Khảo sát kiến thức và tư vấn cách sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 có dạng bào chế đặc biệt tại khoa Nội tiết - Bệnh viện Đa khoa Khu vực Phúc Yên

Tóm tắt Khảo sát kiến thức và tư vấn cách sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 có dạng bào chế đặc biệt tại khoa Nội tiết - Bệnh viện Đa khoa Khu vực Phúc Yên: ...c cao, đặc biệt là uống thuóc chưa đúng thời điểm so với bữa ăn (83.6%). Tỷ lệ bệnh nhân chưa biết cách xử trí khi bị hạ đường huyết là 86.3%. Bảng 1. Đặc điểm nhân khẩu học của bệnh nhân tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu Đặc điểm chung Số BN (%) Tuổi (N=210) 64 ± 9.7 (tuổi) Giới tính Na...hường hướng dẫn cho bệnh nhân và yêu cầu bệnh nhân tự sử dụng dạng thuốc này tại nhà. Vì vậy, việc khảo sát kiến thức của bệnh nhân về cách sử dụng các dạng bào chế này giúp c nâng cao kiến thức bệnh nhân và hiệu quả điều trị. Kiến thức của bệnh nhân về sử dụng Insulin lọ và bơm kim ti...cho tác dụng kéo dài suốt 24h. Do đó, khi sử dụng 2 thuốc này không được nhai, bẻ hoặc nghiền thuốc và chỉ uống thuốc 1 lần trong ngày [3]. Tuy nhiên tại thời điểm T0, chỉ có khoảng một nửa số bệnh nhân có kiến thức đúng về cách dùng thuốc và số lần dùng trong ngày. Việc hiểu biết sai ...

pdf9 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 112 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Khảo sát kiến thức và tư vấn cách sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 có dạng bào chế đặc biệt tại khoa Nội tiết - Bệnh viện Đa khoa Khu vực Phúc Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
goại trú và khoa Nội 
Đ.T. Hằng và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 33, Số 2 (2017) 85-93 
86
tiết của bệnh viện cho thấy vẫn còn tỷ lệ lớn 
bệnh nhân gặp khó khăn trong việc sử dụng các 
thuốc có dạng bào chế đặc biệt như: thời điểm 
dùng thuốc trong ngày, cách sử dụng bút tiêm 
insulin,... Do đó, nghiên cứu này được thực 
hiện với mục tiêu khảo sát kiến thức bệnh nhân 
và ảnh hưởng của tư vấn trong việc sử dụng các 
thuốc điều trị đái tháo đường có dạng bào chế 
đặc biệt. 
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 
2.1. Đối tượng nghiên cứu 
Bệnh nhân đang được quản lý theo chương 
trình quản lý bệnh nhân ĐTĐ týp 2 tại Bệnh 
viện Đa khoa khu vực Phúc Yên 
* Tiêu chuẩn lựa chọn 
- Bệnh nhân được chẩn đoán xác định ĐTĐ 
týp 2 đến khám và điều trị từ 01/09/2016 - 
15/01/2017. 
- Bệnh nhân được chỉ định ít nhất 1 thuốc 
có dạng bào chế đặc biệt gồm: Diamicron MR, 
Panfor SR, Insulin dạng bút tiêm hoặc lọ tiêm. 
- Bệnh nhân đồng ý tham gia phỏng vấn 
theo phiếu khảo sát bệnh nhân. 
- Bệnh nhân có lịch hẹn tái khám trong 
vòng 1 tháng. 
* Tiêu chuẩn loại trừ 
- Bệnh nhân có biến chứng cấp tính ảnh 
hưởng đến kết quả điều trị. 
- Bệnh nhân không tái khám hoặc tái khám 
quá lịch hẹn 15 ngày. 
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu thuần tập 
tiến cứu. Bệnh nhân được đánh giá kiến thức sử 
dụng thuốc tại thời điểm ban đầu (T0). Sau đó 
dược sĩ lâm sàng sẽ tư vấn sử dụng thuốc thông 
qua tờ Thông tin dành cho bệnh nhân (PIL) của 
thuốc có dạng bào chế đặc biệt và video hướng 
dẫn sử dụng dụng cụ tiêm sau thời điểm đánh 
giá. Bệnh nhân được đánh giá lại kiến thức sử 
dụng thuốc tại thời điểm T1, T2 và T3 (sau 1, 2 
và 3 tháng điều trị). 
Tiêu chuẩn đánh giá: 
- Xây dựng tờ Thông tin dành cho bệnh 
nhân (PIL) của các thuốc Diamicron MR 
(Gliclazid); Panfor SR (Metformin); Insulin bút 
tiêm và dạng lọ dựa theo quy định của thông tư 
nhãn thuốc 06/2016/TT-BYT và phù hợp với 
tình hình thực tế tại Bệnh viện ĐKKV Phúc 
Yên. Sau đó nhóm nghiên cứu xin ý kiến đồng 
thuận của các bác sĩ lâm sàng và Hội đồng 
thuốc và điều trị của bệnh viện. 
- Đánh giá kiến thức sử dụng thuốc đường 
uống (Diamicron MR và Panfor SR): tỷ lệ bệnh 
nhân trả lời đúng các câu hỏi về cách dùng 
(uống cả viên/nhai, nghiền), thời điểm dùng 
thuốc so với bữa ăn, số lần dùng trong ngày và 
cách xử trí khi tụt đường huyết. 
- Đánh giá kiến thức sử dụng thuốc đường 
tiêm (Insulin lọ và Insulin bút tiêm): tỷ lệ bệnh 
nhân trả lời đúng các câu hỏi về cách đưa thuốc 
về dạng hỗn dịch sau khi bị lắng, rút insulin đối 
với lọ insulin, chuẩn bị vị trí tiêm, cách tiêm và 
cách giữ kim sau khi tiêm. 
2.3. Xử lý số liệu 
Nghiên cứu sử dụng test T-student đối với 
biến phân bố chuẩn và test Wilcoxon đối với 
biến không tuân theo phân bố chuẩn để so sánh 
sự khác biệt về giá trị trung bình các biến. Test 
Chi-square được sử dụng để so sánh sự khác 
biệt về tỷ lệ giữa 2 nhóm. Kết quả được coi có ý 
nghĩa thống kê khi p<0.05. 
3. Kết quả nghiên cứu 
Nhóm thực hiện chọn lựa được 210 bệnh 
nhân (BN) thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu 
chuẩn loại trừ để đưa vào nghiên cứu. 
3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân trong mẫu 
nghiên cứu 
Nhận xét: Tuổi trung bình của bệnh nhân 
trong nghiên cứu là 64 ± 9.7; tỷ lệ bệnh nhân nữ 
là 57.62%. Bệnh nhân có trình độ học vấn dưới 
PTTH chiếm tỷ lệ 11.9%. Trong tổng số 210 BN 
thỏa mãn tiêu chí nghiên cứu có 147 BN là cán bộ 
hưu trí (chiếm 70.0%), 24 BN là cán bộ đang đi 
Đ.T. Hằng và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 33, Số 2 (2017) 85-93 
87
làm (chiếm 11.4%), 39 BN làm ruộng 
(chiếm 18.6%). 
3.2. Kiến thức sử dụng thuốc đường uống có dạng 
bào chế đặc biệt trước và sau khi có tư vấn 
Kiến thức của bệnh nhân về sử dụng 
Diamicron MR qua các thời điểm 
Nhận xét: Kết quả khảo sát tại thời điểm 
trước khi tư vấn (Bảng 2) cho thấy tỷ lệ bệnh 
nhân chưa biết cách sử dụng thuốc đúng còn ở 
mức cao, đặc biệt là uống thuóc chưa đúng thời 
điểm so với bữa ăn (83.6%). Tỷ lệ bệnh nhân 
chưa biết cách xử trí khi bị hạ đường huyết là 
86.3%.
Bảng 1. Đặc điểm nhân khẩu học của bệnh nhân tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu 
Đặc điểm chung Số BN (%) 
Tuổi (N=210) 64 ± 9.7 (tuổi) 
Giới tính Nam 89 (42,4%) 
Nữ 121 (57.6%) 
Thời điểm mắc bệnh Mới mắc (điều trị lần đầu) 10 (4.8%) 
Tái khám 200 (95.2%) 
Trình độ học vấn < PTTH 25 (11.9%) 
≥ PTTH 185 (88.1%) 
Nghề nghiệp Hưu trí 147 (70.0%) 
Làm ruộng 39 (18.6%) 
Cán bộ công chức 24 (11.4%) 
F 
Tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức đúng về sử 
dụng thuốc Diamicron MR tăng dần ở từng thời 
điểm từ T1 đến T3. Tại thời điểm kết thúc 
nghiên cứu, tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức sử 
dụng thuốc đúng đạt tỷ lệ cao trên 95%, tuy 
nhiên tỷ lệ bệnh nhân biết cách xử trí khi hạ 
đường huyết chỉ đạt 85.8%. 
Kiến thức của bệnh nhân về sử dụng Panfor 
SR qua các thời điểm 
Nhận xét: Tại thời điểm ban đầu (Bảng 3), 
tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức đúng về sử dụng 
thuốc Panfor SR còn thấp (<50%). Tỷ lê bệnh 
nhân có kiến thức về thời điểm uống thuốc và 
cách xử trí khi tụt đường huyết chỉ đạt 16% - 
18%. Tỷ lệ sử dụng thuốc của bệnh nhân đúng 
cách tăng dần qua các thời điểm. Tại thời điểm 
kết thúc nghiên cứu, tỷ lệ bệnh nhân biết cách 
sử dụng và thời điểm dùng thuốc trên 93%. 
Trong khi đó, tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức về 
số lần dùng trong ngày và cách xử trí hạ đường 
huyết lần lượt là 88.4% và 86.0%. 
Bảng 2. Mức độ kiến thức sử dụng thuốc Diamicron MR trước và sau khi có tư vấn 
Kiến thức sử dụng thuốc 
T0 T1 T2 T3 
Số 
BN 
Tỷ lệ % 
Số 
BN 
Tỷ lệ % Số 
BN 
Tỷ lệ % Số 
BN 
Tỷ lệ % 
Cách sử dụng 
thuốc 
Uống nguyên cả 
viên thuốc với 
nước 
40 54.8 52 74.3 59 85.5 64 97.0 
Nhai, bẻ hoặc 
nghiền viên thuốc 
33 45.2 18 25.7 10 14.5 2 3.0 
Thời điểm uống 
thuốc so với bữa 
ăn 
Trước ăn 2 giờ 13 17.8 8 11.4 2 2.9 1 1.5 
Cùng bữa ăn 12 16.4 45 64.3 56 81.2 63 95.5 
Sau ăn 2 giờ 48 65.8 17 24.3 11 15.9 2 3.0 
Số lần dùng thuốc 
trong ngày 
Một lần 35 47.9 50 71.4 63 91.3 63 95.5 
Hai lần 38 52.1 20 28.6 6 8.7 3 4.5 
Khác 0 0 0 0 0 0 0 0 
Đ.T. Hằng và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 33, Số 2 (2017) 85-93 
88
Xử trí khi có cơn 
hạ đường huyết 
Bỏ thuốc không sử 
dụng 
63 86.3 
40 57.1 18 26.1 10 15.2 
Ngưng sử dụng 
thuốc và ăn một số 
dạng đường (viên 
glucose, đường 
viên, nước ngọt, trà 
đường) 
10 13.7 30 42.9 51 73.9 56 85.8 
TỔNG 73 70 69 66 
Bảng 3. Mức độ kiến thức sử dụng thuốc Panfor SR trước và sau khi có tư vấn 
Kiến thức sử dụng thuốc T0 T1 T2 T3 
Số 
BN 
Tỷ lệ % 
Số 
BN 
Tỷ lệ % Số 
BN 
Tỷ lệ % Số 
BN 
Tỷ lệ % 
Cách sử dụng 
thuốc 
Uống nguyên cả 
viên thuốc với 
nước 
42 45.7 66 71.0 73 81.1 80 93.0 
Nhai, bẻ hoặc 
nghiền viên 
thuốc 
50 54.3 27 29.0 17 18.9 6 7.0 
Thời điểm 
uống thuốc so 
với bữa ăn 
Trước ăn 2 giờ 35 38.0 
18 19.4 13 14.4 2 2.3 
Cùng bữa ăn 17 18.5 67 72.0 72 80.0 83 96.5 
Sau ăn 2 giờ 40 43.5 8 8.6 5 5.6 1 1.2 
Số lần dùng 
thuốc trong 
ngày 
Một lần 35 38.0 
68 73.1 75 83.3 76 88.4 
Hai lần 38 41.3 25 26.9 15 16.7 10 11.6 
Khác 19 20.7 0 0 0 0 0 0 
Xử trí khi có 
cơn hạ đường 
huyết 
Bỏ thuốc 
không sử 
dụng 
77 83.7 
38 40.9 25 27.8 12 14.0 
Ngưng sử dụng 
thuốc và ăn một 
số dạng đường 
(viên glucose, 
đường viên, nước 
ngọt, trà đường) 
15 16.3 55 59.1 65 72.2 74 86.0 
TỔNG 93 93 90 86 
u 
Ảnh hưởng của tư vấn sử dụng thuốc tới 
kiến thức sử dụng thuốc đường uống của 
bệnh nhân 
Nhận xét: Sau khi nhận được tư vấn sử 
dụng thuốc từ dược sĩ lâm sàng, tỷ lệ bệnh nhân 
có kiến thức về cách sử dụng thuốc tăng lên có 
ý nghĩa thống kê (p<0.05) (Hình 1). Nếu như tỷ 
lệ bệnh nhân dùng thuốc đúng theo tờ PIL ở 
thời điểm T0 chỉ khoảng 50% thì sau 3 tháng tỷ 
lệ này đều trên 80%. Đặc biệt các nội dung về 
cách dùng thuốc và thời điểm dùng thuốc đạt 
trên 90%. 
j 
Đ.T. Hằng và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 33, Số 2 (2017) 85-93 
89
Hình 1. Kiến thức sử dụng thuốc thuốc đường uống của bệnh nhân sau 3 tháng.
3.3. Kiến thức sử dụng thuốc insulin đường 
tiêm trước và sau khi có tư vấn 
Insulin đường tiêm có 2 dạng bào chế: (1) 
dạng bút tiêm insulin được nhà sản xuất khuyến 
cáo bệnh nhân tự sử dụng nhằm tính tiện lợi 
trong điều trị, (2) insulin lọ cần sử dụng bơm 
kim tiêm và thường được thực hiện bởi nhân 
viên y tế. Do bệnh nhân phải sử dụng tiêm hàng 
ngày nên thực tế tại các đơn vị quản lý ĐTĐ týp 
2 của bệnh viện, nhân viên y tế thường hướng 
dẫn cho bệnh nhân và yêu cầu bệnh nhân tự sử 
dụng dạng thuốc này tại nhà. Vì vậy, việc khảo 
sát kiến thức của bệnh nhân về cách sử dụng 
các dạng bào chế này giúp c nâng cao kiến thức 
bệnh nhân và hiệu quả điều trị. 
Kiến thức của bệnh nhân về sử dụng Insulin 
lọ và bơm kim tiêm qua các thời điểm 
Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng đúng 
Insulin lọ và kim tiêm ở thời điểm T0 về thao 
tác trước khi rút insulin và sau khi bơm hết 
thuốc tương đối thấp, lần lượt là 12.2% và 
8.5%. Tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức đúng khi 
đưa thuốc về dạng hỗn dịch trước khi sử dụng 
và tiêm insulin qua da là 23.1% và 39.0%. Tại 
thời điểm T3, tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức đúng 
về chuẩn bị thuốc về dạng hỗn dịch, thao tác 
trước khi tiêm, trong khi tiêm và sau khi tiêm 
tăng lên lần lượt là 87.8%, 91.9%, 93.2% và 
82.4% (Bảng 4). 
Kiến thức của bệnh nhân về sử dụng Insulin 
bút tiêm qua các thời điểm 
Nhận xét: Tại thời điểm T0, tỷ lệ bệnh nhân 
có kiến thức về bút tiêm Insulin liên quan đến: 
đưa thuốc về trạng thái hỗn dịch sau khi bị lắng, 
chuẩn bị vị trí tiêm và sau khi bơm hết thuốc, 
còn khá thấp (16% - 26%). Tỷ lệ bệnh nhân 
tiêm insulin đúng chỉ ở mức 40.5%. Sau 3 
tháng, tỷ bệnh nhân nhân có kiến thức đúng về 
cách chuẩn bị thuốc về dạng hỗn dịch và vị trí 
tiêm tăng lên 88.9%. Tỷ lệ bệnh nhân có kiến 
thức đúng về cách tiêm insulin và thao tác sau 
khi bơm hết thuốc đạt tỷ lệ 94.4% và 91.7% 
(Bảng 5). 
Ảnh hưởng của tư vấn sử dụng thuốc tới 
kiến thức dùng thuốc đường tiêm của bệnh 
nhân 
Nhận xét: Sau khi nhận được tư vấn từ 
dược sĩ lâm sàng, tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức 
đúng về sử dụng các dạng insulin tại bệnh viện 
tăng lên có ý nghĩa thống kê (p<0.05) tại các 
thời điểm (Hình 2). Tỷ lệ bệnh nhân sau khi 
được tư vấn có kiến thức đúng về cách chuẩn bị 
thuốc, vị trí tiêm, thao tác trong và sau khi tiêm 
được cải thiện lên mức xấp xỉ 90%. 
Đ.T. Hằng và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 33, Số 2 (2017) 85-93 
90
Bảng 4. Mức độ kiến thức sử dụng Insulin lọ và bơm kim tiêm trước và sau khi có tư vấn 
Bảng 5. Mức độ kiến thức sử dụng Insulin bút tiêmtrước và sau khi có tư vấn 
; 
Nội dung 
Kiến thức sử dụng 
thuốc 
T0 T1 T2 T3 
Số BN Tỷ lệ % Số BN Tỷ lệ % Số BN Tỷ lệ % Số BN Tỷ lệ% 
Đưa thuốc về 
trạng thái 
hỗn dịch sau 
khi khi bị 
lắng 
Lăn tới và lui khoảng 
10 lần trên tay 
19 23.1 45 57.7 58 76.4 65 87.8 
Không, khác 63 76.8 33 42.3 18 23.7 9 12.2 
Trước khi rút 
insulin 
Hút không khí vào 
trong bơm kim tiêm 
một thể tích khí bằng 
với liều insulin cần 
lấy, bơm không khí đã 
hút vào lọ insulin 
10 12.2 50 64.1 61 80.3 68 91.9 
Đâm kim tiêm ngay 
vào lọ Insulin 
72 87.8 28 35.9 15 19.7 6 8.1 
Chuẩn bị vị 
trí tiêm 
Insulin 
Tiêm vào da ở trạng 
thái bình thường 
50 61.0 20 25.6 11 14.5 6 8.1 
Kéo nhẹ da ở vùng 
tiêm 
32 39.0 58 74.4 65 85.5 68 91.9 
Khi tiêm 
Insulin 
Đâm kim tiêm góc 90° 35 42.7 58 74.4 60 78.9 69 93.2 
Đâm kim tiêm góc 45° 47 57.3 20 25.6 16 21.1 5 6.8 
Sau khi bơm 
hết thuốc 
Giữ kim tiêm trong da 
tối thiểu 06 giây trước 
khi rút kim 
7 8.5 35 44.9 50 65.8 61 82.4 
Rút ngay kim tiêm ra 
khỏi vị trí tiêm 
75 91.5 43 55.1 26 34.2 13 17.6 
TỔNG 82 78 76 74 
Nội dung 
Kiến thức sử dụng 
thuốc 
T0 T1 T2 T3 
Số BN Tỷ lệ % Số BN Tỷ lệ % Số BN Tỷ lệ % Số BN Tỷ lệ% 
Đưa thuốc về 
trạng thái 
hỗn dịch sau 
khi bị lắng 
Lăn tới và lui khoảng 
10 lần trên tay 
11 26.2 25 62.5 29 74.4 32 88.9 
Không, khác 31 73.8 
15 37.5 10 25.6 4 11.1 
Chuẩn bị vị 
trí tiêm 
Insulin 
Tiêm vào da ở trạng 
thái bình thường 
32 76.2 
15 37.5 8 20.5 4 11.1 
Kéo nhẹ da ở vùng 
tiêm 
10 23.8 
25 62.5 31 79.5 32 88.9 
Khác 0 0 0 0 0 0 0 0 
Khi tiêm 
Insulin 
Đâm kim tiêm góc 
90° 
17 40.5 
27 67.5 29 74.4 34 94.4 
Đâm kim tiêm góc 
45° 
25 59.5 
13 32.5 10 25.6 2 5.6 
Sau khi bơm 
hết thuốc 
Giữ kim tiêm trong 
da tối thiểu 06 giây 
trước khi rút kim 
7 16.7 25 62.5 29 74.4 33 91.7 
Rút ngay kim tiêm ra 
khỏi vị trí tiêm 
35 83.3 15 37.5 10 25.6 3 8.3 
TỔNG 42 40 39 36 
Đ.T. Hằng và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 33, Số 2 (2017) 85-93 
91
Hình 2. Kiến thức sử dụng thuốc đường tiêm của bệnh nhân sau 3 tháng. 
4. Bàn luận 
4.1. Kiến thức sử dụng thuốc đường uống có dạng 
bào chế đặc biệt trước và sau khi có tư vấn 
Trước khi tư vấn 
Diamicron MR và Panfor SR là 2 thuốc 
được bào chế dưới dạng giải phóng kéo dài - 
dạng thuốc phóng thích dược chất trong suốt 
thời gian di chuyển trong ống tiêu hóa cho tác 
dụng kéo dài suốt 24h. Do đó, khi sử dụng 2 
thuốc này không được nhai, bẻ hoặc nghiền 
thuốc và chỉ uống thuốc 1 lần trong ngày [3]. 
Tuy nhiên tại thời điểm T0, chỉ có khoảng một 
nửa số bệnh nhân có kiến thức đúng về cách 
dùng thuốc và số lần dùng trong ngày. Việc 
hiểu biết sai về cách dùng và số lần dùng trong 
ngày có thể làm tăng nguy cơ gặp biến cố hạ 
đường huyết trên bệnh nhân. 
Tác dụng không mong muốn hạ đường 
huyết của Diamicron MR thường liên quan đến 
chế độ ăn không đều, uống thuốc xa bữa ăn. 
Trong khi tác tác dụng không mong muốn hay 
gặp nhất của Panfor SR là tác dụng trên tiêu 
hóa như chán ăn, nôn, tiêu chảy. Để giảm nguy 
cơ hạ đường huyết đối với Diamicron MR và 
tác dụng không mong muốn trên đường tiêu 
hóa, cả 2 thuốc nên được uống cùng bữa ăn [3]. 
Mặc dù vậy, nghiên cứu cho thấy tại T0 cho 
thấy tỷ lệ bệnh nhân biết thời điểm uống so với 
bữa ăn của 2 thuốc rất thấp chỉ ở mức 16.4% 
đối với Diamicron MR và 18.5% đối với 
Panfor SR. 
Hạ đường huyết là tác dụng không mong 
muốn của các thuốc điều trị đái tháo đường với 
các triệu chứng như mệt đột ngột, chóng mặt, 
run tay, tim đập nhanh, [4]. Mặc dù là tác 
dụng không mong muốn thường gặp nhất, tuy 
nhiên tỷ lệ bệnh nhân chưa biết cách xử trí hoặc 
xử trí chưa đúng chiếm tỷ lệ cao (86.3% đối với 
Diamicron MR và 83.7% đối với Panfor SR). 
Tư vấn cho bệnh nhân tác dụng không mong 
muốn và cách xử trí khi gặp phải giúp bệnh nhân 
yên tâm hơn trong quá trình sử dụng thuốc; giảm 
tỷ lệ bệnh nhân bỏ thuốc khi điều trị và tăng tuân 
thủ dùng thuốc của bệnh nhân [3]. 
Sau khi có tư vấn 
Khi đánh giá bệnh nhân tại thời điểm T3, tỷ 
lệ bệnh nhân có kiến thức về sử dụng thuốc 
đường uống có dạng bào chế đặc biệt đều cao 
hơn so với thời điểm trước đó. Tại thời điểm kết 
thúc nghiên cứu, tỷ lệ bệnh nhân biết cách sử 
dụng thuốc, thời điểm dùng thuốc và số lần 
dùng thuốc trong ngày của 2 thuốc Diamicron 
MR và Panfor SR trên 93%. Tỷ lệ bệnh nhân 
biết cách xử trí khi gặp cơn hạ đường huyết 
được cải thiện từ 13.7% lên 85.8% đối với 
Diamicron MR và 16.3% lên 86.0% đối với 
Panfor SR. Việc cải thiện kiến thức của bệnh 
nhân về sử dụng thuốc có dạng bào chế đặc biệt 
cho thấy vai trò quan trọng và ảnh hưởng tích 
cực của tư vấn sử dụng thuốc đối với 
bệnh nhân. 
4.2. Kiến thức sử dụng thuốc tiêm có dụng cụ 
đặc biệt trước và sau khi có tư vấn. 
Trước khi tư vấn 
Trước khi có tư vấn, phần lớn bệnh nhân 
chưa biết cách sử dụng đúng Insulin dạng kim 
tiêm và bút tiêm, tập trung vào các bước chuẩn 
bị thuốc trước khi lấy chính xác liều và việc giữ 
kim tiêm trong da 6s sau khi tiêm. Tỷ lệ bệnh 
nhân có kiến thức đúng về chuẩn bị vị trí tiêm 
và cách tiêm Insulin cao hơn, tuy nhiên vẫn 
dưới mức 50%. Việc đẩy không khí từ xilanh 
Đ.T. Hằng và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 33, Số 2 (2017) 85-93 
92
vào lọ chứa insulin giúp cho việc lấy insulin dễ 
dàng hơn và bệnh nhân có thể lấy được chính 
xác liều insulin cần dùng. Khi tiêm insulin, hầu 
hết bệnh nhân có thói quen rút ngay kim tiêm 
có thể làm cho lượng thuốc chưa được tiêm hết 
hoặc lượng thuốc tiêm trào ra ngoài do tiêm 
insulin chỉ là tiêm dưới da. Sử dụng sai các 
bước trên có thể ảnh hưởng đến liều insulin 
tiêm không chính xác dẫn tới việc không kiểm 
soát tốt chỉ số glucose máu của bệnh nhân [3]. 
Sau khi có tư vấn 
Sau khi nhận được tư vấn về cách sử dụng 
các dụng cụ tiêm Insulin, tỷ lệ bệnh nhân biết 
cách sử dụng đúng theo hướng dẫn tăng lên 
đáng kể (p<0.05). Sau 3 tháng, khoảng 90% 
bệnh nhân biết cách sử dụng các dụng cụ tiêm 
Insulin với các thao tác chuẩn bị, trong và sau 
khi tiêm. Tư vấn sử dụng thuốc góp phần tăng 
tỷ lệ bệnh nhân sử dụng các dụng cụ tiêm 
Insulin, đơn giản các thao tác sử dụng thông 
qua việc mô tả trực quan bằng hình ảnh và 
video hướng dẫn chi tiết. Thông qua đó, bệnh 
nhân có thể tiếp tục sử dụng dụng cụ tiêm 
Insulin một cách chính xác và góp phần nâng 
cao hiệu quả điều trị. 
5. Kết luận 
Trước khi có tư vấn, tỷ lệ bệnh nhân biết 
cách sử dụng đúng các thuốc có dạng bào chế 
đặc biệt còn khá thấp: khoảng 50% đối với 
thuốc giải phóng kéo dài và 20% - 40% đối với 
các dụng cụ tiêm Insulin. Sau khi nhận được tư 
vấn sử dụng thuốc từ dược sĩ lâm sàng qua các 
tờ thông tin sản phẩm, mô tả trực quan và theo 
dõi video; tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức sử dụng 
các thuốc có dạng bào chế đặc biệt tăng lên 
đáng kể, đạt tỷ lệ xấp xỉ 90%. Điều này cho 
thấy vai trò quan trọng của hoạt động tư vấn sử 
dụng thuốc tới việc thực hiện thuốc trên thực tế 
của bệnh nhân, góp phần nâng cao hiệu quả 
điều trị trên lâm sàng. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Bộ Y Tế (2012), "Thông tư Hướng dẫn hoạt động 
Dược lâm sàng trong bệnh viện". 
[2] da Rocha Fernandes J., Ogurtsova K., et al. 
(2016), "IDF Diabetes Atlas estimates of 2014 
global health expenditures on diabetes", Diabetes 
Res Clin Pract, 117, pp. 48-54. 
[3] E. Sabaté (2003), Adherence to Long-Term 
Therapies: Evidence for Action, World Health 
Organization, Geneva, Switzerland, pp. 
[4] Warrer Pernille, Jensen Peter Bjødstrup, et al. 
(2015), "Identification of possible adverse drug 
reactions in clinical notes: The case of glucose-
lowering medicines", Journal of Research in 
Pharmacy Practice, 4(2), pp. 64-72. 
Survey Onknowledge and Impacts of Medication Consultation 
in Diabetes Patients in Phuc Yen Region General Hospital 
Do Thi Hang1, Nguyen Thanh Hai2, Do Van Dung1, 
Nguyen Huu Duy2, Nguyen Xuan Bach3 
1HaNoi University of Pharmacy,13 -15 Le Thanh Tong, Hoan Kiem, Hanoi, Vietnam 
2Phuc Yen Region General Hospital, Vinh Phuc, Hanoi, Vietnam 
3VNU School of Medicine and Pharmacy, 144 Xuan Thuy, Cau Giay, Hanoi, Vietnam 
 Abstract: Objectives: This study aimed to survey the knowledge and impacts of medication 
consultation about special dosage form in diabetespatients in Phuc Yen Hospital. Subjects and method: 
Diabetes patients in Endocrinology Department of Phuc Yen hospital who use one of diabetes 
medications including Diamicron MR, Panfor SR and Insulin in a period from 01/9/2016 to 
Đ.T. Hằng và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 33, Số 2 (2017) 85-93 
93
15/01/2017. These patients was consulted on the use of diabete medication by clinical pharmacists and 
periodically evaluated in each month.Results: At the beginning of research, percentage of patients 
using accurately diabetes medication was approximately 50%. After 3 months, there was a significant 
increase in knowledgeof patients (p<0.05). The percentage of patients knowledge was approximately 
90%.Conclusion: Medication consulting activities improved significantly the knowledge of patients on 
using diabetes medications. 
Keywords: Medication counseling, modified release, insulin, diabetes. 

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_kien_thuc_va_tu_van_cach_su_dung_thuoc_dieu_tri_dai.pdf
Ebook liên quan