loài/nhóm loài được khai thác 
phổ biến kể trên thì có 26 loài/nhóm loài được 
coi là có tiềm năng khai thác, với khối lượng 
ước tính từ 10 tấn/năm trở lên. Trong đó đáng 
chú ý có thể kể đến Cỏ ngũ sắc (Ageratum 
conyzoides L.) 100 - 150 tấn, Cẩu tích 
(Cibotium barometz (L.) J.Smith) 50 - 70 tấn, 
hay Nghệ vàng (Curcuma longa L.) 50 - 60 tấn. 
Có thể thấy rằng, nhiều loài trước đây có 
khả năng khai thác ở 4 huyện vùng cao núi đá 
với khối lượng lớn như Bổ cốt toái, Bình vôi, 
Hà thủ ô đỏ, Thạch hộc, Hoàng tinh, Kim 
ngân... [17] thì đến nay đã không còn nằm trong 
danh sách cây thuốc có khả năng khai thác của 
toàn tỉnh. Thậm chí một số loài còn được đưa 
vào diện bảo tồn như Hà thủ ô đỏ (Fallopia 
multiflora), Thạch hộc (Dendrobium nobile), 
Bổ cốt toái (D. bonii). Một số loài trước đây có 
khả năng khai thác với khối lượng lớn ở 4 
huyện vùng cao (1999-2000), đến nay đã suy 
giảm về khối lượng khai thác trên toàn tỉnh như 
Kê huyết đằng (200-300 tấn/năm giảm xuống còn 
50-60 tấn/năm), Ngũ gia bì chân chim (300-500 
tấn/năm giảm xuống còn 5-10 tấn/năm)... Những 
loài vẫn duy trì khả năng khai thác qua nhiều năm 
phần lớn là những cây thảo có phân bố rộng, khả 
năng tái sinh và phục hồi sau khai thác tốt như: 
Cỏ cứt lợn, Chè dây, Hy thiêm, Long nha thảo, 
Nga truật, Nghệ vàng... 
4. Kết luận 
Qua điều tra nghiên cứu tại 84 xã và thị trấn 
thuộc 11 huyện và thành phố của tỉnh Hà Giang 
trong giai đoạn 2013 - 2015, cùng với tổng hợp 
tư liệu từ các tài liệu đã công bố, ghi nhận được 
ở Hà Giang có 1565 loài cây thuốc mọc tự 
nhiên và trồng, thuộc 824 chi, 202 họ của 6 
ngành, 2 giới Thực vật và Nấm. Cùng với đó đã 
ghi nhận được 4 loài mới, bổ sung cho hệ thực 
vật Việt Nam. Điều này cho thấy Hà Giang là 
một tỉnh có sự đa dạng về tài nguyên cây thuốc 
bậc nhất ở Việt Nam. 
Đã xác định được đặc điểm phân bố các 
loài cây thuốc theo độ cao và các vùng rừng tập 
trung nhiều loài cây thuốc trên địa bàn tỉnh. 
Đồng thời qua điều tra cũng xác định được 26 
loài có tiềm năng khai thác và 97 loài cây thuốc 
quí hiếm thuộc diện bảo tồn tại tỉnh Hà Giang. 
Đây là cơ sở để định hướng cho công tác bảo 
tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên 
cây thuốc ở tỉnh Hà Giang. 
Lời cảm ơn 
Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn sự tài 
trợ kinh phí của Sở Khoa học và Công nghệ 
tỉnh Hà Giang để thực hiện đề tài: “Nghiên 
cứu, điều tra, khảo sát và xây dựng chiến 
lược phát triển dược liệu tỉnh Hà Giang”. 
Trong quá trình thực hiện đề tài, xin trân 
trọng cảm ơn sự hỗ trợ và tư vấn về chuyên 
môn của 2 chuyên gia là PGS.TS. Nguyễn 
Văn Tập và GS.TS. Phan Kế Lộc. 
P.T. Huyền và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 32, Số 2 (2016) 73-81 
80 
Tài liệu tham khảo 
[1] Cục thống kê tỉnh Hà Giang, Niên giám thống kê 
tỉnh Hà Giang năm 2015, NXB. Thống Kê, Hà 
Giang, 2015. 
[2] Nguyễn Tiến Bân (chủ biên), Danh lục các loài 
thực vật Việt Nam, tập 2, 3. NXB. Khoa học Tự 
nhiên và Công nghệ Hà Nội, 2003, 2006. 
[3] Đỗ Huy Bích và cộng sự (2004 và 2013), Cây 
thuốc và Động vật làm thuốc ở Việt Nam; NXB. 
KH & KT, Hà Nội; T.I & T.II (2004), T.III (2013). 
[4] Võ Văn Chi (2011 & 2012), Từ Điển Cây thuốc 
Việt Nam; NXB. Y học, TP. Hồ Chí Minh. 
[5] Viện Dược liệu, Kết quả các đợt điều tra Dược 
liệu ở Việt Nam (1961-nay) (Tài liệu lưu hành 
nội bộ). 
[6] Viện Dược liệu Danh lục cây thuốc Việt Nam 
(Tài liệu cập nhật hàng năm, lưu hành nội bộ). 
[7] Viện Dược liệu, Danh lục cây thuốc mọc tự 
nhiên đang được khai thác sử dụng phổ biến ở 
Việt Nam (tài liệu cập nhật hàng năm, lưu hành 
nội bộ), 2013. 
[8] Viện Dược Liệu, Báo cáo kết quả điều tra nguồn 
tài nguyên dược liệu tỉnh Hà Giang (Lưu hành 
nội bộ), 1975. 
[9] Nguyen Quynh Nga, Pham Thanh Huyen, Phan 
Van Truong, Hoang Van Toan, Nguyen Ngoc 
Cong, “Paris xichouensis (H. Li) Y. H. Ji & Z. 
K. Zhou - A newly recorded species - in the flora 
of Vietnam”, Journal of Medicinal Materials, 
No.5, Vol.20 (2015) 264. 
[10] Nguyễn Quỳnh Nga, Phạm Thanh Huyền, 
Phan Văn Trưởng, Hoàng Văn Toán, Nguyễn 
Xuân Nam, “Bổ sung loài Trọng lâu lá đốm - 
Paris cronquistii (Takht.) H. Li cho hệ thực 
vật Việt Nam”, Tạp chí Dược liệu, số 4, tập 20 
(2015) 203. 
[11] Hoàng Văn Toán, Phạm Thanh Huyền, Nguyễn 
Quỳnh Nga, Nguyễn Xuân Nam, Phan Văn 
Trưởng, “Bổ sung loài Lonicera calcarata 
Hemsl. (họ Kim Ngân - Caprifoliaceae) cho hệ 
thực vật Việt Nam”, Tạp chí Dược liệu, tập 18, 
số 6/2013 (2013) 351. 
[12] Phan Văn Trưởng, Phạm Thanh Huyền, Nguyễn 
Quỳnh Nga, Hoàng Văn Toán, Nguyễn Xuân 
Nam, “Nghiên cứu đặc điểm hình thái và xây 
dựng khóa phân loại các loài thuộc chi Qua lâu 
(Trichosanthes L.) ở Việt Nam”, Hội nghị khoa 
học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật 
lần thứ 6, tr. 378 - 382, NXB Khoa học Tự nhiên 
và Công nghệ, Hà Nội, 2015. 
[13] Văn phòng Chính phủ, Nghị định số 
32/2006/NĐ-CP của Thủ tướng chính phủ, 
31/3/2006; v/v Quản lý các loài Động-Thực vật 
hoang dã nguy cấp quí hiếm ở Việt Nam, 2006. 
[14] Triệu Văn Hùng (chủ biên) và cộng sự, Lâm sản 
ngoài gỗ Việt Nam. Dự án hỗ trợ chuyên ngành 
LSNG pha II xuất bản, Hà Nội, 2007. 
[15] Nguyễn Tập, Danh lục Đỏ cây thuốc Việt 
Nam, năm 2006; Tạp chí Dược liệu, tập 11 số 
3 (2006) 97. 
[16] Nguyễn Tiến Bân (chủ biên), Sách đỏ Việt Nam, 
phần II: Thực vật. NXB Khoa học Tự nhiên và 
Công nghệ Hà Nội, 2007. 
[17] Nguyễn Bá Hoạt, Nguyễn Tập, Báo cáo kết quả 
đề tài Đánh giá tiềm năng dược liệu bốn huyện 
vùng cao tỉnh Hà Giang - Xây dựng đề án qui 
hoạch và phát triển (Bốn huyện vùng cao Đồng 
Văn, Yên Minh, Mèo Vạc, Quản Bạ), 1999. 
Investigational Results of Medicinal Plant Resources 
in Ha Giang Province, Vietnam 
Pham Thanh Huyen1, Nguyen Quynh Nga1, Phan Van Truong1, 
Hoang Van Toan1, Nguyen Xuan Nam1, Nguyen Van Dan1, Pham Thi Ngoc2 
1National Institute of Medicinal Materials, Ministry of Health, 3B Quang Trung, Hoan Kiem, Hanoi, Vietnam 
 2VNU University of Science, 334 Nguyen Trai, Thanh Xuan, Hanoi, Vietnam 
Abstract: Ha Giang is a province in Northeast of Vietnam. Along with the unique characteristics 
of topography, geology and climate, Ha Giang province has abundant and diverse natural vegetation, 
including valuable plants. For the period of 2013-2015, the research team were conducted many 
P.T. Huyền và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 32, Số 2 (2016) 73-81 81 
surveys on 84 communes of 11 districts and a city in Ha Giang province. As a result, 1565 species of 
medicinal plants and fungi, belonging to 824 genera, 202 families, 5 divisions of vascular plants and 1 
division of fungi were recorded. At the same time, 4 new species of medicinal plants were recorded 
for the flora of Vietnam including: Paris cronquistii (Takht.) H. Li; Paris xichouensis (H. Li) Y. H. Ji, 
H. Li & Z. K. Zhou; Lonicera calcarata Hemsl. and Trichosanthes truncata C.B.Clarke. Besides, this 
survey was recorded the forest areas concentrated many medicinal plants and listed in Ha Giang 
province has currently 97 medicinal plant species subject to national-level conservation. Medicinal 
plant resources of Ha Giang province are not only diverse in terms of life forms, richness of taxa but 
also have great value in terms of conservation. 
Keywords: Medicinal plant, resources, Ha Giang. 

File đính kèm:

  • pdfket_qua_dieu_tra_nguon_tai_nguyen_cay_thuoc_cua_tinh_ha_gian.pdf
Ebook liên quan