Khả năng sáng tạo của học sinh lớp 5 ở một số trường iểu học tại tỉnh Quảng Ngãi

Tóm tắt Khả năng sáng tạo của học sinh lớp 5 ở một số trường iểu học tại tỉnh Quảng Ngãi: ...liệu rằng với một lượng mẫu khá đại diện nhưng điểm trung bình chỉ rơi vào mức thấp thì phải chăng đây là nổi lo đích thực cho việc đào tạo cho con em của Quảng Ngãi trở thành những công dân toàn cầu trong tương lai đặc biệt là công dân của “thế giới phẳng”. Trong thực tế cho thấy công... đáng kể (36,432 – 35,6528 = 0,7792) và đều đạt loại thấp (B) trong thang phân loại mức độ khả năng sáng tạo theo chuẩn test TST-H. Bên cạnh đó, khi thực hiện kiểm nghiệm t với mức ý nghĩa α = 0,05, hầu hết tất cả các tiêu chí (12/14) và tổng điểm của HS nam và HS nữ thì sự khác biệt...í của test. Bảng 5. So sánh các tiêu chí khả năng sáng tạo của HS lớp 5 một số trường tiểu học tại tỉnh Quảng Ngãi phân theo khu vực Các tiêu chí và tổng điểm Trung bình Kiểm nghiệm t (Sig<α= 0,05 có sự khác biệt) Thành phố Nông thôn Mr(A+B) 8,8722 9,5903 0,000 Bs(A+B) 8,3833 6,7713 0,0...

pdf9 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 158 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Khả năng sáng tạo của học sinh lớp 5 ở một số trường iểu học tại tỉnh Quảng Ngãi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u như sau: 
- Về trường khảo sát, có 05 trường 
tiểu học: Trần Hưng Đạo: 180 HS; Sơn 
Hạ 1: 70 HS; Sơn Hạ 2: 50 HS; Tịnh 
Bình 1: 52 HS; Tịnh Bình 2: 75 HS. 
- Về giới tính, có 217 (50,82%) HS 
nam và 210 (49,18%) HS nữ. 
- Về khu vực, có 180 (42,15%) HS ở 
thành phố và 247 (57,85%) HS ở nông 
thôn. 
Nghiên cứu được thực hiện vào 
tháng 4 năm 2013. 
3. Kết quả nghiên cứu 
3.1. Kết quả khả năng sáng tạo của 
học sinh lớp 5 một số trường tiểu học tại 
tỉnh Quảng Ngãi theo chuẩn test TST-H 
Thực hiện test TST-H trên 427 HS 
lớp 5 ở khu vực nông thôn và thành phố 
tại một số trường tiểu học trên địa bàn 
tỉnh Quảng Ngãi để đánh giá khả năng 
sáng tạo của các em, kết quả thu được 
như bảng 1 sau đây: 
Bảng 1. Kết quả khả năng sáng tạo của HS lớp 5 
một số trường tiểu học tại tỉnh Quảng Ngãi theo chuẩn test TST-H 
Mức độ Chuẩn test TST-H (%) 
Khả năng sáng tạo của HS lớp 5 
Tần số (N) Tỉ lệ (%) Trung bình Xếp loại 
A 10 221 51,76 
36,04 B (Thấp) 
B 15 67 15,69 
C 50 129 30,21 
D 15 7 1,64 
E 7,5 2 0,47 
F+G 2,5 1 0,23 
TST-H là bộ test sáng tạo vẽ hình 
dùng cho các nghiệm thể từ 4 - 65 tuổi. 
Nó được coi là test không phụ thuộc văn 
hóa, không phụ thuộc ngôn ngữ. Test 
TST-H được đánh giá bằng cách chấm 
bức tranh mà nghiệm thể vẽ theo 14 tiêu 
chí: mở rộng thêm (Mr), Bổ sung thêm 
(Bs), Phần tử mới (Ptm), Liên kết theo 
hình vẽ (Lkh), Liên kết theo đề tài (Lkđ), 
Vượt khung do họa tiết (Vh), Vượt khung 
không phụ thuộc họa tiết (Vkh), Sự phối 
cảnh (Pc), Hoài cảm (Hc), Tính bất quy 
tắc A (BqA), Tính bất quy tắc B (BqB), 
Tính bất quy tắc C (BqC), Tính bất quy 
tắc D (BqD) và Thời gian (Tg). Điểm tối 
đa theo lí thuyết của test này đã được 
Việt hóa là 72 điểm. Tùy theo tổng điểm 
test mà mỗi nghiệm thể đạt được so với 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 6(72) năm 2015 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
76 
thang đo 7 mức độ của chuẩn test TST-H, 
có thể xếp nghiệm thể vào một trong 7 
loại năng lực sáng tạo A (kém), B (thấp), 
C (trung bình), D (trung bình khá), E 
(khá), F (cao) và G (cực cao). 
Dựa vào 7 mức của khả năng sáng 
tạo theo phân loại của test TST-H, nổi rõ 
lên nhất là mức độ A với con số 51,76% 
chiếm hơn 1/2 lượng mẫu nghiên cứu. Cụ 
thể trên tổng số 427 em thực hiện test 
TST-H có đến 221 HS đạt ở mức này - 
mức độ kém, đây là một con số khá cao. 
Ở 48,27% lượng mẫu còn lại rơi vào 5 
mức đó là: loại B (thấp) chiếm 15,69%, 
loại C (trung bình) chiếm 30,21%, loại D 
(Trung bình khá) chiếm 1,64%, loại E 
(khá) chiếm 0,47% và loại F (cao) chiếm 
0,23%. Trong đó, số lượng HS xếp loại 
khá và cao - 2 mức độ cao nhất về khả 
năng sáng tạo của HS được ghi nhận chỉ 
chiếm tỉ lệ khá khiêm tốn (0,7%) với 3 
em đạt được điểm ở những mức độ này; 
không có HS nào đạt được khả năng sáng 
tạo ở mức G (cực cao). Kết quả nghiên 
cứu trên cho thấy, mặt bằng chung về khả 
năng sáng tạo của HS lớp 5 một số 
trường tiểu học tại tỉnh Quảng Ngãi là 
không có sự nổi bật ở mức rất xuất sắc. 
Đây là một trong những vấn đề mà chúng 
ta cần phải suy nghĩ. Đó có thể là do cách 
thức giáo dục của các giáo viên vẫn chưa 
phát huy cao độ khả năng sáng tạo của 
HS hay chúng ta nhận thấy chính chủ 
nghĩa bình dân chung chung về mặt giáo 
dục đã làm cho khả năng sáng tạo của các 
em chưa có sự phân hóa và nổi trội rõ rệt. 
Dựa trên điểm trung bình tìm được 
về khả năng sáng tạo của HS lớp 5 trong đề 
tài nghiên cứu này, con số tìm được là 
36,04 ứng với loại B (thấp) về mặt xếp loại 
khả năng sáng tạo. Cần thừa nhận rằng khả 
năng sáng tạo của các em sẽ được phát 
triển theo thời gian nhưng liệu rằng với 
một lượng mẫu khá đại diện nhưng điểm 
trung bình chỉ rơi vào mức thấp thì phải 
chăng đây là nổi lo đích thực cho việc đào 
tạo cho con em của Quảng Ngãi trở thành 
những công dân toàn cầu trong tương lai 
đặc biệt là công dân của “thế giới phẳng”. 
Trong thực tế cho thấy công dân của thế 
giới phẳng là công dân phải có khá nhiều 
phẩm chất thích nghi với bất kì hoàn cảnh 
nào đó trong cuộc sống trên thế giới và khả 
năng sáng tạo là một trong những điều hết 
sức quan trọng. 
Có thể so sánh với chuẩn test TST-
H để có những nhìn nhận mang tính chất 
cụ thể hơn. Theo 7 thang bậc thì điểm 
chuẩn của TST-H lấy loại C (trung bình) 
làm đỉnh cao rồi từ đó giảm xuống dần 
đều ở cả hai bên cực âm (dưới trung 
bình) và cực dương (trên trung bình). Tuy 
nhiên phân bố khả năng sáng tạo của HS 
lớp 5 một số trường tiểu học tại tỉnh 
Quảng Ngãi rất có vấn đề, chênh lệch 
theo hướng thấp hơn so với chuẩn của 
test TST-H, cụ thể như sau: đạt đỉnh cao 
ở loại A - loại kém nhất và giảm dần 
xuống loại C (trung bình), loại B (thấp), 
loại D (trung bình khá), E, F và kết thúc 
luôn tại đây. 
3.2. Khả năng sáng tạo của học sinh 
lớp 5 một số trường tiểu học tại tỉnh 
Quảng Ngãi phân theo giới tính 
Kết quả đo bằng test TST-H trên hai 
lô nghiệm thể là 217 HS nam và 210 HS 
nữ lớp 5 một số trường tiểu học tại tỉnh 
Quảng Ngãi được mô tả ở bảng 2 sau đây: 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Đỗ Tất Thiên 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
77 
Bảng 2. Khả năng sáng tạo của HS lớp 5 một số trường tiểu học 
tại tỉnh Quảng Ngãi phân tích theo giới tính 
 Giới tính 
Mức độ sáng tạo 
Nam Nữ 
N % N % 
A 114 52,53 107 50,95 
B 27 12,44 40 19,05 
C 69 31,8 60 28,57 
D 5 2,31 2 0,95 
E 1 0,46 1 0,48 
F+G 1 0,46 0 0 
Dựa vào các mức của khả năng 
sáng tạo theo phân loại của test TST-H 
chúng ta nhận thấy: khả năng sáng tạo 
của HS nam và HS nữ lớp 5 một số 
trường tiểu học tại tỉnh Quảng Ngãi tập 
trung chủ yếu ở mức độ A và đều chiếm 
hơn 1/2 lượng mẫu (HS nam: 52,53% và 
HS nữ: 50,95%). Sự chênh lệch về khả 
năng sáng tạo giữa HS nam và HS nữ ở 
mức độ này là không đáng kể chỉ là 
1,58%. 
Kế đến là mức độ C (trung bình), tỉ 
lệ HS nam đạt điểm ở mức này có phần 
trội hơn HS nữ một chút nhưng sự chênh 
lệch đó cũng không đáng kể - chỉ 3,23% 
(HS nam: 31,8%, HS nữ: 28,57%). Ở 
mức độ B (mức độ thấp), số HS nữ đạt 
mức độ này chiếm 19,05% cao hơn 1,5 
lần so với HS nam (chiếm 12,44%), tuy 
nhiên cũng chỉ chênh nhau 6,61%. 
Với 3 mức độ còn lại, thể hiện khả 
năng sáng tạo ở mức trên trung bình thì 
HS nam có phần nổi trội hơn so với HS 
nữ một chút. Cụ thể: mức D - Trung bình 
khá (nam: 5 HS, nữ: 2 HS); mức E - Khá 
cao (nam: 1 HS, nữ: 1 HS) và mức F 
(cao) - mức độ cao nhất về khả năng sáng 
tạo ghi nhận được (nam: 1 HS, nữ: 0 HS). 
Tuy nhiên, vì số lượng HS cả nam và nữ 
đạt điểm ở các mức này qua ít (chỉ có 10 
em) nên rất khó để đưa ra nhận định về 
sự khác biệt có ý nghĩa về khả năng sáng 
tạo giữa nam và nữ HS lớp 5 một số 
trường tiểu học tại tỉnh Quảng Ngãi ở 
những mức độ này. Vì thế, để có cái nhìn 
toàn diện hơn về khả năng sáng tạo của 
HS lớp 5 một số trường tiểu học tại tỉnh 
Quảng Ngãi phân theo góc độ giới tính, 
chúng ta không thể chỉ dừng lại ở sự so 
sánh tỉ lệ đạt được trong từng mức độ 
giữa nam và nữ mà cần phải đi sâu phân 
tích khả năng sáng tạo của nam và nữ HS 
qua kết quả từng tiêu chí của test TST-H. 
Dưới đây là bảng thống kê về thực 
trạng một số tiêu chí biểu hiện khả năng 
sáng tạo phân theo giới tính của HS lớp 5 
một số trường tiểu học tại tỉnh Quảng 
Ngãi. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 6(72) năm 2015 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
78 
Bảng 3. So sánh các tiêu chí khả năng sáng tạo của HS lớp 5 
một số trường tiểu học tại tỉnh Quảng Ngãi phân theo giới tính 
Các tiêu chí và tổng điểm Trung bình Kiểm nghiệm t (Sig<α= 0.05 có sự khác biệt) Nam Nữ 
Mr(A+B) 9,0972 9,3667 0,030 
Bs(A+B) 7,7378 7,5190 0,437 
Ptm(A+B) 4,4613 4,0048 0,201 
Lkh(A+B) 1,0558 0,7667 0,051 
Lkđ(A+B) 2,7747 2,6619 0,681 
Vh(A+B) 0 0 - 
Vkh(A+B) 0,3415 0,3143 0,339 
Pc(A+B) 5,9728 6,1718 0,541 
Hc(A+B) 0,3599 0,3857 0,621 
BqtA(A+B) 2,8853 2,8429 0,842 
BqtB(A+B) 0,3415 0,3143 0,354 
BqtC(A+B) 0,9359 0,9571 0,881 
BqtD(A+B) 0,0761 0,0000 0,012 
Tg(A+B) 0,3922 0,3476 0,184 
Tổng điểm 36,432 35,6528 0,560 
Từ bảng số liệu 2,3, ta thấy điểm 
trung bình về khả năng sáng tạo giữa HS 
nam và HS nữ là chênh lệch không đáng 
kể (36,432 – 35,6528 = 0,7792) và đều 
đạt loại thấp (B) trong thang phân loại 
mức độ khả năng sáng tạo theo chuẩn test 
TST-H. Bên cạnh đó, khi thực hiện kiểm 
nghiệm t với mức ý nghĩa α = 0,05, hầu 
hết tất cả các tiêu chí (12/14) và tổng 
điểm của HS nam và HS nữ thì sự khác 
biệt về điểm trung bình đều không có ý 
nghĩa (Sig luôn lớn hơn α = 0,05 rất 
nhiều). Có thể khẳng định ở lứa tuổi này 
khả năng sáng tạo của HS nam và nữ là 
tương đương nhau và giới tính không ảnh 
hưởng đến khả năng sáng tạo của hoc 
sinh lớp 5 một số trường tiểu học tại tỉnh 
Quảng Ngãi. 
Để thấy được sự khác biệt rõ nét ở 
từng tiêu chí giữa nam và nữ chúng ta 
dựa vào hai khía cạnh sau: 
Thứ nhất: phân tích dựa trên điểm 
trung bình từng tiêu chí cho thấy có 
những sự độc đáo riêng giữa HS nam và 
nữ. Ở 4 tiêu chí Mr (mở rộng), Pc (phối 
cảnh), Hc (Hoài cảm), BqtC (bất quy tắc 
C) HS nữ có phần nổi trội hơn HS nam, 
với mười tiêu chí còn lại HS nam lại trội 
hơn HS nữ một chút. 
Thứ hai: so sánh giá trị trung bình 
giữa nam và nữ trên từng tiêu chí bằng 
kiểm định Independent-samples T-test 
thu được kết quả như sau: 2 tiêu chí Mr 
và BqtD có giá trị Sig trong kiểm tịnh t < 
0,05 chứng tỏ có sự khác biệt có ý nghĩa 
về trị trung bình giữa nam và nữ ở 2 tiêu 
chí trên. 12 tiêu chí còn lại: Bs, Ptm, Lkh, 
Lkđ, Hc, Pc, BqtA, BqtC, Vkh, BqtB, Tg 
đều có giá trị sig trong kiểm định t > 0,05 
chứng tỏ không có sự khác biệt có ý 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Đỗ Tất Thiên 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
79 
nghĩa về trung bình giữa nam và nữ ở 
những tiêu chí này. 
Từ hai phân tích trên, chúng ta thấy 
được HS nữ có tiêu chí Mr (mở rộng) nổi 
trội hơn HS nam và có sự khác biệt có ý 
nghĩa về trị trung bình (t = 0,030 < 0,05) . 
HS nam có tiêu chí BqtD nổi trội hơn HS 
nữ và có sự khác biệt có ý nghĩa về trị 
trung bình (t = 0,012 < 0,05). Có thể lí 
giải những khác biệt này này dựa trên 
những đặc điểm giới tính, nam thường 
thích tìm tòi khám phá cái mới lạ và có 
cái nhìn tổng thể, ít rập khuôn, lặp lại các 
chi tiết đã cho... Đối với nữ lại có những 
ưu điểm về tính tỉ mỉ, kiên nhẫn và chi 
tiết. Các em nữ thường chú ý vào việc nối 
dài, mở rộng hay có sự thêm vào các chi 
tiết đã cho sẵn, khi đã tạo hình, các em 
thường chú ý thêm các chi tiết nhỏ như 
nút áo, cài kẹp, dây buộc tóc, cỏ xung 
quanh hoa, nhiều ngôi sao trên bầu trời... 
3.3. Khả năng sáng tạo của học 
sinh lớp 5 một số trường tiểu học tại 
tỉnh Quảng Ngãi phân theo khu vực 
nông thôn và thành phố 
Kết quả đo bằng test TST-H trên 
hai lô nhiệm thể là 247 HS lớp 5 thuộc 
khu vực nông thôn và 180 HS thuộc khu 
vực thành phố Quảng Ngãi được mô tả ở 
bảng sau: 
Bảng 4. Khả năng sáng tạo của HS lớp 5 một số trường tiểu học 
tại tỉnh Quảng Ngãi phân theo khu vực 
 Khu vực 
Mức độ sáng tạo 
Thành phố Nông thôn 
N % N % 
A 73 40,56 148 59,92 
B 29 16,11 38 15,39 
C 71 39,44 58 23,48 
D 5 2,77 2 0,81 
E 1 0,56 1 0,4 
F+G 1 0,56 0 0 
Dựa vào các mức của khả năng 
sáng tạo theo phân loại của test TST-H, 
chúng ta có thể thấy khả năng sáng tạo 
của HS lớp 5 ở thành phố và nông thôn 
tập trung chủ yếu ở mức A (kém), đều 
chiếm hơn 2/5 lượng mẫu. Tuy nhiên, tỉ 
lệ HS nông thôn đạt mức A cao hơn gấp 
gần 1,5 lần so với HS thành phố, cụ thể: 
HS thành phố chiếm 40,56%, HS vùng 
nông thôn chiếm 59,92%. Ở mức B 
không nhận thấy có sự khác biệt lớn về 
khả năng sáng tạo giữa HS nông thôn 
(15,39%) và HS thành phố (16,11%). 
Trong khi đó, ở những mức độ còn lại C, 
D, E và F thì HS lớp 5 ở thành phố có 
biểu hiện cao hơn hẳn so với HS ở nông 
thôn. Cụ thể, khả năng sáng tạo thuộc 
loại C của HS thành phố (chiếm 39,44%) 
cao hơn gấp 1,7 lần so với HS nông thôn 
(chiếm 23,48%); mức D - Trung bình khá 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 6(72) năm 2015 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
80 
(thành phố: 5 HS, nông thôn: 2 HS); mức 
E - Khá cao (thành phố: 1 HS, nông thôn: 
1 HS) và mức F (cao) - mức độ cao nhất 
về khả năng sáng tạo ghi nhận được 
(thành phố: 1 HS, nông thôn: 0 HS). Để 
có cái nhìn toàn diện hơn về khả năng 
sáng tạo của HS lớp 5 một số trường tiểu 
học tại tỉnh Quảng Ngãi phân theo khu 
vực, chúng ta không thể chỉ dừng lại ở sự 
so sánh tỉ lệ đạt được trong từng mức độ 
theo thang đo của test TST-H giữa HS ở 
nông thôn với HS ở thành phố mà cần 
phải đi sâu phân tích khả năng sáng tạo 
của HS ở nông thôn với HS ở thành phố 
qua kết quả từng tiêu chí của test. 
Bảng 5. So sánh các tiêu chí khả năng sáng tạo của HS lớp 5 
một số trường tiểu học tại tỉnh Quảng Ngãi phân theo khu vực 
Các tiêu chí và tổng điểm Trung bình Kiểm nghiệm t (Sig<α= 0,05 có sự khác biệt) Thành phố Nông thôn 
Mr(A+B) 8,8722 9,5903 0,000 
Bs(A+B) 8,3833 6,7713 0,000 
Ptm(A+B) 5,7667 2,8947 0,000 
Lkh(A+B) 1,2000 0,7049 0,001 
Lkđ(A+B) 3,2111 2,3607 0,002 
Vh(A+B) 0 0 - 
Vkh(A+B) 0,5667 0,2031 0,019 
Pc(A+B) 6,3389 4,9105 0,000 
Hc(A+B) 0,4500 0,4891 0,458 
BqtA(A+B) 2,9111 2,8304 0,707 
BqtB(A+B) 0,4667 0,2026 0,026 
BqtC(A+B) 1,1667 0,7672 0,000 
BqtD(A+B) 0,0222 0,0243 0,913 
Tg(A+B) 0,5333 0,3243 0,001 
Tổng điểm 39,8889 32,0734 0,000 
Căn cứ vào số liệu của bảng 5, ta có 
thể thấy điểm trung bình về khả năng 
sáng tạo của HS ở thành phố và nông 
thôn có sự chênh lệch đáng kể (39,8889 – 
32,0734 = 7,8155). Bên cạnh đó, khi thực 
hiện kiểm nghiệm t với mức ý nghĩa α = 
0,05 hầu hết tất cả các tiêu chí (11/14) và 
tổng điểm của HS ở thành phố và nông 
thôn thì sự khác biệt về điểm trung bình 
đều có ý nghĩa (sig < α = 0,05 rất nhiều). 
Như vậy, có thể khẳng định khả năng 
sáng tạo của HS ở thành phố và nông 
thôn có sự khác nhau, khu vực sinh sống 
và học tập ở thành phố hay nông thôn có 
những ảnh hưởng nhất định đến khả năng 
sáng tạo của HS lớp 5 một số trường tiểu 
học tại tỉnh Quảng Ngãi. 
Để thấy sự khác biệt rõ nét ở từng 
tiêu chí của test TST-H giữa HS ở thành 
phố với HS ở nông thôn chúng ta căn cứ 
vào phân tích sau: 
Thứ nhất: phân tích dựa trên điểm 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Đỗ Tất Thiên 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
81 
trung bình của từng tiêu chí cho thấy ở 3 
tiêu chí Mr, Hc, BqtD HS ở nông thôn có 
phần nổi trội hơn HS ở thành phố, tuy 
nhiên sự chênh lệch này là không đáng 
kể. Với 11 tiêu chí còn lại, HS thành phố 
có sự nổi trội hơn HS nông thôn một cách 
rõ rệt (có tiêu chí sự chênh lệch điểm 
trung bình lên đến 2,5 điểm). 
Thứ hai: so sánh giá trị trung bình 
giữa HS ở thành phố và HS ở nông thôn 
trên từng tiêu chí bằng kiểm định 
Independent-samples T-test thu được kết 
quả như sau: 3 tiêu chí Hc, BqtA, BqtD 
có giá trị Sig trong kiểm tịnh t > 0,05 
chứng tỏ không có sự khác biệt có ý 
nghĩa về trị trung bình giữa HS thành phố 
và HS nông thôn ở 3 tiêu chí trên. 11 tiêu 
chí còn lại: Mr, Bs, Ptm, Lkh, Lkđ, Pc, 
BqtC, Vkh, BqtB, Tg đều có giá trị sig 
trong kiểm định t < 0,05 chứng tỏ có sự 
khác biệt có ý nghĩa về trị trung bình 
giữa HS thành phố và HS nông thôn ở 
những tiêu chí này. 
Từ hai phân tích trên, chúng ta thấy 
được HS ở nông thôn chỉ có tiêu chí Mr 
(mở rộng) nổi trội hơn HS thành phố và 
có sự khác biệt có ý nghĩa về trị trung 
bình (t = 0,000 < 0,05). Các em thường 
chú trọng vào việc nối dài, mở rộng đủ 
5/6 chi tiết đã cho sẵn, nằm trong khung 
chữ nhật của test TST-H mà ít chú tâm 
đến việc thể hiện các chi tiết ấy thành 
hình khối có ý nghĩa hay gắn kết các hình 
khối ấy trong một chỉnh thể có mối liên 
hệ thống nhất với nhau về nội dung chủ 
đề... Ngược lại, HS thành phố lại có sự 
nổi trội hơn HS nông thôn và sự khác biệt 
nổi trội này có ý nghĩa về trị trung bình ở 
hầu hết các tiêu chí còn lại: Bs (bổ sung), 
Ptm (thêm phần tử mới), Lkh (liên kết 
hình), Lkđ (liên kết đề tài), Pc (phối 
cảnh), BqtC (bất quy tắc C), Vkh (vượt 
khung), BqtB (bất quy tắc B), Tg (thời 
gian) với (t đều < 0,05). 
Có thể lí giải sự khác biệt này dựa 
trên những đặc điểm, những điều kiện 
khác nhau giữa HS nông thôn và HS ở 
thành phố. 
Thứ nhất: Do những thuận lợi về 
kinh tế, văn hóa, đời sống, cơ sở vật 
chất... cũng như trình độ nhận thức của 
gia đình mà các em HS ở thành phố 
thường nhận được nhiều sự quan tâm, 
chăm sóc, được tạo điều kiện tối đa để 
tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa, 
tiếp cận với nhiều phương cách nhằm 
phát huy khả năng sáng tạo của mình so 
với các em HS ở nông thôn. 
Thứ hai: Đại đa số các em HS ở 
thành phố chỉ tập trung vào mỗi việc học 
hành, vui chơi và giải trí. Trong khi đó, 
các em HS ở nông thôn nhất là nông thôn 
miền núi còn gặp rất nhiều khó khăn. 
Ngoài việc học hành với điều kiện đường 
sá xa xôi, trắc trở, cơ sở vật chất nghèo 
nàn... các em còn phải dành nhiều thời 
gian cho việc phụ giúp gia đình như: giữ 
em, chăn bò, cắt cỏ, trồng trọt, thậm chí 
có em còn theo bố mẹ đi làm nhằm trang 
trải cho cuộc sống gia đình. Chính gánh 
nặng cuộc sống này đã cướp đi tuổi thơ 
thỏa sức tưởng tượng, sáng tạo của các 
em. Qua việc hướng dẫn các em ở 
Trường Tiểu học Sơn Hạ làm test và hệ 
thống bài tập, chúng tôi nhận thấy có 
hiện tượng nhiều em có trình độ rất thấp, 
không tương xứng với trình độ của một 
HS lớp 5, nhất là một số HS là con em 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 6(72) năm 2015 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
82 
của đồng bào dân tộc thiểu số. 
Thứ ba: Các em HS ở nông thôn đa 
phần có tính cách khá rụt rè, thiếu sự tự 
tin trong việc thể hiện bản thân so với các 
em HS thành phố nên sản phẩm thu được 
của test TST-H cũng vì đó mà chưa phát 
huy được hết khả năng sáng tạo của các 
em... 
Chính những lí do cơ bản vừa phân 
tích trên, đã ít nhiều chi phối, tác động và 
dẫn đến sự chênh lệch về khả năng sáng 
tạo giữa HS ở nông thôn so với HS ở 
thành phố. Đây chính là vấn đề “nhức 
nhối” đặt ra cho các nhà nghiên cứu, các 
cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét 
nhằm hoạch định các chiến lược, phương 
hướng thích hợp, tạo điều kiện cho các 
em HS ở nông thôn, nhất là nông thôn 
miền núi có điều kiện thuận lợi trong việc 
học tập, vui chơi, giải trí, được sống với 
đúng đặc điểm tâm, sinh lí của lứa tuổi 
mình và cũng chính là góp phần giảm 
thiểu sự chênh lệch về khả năng sáng tạo 
giữa HS thành phố và nông thôn, miền 
núi. 
4. Kết luận 
Dựa vào 7 mức của khả năng sáng 
tạo theo phân loại của test TST-H, chúng 
ta thấy khả năng sáng tạo của HS lớp 5 
một số trường tiểu học tại tỉnh Quảng 
Ngãi ở mức B (thấp) và chênh lệch theo 
hướng thấp hơn so với chuẩn của test 
TST-H. Giữa HS nam và HS nữ không có 
sự khác biệt rõ rệt về khả năng sáng tạo 
và đều đạt loại B (thấp). Khả năng sáng 
tạo của HS ở thành phố và nông thôn có 
sự khác biệt rõ rệt. HS thành phố đạt mức 
độ B (thấp), còn HS nông thôn đạt mức 
độ A (kém) theo phân loại test TST-H. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Phạm Thành Nghị (2012), Giáo trình Tâm lí học sáng tạo, Nxb Đại học Quốc gia Hà 
Nội. 
2. Huỳnh Văn Sơn (2009), Giáo trình Tâm lí học sáng tạo, Nxb Giáo dục. 
3. Nguyễn Huy Tú (2000), Giáo trình Tâm lí học sáng tạo, Viện Khoa học Giáo dục. 
4. Nguyễn Huy Tú (2005), “Trí sáng tạo của trẻ em Việt Nam”, Tạp chí Tâm lí học, 
8(77), tr.31-38. 
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 10-3-2014; ngày phản biện đánh giá: 02-4-2014; 
ngày chấp nhận đăng: 22-6-2015) 

File đính kèm:

  • pdfkha_nang_sang_tao_cua_hoc_sinh_lop_5_o_mot_so_truong_ieu_hoc.pdf
Ebook liên quan