Kiểm định chất lượng sinh viên được đào tạo chính quy ngành tâm lí – giáo dục

Tóm tắt Kiểm định chất lượng sinh viên được đào tạo chính quy ngành tâm lí – giáo dục: ...hành một CHỦ THỂ SÁNG TẠO trong các lĩnh vực nghiên cứu đề tài, ứng dụng triển khai và giảng dạy khoa học. Để thực hiện cơ chế đào tạo nói trên, đặc biệt, đào tạo ở ngành TLGD, cần vận dụng hai chức năng song hành sau đây làm đối sách: (i) Biến sinh viên TLGD từ khách thể nhận thức...hê là ngang bướng, dám “nói ngược”, dám “phạm húy”, dám “vô lễ”]. Cứ như vậy, kéo dài 4 - 5 năm ngồi trên giảng đường, sinh viên không bao giờ dám có lí lẽ “cãi lại”, nên mất luôn chủ kiến, không dám có sáng kiến và sáng tạo, càng không dám phê phán bất kì một quan điểm hay hành động n...í này, sinh viên không những là đối tượng tiếp thu khoa học, còn là chủ thể phát triển khoa học2. Nền giáo dục tân tiến coi đấy là cội nguồn để hình thành các tố chất hàng đầu của một chuyên gia tương lai về khoa học, hun đúc tiềm năng học thuật và bản lĩnh sáng tạo cho nhà nghiên cứu....

pdf5 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 286 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Kiểm định chất lượng sinh viên được đào tạo chính quy ngành tâm lí – giáo dục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Quang Dương 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG 
SINH VIÊN ĐƯỢC ĐÀO TẠO CHÍNH QUY 
NGÀNH TÂM LÍ – GIÁO DỤC 
QUANG DƯƠNG* 
TÓM TẮT 
Làm sao để sau khi tốt nghiệp, họ (là Cử nhân, Thạc sĩ, hay Tiến sĩ) xứng đáng với 
chính danh và đích thực là những nhà chuyên môn trong lĩnh vực Tâm lí và Giáo dục? Bởi 
thế, từ yêu cầu khách quan, cần minh định những tiêu chí căn bản cho một chính phẩm 
được đào tạo với chất lượng cao. 
Vấn đề của mọi vấn đề về chất lượng đào tạo là tư duy khoa học. Cốt lõi của tư duy 
khoa học là logic biện chứng, là lí luận phản chứng, là tính phản biện có cơ sở thực tiễn. 
Thiết nghĩ, trong bản lĩnh khoa học của một sinh viên tốt nghiệp ngành Tâm lí Giáo dục 
phải có những hạt nhân cơ bản đó. 
Từ khóa: kiểm định chất lượng, ngành Tâm lí Giáo dục. 
ABSTRACT 
Examining the quality of mainstream students majoring in psychology 
What must be done so that bachelors, masters or even doctors live up to their title 
and are true professionals in psychology and education? From objective requirements 
comes the need for basic criteria for high quality graduates. 
The core of all issues related to training quality is scientific thinking. The cores of 
scientific thinking are dialectic logic, counter-evidence reasoning and realistic refutation. 
These cores form the nucleus of a graduate’s competence. 
Keywords: quality examination, psychology. 
1. Đặt vấn đề 
Nhằm hướng tới một sách lược đào 
tạo tân tiến, chất lượng cao, phù hợp với 
những đỉnh cao về nhân văn và những 
minh triết trong đào tạo, nhất là đào tạo 
những chuyên gia tương lai về tâm lí giáo 
dục (TLGD),vấn đề tổng quát bài viết đặt 
ra là, nên nghĩ và làm như thế nào để có 
được những chính phẩm đào tạo là 
những chuyên gia khoa học? Nói cách 
khác, làm sao để sau khi tốt nghiệp, họ 
* Nguyên GVC Trường Đại học Sư phạm TPHCM 
(là Cử nhân hay Thạc sĩ, Tiến sĩ) xứng 
đáng với chính danh và đích thực là 
những nhà chuyên môn trong lĩnh vực 
Tâm lí và Giáo dục? 
Vậy, những tiêu chí nào nên được 
coi là chuẩn mực, để hướng tới một chính 
phẩm như thế? Xuất phát từ những yêu 
cầu khách quan của khoa học giáo dục và 
phát triển xã hội, có thể vạch ra những 
tiêu chí cơ bản cho một chính phẩm, để 
căn cứ vào đó mà kiểm định chất lượng 
đào tạo một sinh viên (hay nghiên cứu 
sinh) về TLGD. 
 147
Ý kiến trao đổi Số 39 năm 2012 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
2. Tiêu chí chất lượng cho một 
chính phẩm 
Khi bước vào guồng máy đào tạo, 
sinh viên Khoa TLGD phải được coi là 
một chủ thể thực sự (chứ không chỉ là 
khách thể đào tạo). Chủ thể đó, sau quá 
trình đào tạo, phải có ba đặc điểm cơ bản 
sau đây (được coi là đạt 3 tiêu chí về chất 
lượng của một chính phẩm): 
(i) Nhận thức linh hoạt, đa chiều: 
Luôn luôn có chủ kiến, có bản lĩnh và sắc 
thái riêng trong cách nhìn, cách hiểu và 
cách làm. Đồng thời có luận cứ và chứng 
cứ vững chắc để bảo vệ quan điểm khi 
nêu chủ kiến. Càng không nói dựa, nói 
theo hay sao chép mù quáng những quan 
điểm từ người khác. Nghĩa là, càng tránh 
xa những khuyết tật về giáo điều, kinh 
điển, kinh viện và từ chương càng tốt. 
(ii) Hành động ứng biến, sáng tạo: 
Không rập khuôn khi bắt tay vào việc, 
không xơ cứng khi vận dụng và thực 
hành, không quá câu nệ vào lí thuyết, biết 
ứng phó hữu hiệu trước mọi đổi thay của 
thực tiễn. Càng biết độc lập suy nghĩ, 
càng sáng tạo trong nhận thức và hành 
động, chủ thể đó càng được đánh giá cao 
trong thực tiễn ứng dụng và triển khai, 
trong khoa học kĩ thuật và đời sống. 
(iii) Phản biện tinh nhạy, minh triết: 
Có óc phê phán và biện giải, nhưng 
không phải là ngụy biện hoặc phản biện 
vô cớ hay vô bổ, mà là lật ngược mọi vấn 
đề (vốn được coi như “chân lí tuyệt đối”) 
phơi ra trước ánh sáng huyền diệu của 
thực tiễn, để thấy được những góc khuất 
vô minh trong những chân lí đó; từ đấy, 
tìm những cách lí giải khác, cách thực 
hiện khác thông minh hơn, triết lí hơn, 
nhân bản hơn... 
3. Đối sách tích cực trong cơ chế 
đào tạo 
Nhằm đạt được những tiêu chí trên 
đây, xét về mặt chiến lược, đơn vị đào 
tạo phải có một đối sách như thế nào 
trong cơ chế đào tạo? 
Cơ chế đào tạo tổng quát (chung 
cho mọi ngành): Biến sinh viên từ một 
KHÁCH THỂ ĐÀO TẠO thành một CHỦ 
THỂ SÁNG TẠO trong các lĩnh vực 
nghiên cứu đề tài, ứng dụng triển khai và 
giảng dạy khoa học. 
Để thực hiện cơ chế đào tạo nói 
trên, đặc biệt, đào tạo ở ngành TLGD, 
cần vận dụng hai chức năng song hành 
sau đây làm đối sách: 
(i) Biến sinh viên TLGD từ khách thể 
nhận thức thành chủ thể nhận thức, và 
hơn thế, thành một chủ thể tự nhận thức, 
tự đào tạo, tự đổi mới mình, để trở 
thành chính mình – một chủ nhân sáng 
tạo. Làm được như thế là thực sự giúp 
sinh viên tự giải phóng về mặt tư tưởng, 
để không còn bị nô lệ về nhận thức, để họ 
tự “siêu thoát” trong quá trình đào tạo. 
Cuối cùng, để họ không còn là những 
bóng mờ (hay phó bản) của ai khác, dù 
“ai khác” đó là một thần tượng khoa học. 
Không thể chấp nhận một luận văn 
tốt nghiệp của sinh viên TLGD mà đa 
phần trong đó là những nội dung được 
sao chép từ lời sách, lời thầy, lời trích 
dẫn từ danh nhân, từ nghị quyết 
(ii) Hạn chế tối đa (tiến tới triệt tiêu) 
những cung cách giáo dục khiến sản 
phẩm đào tạo bị kém chất lượng. Tai hại 
nhất là duy trì lối đào tạo khép kín, 
 148
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Quang Dương 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
không thông thoáng, không cởi mở 
nhận thức. Bởi vậy, cần hết sức tránh 
việc áp đặt sinh viên phải thuộc lòng 
(thậm chí phải chấp nhận) những học 
thuyết già cỗi, những nguyên lí cứng 
nhắc, những cách thức lỗi thời trong 
nghiên cứu học thuật. Mặt khác, cần tạo 
môi trường trao đổi học thuật thực sự cởi 
mở để khuyến khích sinh viên được độc 
lập suy nghĩ và tự do tư tưởng, nói lên 
chủ kiến khoa học của mình. 
Không thể chấp nhận lối đào tạo 
làm tê liệt óc phê phán và tính phản biện 
của sinh viên, khiến họ chỉ biết nghe 
theo, hiểu theo, nói theo và làm theo 
những áp đặt nhận thức một chiều mà có 
khi còn phi lí. 
4. Kiểm định một sản phẩm kém 
chất lượng 
Nếu có dịp đối chứng giữa thứ 
phẩm và chính phẩm, ta mới thấy rõ hơn 
những nét tinh anh của chính phẩm và 
những gì thô thiển của thứ phẩm. Vậy, 
hiểu cụ thể như thế nào là sản phẩm kém 
chất lượng (thậm chí là phế phẩm - 
không hữu ích) trong lĩnh vực TLGD? 
Đó là, cái “lò đào tạo” ấy đã sản sinh một 
lớp người mang 8 sắc thái điển hình và dị 
tuớng sau đây: 
- Chỉ biết diễn đạt, nhưng kém phần 
suy nghĩ; 
- Nếu có suy nghĩ, chỉ biết tư duy 
một chiều; 
- Nghĩ một chiều, nhưng theo chiều 
“sách vở”; 
- Theo chiều sách vở, mà chỉ biết 
rập khuôn; 
- Biết rập khuôn, nhưng không biết 
phản biện; 
- Nếu biết phản biện, chỉ “phản biện” 
theo ý của thầy; 
- “Phản biện” theo ý thầy, mà ý thầy 
chẳng khác gì ý trong giáo trình; 
- Ý của giáo trình lại được coi là 
“pháp lệnh”, phải độc tôn! 
 [Điều càng trớ trêu là, nếu ai vi 
phạm sự độc tôn đó (dù có lí chứng và 
thực chứng thuyết phục chăng nữa), vẫn 
có thể không được nhà trường coi là sinh 
viên giỏi, có chất lượng. Thậm chí còn bị 
phê là ngang bướng, dám “nói ngược”, 
dám “phạm húy”, dám “vô lễ”]. 
Cứ như vậy, kéo dài 4 - 5 năm ngồi 
trên giảng đường, sinh viên không bao 
giờ dám có lí lẽ “cãi lại”, nên mất luôn 
chủ kiến, không dám có sáng kiến và 
sáng tạo, càng không dám phê phán bất 
kì một quan điểm hay hành động nghịch 
lí nào thấy cần phản biện và phản chứng. 
5. Tạo dựng môi trường và không 
khí học thuật 
Trước ba áp lực: sợ “bị phê”, sợ 
“mất điểm” và do đó sợ “truất phế”, cách 
đối phó thông thường của những sinh 
viên giỏi nhưng nhút nhát, là “cấm 
khẩu”, coi “im lặng là vàng”. Người nào 
có nhuệ khí, không muốn im lặng (vì họ 
nghĩ im lặng là mẹ của thụ động) mà 
muốn tranh luận khoa học, cũng không 
có môi trường học thuật để nói, chẳng có 
không khí học thuật để “thở”, đành 
“ngậm bồ hòn”. Cuối cùng, kiểu “đào 
tạo” ấy chỉ đưa tới hậu quả (thay vì kết 
quả) của một quá trình “nhào nặn” cơ 
học: biến sinh viên thành một cỗ máy vô 
cảm, một robot bằng xương thịt, một thứ 
nô lệ của thầy và sách 
 149
Ý kiến trao đổi Số 39 năm 2012 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
“Sản phẩm” được đào tạo theo cung 
cách như thế hoàn toàn xa lạ với những 
thứ chính phẩm. Đấy là một dạng phế 
phẩm tệ hại nhất trong giáo dục, vì chẳng 
những đã không góp ích được cho đời, 
nhiều khi còn trở thành vật cản của đời - 
một gánh nặng cho sự phát triển, vì tính 
bảo thủ, trì trệ và mê muội của chính “sản 
phẩm biết nói” đó. 
Ai cũng biết, sự trưởng thành và 
xuất trội của chàng sinh viên Ngô Bảo 
Châu trước đây (bây giờ là một Giáo sư 
nổi danh trên thế giới) có nhiều nguyên 
nhân. Một trong những nguyên nhân căn 
bản đó là ông thường xuyên được “tắm 
và thở” trong môi trường và không khí 
học thuật. Các nhà khoa học lừng danh 
khác cũng nghiên cứu và dạy học trong 
những điều kiện và hoàn cảnh tương tự. 
Chính nhờ được sống và học tập với 
nguồn tiếp liệu như thế mà tài năng của 
họ càng được nuôi dưỡng, lòng đam mê 
khoa học càng được thăng hoa 
Vì TLGD là một lĩnh vực khoa học 
nhân văn, nên rất cần tạo dựng những 
môi trường học thuật và tăng cường 
không khí học thuật trong quá trình đào 
tạo, để lan tỏa những giá trị nhân văn đó 
đến sinh viên. Nói như vậy để thấy, nếu 
không tồn tại một môi trường và không 
khí học thuật trong giảng viên, chắc chắn 
sẽ không có những điều đó nơi sinh viên. 
Ngoài việc nghiên cứu, những lúc dạy 
học, nhà bác học Albert Einstein từng chỉ 
cho sinh viên thấy: Cái lõi của học thuật 
là sự phản biện, xương cốt của học thuật 
là những chứng lí1. 
6. Căn cứ vào đâu để lựa chọn 
người hiền tài? 
Từ lời chỉ dạy trên đây của Albert 
Einstein, có thể rút ra một nguyên lí: cái 
chính trong đào tạo không phải là trang bị 
kiến thức, mà là, giúp sinh viên tự rèn 
đúc hai thứ vũ khí lợi hại nhất trong não 
trạng học thuật của họ, đó là tính phản 
biện và sự minh chứng. Có hai thứ vũ 
khí này, sinh viên không những là đối 
tượng tiếp thu khoa học, còn là chủ thể 
phát triển khoa học2. Nền giáo dục tân 
tiến coi đấy là cội nguồn để hình thành 
các tố chất hàng đầu của một chuyên gia 
tương lai về khoa học, hun đúc tiềm năng 
học thuật và bản lĩnh sáng tạo cho nhà 
nghiên cứu. 
Một nhà tư tưởng vĩ đại đã tuyên 
ngôn: “Những lí thuyết kinh điển, nếu 
bạn dẫm chân lên nó, nó sẽ là bệ phóng 
tư tưởng cho bạn. Nhưng, nếu bạn đội nó 
lên đầu, ôi thôi, nó sẽ tạo áp lực nghìn 
cân, làm tê liệt trí não và mụ mị tim óc 
của chính bạn”. 
Khi cân nhắc giữa hai động thái đó 
(“dẫm lên” hay “đội đầu”) trong nghiên 
cứu học thuật và ứng dụng thực tiễn, 
người học (và cả người dạy) phải đứng 
trước thử thách và đo lường của cả hai 
chỉ số: IQ (Intelligence Quotient) và EQ 
(Emotional Quotient). Hơn thế, họ còn 
được trải nghiệm và giám định bởi hai 
chỉ số khác cao hơn: CQ (Creative 
Quotient) và AQ (Adversity Quotient). 
Đó là cả một tiến trình khách quan để 
khảo sát, lựa chọn và phân biệt rất rõ 
giữa kẻ vô minh và người minh triết, kẻ 
bảo thủ và người canh tân, kẻ nô lệ giáo 
điều và người dũng cảm khai phóng 
Những tố chất như “minh triết”, 
“canh tân”, “dũng cảm khai phóng” là 
 150
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Quang Dương 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
những thuộc tính bản chất, mang đậm nét 
tinh anh và lòng hướng thiện của một 
bậc HIỀN TÀI, khác rất xa một nhân tài 
chỉ biết có TÀI). 
7. Kết luận 
Nên chăng, cần dũng cảm nhìn 
thẳng vào sự thật để minh định rằng ngày 
nay, cách đào tạo của chúng ta đang lún 
sâu vào khủng hoảng kéo dài. Cách đây khoảng trăm năm, những 
nhà Duy Tân đầu thế kỉ XX cũng từng 
đứng trước sự cân nhắc như chúng ta bây 
giờ – từ bỏ cái gì và lựa chọn cái gì cho 
việc canh tân và khai phóng? Hồi đó, 
trong việc dạy người, các cụ có một triết 
lí đào tạo rất giản đơn mà đúng chuẩn: 
Loại bỏ mọi hình thức phù hoa, chỉ chọn 
thực học và thực nghiệp, thực danh và 
thực chất. Tất cả những gì liên quan đến 
sự nghiệp trồng người đều xoay quanh 
cái cốt lõi là SỰ THỰC chân chính. Nhờ 
thế mà tránh cho người học không bị mê 
hoặc bởi cái vỏ hào nhoáng, hư danh; 
bởi những lời bốc đồng, hư ảo, để họ 
không bị lạc đường, hư hỏng... lại rất 
hữu ích cho Đời. Chất lượng đào tạo 
thực sự không ở đâu xa, nó nằm ngay chỗ 
vừa nói. 
Phần lớn các sản phẩm giáo dục của 
nhà trường lâu nay đều có những lỗ hổng 
khá trầm trọng. Nếu lỗ hổng ấy lại nằm 
trong sản phẩm đào tạo là sinh viên 
ngành TLGD thì mức độ trầm trọng và 
tác hại nguy hiểm của nó càng tăng theo 
cấp số nhân. Đó là điều cần hết sức lưu ý 
trong việc kiểm định chất luợng đào tạo. 
May thay, chúng ta đang ở trong 
thời đại của thông tin bùng nổ, của kĩ 
thuật bạch hóa những giá trị ảo, nên tuy 
trước mắt còn tồn tại quá nhiều giá trị ảo 
trong đào tạo, nhưng tương lai chúng sẽ 
bị đẩy lùi, tiến tới bị triệt tiêu trước xu 
thế hội nhập toàn cầu của nền kinh tế tri 
thức trong một thế giới phẳng. 
Ngày xưa đã thế, nay ta phải hơn 
thế chứ! Cả về thực trạng đào tạo lẫn triết 
lí giáo dục, lẽ nào chịu để tụt hậu sau hơn 
một thế kỉ? 
_________________________ 
1 Điều dễ thấy nhất trong học thuật là, nhờ phản biện và minh chứng mà ta có hình học Lobachevsky và hình 
học Riemann, vượt trội hơn hẳn hình học Euclid, còn gọi đó là hình học phi Euclid. Cũng nhờ vậy mà ta có 
vật lí Einstein siêu việt hơn, chính xác hơn vật lí Newton (Einstein đã dùng hình học phi Euclid để phản 
chứng và biện minh cho Thuyết Tương Đối của mình). Nói cách khác, nhờ đào tạo trong môi trường và 
không khí học thuật mà người sau vượt xa người đi trước, và cao hơn thế, còn “đứng trên vai người khổng 
lồ” trong khoa học. 
2 Theo Wikipedia, sự nghiệp “Phát triển khoa học” được hiểu theo tinh thần khoa học, gồm những động thái 
sau: kế thừa, ứng dụng, trải nghiệm, triển khai, phê phán, phản biện, chứng minh, cải tiến, sáng tạo, 
cao nhất là sáng chế và phát minh khoa học, từ việc chuyên tâm và dấn thân trong hoạt động nhận thức, kết 
hợp hữu cơ với hoạt động thực tiễn mang tính nghiệp vụ. Khoa học sẽ không bao giờ được phát triển (thậm 
chí bị tụt hậu và bị cản trở) nếu nó nằm trong tay những người chỉ biết giáo điều, kinh điển, kinh viện, từ 
chương... 
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 30-6-2011; ngày phản biện đánh giá: 07-12-2011; 
ngày chấp nhận đăng: 29-8-2012) 
 151

File đính kèm:

  • pdfkiem_dinh_chat_luong_sinh_vien_duoc_dao_tao_chinh_quy_nganh.pdf