Kĩ thuật nuôi và thuần hóa chim Rừng

Tóm tắt Kĩ thuật nuôi và thuần hóa chim Rừng: ...iệm giúp cho chim hót hay hơn, nhiều giọng lạ hơn, như vậy mới gây được thích thú trong cuộc chơi. Và điều này, thật là quá dễ... Nhưng trước khi đề cập đến vấn đề này, ta nên thử tìm hiểu xem tại sao con chim trống cứ gân cổ lên hót? Tiếng hót mang lại thiết thực gì cho nó? 1. Tại sao chi... nuôi chim, thì những nghệ nhân đến đó làm nơi sinh hoạt. Ngoài việc đem lồng chim của mình đến treo chung cho chim hót bắt chước giọng nhau, nghệ nhân còn tạo dịp trao đổi cho nhau những kinh nghiệm trong nghề nghiệp, hoặc tổ chức thi hót, thi đá để việc nuôi chim thêm phần hào hứng. Đây cũ...ợc ăn những thức ăn riêng biệt. Điều này có thể làm cho chúng lạ miệng trong những ngày đầu, nhưng rồi cũng quen dần, thích hợp dần. Thức ăn của từng loại chim được các nghệ nhân nghiên cứu chế biến riêng sao cho thích hợp với khẩu vị của chúng, và giúp chúng tăng trọng nhanh hơn. Người nu...

pdf14 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 326 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Kĩ thuật nuôi và thuần hóa chim Rừng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huối vào lồng rồi trùm kín áo lồng như cũ, nhưng có thể treo lồng đến 
một chỗ tương đối ồn ào hơn, để bắt chim quen dần với tiếng động xã hội loài 
người. Nếu thấy chim biết ăn thực phẩm chế biến, thì dứt khoát ta bỏ hẳn sâu và 
chuối ra ngoài, để nó tập ăn thức ăn mới cho quen. Đồng thời, ta có thể hé áo lông 
ra, rồi treo chim vào chỗ có người qua lại để chim dạn dĩ lần hồi. 
Giai đoạn 3: Khi ta thấy chim ăn được thực phẩm chế biến, thì từ nay ta 
chỉ cho ăn một loại thực phẩm này. Áo lồng được vén rộng hơn để chim đưa tầm 
nhìn của mình rộng hơn, hầu dạn dĩ hơn... 
B. Nghệ thuật chọn chim
Chim bổi được thuần hóa là một chuyện, mà muốn có một con chim hay để 
nuôi là một chuyên khác. 
Ta nên nhớ rằng: con chim nào cũng biết hót, nhưng hót hay hoặc dở là đặc 
tính riêng của mỗi con chim. 
Cũng như con người, có người lúc nào cũng nói như tép lặn, tép lội, nói 
như khướu bắt thanh, nhưng cũng có người lại mở miệng không ra, khi nói lúng 
búng như người ngậm hột thị. 
Chim bổi nếu khéo nuôi thì chỉ độ vài tháng là biết hót. Đây là lúc ta cần 
theo dõi xem nó siêng hót hay không, giọng như thế nào. Dĩ nhiên, nếu sau một 
thời gian dài theo dõi mà thấy con chim hót quá tầm thì thường ta nên thả ra, 
không nên nuôi tiếp, để khỏi tốn tiền nuôi ăn, tốn công chăm sóc. 
Việc chọn được một con chim hót hay, lại siêng hót, thường thì nuôi năm 
ba con mới chọn được một, nhất là đối với những người bỏ tiền ra chợ mua chim 
bổi về. 
Chỉ những người cất công vào rừng đi bẫy chim thì mới có thể tìm ngay 
cho mình những con chim bổi vừa ý. Vì rằng, với con chim hoang dã mà họ đã 
được nghe tiếng hót véo von từ trước, xách lục vào bẫy được, thì con chim đó hy 
vọng sẽ không làm thất vọng người nuôi. 
Khi đã chọn cho mình được một con chim vừa ý rồi, thì từ đó có quản ngại 
gì đến công chăm sóc, đến sự tốn kém về sâu bọ, về thức ăn. 
C. Nghệ thuật nuôi chim non
Chim non mà người ta bắt tại ổ ở rừng về, thì cũng là chim rừng, nhưng 
loại này rất dễ thuần hóa. Nếu chịu khó chăm chút, tập luyện, chim non lớn lên sẽ 
thành một thứ gia cầm như gà vịt nuôi trong nhà. Nghĩa là có thể nuôi thả tự do, 
loanh quanh luẩn quẩn ở trong nhà, ở cạnh người nuôi. Miễn là đừng để cho chó 
mèo săn bắt, hoặc trẻ con hàng xóm dọa nạt làm hoảng hốt mất dần sự dạn dĩ. 
Đã là chim non bắt trong ổ thì phần nhiều chưa biết ăn, hoặc ăn chưa rành. 
Ta là người nuôi phải đóng vai trò người vú. Công việc này thật là vất vả, nhưng 
cũng chỉ một tháng là cùng. Vì theo bản năng thiên phú, chim ra ràng thì tự động 
biết ăn, không cần ai đút mớm. 
Trước hết, ta phải tạo cho chim non một cái tổ nhân tạo thật ấm áp, lót bằng 
rơm hay cỏ khô. Lớp rơm này vài ngày nên thay đổi một lần, vì chim non phóng 
uế liền liền, chứ không như chim lớn, có lẽ do chim non ăn nhiều. Người nuôi phải 
biết rõ điều này để siêng năng cần mẫn đút mồi cho chim. Cứ cách nửa giờ ta cho 
chim non ăn một lần. Khi đói, chúng tự động há mỏ ra đòi ăn, và khi no, dù cậy 
miệng, chúng cũng không há mỏ. 
Chim non được hai tháng tuổi đã bắt đầu tập hót, nếu là chim trống. Tiếng 
hót của chúng chỉ là tiếng rè rè, đôi khi nghe không được. Nhưng, con chim nào 
siêng hót, ta có thể dự đoán được ngay. 
Thường thì phần đông nghệ nhân không muốn nuôi chim non, vì theo họ 
chim non khi khôn lớn sẽ hót không "bài bản" bằng chim bổi và có giọng rừng. 
Điều đó thì đúng, nhưng từ chối việc nuôi chim non thì e rằng sai. 
Con chim non sống với mình từ nhỏ nên dễ nuôi, lại dạn dĩ. Nó có thể sống 
với mình suốt một thời gian dài, vì tuổi đời một con chim có thể đến mười lăm 
năm. Mười lăm năm đâu phải là ngắn ngủi, đó là một phần tư, một phần năm của 
đời người. Như vậy, không uổng công ta chăm nuôi, săn sóc. 
Còn con chim có giọng hay (giọng rừng) hay không còn là do ở mình. Nếu 
mình cứ cho nó thường xuyên tập luyện, như trẻ nhỏ ngày ngày cắp sách tới 
trường, dần dần rồi cũng đọc thông viết thạo. Chim cũng thế, phải có phương pháp 
tập luyện cho chim hót thì chim hót mới hay. 
Nói một cách khác, ta cần tìm cho mình con chim siêng hót, còn hót hay 
chính là chuyện mà ta phải lo. 
D. Nghệ thuật tập chim hót hay
Người mình nuôi chim hót, phần đông chỉ đòi hỏi ở chất giọng rừng. Điều 
đó không có nghĩa là sai, nhưng với một nghệ nhân cấp tiến, chưa nên coi đó làm 
điều thỏa mãn. 
Ta phải tìm những phương cách hiệu nghiệm giúp cho chim hót hay hơn, 
nhiều giọng lạ hơn, như vậy mới gây được thích thú trong cuộc chơi. Và điều này, 
thật là quá dễ... 
Nhưng trước khi đề cập đến vấn đề này, ta nên thử tìm hiểu xem tại sao con 
chim trống cứ gân cổ lên hót? Tiếng hót mang lại thiết thực gì cho nó? 
1. Tại sao chim hót?
Nghe chim hót, ta thích thú vì tai được nghe những âm thanh trầm bổng 
như sóng biển rì rầm, như thác đổ ào ào, như thông reo vi vút, nhưng nếu như con 
chim đang gân cổ lên hót, ta không tránh được sự thương hại cho nó. Chim phải 
đúng ngã mình về phía trước, phồng to lồng ngực để có nhiều hơi, trong khi cổ 
rung lên như một sợi dây đàn ngân tiếng, miệng há to ra mặc sức cho những âm 
điệu tuôn trào... 
Đó là niềm say mê chăng? Đó là niềm hứng khởi chăng? Xin thưa, không 
hẳn, không phải thế. 
Đó chính là một lợi khí sắc bén của chim, không có không được. Không 
biểu tỏ không xong. Chim không hót, hoặc có giọng hót không hay thì đời chim 
coi như tàn héo. 
Giọng hót đó trước tiên là để thách thức những con trống cùng loại trong 
vùng hay biết: ta đã là chúa tể của lãnh địa này, ai lọt vào lãnh địa này sẽ bị trừng 
phạt đích đáng. 
Và dĩ nhiên, không phải chỉ dọa suông đâu: nó đánh đuổi thật sự. 
Được biết, những giống chim cũng như các loài muông thú khác, con nào 
cũng có lãnh địa riêng của mình. Đó là vùng chúng cho mình độc quyền săn mồi 
và làm tổ. Con nào không phục thì cứ xâm lăng. Thế nào cũng có cuộc thư hùng 
quyết liệt, bên thua sẽ đi bên thắng ở lại. 
Chính vì vậy con chim trống mới ráng sức hót to lên với những âm điệu 
hào hùng, thay thế cho muôn binh ngàn tướng, hầu dằn mặt cho kẻ thù khiếp sợ. 
Những con chim sợ là những con chim "sức lực mồm miệng không bằng ai" nên 
đành chịu "rét". 
Tiếng hót hùng dũng của con chim trống cũng còn mang một ý nghĩa khác, 
đó là tiếng hót để gợi tình quyến rũ chim mái trong mùa sinh sản. 
Cũng xin nói thêm, loài chim, trừ Phượng Hoàng ra (theo truyền thuyết) thì 
sau mùa sinh sản, chim không còn đi đôi với nhau, không còn sống cặp với nhau, 
trống mái mỗi con đi một ngã. Đến mùa sinh sản năm sau, tức đầu mùa xuân, 
chúng lại gọi bầy. Các chị chim mái thường thích "cặp bồ" với anh trống hào hoa, 
có giọng hót mê ly truyền cảm nhất. 
Thực tế là những con hót hay là những con sung sức (tiếng nhà nghề gọi là 
sung hay có lửa, chỉ chim trong thời kỳ sung sức). Chim đã sung sức thì đủ lửa 
nên hung hăng, và tất nhiên có bộ mã đẹp. 
Khi đã có đôi có đũa thì mái trống lúc nào cũng có mặt bên nhau. Chúng 
bắt đầu chuẩn bị cho mùa sinh đẻ. 
2. Cách tập luyện chim hót hay:
Như trên chúng tôi đã trình bày, giọng hót của chim được dùng làm lợi khí 
sắc bén để biểu tỏ sức mạnh của mình trước kẻ thù và để o mái, cho nên suốt đời, 
con chim trống nào cũng gắng sức học tập giọng hót hay. 
Chúng học tập bằng cách lắng nghe những âm thanh vừa hay vừa lạ để bắt 
chước hót theo, hầu làm giàu cho âm điệu sẵn có của mình. Đó là điều chúng ta có 
thể kiểm chứng được. Một con khướu nuôi cạnh một con két, chỉ trong một thời 
gian ngắn, ta nghe được tiếng hót của con khướu có giọng két kêu. Một con Họa 
Mi nuôi cạnh một trại gà, nó bắt chước rõ ràng được tiếng gà cục tác, y như tiếng 
gà thật. Một con Chính Chòe Lửa khi nuôi gần Họa Mi, dần già cũng nhiễm giọng 
Họa Mi... 
Và điều đó cũng cho ta thấy rằng khí quản của chim có một cấu trúc đặc 
biệt. Những con có cấu trúc tốt hơn thì bắt chước tiếng người (như Nhồng, Két, 
Sáo, Sậu, Cưỡng), còn các loài khác chỉ bắt chước được những tiếng động thông 
thường. 
Vì chim có khả năng bắt chước được những âm thanh xung quanh, nên từ 
lâu các nhà nuôi chim ở Châu Âu đã khôn khéo dùng những nhạc cụ như đàn, sáo, 
kèn đồng thổi cho chim bắt chước. Sau này, người ta tiến đến việc phát hành 
những cuốn băng (như băng nhạc) ghi lại giọng hót tiêu biểu của những chim bậc 
thầy (maitre de chante). Ai cần thì mua để về tập chim hót. Người nuôi chim chỉ 
cần mở cassette ra để chim lắng nghe và... học hót. 
Những nhà thu băng nhạc của ta, có thể sản xuất ra những loại băng này, 
chắc chắn sẽ không ế khách. 
Trở lại thực trạng luyện chim hót của nghệ nhân mình. 
Nghệ nhân mình cũng biết giống chim hót thích bắt chước những âm thanh 
lạ ở chung quanh, nên họ thường tụ họp năm ba anh em lại một nơi nào đó, treo 
lồng chim cạnh nhau để chúng bắt chước giọng hót của nhau mà làm giàu cho âm 
điệu. Những thành phố nào, quận huyện nào có mở câu lạc bộ dành cho những 
người nuôi chim, thì những nghệ nhân đến đó làm nơi sinh hoạt. Ngoài việc đem 
lồng chim của mình đến treo chung cho chim hót bắt chước giọng nhau, nghệ nhân 
còn tạo dịp trao đổi cho nhau những kinh nghiệm trong nghề nghiệp, hoặc tổ chức 
thi hót, thi đá để việc nuôi chim thêm phần hào hứng. 
Đây cũng là điều hay, nhưng trong tương lai, ta nên nghĩ đến việc dạy chim 
qua băng nhạc, vừa đỡ tốn công đi lại mà kết quả lại mỹ mãn hơn. Việc này đối 
với ta tuy quá chậm, nhưng dù chậm cũng còn hơn không. 
3. Công dụng của việc nuôi chim mái:
Chim mái không biết hót chỉ kêu "sè sè". Tiếng kêu đó tuy không lớn, 
nhưng vẫn kích thích được con trống, giúp con chim trống hăng lên và mở miệng 
hót liền. Tiếng kêu của con chim mái, người trong nghề gọi là "xùy". 
Biết được điều này nên các nghệ nhân thường nuôi kèm chim mái. Nếu nhà 
nuôi trống Họa Mi thì nuôi thêm con cái Họa Mi. Nhà nuôi Chích Chòe Lửa thì 
nuôi thêm một con mái lửa. 
Điều cần biết, bao giờ lồng trống mái cũng treo cách xa nhau, và không cho 
thấy mặt nhau. Nếu thấy mặt nhau thì hai con chỉ múa cả ngày và không hót tiếng 
nào cả. Xin nói thêm một mái có thể kích thích được vài ba con trống. 
Tóm lại, chim mái chỉ có "nhiệm vụ" kích thích chim trống hăng say hơn 
"bốc lửa" hơn, chứ không phải để hót hay hơn. 
E. Cách chăm sóc chim:
Nói đến nuôi chim hót thì phải nói đến công phu và sự tốn kém mà nghệ 
nhân phải bỏ ra. Công sức tuy nhiêu khê, bề bộn, nhưng sự ham thích cao độ có 
thể lấn lướt mà dễ dàng quên đi. Còn số vốn bỏ ra để mua chim, tậu lồng đâu phải 
là ít? Cái lồng hạng trung cũng một chỉ vàng, còn con chim khá cũng tương đương 
với số tiền ấy. Bỏ ra một số tiền như vậy, mà không để tâm chăm sóc mà cho chim 
bay hoặc chết, để cho lồng hư hỏng, chẳng phải là phí của hay sao? Đó là nuôi một 
con, nếu nhà nuôi năm bảy con thì số tiền bỏ ra đâu phải là không đáng kể? 
1. Tìm địa điểm treo lồng:
Với nhà rộng rãi lại có sân trước, sân sau thì chuyện treo lồng thì không 
đáng phải thắc mắc. Nhưng, với nhà phố chật chội, ban ngày tìm một chỗ thoáng 
đãng để treo lồng chim là một chuyện khó khăn. Nuôi một hai con thì chuyện dễ 
dàng, nhưng nuôi năm mười con thì phải có phương pháp hẳn hoi thì mới có lợi. 
Nếu chim khác loài thì lồng treo gần nhau không ảnh hưởng đến tâm lý của 
chim. Chẳng hạn, Họa Mi treo cạnh Khướu hoặc Chích Chòe đều được. 
Nếu chim cùng loài, thì lồng chim nên treo cách xa nhau, thậm chí không 
cho chúng thấy mặt nhau càng tốt. Nếu nhà rộng thì treo một con sân trước, một 
con sân sau; hoặc một con treo ngoài sân, một con treo trong nhà, hay treo một 
con ở hàng ba trên lầu và một con dưới lầu. 
Trong trường hợp nhà chật mà nuôi nhiều chim lại có số chim cùng loài thì 
phải treo lồng xen kẽ nhau, hay trùm áo lồng kín mít những con cùng loại. 
Tóm lại là cố gắng đừng để chim cùng một loài đứng gần nhau. Cái hại của 
chim cùng loài đứng gần nhau là con "dư lửa" sẽ "chụp" con "yếu lửa". Con chim 
một khi đã bị con kia "chụp" thì suốt đời nó sẽ chạy mặt con đó luôn, y như gà nòi 
"rót" vậy. 
Khi đã tìm được địa điểm treo lồng thích hợp rồi, ta phải chú ý đến việc an 
toàn cho chim. Đó là việc canh chừng mèo và kiến. 
Mèo thích chụp chim. Con chim mà bị mèo chụp thì không chết nhưng 
cũng hoảng hốt mất vía, dù dạn cách mấy cũng nhát như chim bổi mà thôi. Do đó, 
việc trừ mèo hại chim là điều đáng lo nhất. 
Kiến thì không làm chim chết hay hoảng sợ, nhưng với loài chim nhỏ như 
Yến hót, chim Khoen, nếu bị kiến cắn vào chân, có thể nổi mụn sinh ra cụt ngón, 
Chim đã cụt ngón, ngay cả mất móng không thôi, cũng mất hết giá trị. Ngoài ra, sự 
hiện diện của kiến còn làm cho thức ăn của chim bị mất mát, hư hao. 
Chọn địa điểm treo lồng còn nhắm vào việc làm sao cho chim tắm nắng ban 
mai. Việc tắm nắng này chỉ cần nửa giờ là đủ. Để chim đứng ngoài nắng lâu, chim 
sẽ bị hốc, có thể cảm nắng mà chết. 
Trưa ta treo lồng chim vào chỗ mát mẻ, yên tĩnh. 
Tối lại, ta trùm kỹ áo lồng chim để cho chim khỏi bị cảm lạnh. 
Chim bị bệnh thì xù lông, biếng ăn, ít hót. 
2. Cách cho ăn uống:
Ở rừng thì loài chim nào cũng biết ăn trái cây, kế đó là sâu bọ, côn trùng. 
Nói một cách rõ ràng hơn, sống trong thiên nhiên thì chim ăn tạp. Những gì có thể 
ăn được như kiến, mối, châu chấu, cào cào, cóc nhái... hễ vớ được là chúng tọng 
vào bao tử hết. Ở rừng, là nơi "mạnh được yếu thua" nếu cứ "kén cá chọn canh" 
thì chỉ có chết đói. 
Tuy nhiên, khi được nuôi trong lồng, thì chim được ăn những thức ăn riêng 
biệt. Điều này có thể làm cho chúng lạ miệng trong những ngày đầu, nhưng rồi 
cũng quen dần, thích hợp dần. 
Thức ăn của từng loại chim được các nghệ nhân nghiên cứu chế biến riêng 
sao cho thích hợp với khẩu vị của chúng, và giúp chúng tăng trọng nhanh hơn. 
Người nuôi chim phải tự tay chế biến thức ăn cho từng loại chim nuôi trong 
nhà. Điều cần là công thức chế biến không được thay đổi. Nếu một lon tấm trộn 
bốn hột gà hay năm hột gà, thì lần sau cũng cứ thế mà làm, không được thêm bớt. 
Vì rằng sự thay đổi thức ăn sẽ làm cho chim " đổ lông trái mùa". Đó là điều cấm 
kỵ. 
Chim ở nhà người ta vừa thay lông xong, mình mua về cho ăn thức ăn khác, 
chim lại thay lông lần nữa. 
Một mùa, (tiếng chuyên môn trong nghề chính là một năm) mà chim thay 
lông hai ba bận thì làm sao "sung" được. 
Thức ăn đổ vào cóng ta nên cho ăn đủ trong ngày, sáng mai "châm" thêm 
để tránh thức ăn bị hư hao do mưa nắng tạt vào, hoặc do chim ỉa vào làm bẩn. 
Nước uống thì nên dùng nước trong, thật sạch (như nước mưa, nước máy, 
nước giếng) và chỉ đổ nửa cóng cho chim uống trong ngày mà thôi. Nếu đổ đầy thì 
chim sẽ nhúng đầu vào tắm, làm dơ lồng, ướt bố, và hư hỏng thức ăn kế cận. 
Ngoài ra, mỗi ngày ta phải rửa cóng nước cho sạch sẽ trước khi thay nước 
mới để giữ sự tinh khiết cho nước uống của chim. 
Mọi việc cẩu thả trong việc cho chim ăn uống dễ dẫn đến chim nuôi ốm dần 
và kiệt sức. Đó là điều nhà chăn nuôi nào cũng nên tránh né. 
3. Cách tắm chim:
Loài chim nào cũng thích tắm cả. Chim nuôi trong lồng cần được tắm 
thường xuyên. Sự tắm đem lại cho chim nhiều điều ích lợi. Điều thứ nhất là được 
mát mẻ, thứ hai là tẩy sạch những con mạt, và những trứng mạt, vốn là vật ký sinh 
sống trong loài có lông vũ. Chúng ta phải đặt lệ tắm cho chim, chẳng hạn một tuần 
hai lần, hoặc ba lần, hay mỗi ngày tắm một lần. Thời dụng biểu đã đặt ra thì nên 
áp dụng cho đúng. Ta không nên để cho việc chim tắm tùy hứng, khi thì ngày nào 
cũng tắm, khi để cả tháng mới tắm một lần. 
Muốn tắm, ta phải sắm cho chim loại lồng tắm riêng. Loại lồng này có bán 
tại các chợ chim, giá cả vừa phải. 
Trong lồng tắm dĩ nhiên phải có cái thau nhỏ để đựng nước tắm. Nước này 
phải là nước sạch phải pha thêm một chút muối, có tác dụng sát trùng, làm ung 
trứng mạt, và làm cho trứng mạt không bám vào chân lông. 
Chim tắm rất nhanh, thời gian tắm cho mỗi con trung bình khoảng mười 
lăm phút. Tắm xong, ta cho chim vào lồng và treo vào chỗ nắng một lúc cho 
chóng khô lông. Tránh treo lồng ở chỗ có gió lùa, gió to. 
Tóm lại, chăm sóc chim là một công việc tuy không nặng nề nhưng rất 
nhiêu khê. Nếu ta làm tốt công việc này thì việc chăn nuôi sẽ gặt hái được kết quả 
tốt. 
Nói đến cách tắm chim, cũng không thể không nhắc đến việc vệ sinh lồng 
chim. 
Lồng chim phải giữ vệ sinh chu đáo. Mỗi lần tắm chim là mỗi lần vệ sinh 
cho lồng. Trước hết, phải thay bố mới, bố cũ đem giặt giũ và phơi khô, để dành 
thay vào lần sau. 
Trước khi đặt bố mới vào lồng, ta nên dùng cây cọ quét sạch tất cả những 
chất thức ăn thừa thãi như thức ăn chim, chân cẳng cào cào, phân chim, .v.v.. 
Những chất này gây cho lồng chim hôi hám, và là nhân tố gây cho ruồi nhặng, 
kiến gián bu vào. 
F. Chim thay lông và cách chăm sóc
Mỗi năm chim hót thay lông một lần, nếu hoàn cảnh sống bị đổi thay đột 
ngột thì chúng có thể thay lông nhiều lần. 
Chim thay lông thường là vào đầu mùa mưa. Thời gian thay lông thường 
kéo dài từ ba đến sáu tháng. Thường thì chim thay lông từ đầu trở xuống, phần 
đuôi thay sau cùng. Lông cũ không rụng ngay một lần, mà nay một ít, mai một ít. 
Cái nào rụng trước thì chỗ đó thay lông mới trước, cái nào rụng sau thì chỗ đó 
thay lông mới sau. Chính vì sự thay lông có tính cách tiệm tiến như vậy, nên trong 
thời gian thay lông, chim có thể bay đi kiếm mồi (nếu là chim rừng) và thân nhiệt 
của chim được bảo vệ. 
Với chim nuội trong lồng, trong thời gian chúng thay lông, sức khỏe chúng 
sút kém, chim hết "lửa" nên không hót; nếu có hót thì hót ít và giọng nhỏ như kiểu 
chim "nói chuyện" vào lúc ban trưa. 
Trong thời gian chim thay lông, ta vẫn cho chim ăn uống và tắm như 
thường lệ. Có điều là nên treo lồng vào những nơi mát mẻ, yên tĩnh. Tốt hơn cả là 
ta nên trùm kín áo lồng cho chim để chúng được tĩnh dưỡng nhiều hơn. 
Suốt thời gian chim thay lông, chim không hót nên người chăn nuôi không 
tránh được sự buồn lòng. 
G. Bồi bổ cho chim và cách trị bệnh
Chim là loài có máu nóng, cũng thở bằng phổi như người, nên chim cũng 
bệnh như người. Chúng cũng thích hợp với khí hậu ấm áp, cũng sợ nắng gió, gặp 
khí hậu nóng, lạnh bất thường, chim cũng lâm bệnh về hô hấp. Gặp thức ăn thiu 
thúi, chúng cũng bị sình bụng, cũng tiêu chảy (trỉn đít). Nếu gặp bệnh nặng, chữa 
chạy không kịp cũng lăn ra chết như ta vậy. 
Chính vì lẽ đó nên việc săn sóc sức khỏe cho chim, không phải là chuyện 
đơn giản. 
Khổ nỗi bác sĩ thú y chuyên ngành y lại quá hiếm, gần như không có. Và 
thuốc để trị bệnh cho chim là loại thuốc "chung chung" không sao tin tưởng được. 
Vì vậy, ta nên cố gắng "tự biên tự diễn" với khả năng cho phép của ta. 
1. Bồi bổ cho chim:
Ngoài việc cho chim ăn uống đúng công thức pha chế tối ưu, ta thường cho 
chim ăn thêm cào cào, con mối, gián đất, thằn lằn, thịt bò, chuối, mật... Dĩ nhiên là 
tùy theo giống chim mà bồi bổ những thức ăn thích hợp cho chúng. 
Ví dụ: cào cào, sâu tươi, sâu khô, trứng kiến, mối, gián thì giành cho Chích 
Chòe Than, Chích Chòe Lửa... thằn lằn, thịt bò thì dùng cho Khướu... 
Ngoài ra chúng ta có thể dùng những loại thuốc bổ GIMBORN RICH 
HEALTH FEATHER GLO AVI VITE, hay thuốc SKIN PLUMAGE FOOD 
SUPPLEMENT... 
Riêng về Yến, ta có thể cho ăn những thức ăn được pha chế sẵn thay thức 
ăn hỗn hợp của mình tự pha, như: 
- L/M VITA VITTLES PLUS ( Canary Fruit Cooktail). 
- KAYTEE TREAT SONG STREAT. 
- CANARY COLOR FOOD (dành cho Hồng Yến để tăng thêm màu đỏ). 
Những loại thuốc và thức ăn nói trên chỉ là một số ít trong những thứ hiện 
có bán ở nước ngoài. Ai có thân nhân ở nước ngoài, hoặc mình có dịp đi ra nước 
ngoài, nhờ họ gửi về hoặc tự mình mua lấy mà dùng. 
2. Cách trị bệnh:
Con chim mà bệnh thì khó lòng mà chạy chữa. Do đó, chúng ta chỉ có cách 
phòng ngừa bằng cách: 
- Lồng, chuồng và trại (nếu có) phải thật vệ sinh. 
- Thức ăn, nước uống vừa bổ vừa tinh khiết. 
- Tránh cho chim bị nắng, mưa, gió lùa... 
Con nào yếu sức có thể cho uống thuốc DROP A DAY, một thứ sinh tố 
tổng hợp dành cho chim và gia cầm nuôi nhốt. 
Người xưa bắt gián đất cho chim suy yếu ăn, cũng rất hiệu nghiệm. 
Ngoài ra, chim bệnh rất ngại nắng, gió, vì vậy, ta nên trùm kín áo lồng, treo 
vào nơi yên tĩnh để chim bệnh tĩnh dưỡng... 

File đính kèm:

  • pdfki_thuat_nuoi_va_thuan_hoa_chim_rung.pdf