Khóa luận Tìm phương pháp bắt ong mật (Apis cerana) và nuôi ong bằng các vật liệu thùng muốt và chậu kiểng bằng đất nung, ở quy mô hộ gia đình ở Châu Thành – Đồng Tháp

Tóm tắt Khóa luận Tìm phương pháp bắt ong mật (Apis cerana) và nuôi ong bằng các vật liệu thùng muốt và chậu kiểng bằng đất nung, ở quy mô hộ gia đình ở Châu Thành – Đồng Tháp: ... 9 hiđroxy 2 dexenoic (9 – HDA). - 4 hydro 3 methyl oxy pheniletanol diacetat. Các pheromon được sản sinh ra từ tuyến hàm trên, các tuyến ở các đốt bụng 3 – 5, các tuyến ở đốt bàn chân của ong chúa Sự phối hợp của các pheromon có các tác dụng sau: - Kìm hãm sự hình thành trứng trong ống tr...ạng thái phòng vệ xuất hiện rất đông đúc ở phía trước cửa tổ ong, và chúng bắt Vespa basalis và chúng vây chặt lại tạo thành một quả bóng bởi hàng trăm ong cho đến khi Vespa quá nóng và cuối cùng chết. Nhưng khi Vespa magnifica tấn công đàn ong Apis cerana, thì đàn ngay lập tức bỏ trốn hơn là ...: y = 0.0041x R2 = -0.6493 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0 20 40 60 80 100 120 140 Thời gian bắt ong K h ố i lư ợ n g o n g b ắ t đ ư ợ c Biểu đồ 3.1. Mối tương quan giữa thời gian bắt ong và khối lượng tổ ong bắt được Qua biểu đồ cho thấy giữa thời gian bắt ong...

pdf63 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 344 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Khóa luận Tìm phương pháp bắt ong mật (Apis cerana) và nuôi ong bằng các vật liệu thùng muốt và chậu kiểng bằng đất nung, ở quy mô hộ gia đình ở Châu Thành – Đồng Tháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hời gian trung bình và cuối cùng là khoảng thời gian dài. Điều đó cho 
thấy năng suất mật của đàn ong giảm dần khi bắt ong với thời gian càng dài. 
Nguyên nhân là do khi bắt ong với khoảng thời gian dài, lượng khói sẽ tác động đến 
tổ ong nhiều, làm giảm sức sống và khả năng lấy mật của đàn ong, từ đó năng suất 
mật của đàn ong bị giảm. 
3.8. Phương pháp bắt ong và nuôi ong 
3.8.1. Phương pháp bắt ong 
Trước khi bắt tổ ong, cần chuẩn bị các dụng cụ bắt ong: găng tay bảo hộ, nón bảo 
hộ, lồng nhốt ong chúa, nón bắt ong, bật lửa, găng tay và nhang (Hình 3.5). 
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
 For evaluation only.
 45
Hình 3.5. Dụng cụ bắt ong 
Phương pháp bắt ong được thực hiện qua 2 giai đoạn: 
- Giai đoạn I: Làm ong bốc bay từ cột điện. 
Bước 1: Mặc đồ bảo hộ. 
Sau khi đã chuẩn bị xong các dụng cụ bảo hộ và dụng cụ bắt ong, cần mặc đồ bảo 
hộ trước khi bắt ong, vì đồ bảo hộ sẽ giúp hạn chế bị ong đốt. 
Bước 2: Cách xác định vị trí tổ ong trong cột điện. 
Cột điện có nhiều lỗ, quan sát các lỗ để biết miệng tổ ong ra vào (hình 3.6). 
Hình 3.6. Quan sát miệng tổ ong Hình 3.7. Dùng nhang hơ nhẹ qua miệng tổ ong 
Sau khi đã dùng khói nhang hơ nhẹ qua miệng tổ cột điện, tiến hành dùng một thanh 
cây đưa vào cột điện để xác định ong làm tàn ở khu vực nào trong cột điện (hình 
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
 For evaluation only.
 46
3.7). Sau khi đã xác định được khu vực ong làm tàn trong cột điện, tiến hành dùng 
đất bít các lỗ cột điện không cần thiết, chú ý là để lại lỗ để ung nhang và lỗ miệng tổ 
ong ra vào (hình 3.8). 
Hình 3.8. Dùng thanh cây đưa vào cột điện Hình 3.9. Dùng đất sét bít miệng lỗ 
Khi đã bít xong các miệng lỗ của cột điện (hình 3.9), tiến hành ung nhang vào cột 
điện (hình 3.10). 
Bước 3: Tiến hành ung nhang để bắt ong. 
Ung nhan vào một lỗ ở dưới và trên miệng ra vào của ong, không nên ung ở miệng 
tổ ong, vì khi đó ong sẽ không có lỗ để thoát ra ngoài (hình 3.11). 
 Hình 3.10. Đưa nhang vào cột điện Hình 3.11. Chặn nhang trên và dưới 
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
 For evaluation only.
 47
Hình 3.12. Ong thoát ra khi mới ung nhang Hình 3.13. Sau một thời gian ung 
nhang 
Bước 4: Tiến hành lựa và bắt ong chúa ở cột điện 
Khi ong đã ra ngoài hết, ong chúa sẽ thoát ra để điều quân, cần chú ý quan sát bắt 
ong chúa, có thể dùng một thanh cây nhỏ tìm ong chúa (hình 3.14) hoặc ngón tay 
đưa và gạt ong và lựa ong chúa (hình 3.15). 
 Hình 3.14. Dùng thanh cây gạt ong Hình 3.15. Bắt ong chúa 
 để tìm ong chúa 
Bước 5: Đuổi ong bốc bay để dễ dàng trong việc lựa và bắt ong chúa. 
Cần chú ý khi ong bò ra khỏi miệng tổ nhiều mà không thể lựa được ong chúa, cần 
tiến hành dùng khói nhang đuổi cho tổ ong bốc bay (hình 3.16 và hình 3.17) để ong 
đậu lại một cành cây gần đó (hình 3.19). 
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
 For evaluation only.
 48
 Hình 3.16. Dùng nhang đuổi ong bốc bay Hình 3.17. Dùng nhang đuổi ong bốc 
bay 
 Hình 3.18. Ong bốc bay Hình 3.19. Ong đậu lại một cành cây gần đó 
Giai đoạn II: Tiến hành lựa ong chúa và thu quân về 
Bước 1: Xác định tổ nơi ong đậu lại và lựa ong chúa 
Sau khi ong bốc bay, chúng sẽ đậu lại một cành cây nào gần đó, cần nhanh chóng 
xác định cành cây ong đậu lại và tiến hành lựa ong chúa (hình 3.21). 
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
 For evaluation only.
 49
 Ong đực Ong chúa Ong thợ 
 Hình 3.20. Các thành viên đàn ong 
 Hình 3.21. Lựa ong chúa Hình 3.22. Ong chúa bò điều quân 
Khi lựa được ong chúa, nhanh chóng bắt ong chúa (hình 3.26) và tiến hành nhốt ong 
chúa vào lồng ong chúa (hình 3.27). 
 Hình 3.23. Bắt ong chúa Hình 3.24. Nhốt ong chúa vào lồng ong chúa 
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
 For evaluation only.
 50
Bước 2: Thu quân về 
Sau khi nhốt ong chúa vào lồng ong chúa, nhanh chóng mở lưới lên trên nón bắt 
ong (hình 3.25) và cố định lồng ong chúa vào nón bắt ong để các ong thợ và ong 
đực sẽ di chuyển vào nón bắt ong (hình 3.26). 
Hình 3.25. Mở lưới lên trên Hình 3.26. Móc lồng ong chúa vào nón 
Khi đã cố định lồng ong chúa vào nón bắt ong chúa, tiến hành di chuyển ong từ cột 
điện vào nón bắt ong (hình 3.30). Thao tác di chuyển ong vào nón cần phải nhẹ 
nhàng để ong từ từ di chuyển lên nón bắt ong (hình 3.31). 
 Hình 3.27. Di chuyển ong từ Hình 3.28. Đưa ong vào nón bắt ong 
 cột điện sang nón bắt ong 
Ong được di chuyển từ cột điện vào nón sẽ không hết, cần dùng nhang đuổi các con 
ong còn lại để ong bay lên và sau đó thu quân vào nón, thao tác này chỉ thực hiện 
khi đã có số lượng ong trong nón nhất định, vì khi đó ong nhận biết các thành viên 
đàn ong của mình trong nón, ong sẽ nhanh chóng thu quân vào. 
Bước 3: Cột nón lại và mang ong về 
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
 For evaluation only.
 51
Sau khi ong đã thu quân hết vào nón, thao tác tiếp theo là hạ màn lưới xuống (hình 
3.29) và cột lưới lại để ong không thể thoát ra (hình 3.30) và mang nón về. 
Hình 3.29. Hạ màn lưới xuống Hình 3.30. Cột lưới lại 
3.8.2. Phương pháp nuôi ong 
Giai đoạn I: Tiến hành thả ong vào thùng nuôi ong 
Bước 1: Chuẩn bị trước khi thả tổ ong vào thùng 
Trước khi thả tổ ong vào thùng cần chuẩn bị 2 cái ghế (hình 3.31), các cầu ong và 
lấy hết các cầu trong thùng ong ra để dễ dàng đưa tổ ong vào (hình 3.32). 
 Hình 3.31. Chuẩn bị 2 cái ghế Hình 3.32. Lấy hết cầu ra khỏi thùng 
Bước 2: Lấy lồng ong chúa ra và cố định giữa các cầu đặt trên ghế. 
Để thả ong từ nón qua cầu ong, cần đặt các cầu trên 2 ghế (hình 3.32), sau đó mở 
lưới của nón bắt ong lên, lấy lồng ong chúa trong nón ra và cố định lồng ong chúa 
giữa các cầu đặt trên ghế đặt gần đó (hình 3.34), tạo điều kiện thả tổ ong từ nón ra 
cầu dễ dàng. 
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
 For evaluation only.
 52
 Hình 3.33. Đặt các cầu lên ghế Hình 3.34. Đặt lồng ong chúa giữa các cầu 
Bước 3: Tiến hành di chuyển ong từ nón ra cầu hoặc giá đỡ 
Sau khi đã cố định lồng ong chúa vào các cầu đặt trên ghế hoặc giá đỡ, cần nhanh 
chóng dùng tay di chuyển ong từ nón ra cầu (hình 3.35 và hình 3.36), thao tác cần 
nhẹ nhàng để tránh ong bay đi đánh các tổ ong khác. 
Hình 3.35. Di chuyển ong từ nón ra cầu Hình 3.36. sau một thời gian di 
 ong đặt trên ghế ong ra cầu 
Bước 4: Mang các cầu ong đặt vào thùng ong 
Khi ong đã di chuyển từ nón ra cầu hết, tiến hành mang các cầu ong đặt vào thùng 
nuôi ong. Có thể dùng tay mang các cầu đi (hình 3.38) hoặc dùng 2 thanh cây đặt 
ngang các cầu để mang các cầu đi (hình 3.37). 
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
 For evaluation only.
 53
 Hình 3.37. Dùng 2 thanh cây mang Hình 3.38. Dùng tay mang các cầu ong đi 
 các cầu ong đi 
Cần đặt cầu ngay ngắn và bỏ các cầu khác vào thùng ong (hình 3.39) . Sau đó đậy 
nắp thùng ong lại (hình 3.40). 
 Hình 3.39. Đặt các cầu vào thùng Hình 3.40. Đậy nắp thùng ong lại 
Cần chú ý đặt các lá cây lên thùng và đặt các vật nặng lên để giữ cho thùng vững và 
hạn chế các tác động khi mưa và nắng (hình 3.41 và hình 3.42). 
Hình 3.41. Đặt lá cây, vật nặng lên Hình 3.42. Đặt lá cây, vật nặng lên nắp 
 nắp thùng muốt chậu đất nung 
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
 For evaluation only.
 54
Bước 5: Thả ong chúa 
Đậy kín thùng ong trong 4 - 6 giờ thì mở nắp thùng kiểm tra, nếu thấy ong đã ổn 
định thì thả ong chúa ra khỏi lồng để ong chúa điều quân đi lấy mật về xây tổ. 
Thao tác thả ong chúa là lấy lồng ong chúa ra khỏi cầu (hình 3.43), mở miệng lồng 
ong chúa và để ong chúa tự bò xuống tổ ong (hình 3.44). Cần chú ý, thời gian thả 
ong chúa vào ban đêm là tốt nhất, vì khi đó các hoạt động trong đàn ong giảm và sẽ 
không làm ảnh hưởng đến tổ ong trong thùng. 
 Hình 3.43. Lấy lồng ong chúa lên Hình 3.44. Thả ong chúa ra khỏi lồng 
Giai đoạn II: Thu hoạch mật ong 
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ lấy mật ong 
Khi thu hoạch mật ong cần mang găng tay và mặc đồ bảo hộ và chuẩn bị các dụng 
cụ sau: dao cắt mật, nhang, vải lọc, xô hoặc thau đựng tàn ong và chứa mật (hình 
3.45). 
Hình 3.45. Dao, găng tay, nhan và bật lửa, thau và nón bảo hộ 
Sau khoảng thời gian nuôi, khi thấy 1/3 số lượng cầu trong thùng đã đóng tàn, tiến 
hành lấy mật. Cần xem xét có bao nhiêu tàn lớn và bao nhiêu tàn nhỏ, tiến hành lấy 
mật từ 40 – 50% khối lượng của tổ ong để ong tiếp tục sống và phát triển. 
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
 For evaluation only.
 55
Trước khi tiến hành lấy mật, phải chọn vị trí đặt thau đựng mật sao cho đặt thau 
nghiêng một góc 150 (hình 3.46). Sau đó phải mang găng tay, vớ và đội nón bảo hộ 
vào (hình 3.47). 
 Hình 3.46. Đặt thau nghiêng góc 150 Hình 3.47. Mặc đồ bảo hộ khi lấy mật 
Bước 2: Mở nắp thùng và thao tác chuẩn bị lấy mật 
Sau khi đã chuẩn bị xong các dụng cụ. Đốt khoảng 2 – 3 cây nhang, dùng nhang hơ 
nhẹ qua 2 miệng thùng ong rồi tiến hành dùng tay mở nhẹ nắp thùng ong ra (hình 
3.48), xem dưới nắp thùng ong có ong bám vào không, nếu có ong bám vào thì khi 
đặt nắp thùng ong xuống mặt đất nghiêng sao cho tránh ong bị dính xuống đất. Sau 
đó dùng nhang hơ nhẹ ngang các cầu ong để những con ong làm nhiệm vụ bảo vệ tổ 
bị khói ảnh hưởng và giảm hiệu quả tấn công. 
Hình 3.48. Mở nắp tổ thùng ong ra 
Bước 3: Tiến hành lấy mật ong: 
Lấy các cầu không có tàn ong ra, dùng nhang hơ 2 bên của tàn ong muốn lấy để ong 
di chuyển qua các tàn khác (hình 3.50), tháo tác phải nhẹ nhàng, và thực hiện nhiều 
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
 For evaluation only.
 56
lần đến khi nào thấy số lượng ong di chuyển qua các tàn khác gần hết, cần nâng nhẹ 
tàn ong lên (hình 3.49) và hơ nhan để ong tiếp tục di chuyển qua tàn ong kế, thao 
tác có thể kết hợp với việc gõ nhẹ vào cầu để ong mau di chuyển đi, nhưng khi gõ 
vào tàn tuyệt đối không để tàn trên thùng, vì khi đó sẽ làm chấn động thùng ong và 
toàn bộ ong trong thùng cũng bị ảnh hưởng. 
 Hình 3.49. Nâng nhẹ cầu ong lên Hình 3.50. Dùng nhang hơ 2 bên tàn ong 
Sau khi ong đã di chuyển hết qua các tàn ong khác, tiến hành lấy tàn ong ra thau 
(hình 3.51), đặt tàn vào thau sao cho phần mật nằm ở phía trên để tránh mật ong 
chảy ra. Tiếp theo cắt tàn ong ra khỏi cầu (hình 3.52). Cứ tiếp tục lấy tàn tương tự 
đối với các tàn tiếp theo. 
 Hình 3.51. Lấy tàn ong ra Hình 3.52. Cắt tàn ong ra khỏi cầu 
3.9. Các vấn đề thường gặp trong bắt ong 
3.9.1. Hiện tượng ong bốc bay 
Hiện tượng quan trọng nhất trong nuôi ong là ong bốc bay đi, đây là hiện tượng 
thường gặp. Khi bắt tổ ong về thả vào thùng nuôi, nếu ong ở lại thùng đó thì sau khi 
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
 For evaluation only.
 57
thả ong chúa ra khỏi lồng ong chúa một thời gian ngắn, các ong thợ sẽ đi lấy mật về 
tổ. Nếu sau khi thả ong chúa ra khỏi lồng ong chúa 1 ngày mà không thấy ong đi lấy 
mật, chỉ thấy ong bay vòng vòng tổ ong, thì tổ ong đó sẽ bốc bay. 
Khi ong bốc bay, ong thợ sẽ bay ra trước khoảng 2/3 số lượng ong thợ bay ra thì 
ong chúa cũng bay đi, sau khoảng thời gian 5 phút, ong bay ra rất nhiều và tạo nên 
âm thanh ồn ào, vài phút sau đó đàn ong sẽ bay đi. 
Thời gian ong bốc bay từ khi thả ong chúa ra khỏi lồng ong chúa là từ 24 – 36h. 
Ong bốc bay vào thời gian này vì sau khi bắt về, ong sẽ bị ảnh hưởng của khói 
nhang nên cần có thời gian ổn định đàn. Ngoài ra, trước khi bốc bay tổ ong sẽ cử 
ong trinh sát đi tìm chỗ ở mới phù hợp hơn. 
Nguyên nhân để ong bốc bay thường là do: 
- Thùng ong đặt ở vị trí có nắng rọi vào thùng ong, làm cho thùng ong bị nóng. 
- Thùng ong bị các loài khác tấn công như kieenss vàng.. 
- Các tổ ong khi mới thả vào thùng, thả gần các tổ ong khác làm cho ong tổ các tổ 
ong đánh nhau và sẽ bốc bay đi nếu bị tấn công nhiều. 
Có thể xử lý ong bốc bay bằng cách, khi phát hiện ong bốc bay cần dùng nước, đất, 
cát, tát lên hoặc bất cứ vật gì có thể ném lên không trung nơi ong đang bay, hay 
chặn hướng bay của đàn ong . Sau đó ong hạ độ cao và đáp lại một cành cây nào 
gần đó, cần nhanh chóng tiến hành lựa ong chúa và bắt lại tổ ong. 
Ngoài ra, có thể hạn chế ong bốc bay đi bằng cách cắt 1/3 cánh cánh chúa. Không 
được cắt quá ngắn mà cắt chéo 1/3 ở phần ít gân cánh. Từ đó sẽ làm hạn chế ong 
chúa bốc bay đi và có thể bắt được tổ ong lại vì ong chúa không thể bay cao và xa 
được. 
Các kết quả thảo luận về hiện tượng ong bốc bay hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu 
của tác giả Phùng Hữu Chính, 2000. 
3.9.2. Hiện tượng bắt tổ ong nhiều chúa 
 Đây là hiện tượng cũng gặp nhiều trong khi bắt ong. Hiện tượng này thường xuất 
hiện khi bắt tổ ong có khối lượng ong lớn, khoảng trên 0,7kg, vì khi các tổ ong lớn 
ong sẽ có hướng tạo ong chua mới để chuẩn bị tách đàn. Khi ung nhang vào cột 
điện để ong thoát ra ngoài cột điện, tuy nhiên khi bị ảnh hưởng bởi khói nhang nên 
ong sẽ không tách và không phân biệt pheromon của các ong chúa. Tuy nhiên, khi 
mang tổ ong về để thả vào thùng ong, trong giai đoạn cố định lồng ong chúa vào các 
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
 For evaluation only.
 58
cầu để trên ghế hoặc giá để di chuyển ong từ nón qua các cầu ong đặt trên ghế hoặc 
giá đỡ, các ong thợ và ong đực ít gôm vào ong chúa mà sẽ bốc bay lên và có dấu 
hiệu bắt đầu đánh nhau. 
Để xử lý trường hợp này cần dùng nhang đuổi các ong đậu dưới cầu có lồng ong 
chúa bốc bay lên cao hoàn toàn, sau đó xem ong sẽ đậu lại chỗ nào, tiến hành lựa 
ong chúa, và sau đó bắt tổ ong đó thả vào thùng. Nếu ong nào đậu vào lồng ong 
chúa cố định ở cầu ong đặt ở ghế hoặc giá đỡ, thì cũng tiến hành đưa các cầu vào 
thùng nuôi ong. 
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
 For evaluation only.
 59
Phần 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận 
Từ những vấn đề đã thực hiện và qua các kết quả trên có thể rút ra một số kết luận 
sau: 
- So sánh hai phương pháp bắt là dùng khói nhang và bịt miệng tổ cho ra kết quả 
phương pháp bắt ong bằng cách dùng khói nhang hiệu quả hơn so với phương pháp 
bịt miệng tổ. 
- So sánh việc dùng khói nhang bắt ong với 3 nghiệm thức là 6 cây nhang, 10 cây 
nhang và 16 cây nhang lặp lại 3 lần cho thấy bắt ong với nghiệm thức 6 cây nhang 
là nhanh nhất với thời gian 78,75 ± 11,25 phút. Càng tăng lượng khói nhang để bắt 
ong, thời gian bắt ong càng tăng và càng ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và 
phát triển của tổ ong. 
- Xét mối tương quan giữa loại cột điện bắt ong và thời gian bắt ong cho thấy loại 
cột điện lớn hay nhỏ không ảnh hưởng đến khả năng bắt được tổ ong trong cột điện. 
- Với qui cách thiết kế thùng ong là chậu đất nung và thùng muốt cho thấy nuôi 
bằng chậu đất nung đạt hiểu quả về tính ổn định của tổ ong hơn và ong sẽ thích ở 
hơn thùng muốt. Điều này thể hiện qua số lần thả ong vào thùng muốt là 21 lần thì 
đã có 19 lần ong bốc bay (chiếm 90,48%) và đối với chậu đất nung chỉ có 3 lần bốc 
bay trên 9 lần thả (chiếm 33,33). 
- So sánh năng suất mật của các tổ ong bắt với nồng độ khói khác nhau cho thấy có 
sự ảnh hưởng của nồng độ khói nhang đến năng suất mật của đàn ong. Với nồng độ 
khói 6 cây nhang tỉ lệ khối lượng mật/trong lượng ong bắt được là cao nhất (1,02 ± 
0,02). Trong khi đó với nồng độ khói 10 cây nhang, tỉ lệ khối lượng mật/trọng 
lượng tổ ong bắt được là (0,75 ± 0,07) và với nồng độ khói 16 cây nhang tỉ lệ khối 
lượng mật/trọng lượng tổ ong bắt được là thấp nhất (0,74 ± 0,06). Vì vậy khi bắt 
ong với lượng khói nhang càng nhiều thì năng suất mật của đàn ong càng giảm. 
Nguyên nhân là do sự tác động của khói nhang đến sức sống cũng như là khả năng 
lấy mật của đàn ong từ đó làm giảm năng suất mật của tổ ong. 
- Ngoài yếu tố lượng khói nhang ảnh hưởng đến năng suất mật của tổ ong, yếu tố 
thời gian bốc bay cũng gớp phần quan trọng ảnh hưởng đến năng suất mật của đàn 
ong. Kết quả bắt ong với thời gian ngắn (51 – 70 phút), tỉ lệ khối lượng mật/trọng 
lượng ong bắt được cao nhất (0,95 ± 0,09) đơn vị , bắt ong với thời gian trung bình 
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
 For evaluation only.
 60
(71 – 90 phút) tỉ lệ khối lượng mật/trọng lượng ong bắt được là 0,83 ± 0,09 và bắt 
ong với thời gian dài (91 – 130 phút) tỉ lệ khối lượng mật/trọng lượng ong bắt được 
thấp nhất (0,68 ± 0,02). Điều này cho thấy khi bắt tổ ong với thời gian càng lâu, 
năng suất mật của tổ ong càng giảm, nguyên nhân là do sự tác động của lượng khói 
nhan đến đàn ong càng lâu, đàn ong càng bị ảnh hưởng, từ đó làm giảm năng suất 
mật của đàn ong. 
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
 For evaluation only.
 61
2. Kiến nghị 
Trên cơ sở những kết quả của việc bắt ong cũng như là nuôi ong mật nội, có kết đưa 
ra một số kiến nghị sau: 
- Cần thực hiện phương pháp bắt ong bằng cách dùng khói nhang, và khi bắt bằng 
khói nhang cần chú ý nên bắt ong với số lượng cây nhang là 6 cây. 
- Tiếp tục thí nghiệm nuôi ong bằng các vật liệu khác nhau, từ đó có thể đánh giá 
được sự thích nghi của đàn ong với thùng nuôi ong đó như thế nào. Tiếp tục nghiên 
cứu thêm các vấn đề sau ở quy mô hộ gia đình: 
+ Các hiện tượng trong nuôi ong như ong bốc bay, tổ ong nhiều chúa để từ đó có 
thể hạn và xử lý tốt hơn hiện tượng ong bốc bay và chủ động hơn trong việc chia 
đàn ong 
+ Các vấn đề tách đàn, nhập đàn ong, thay chúa và nhân đàn ong để có thể giúp 
việc quản lý đàn ong có hiệu quả hơn. 
+ Cách thu hoạch sữa ong chúa, từ đó giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nữa 
trong vấn đề nuôi ong. 
+ Cách lai ghép ong chúa giống ong mật nội với các giống ong khác để chọn ra các 
con lai có khả năng sinh sản tốt, từ đó giúp tăng năng suất mật cũng như mang lại 
hiểu quả cao hơn trong vấn đề nuôi ong mật. 
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
 For evaluation only.
 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Tiếng Việt 
1. Bộ Nông Nghiệp & PTNT (2007), Đề án phát triển ngành ong mật 2007-
2020, Hà Nội, trang 340. 
2. Tạ Thành Cấu (1986), Kỹ thuật nuôi ong mật, Nhà xuất bản t.p Hồ Chí Minh. 
3. Phùng Hữu Chính (2004), Kỹ thuật nuôi ong nội địa cho người bắt đầu nuôi 
ong, Nxb lao động xã hội. 
4. Việt Chương (2004), Ong mật nuôi theo hộ gia đình, Nxb Đà Nẵng. 
5. Phạm Xuân Dũng (1994), “Một số thành tựu khoa học kỹ thuật của ngành 
ong Việt Nam”. Tuyển tập báo cáo hội nghị ngành ong toàn quốc lần thứ 
nhất, 10-1994, Hà Nội, trang 98-109. 
6. Bùi thị Điểm (2006), Dâu tằm, ong mật, Nxb nông nghiệp, Hà Nội. 
7. Đồng Minh Hải, Phùng Hữu Chính, Đinh Văn Chỉnh (2008), “Một số đặc 
điểm sinh học của các giống ong nhập nội”, Tạp chí khoa học và phát triển 
2008: Tập VI, số 1:3-9, trang 4. 
8. Nguyễn Thị Tuyết Nhung (2000), Chăn nuôi ong, Nxb nông nghiệp, Hà Nội 
9. Ngô Đắc Thắng (2007), Kỹ thuật nuôi ong nội, Nxb nông nghiệp, Hà Nội. 
10. (2007), Đề án phát triển ngành ong mật 2007-2020, Bộ nông nghiệp và phát 
triển nông thôn, trang 338-340. 
11. (2009), Báo cáo tổng kết phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn, Phòng 
nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Thành – Đồng Tháp. 
Tiếng Anh 
12. Dale Pollet (2005), Honey Bee, IPM plan Honey Bees, pp 6. 
13. Charles H. Bronson (2009), Africanized Honey Bees, Oklahoma Department 
of Agriculture Food and Forestry, pp 2. 
14. Crane E. (1990), Bees and Beekeeping: sciences, practice and world 
resources Heinemenn, Newness, Oxford, UK, Pp. 274. 
15. European Crop Protection (2008), pesticides and Honey bees – both essential 
to Agriculture, pp1. 
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
 For evaluation only.
 63
16. Jeff Littlefield (2005),Honey Bee Biology 101 , Dept. LRES Montana State 
U. - Bozeman Winstonafter Wilson. Pp 3. 
17. Saha J. Ch. (2002), Beekeeping for Rural Development, Its potentality and 
beekeeping against poverty – Bangladesh perspective, Standing Commission 
of Beekeeping for Rural Development, pp 2. 
18. Thapa R., Wongsiri S. and Manandhar D. N. (2000), Current status of 
predators and diseases of honeybees in Nepal. Proceeding 7th IBRA and 5th 
AAA conf. Chiang Mai, Thailand, pp 221-226. 
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
 For evaluation only.

File đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_tim_phuong_phap_bat_ong_mat_apis_cerana_va_nuoi_on.pdf