Khảo sát trí tuệ cảm xúc của trẻ 4- 5 tuổi ở một số trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh
Tóm tắt Khảo sát trí tuệ cảm xúc của trẻ 4- 5 tuổi ở một số trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh: ...ộc lộ những biểu hiện như “Nghe hiểu các cảm xúc (giận, ngạc nhiên, buồn, vui); Phân loại được một số cử chỉ, nét mặt, ánh mắt, hành vi ở các nhóm cảm xúc khác nhau; Thích thú trước cái đẹp (người, cảnh vật, bức tranh); Nhận biết được nguyên nhân cơ bản dẫn đến cảm xúc (giận, ngạc nh...óm biểu hiện này có mức tỉ lệ như trên cũng chưa thật sự cao (trên 70%). Điều này phản ánh khá đúng thực tế khi quan sát trẻ ở lớp, tỉ lệ trẻ bộc lộ những khả năng này khoảng 50%. Bảng 4. Mức độ biểu hiện của khả năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân và người khác Biểu hiện Mức độ T...H 2,34 Mầm non T.S.N 2,49 MN 2 2,33 Kết quả so sánh sự khác biệt về TTCX của trẻ theo giới tính (xem bảng 8) Theo bảng 8, điểm trung bình của bé trai và bé gái về TTCX đều ở mức trung trung bình và chênh lệch không cao giữa điểm của nữ hơn của nam. Với sig= 0,235> α=0,05, kết quả kh...
là không bao giờ. Dấu hiệu này cho thấy việc trẻ bộc lộ cảm xúc tích cực ở lứa tuổi này là rất tốt và cần được người lớn chú ý để khuyến khích trẻ phát triển. Nhiều trẻ khi được hỏi khi tham gia hoạt động trong giờ học, trẻ tỏ ra vui vẻ, phấn Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Lê Thị Ngọc Thương _____________________________________________________________________________________________________________ 41 chấn rất nhanh và tích cực khi được cô giáo khen hoặc khi hoàn thành công việc do cô giao. Có 76,3% trẻ ít khi và không bao giờ có biểu hiện “Hiểu được thái độ và hành vi tích cực của bé có ảnh hưởng đến người khác (chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi...)”. Lí giải cho tỉ lệ thấp này, chúng tôi thử đặt một số câu hỏi như: Con biết vì sao mình phải xin lỗi khi mình sai không? Rõ ràng, việc biết xin lỗi là biểu hiện tích cực nhưng nhiều trẻ chỉ thực hiện mà không hiểu được ý nghĩa của điều này. Thế nên, người lớn nên giải thích nguyên nhân, ý nghĩa của việc biểu hiện hành vi tích cực cho trẻ để trẻ hình thành giao tiếp phù hợp. Mô tả được các chỉ dẫn liên quan đến cảm xúc (giận, ngạc nhiên, buồn, vui, sợ hãi)” và “Thể hiện cảm xúc của bé thông qua các hoạt động đa dạng (ánh mắt, cử chỉ, lời nói...)” là hai biểu hiện có tỉ lệ khoảng 70% trẻ ít khi và không bao giờ thể hiện nhiều nhất. Bên cạnh đó, có khoảng 50- 60% trẻ không hoặc ít khi bộc lộ những biểu hiện như “Nghe hiểu các cảm xúc (giận, ngạc nhiên, buồn, vui); Phân loại được một số cử chỉ, nét mặt, ánh mắt, hành vi ở các nhóm cảm xúc khác nhau; Thích thú trước cái đẹp (người, cảnh vật, bức tranh); Nhận biết được nguyên nhân cơ bản dẫn đến cảm xúc (giận, ngạc nhiên, buồn, vui, sợ hãi); Diễn đạt sắc thái cảm xúc trong câu chuyện quen thuộc theo cách sáng tạo, khác với minh họa của cô”. Nổi bật nhất trong những biểu hiện trên là không nhiều trẻ biết sử dụng ngôn ngữ của bản thân để giải thích nguyên nhân dẫn đến cảm xúc hoặc tự diễn đạt phải có sự gợi mở của cô. b. Khả năng trẻ nhận biết và đánh giá cảm xúc của người khác Ba biểu hiện có tỉ lệ phần trăm trẻ thể hiện thường xuyên so với các biểu hiện khác là “Sử dụng một số từ phù hợp khi chỉ sắc thái cảm xúc của người khác” (63,1%), “Nhận biết một số trạng thái cảm xúc của người khác (vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên) qua tranh ảnh” (63,1%), “Nhận biết một số trạng thái cảm xúc của người khác (vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên) qua giọng nói (60,6%). Ba biểu hiện mà trẻ ít thể hiện nhất, ở nhóm thấp nhất trong tất cả biểu hiện ở bảng 3 dưới đây, lần lượt là “Đánh giá được sắc thái một số cảm xúc đơn giản, gần gũi qua tranh ảnh, cử chỉ, lời nói trong sinh hoạt hàng ngày” (20%), “Nhận xét được cảm xúc chưa đúng của bạn bè, người khác đối với đối tượng, môi trường xung quanh (cười vui khi người khác buồn)” (31,9%), “Nhận xét được cảm xúc thích hợp của người khác đối với đối tượng, môi trường xung quanh (cười vui đúng chỗ, buồn đúng chỗ...)” (33,8%). Kết quả này cho thấy khả năng đánh giá, nhận xét cảm xúc chưa đúng và đúng trong tình huống cụ thể của trẻ còn khá thấp. Điều này tương ứng với kết quả về mức độ khá thấp trẻ có khả năng trẻ nhận Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 57 năm 2014 _____________________________________________________________________________________________________________ 42 biết nguyên nhân cơ bản dẫn đến cảm xúc. Có thể thấy, việc trẻ nhận biết được tốt nguyên nhân cơ bản của cảm xúc tỉ lệ thuận với việc trẻ biết đánh giá hành vi cảm xúc. Bảng 3. Mức độ biểu hiện khả năng nhận biết và đánh giá cảm xúc của người khác của trẻ Biểu hiện Mức độ Thường xuyên Đôi khi Không có 1. Sử dụng một số từ phù hợp khi chỉ sắc thái cảm xúc của người khác 63,1 35 1,9 2. Nhận biết một số trạng thái cảm xúc của người khác (vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên) qua giọng nói 60,6 34,4 5 3. Nhận biết một số trạng thái cảm xúc của người khác (vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên) qua tranh ảnh 63,1 31,3 5,6 4. Nhận xét được cảm xúc thích hợp của người khác đối với đối tượng, môi trường xung quanh (cười vui đúng chỗ, buồn đúng chỗ...) 33,8 42,5 23,8 5. Nhận xét được cảm xúc chưa đúng của bạn bè, người khác đối với đối tượng, môi trường xung quanh (cười vui khi người khác buồn) 31,9 49,4 18,8 6. Đánh giá đượcsắc thái một số cảm xúc đơn giản, gần gũi qua tranh ảnh, cử chỉ, lời nói trong sinh hoạt hàng ngày 20 46,9 33,1 Bảng 3 cho thấy tỉ lệ khoảng 40 – hơn 50% trẻ có khả năng nhận biết và kể tên, đáp ứng, phân loại một số biểu hiện cảm xúc, cụ thể là một số biểu hiện như “Gọi tên đúng một số biểu hiện của cùng một cảm xúc của người khác trong sinh hoạt hàng ngày; Hưởng ứng cảm xúc của người khác; Kể tên được một số cảm xúc của những người xung quanh trẻ; Nhận biết một số trạng thái cảm xúc của người khác (vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên) qua cử chỉ; Nhận biết một số trạng thái cảm xúc của người khác (vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên) qua nét mặt; Phân biệt được một số biểu hiện của những cảm xúc không cùng nhóm. c. Khả năng trẻ điều chỉnh cảm xúc của bản thân và người khác Chúng tôi sử dụng 35 biểu hiện để đánh giá khả năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân và người khác.Trong đó, chúng tôi tiến hành phân tích 3 biểu hiện mà trẻ thường xuyên biểu hiện cao nhất (xem bảng 4) và 3 biểu hiện mà trẻ ít khi Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Lê Thị Ngọc Thương _____________________________________________________________________________________________________________ 43 biểu hiện nhất (bảng 5). Ở bảng 4, có 61,9% trẻ thường xuyên “Đáp lại cảm xúc của người khác bằng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt thích hợp”, xếp ở vị trí cao nhất so với các biểu hiện khác. Kế đến là hai biểu hiện “Chấp nhận sự phân công của nhóm bạn và người lớn và “Tham gia vào nhóm bạn cùng chơi để hết buồn chứ không chơi một mình” cùng xếp ở vị trí thứ hai với tỉ lệ 60,6%. Thực tế, ở nhiều tiết học về tác phẩm văn học hay kể chuyện, trẻ thích nghi với việc đóng vai theo chủ đề và khả năng biểu đạt cảm xúc qua gương mặt, cử chỉ cũng như tuân thủ nguyên tắc trong làm việc nhóm của trẻ khá tốt. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy cảm xúc của trẻ bộc lộ sinh động và mang tính tích cực trong những hoạt động đa dạng tại lớp học. Tương tự, những biểu hiện còn lại của trẻ ở bảng trên cho thấy, trong khoảng 50% - cận 60% trẻ bộc lộ khá tốt những thái độ và hành vi cảm xúc thích hợp trong nhóm chơi như thân thiện, đoàn kết với bạn bè, biết chờ đến lượt khi tham gia hoạt động, biết dễ nguôi cảm xúc Tuy nhiên, nhóm biểu hiện này có mức tỉ lệ như trên cũng chưa thật sự cao (trên 70%). Điều này phản ánh khá đúng thực tế khi quan sát trẻ ở lớp, tỉ lệ trẻ bộc lộ những khả năng này khoảng 50%. Bảng 4. Mức độ biểu hiện của khả năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân và người khác Biểu hiện Mức độ Thường xuyên Đôi khi Không có 1. Đáp lại cảm xúc của người khác bằng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt thích hợp 61,9 30 8,1 2. Chấp nhận sự phân công của nhóm bạn và người lớn 60,6 35,6 3,8 3. Tham gia vào nhómbạn cùng chơi để hết buồn chứ không chơi một mình 60,6 33,8 5,6 Bảng 4 cho thấy biểu hiện “Hòa giải giữa các bạn chơi với nhau” chỉ có 26,9% trẻ biểu hiện. Bên cạnh đó, tỉ lệ phần trăm trẻ không thường xuyên có những biểu hiện còn lại như “Bày ra trò chơi, nói chuyện với bạn khi bạn buồn; Thay đổi cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh xung quanh; Giải thích được nguyên nhân- kết quả chỉ một số cảm xúc trong câu chuyện, cuộc sống hàng ngày (Vì sao bạn buồn?); Nêu được một số cách giúp người khác không còn buồn, không còn tức giận nữa; Hợp tác với bạn bè, người gần gũi xung quanh cũng khá thấp. Kết quả này cho thấy rằng nhìn chung các dấu hiệu điều chỉnh cảm xúc của trẻ đối với người khác vẫn còn chưa hình thành rõ. Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 57 năm 2014 _____________________________________________________________________________________________________________ 44 Bảng 5. Mức độ biểu hiện của khả năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân và người khác Biểu hiện Mức độ Thường Xuyên Đôi khi Không có 1. Hòa giải giữa các bạn chơi với nhau 26,9 56,3 16,9 2. Bày ra trò chơi, nói chuyện với bạn khi bạn buồn 27,5 42,5 30 3. Thay đổi cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh xung quanh 30,6 45,6 23,8 Kết quả này cho thấy, nhìn chung, trẻ có khả năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân và người khác còn khá thấp và có sự khác biệt trong từng biểu hiện tạo nên khả năng này. Nhằm làm rõ hơn kết quả trên, chúng tôi tiến hành phân tích đánh giá của giáo viên đối với từng yếu tố cấu thành nên TTCX của trẻ (xem bảng 6). 2.3. Đánh giá và nhận thức của giáo viên đối với TTCX của trẻ Nhận thức chung của giáo viên Nội dung khảo sát gồm có: khả năng nhận biết, đánh giá và thể hiện cảm xúc của bản thân; khả năng nhận biết và đánh giá cảm xúc của người khác; khả năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân và người khác. Kết quả cho thấy có 98,4% giáo viên cho rằng TTCX của trẻ có khả năng thay đổi theo thời gian. Tỉ lệ tán thành rất cao này giúp chúng ta lạc quan rằng nhận thức của giáo viên về TTCXcủa trẻ có khả năng thay đổi và hoàn toàn có thể khắc phục hoặc nâng cao trong quá trình luyện tập. Có 52,5% giáo viên đánh giá trẻ 4-5 tuổi có mức độ TTCX cao và tỉ lệ 45,3% giáo viên đánh giá mức độ TTCX của trẻ ở mức trung bình và mức thấp là 2,2%. Nhìn chung, với tỉ lệ khá cao giáo viên đánh giá trên, TTCX của trẻ ở mức trung bình trở lên mức cao, hầu như có rất ít trẻ có TTCX ở mức thấp. Bảng 6. Đánh giá của giáo viên về các yếu tố trong TTCX của trẻ Các yếu tố Mức độ Cao Trung bình Thấp 1. Khả năng nhận biết, đánh giá và thể hiện cảm xúc của trẻ 76 23,6 0,5 2. Khả năng nhận biết và đánh giá cảm xúc của người khác 49,2 47 3,8 3. Khả năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân và người khác 44,5 51,1 4,4 Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Lê Thị Ngọc Thương _____________________________________________________________________________________________________________ 45 Có 76 % giáo viên cho rằng “Khả năng nhận biết, đánh giá và thể hiện cảm xúc của trẻ” ở mức cao và cũng là yếu tố cao nhất trong 2 yếu tố còn lại. Kế đó, 2 yếu tố “Khả năng trẻ nhận biết và đánh giá cảm xúc của người khác”, “Khả năng trẻ điều chỉnh cảm xúc của bản thân và người khác” đều được gần 50% giáo viên chọn ở mức trung bình và thấp và có sự chênh lệch khá xa so với “Khả năng nhận biết, đánh giá và thể hiện cảm xúc của trẻ”. Điều này cho biết giáo viên đánh giá yếu tố “Khả năng nhận biết, đánh giá và thể hiện cảm xúc của trẻ” là khả năng trẻ đạt được tương đối dễ dàng và cao hơn so với 2 yếu tố còn lại. Quả thật, so với sự nhận thức và phát triển của lứa tuổi, khả năng nhận biết, đánh giá, điều chỉnh cảm xúc của trẻ còn ở mức độ hình thành chưa rõ rệt. Kết quả đánh giá của giáo viên trực tiếp dạy lớp mầm (4 tuổi) và lớp lá (5tuổi) về mức độ biểu hiện của từng yếu tố trong TTCX khá logic với khảo sát thực tế của trẻ ở trên. Cụ thể, trẻ có khả năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân và người khác luôn thấp hơn hai khả năng trên. 2.4. Kết quả so sánh sự khác biệt về TTCX của trẻ theo trường, giới tính Kết quả so sánh sự khác biệt về TTCX của trẻ theo trường (xem bảng 7) Bảng 7 cho thấy trong 4 trường được khảo sát, chỉ có điểm trung bình TTCX của trẻ ở Trường Mầm non T.S.N (2,49) và T.H (2,34) thuộc mức cao, 2 trường còn lại đều ở mức trung bình (điểm trung bình thấp hơn 2,34). Kết quả kiểm nghiệm cho thấy sig =0,00 (sig <α =0,05), có sự khác biệt ý nghĩa về TTCX của 4 trường: B.H, T.H, T.S.N và MN2. Bảng 7. So sánh sự khác biệt về TTCX của trẻ theo trường Trường Trung bình chung P (hệ số p trong kiểm nghiệm Anova) Mầm non B.H 2,24 0,00 Mầm non T.H 2,34 Mầm non T.S.N 2,49 MN 2 2,33 Kết quả so sánh sự khác biệt về TTCX của trẻ theo giới tính (xem bảng 8) Theo bảng 8, điểm trung bình của bé trai và bé gái về TTCX đều ở mức trung trung bình và chênh lệch không cao giữa điểm của nữ hơn của nam. Với sig= 0,235> α=0,05, kết quả không có sự khác biệt ý nghĩa về TTCX giữa hai giới tính. Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 57 năm 2014 _____________________________________________________________________________________________________________ 46 Bảng 8. So sánh sự khác biệt về TTCX của trẻ theo giới tính Chúng tôi cũng tiến hành so sánh sự khác biệt về từng yếu tố trong TTCX của trẻ phân theo giới tính ở bảng 9. Bảng 9. So sánh sự khác biệt về từng yếu tố trong TTCX của trẻ theo giới tính Các yếu tố Trung bình Kiểm nghiệm t (sig<α=0,05 có sự khác biệt ) Nữ Nam 1. Khả năng nhận biết, đánh giá và thể hiện cảm xúc của trẻ 2,46 2,39 0,048 2. Khả năng nhận biết và đánh giá cảm xúc của người khác 2,32 2,29 0,496 3. Khả năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân và người khác 2,31 2,29 0,696 Bảng 9 cho thấy, điểm trung bình về các khả năng nhận biết, đánh giá và thể hiện cảm xúc của trẻ, nhận biết và đánh giá cảm xúc của người khác, điều chỉnh cảm xúc của bản thân và người khác giữa bé trai và bé gái có sự chênh lệch không đáng kể. Nhìn chung, cả bé trai và bé gái đều có khả năng nhận biết, đánh giá và thể hiện cảm xúc của bản thân ở mức cao, trong khi đó 2 khả năng còn lại thì đều đạt ở mức thấp. Với sig= 0,048 < α=0,05: cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa về khả năng nhận biết, đánh giá và thể hiện cảm xúc của trẻ. Với sig= 0.496> α=0,05: Không có sự khác biệt ý nghĩa về khả năng nhận biết và đánh giá cảm xúc của người khác ở trẻ. Với sig= 0.696> α=0.05: Không có sự khác biệt ý nghĩa vềkhả năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân và người khác giữa bé trai và bé gái. 3. Kết luận và kiến nghị 3.1 Kết luận Phát triển TTCX là một trong những vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu bên cạnh phát triển nhận thức cho trẻ mầm non ở lứa tuổi 4-5 tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Giới Trung bình Kiểm nghiệm Nam 2,29 0,235 (kiểm nghiệm T- test) (sig<α=0.05 có sự khác biệt ) Nữ 2,34 Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Lê Thị Ngọc Thương _____________________________________________________________________________________________________________ 47 - Trẻ 4- 5 tuổi tại một số trường mầm non trên địa bàn TPHCM có TTCX ở mức trung bình. - Tỉ lệ trẻ có khả năng nhận biết, đánh giá và thể hiện cảm xúc của bản thân chiếm vị trí cao nhất với 69%. Kế tiếp là 55,6% trẻ có khả năng trẻ điều chỉnh cảm xúc của bản thân và người khác. Hầu như không có trẻ có khả năng ở mức thấp trong cả 3 khả năng: “Khả năng nhận biết, đánh giá và thể hiện cảm xúc của trẻ; Khả năng trẻ nhận biết và đánh giá cảm xúc của người khác; Khả năng trẻ điều chỉnh cảm xúc của bản thân và người khác”. - Kết quả kiểm nghiệm cho thấy sig =0,00 (sig <α =0,05), có sự khác biệt ý nghĩa về TTCX của trẻ ở 4 trường: B.H, T.H, T.S. N và MN2. - Điểm trung bình về TTCX ở hai giới tính đều ở mức trung trung bình và chênh lệch không cao. Với sig= 0,235>α=0,05, kết quả cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa về TTCX giữa hai giới. - Với sig= 0,048 <α=0,05, kết quả cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa về khả năng nhận biết, đánh giá và thể hiện cảm xúc của trẻ. - Với sig= 0,496 >α=0,05, kết quả cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa về khả năng nhận biết và đánh giá cảm xúc của người khác. - Với sig= 0,696 >α=0,05, kết quả cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa vềkhả năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân và người khác giữa bé trai và bé gái. - Việc tạo môi trường thật sự cho trẻ tích cực bộc lộ cảm xúc được đánh giá là quan trọng nhưng còn chưa được thường xuyên thực hiện ở nhiều trường mầm non được khảo sát. - Việc áp đặt cảm xúc qua chuyện kể đối với trẻ và việc chưa khơi gợi cảm xúc chủ động của trẻ còn xảy ra ở nhiều trường. - Tạo cơ hội cho trẻ biết “cho và chia sẻ” cảm xúc còn xảy ra khá hạn chế trong lớp học. 3.2. Kiến nghị một số biện pháp nâng cao TTCX cho trẻ Trên cơ sở những kết luận đã nêu, chúng tôi đề xuất một số ý kiến như sau: *Với Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM (Sở GD-ĐT) - Chương trình giáo dục mầm non có đề cập giáo dục tình cảm, kĩ năng xã hội, trong đó có hình thành cảm xúc tích cực cho trẻ, vì vậy Sở GD-ĐT cần chú ý đến phân bố nội dung chương trình để nâng cao TTCX cho trẻ; - Cần tạo cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động nghệ thuật cho trẻ mầm non nhằm hỗ trợ phương pháp giáo dục cảm xúc của trẻ; - Đánh giá xây dựng bài giảng, phương pháp của giáo viên trong các tiết văn học, kể chuyện, diễn kịch. * Với Ban giám hiệu các trường mầm non Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 57 năm 2014 _____________________________________________________________________________________________________________ 48 - Quan tâm đến việc hình thành và giám sát việc bồi dưỡng cảm xúc tích cực cho trẻ; - Tạo điều kiện và môi trường cho trẻ rèn luyện và phát triển cảm xúc tích cực. * Với giáo viên mầm non - Hướng dẫn cho trẻ nâng cao TTCX, trong đó chú ý đến từng yếu tố tạo nên gồm khả năng nhận biết, đánh giá và thể hiện cảm xúc; nhận biết và đánh giá cảm xúc của người khác; điều chỉnh cảm xúc của người khác; - Giáo viên cần quan tâm đến khả năng nhận biết, đánh giá và thể hiện cảm xúc của trẻ. Vì vậy, để dạy trẻ phát triển khả năng trên thì phải biết về cảm xúc đó, đồng thời hiểu diễn biến cảm xúc, hậu quả, kết quả, hình thành cảm xúc; - Giáo viên minh họa, hướng dẫn trẻ hình thành cảm xúc tích cực, phải chú ý đến việc tạo điều kiện cho trẻ bộc lộ, điều chỉnh cảm xúc, hành vi phù hợp; - Việc phân bố chương trình các tiết học nhằm giáo dục đạo đức, tình cảm, thẩm mĩ của trẻ cần chú ý đến việc bồi dưỡng cảm xúc tích cực của trẻ; - Sử dụng các phương pháp nghệ thuật (đóng kịch, âm nhạc, vẽ tranh...) để tác động đến tình cảm của trẻ. Cụ thể là tạo điều kiện cho trẻ quan sát, thể hiện, đánh giá cảm xúc; - Khơi gợi cách thể hiện cảm xúc cũng như cách sử dụng cảm xúc, điều chỉnh cảm xúc của trẻ bằng các hoạt động đa dạng trong lớp học; - Cần khuyến khích, động viên trẻ chia sẻ cảm xúc tạo điều kiện thuận lợi giúp trẻ phát huy TTCX trong nhiều tình huống thực tế sinh động khác nhau. - Khuyến khích ý kiến sáng tạo, thái độ và hành vi cảm xúc tích cực của trẻ trong lớp học. - Hướng dẫn trẻ nhận thức cảm xúc của bản thân và người khác, chẳng hạn như biết dấu hiệu, nguyên nhân, cách thể hiện, cách chia sẻ từng cảm xúc. * Gia đình - Gia đình nên có sự phối hợp giữa và nhà trường, giáo viên khi quan sát, theo dõi diễn biến cảm xúc của trẻ ở trường cũng như khi về nhà. - Cần quan tâm đến đời sống cảm xúc của trẻ, đặc biệt là thái độ, hành vi cảm xúc chưa phù hợp của trẻ (giận dữ, la hét, sợ hãi...). Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Lê Thị Ngọc Thương _____________________________________________________________________________________________________________ 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Daniel Goleman (2007), Trí tuệ xúc cảm - ứng dụng trong công việc, Phương Thúy, Minh Phương, Phương Linh dịch, Nxb Lao động xã hội. 2. Phan Trọng Ngọ, Dương Diệu Hoa, Nguyễn Lan Anh (2001), Tâm lí học trí tuệ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 3. Vũ Thị Nho (2003), Tâm lí học phát triển, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 4. Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Như Mai (2008), Sự phát triển tâm lí trẻ em lứa tuổi mầm non, Nxb Giáo dục. 5. Dương Thị Hoàng Yến (2008), “Mô hình TTCX thuần năng lực chỉnh sửa EI 97 tâm thần của J. Mayer và P. Salovey”, Tạp chí Tâm lí học, số 08 (113). (Ngày Tòa soạn nhận được bài: 10-10-2013; ngày phản biện đánh giá: 19-10-2013; ngày chấp nhận đăng: 10-4-2014)
File đính kèm:
- khao_sat_tri_tue_cam_xuc_cua_tre_4_5_tuoi_o_mot_so_truong_ma.pdf