Luận án Nguồn nhân lực phi công của ngành hàng không Việt Nam trong hội nhập quốc tế
Tóm tắt Luận án Nguồn nhân lực phi công của ngành hàng không Việt Nam trong hội nhập quốc tế: ... không thỏa mãn hết nhu cầu. Vietnam Airlines hàng năm đề lên kế hoạch thuê ướt hàng trăm chuyến trục Nam - Bắc - Nam để phục vụ đồng bào vui xuân, đón Tết, đoàn tụ gia đình. 2.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC PHI CÔNG CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, VÙNG LÃNH THỔ VÀ BÀI HỌC CHO NGÀNH HÀNG KH... Hàng không Việt Nam); nội dung đào tạo dự khóa gồm tiếng Anh để đạt trình độ TOEIC 500, kiến thức khoa học tự nhiên, giáo dục quốc phòng, kiến thức cơ bản về hàng không. Cơ sở đào tạo PCDK của Việt Nam đánh giá đạt yêu cầu mới đề nghị cơ sở đào tạo nước ngoài phỏng vấn, kiểm tra lại. Việc t...danh sách và hồ sơ của các thí sinh này sẽ được Tổng giám đốc TCT HKVN phê duyệt lần cuối cùng và đưa ra danh sách những thí sinh trúng tuyển, chính thức trở thành HVPCDK của FTC. Bước 8: Tiếp nhận và đào tạo học viên phi công dự khóa + Điều kiện nhập học : thí sinh trúng tuyển kỳ thi tuyển...
loại máy bay chuyên dụng chở hàng của Boeing, Airbus, Nga, Nhật Bản hoặc tương đương. - Số lượng máy bay: Số lượng máy bay các loại (cả chở khách và hàng hóa) đến năm 2020 từ 140 - 150 chiếc (sở hữu 70 - 80 chiếc), bao gồm: + Máy bay tầm ngắn: 60-70 chiếc, trong đó sở hữu 30-35 chiếc. + Máy bay tầm trung: 30-35 chiếc, trong đó sở hữu 17-20 chiếc. + Máy bay tầm xa: 20-24 chiếc, trong đó sở hữu 10-12 chiếc. + Loại chở hàng: 8-10 chiếc, trong đó sở hữu 3-5 chiếc. - Đối với Tổng công ty HKVN trong giai đoạn 2016 - 2020: đầu tư 13 máy bay gồm 04 máy bay B787-9, 09 máy bay A350-900. Tổng số máy bay khai thác là 150 máy bay. Theo đó cần phải đánh giá cụ thể về số lượng phi công hiện có và nhu cầu tuyển dụng, đào tạo phi công mới. Phụ lục 2 Dự kiến tổng kinh phí đảm bảo công tác đào tạo, huấn luyện hàng năm của ngành hàng không Việt Nam giai đoan 2016-2020 Số TT Nội dung Nhu cầu kinh phí (triệu đ) Dự kiến nguồn kinh phí Ngân sách nhà nước Xã hội hóa Doanh nghiệp, Đơn vị Các nguồn khác 1. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 330 330 2. Đào tạo giám sát viên an toàn hàng không 2.500 1.500 1.000 3. Đào tạo phi công cơ bản 260.000 200.000 60.000 4. Đào tạo Tiếp viên hàng không 3.000 3.000 5. Đào tạo nhân viên kỹ thuật tàu bay 720 720 6. Đào tạo nhân viên quản lý bay 11.000 11.000 7. Đào tạo các nhân viên hàng không khác 2.000 2.000 8. Các huấn luyện chuyển loại, định kỳ, năng định 15.000 4.500 10.500 9. Đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý và NV kỹ thuật nghiệp vụ 4.000 4.000 Cộng Nhu cầu kinh phí tính cho 01 năm 298.550 330 204.500 92.720 1000 Nhu câu kinh phí giai đoạn 2016-2020 (5 năm) 1.492.750 1.650 1.022.500 463.600 5.000 0,11% 68,50% 31,06% 0,33% Phụ lục 3 TỔNG HỢP CÁC CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH THỰC HIỆN ĐỐI VỚI PHI CÔNG VIỆT NAM 1. Chế độ tiền lương chức danh: Tiền lương chức danh công việc: Là mức tiền lương trả hàng tháng cho người lao động theo khung mức, được xây dựng theo chức danh/nhóm chức danh công việc theo từng loại máy bay có tính đến tính chất và điều kiện lao động, đặc điểm, chu kỳ làm việc như: Ban đêm, làm việc theo ca, kíp, làm việc vào các ngày lễ - tết. Khung mức tiền lương áp dụng đối với phi công đang khai thác: Chức danh Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5 Lái chính B777/A330 50.000.000 52.500.000 55.000.000 57.500.000 60.000.000 Lái chính A320/A321 44.000.000 46.500.000 49.000.000 51.500.000 54.000.000 Lái chính ATR72/F70 38.500.000 41.000.000 43.500.000 46.000.000 48.500.000 Lái phụ B777/A330 28.000.000 30.000.000 32.000.000 34.000.000 Lái phụ A320/A321 24.000.000 26.000.000 28.000.000 30.000.000 Lái phụ ATR72/F70 20.000.000 22.000.000 24.000.000 26.000.000 Mức tiền lương trên là mức tiền lương trả cho người lái khi đảm bảo đủ giờ bay mức theo quy định, đảm bảo Quy chế khai thác bay, an toàn bay và không vi phạm nội quy lao động. Các chức danh Lái chính khi được phê chuẩn Giáo viên kiểm tra bay (TRE) được xếp mức 5 chức danh Lái chính các loại máy bay tương ứng; Lái chính được phê chuẩn chức danh Giáo viên bay (TRI) được xếp mức 4 chức danh Lái chính các loại máy bay tương ứng. Các chức danh lái phụ phê chuẩn Giáo viên lý thuyết và Lái phụ trên 55 tuổi đối với nam, trên 50 tuổi đối với nữ được xếp mức 4 chức danh lái phụ các loại máy bay tương ứng. Khung lương có tính đến yếu tố thâm niên công tác, cứ 03 năm người lao động không vi phạm an toàn bay, không vi phạm nội quy lao động được xét nâng một mức lương. 2. Chế độ tiền lương đánh giá: Tiền lương đánh giá được xác định bằng mức tiền lương cụ thể gắn với mức độ hoàn thành công việc theo tháng và thực hiện trả cho từng cá nhân căn cứ vào kết quả đánh giá mức độ hoàn thành công việc theo tháng, quý hoặc năm. Đối với phi công, tiền lương đánh giá được tính hàng tháng trên cơ sở giờ bay thực hiện và ý thức chấp hành kỷ luật khai thác, đào tạo huấn luyện, hành chính... theo các tiêu chí Đoàn bay xây dựng được TCT phê duyệt. Khung mức tiền lương đánh giá (/tháng) thực hiện như sau: Chức danh Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Lái chính 0 7.000.000 12.000.000 15.000.000 Lái phụ 0 5.000.000 8.000.000 10.000.000 3. Chế độ Phụ cấp trách nhiệm: Chế độ phụ cấp trách nhiệm được thực hiện đối với phi công kiêm nhiệm các chức danh quản lý, lãnh đạo tại TCT và các đơn vị phụ thuộc. Mức tiền lương phụ cấp trách nhiệm tương đương 35% mức tiền lương các chức danh quản lý ở khối cơ quan, do cấp trên đánh giá. Đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý cấp TCT do Tổng giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc khai thác đánh giá, các chức danh quản lý cấp đơn vị do Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp chịu trách nhiệm đánh giá. Hàng tháng, phi công kiêm nhiệm lãnh đạo quản lý được hưởng tiền phụ cấp trách nhiệm 30% mức lương của cấp lãnh đạo tương đương, sau mỗi quý đánh giá sẽ hưởng tiếp 35% mức tiền lương sau đánh giá. Để đảm bảo đủ điều kiện đánh giá, phi công kiêm nhiệm các chức danh quản lý, lãnh đạo phải có đủ thời gian làm việc tại mặt đất theo tỷ lệ TCT quy định, ví dụ: - Đối với lãnh đạo cấp Ban trở lên: thời gian làm việc mặt đất tối thiểu bằng 70% số ngày công chế độ trong tháng; - Đối với lãnh đạo cấp đội/phòng: thời gian làm việc mặt đất tối thiểu bằng 50% số ngày công chế độ trong tháng. Khung mức Phụ cấp trách nhiệm đối với phi công kiêm nhiệm thực hiện như sau: Chức danh PCTN /tháng Mức tiền lương đánh giá (tháng) Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Phó Tổng giám đốc 18.550.000 0 2.450.000 3.150.000 3.850.000 Trưởng ban và tương đương 14.000.000 0 1.400.000 2.100.000 2.800.000 Phó trưởng ban và tương đương 11.200.000 0 1.050.000 1.400.000 2.100.000 Trưởng phòng và tương đương 8.750.000 0 525.000 875.000 1.225.000 Phó trưởng phòng và tương đương 7.350.000 0 525.000 700.000 875.000 4. Chế độ tiền lương chuyến bay: Tiền lương theo chuyến bay thực hiện theo mức cụ thể của từng chuyến, chặng bay áp dụng đối với Phi công bay khai thác trên các chặng bay trong nước và quốc tế, cụ thể như sau: Đơn vị tính: VNĐ 4.1. Đối với chuyến bay nội địa: Nhóm Giờ bay bình quân Lái chính Lái phụ Ghi chú 1 GBBQ <= 1 giờ 293.000 231.000 2 1 giờ < GBBQ <= 2 giờ 509.000 401.000 3 GBBQ > 2 giờ 764.000 602.000 4.2. Đối với chuyến bay quốc tế: Nhóm Giờ bay bình quân Lái chính Lái phụ Ghi chú 1 GBBQ <= 1 giờ 421.000 331.000 2 1 giờ < GBBQ <= 2 giờ 721.000 571.000 3 2 giờ < GBBQ <= 3 giờ 1.082.000 871.000 4 3 giờ < GBBQ <= 4 giờ 1.472.000 1.172.000 5 4 giờ < GBBQ <= 5 giờ 1.802.000 1.442.000 6 5 giờ < GBBQ <= 6 giờ 2.163.000 1.742.000 7 6 giờ < GBBQ <= 7 giờ 2.524.000 2.032.000 8 7 giờ < GBBQ <= 8 giờ 2.884.000 2.323.000 9 8 giờ < GBBQ <= 9 giờ 3.244.000 2.613.000 10 9 giờ < GBBQ <= 10 giờ 3.634.000 2.913.000 11 10 giờ < GBBQ <= 11 giờ 3.934.000 3.154.000 12 11 giờ < GBBQ <= 12 giờ 4.295.000 3.454.000 13 12 giờ < GBBQ <= 13 giờ 4.565.000 3.664.000 14 13 giờ < GBBQ <= 14 giờ 5.011.000 4.030.000 15 14 giờ < GBBQ <= 15 giờ 5.369.000 4.318.000 5. Chế độ tiền lương vượt giờ mức: Tiền lương vượt giờ mức được thực hiện khi các chức danh vượt định mức giờ bay tối đa (giờ bay MAX) của tháng theo quy định của Tổng công ty. Mức tiền lương vượt định mức được Tổng công ty quy định hàng năm phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh và nhu cầu khai thác sử dụng phi công trong từng kỳ. Giờ bay tối đa và đơn giá tiền lương vượt giờ mức thực hiện như sau: Stt Loại máy bay Giờ bay MAX (Giờ/tháng) Đơn giá tiền lương giờ vượt mức (Lái chính - VNĐ/giờ) Đơn giá tiền lương giờ vượt mức (Lái phụ - VNĐ/giờ) 1 B777 90 1.800.000 1.200.000 2 A330 80 1.800.000 1.200.000 3 A321 75 1.800.000 1.200.000 4 ATR72/F70 65 1.800.000 1.200.000 6. Chế độ lương, thưởng bổ sung: Tiền lương bổ sung, thưởng từ quỹ lương: Thực hiện trên cơ sở mức tiền lương chức danh công việc của phi công hoặc mức quy định cụ thể cho từng đối tượng và thời gian làm việc thực tế của kỳ trả lương, thưởng. Tổng công ty quy định chi tiết đối tượng, mức hưởng và phương án phân phối cho từng lần phân phối. Hàng năm, tùy kết quả sản xuất kinh doanh của TCT, phi công được thưởng/bổ sung tiền lương từ 1-3 tháng lương theo chức danh công việc. Phi công cũng được hưởng tiền Thưởng An toàn Hàng không nếu trong năm khai thác bay an toàn, hiệu quả. 7. Chế độ phụ cấp của phi công: 7.1. Tiền ăn định lượng (khi làm nhiệm vụ ở trong nước): Chế độ ăn định lượng của phi công được tính thành tiền theo ngày làm việc thực tế được TCT xây dựng trên cơ sở Quy định của Nhà nước về chế độ đặc thù đối với một số ngành, nghề trong các công ty nhà nước, theo đó đối với thành viên Tổ lái máy bay được áp dụng Mức 4 chế độ tiền ăn định lượng, mức áp dụng là 170.000đ/ngày (theo Quyết định 43/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi tên gọi và sửa đổi, bổ sung Điều 1 của Quyết định 234/2005/QĐ-TTg ngày 26/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đặc thù đối với công nhân, nhân viên, viên chức một số ngành, nghề trong công ty nhà nước). Mức ăn định lượng nêu trên, người lao động đóng góp từ lương bằng 30% mức được hưởng, doanh nghiệp chi 70% còn lại và được hạch toán vào giá thành hoặc chi phí kinh doanh. Người lao động hưởng chế độ ăn định lượng thì không được hưởng chế độ ăn ca, chế độ bồi dưỡng nặng nhọc, độc hại bằng hiện vật theo quy định. 7.2. Tiền ăn cho PC làm nhiệm vụ phải nghỉ ở nước ngoài: Phi công khi thực hiện nhiệm vụ bay khai thác phải nghỉ ở nước ngoài được bố trí nghỉ đêm tại khách sạn từ 4 sao trở lên và được thanh toán tiền ăn 5 USD/giờ lưu trú (theo Quyết định số 1235/QĐ-HĐTV/TCTHK ngày 11/7/2012) 7.3. Tiền phụ cấp bồi dưỡng giờ giảng: a) Đối với các chuyến bay huấn luyện thực hành (nội địa và quốc tế), phi công là giáo viên được hưởng chế độ phụ cấp bồi dưỡng giờ giảng thực hiện theo Quy chế đào tạo của TCT, cụ thể là: - Mức bồi dưỡng giờ giảng trên các chuyến bay huấn luyện trong nước và quốc tế đối với lái chính bay kèm: 90.000đ/giờ bay huấn luyện; - Mức bồi dưỡng giờ giảng trên các chuyến bay huấn luyện trong nước và quốc tế đối với giáo viên bay kèm (TRE/TRI): 120.000đ/giờ bay huấn luyện; Ngoài tiền phụ cấp huấn luyện trên các chuyến bay thực hành, các giáo viên còn được hưởng tiền giảng dạy lý thuyết trước và sau chuyến bay thực hành (briefing và debriefing) là: 145.000đ/giờ b) Đối với các đợt huấn luyện trên buồng lái mô phỏng (huấn luyện SIM): - Chế độ SIM ở nước ngoài: thực hiện theo Quyết định số 2037/QĐ- HĐTV/TCTHK ngày 30/09/2011, theo đó phi công được hưởng các chế độ: + Chế độ công tác phí (theo thị trường): tùy thị trường, phi công được hưởng chế độ công tác phí khác nhau, trong đó: ngày bay quy định được hưởng bằng 1.5 lần ngày nghỉ trong đợt huấn luyện SIM. Ví dụ: Ngày nghỉ ở nước ngoài (Hàn Quốc): 60 USD; Ngày bay SIM (Hàn Quốc): 60 * 1.5 lần = 90 USD (QĐ 1235) + Khoán tiền taxi từ chỗ ở đến sân bay và ngược lại. + Mức bồi dưỡng huấn luyện SIM ở nước ngoài: 480.000đ/giờ + Tiền giảng dạy lý thuyết trước và sau chuyến bay: 145.000đ/giờ. - Chế độ SIM ở trong nước (hiện áp dụng đối với Phi công đội bay A320/1): Mức bồi dưỡng huấn luyện SIM trong nước cho Giáo viên và PC đội bay A321 là 100.000đ/giờ c) Đối với việc giảng dạy lý thuyết tại mặt đất, phi công được hưởng chế độ phụ cấp giờ giảng: 145.000đ/giờ. 8. Chính sách đãi ngộ khác: 8.1. Chế độ vé máy bay: Phi công Việt Nam được hưởng chế độ vé ID theo thâm niên công tác (5 vé cho bản thân và thân nhân mỗi người/một vé/một năm – từ 0 đến dưới 10 năm: vé ID50; từ 10 năm đến dưới 20 năm: ID75; trên 20 năm: ID 90 thâm niên chỉ tính cho phi công còn thân nhân chỉ được ID50). Phi công được hưởng chế độ vé lowbudget, không giới hạn số lượng vé cho phi công và thân nhân hàng năm nhưng có giới hạn thời gian, chuyến bay theo chính sách của TCT và phải xuất vé trước 48 giờ. Phi công Việt Nam bay 3/4 ngày Tết nguyên đán hoặc bay đường dài đêm 30 Tết và Phi công được thưởng danh hiệu Cánh bay Kim cương/Vàng/Bạc được thưởng 02 vé ID90 cho bản thân và gia đình. Tuy nhiên hạng đặt chỗ thấp, số lượng chỗ hạn chế. 8.2. Chế độ nghỉ phép hàng năm: Phi công được nghỉ tối thiểu 16 ngày phép/năm theo quy định của Luật Lao động. Cứ sau 5 năm thâm niên thì được nghỉ thêm 1 ngày phép tương ứng với 1 năm công tác. Phi công được nghỉ tối thiểu 118 ngày/năm (gồm các chế độ nghỉ) theo quy định khai thác của Tài liệu hướng dẫn khai thác bay (FOM). 8.3. Chế độ nghỉ dưỡng hàng năm: Hàng năm, TCT có chính sách nghỉ dưỡng thực hiện 2 lần/năm đối với phi công. Chế độ này được áp dụng đối với phi công và 01 thân nhân đi kèm miễn phí, từ đối tượng thứ 2 đi cùng được hỗ trợ chế độ vé ID75. Phụ lục 4 TỔNG HỢP CÁC CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH THỰC HIỆN ĐỐI VỚI PHI CÔNG NƯỚC NGOÀI CỦA VNA 1. Chế độ tiền lương cơ bản: Phi công nước ngoài làm việc cho VNA được trả tiền lương hàng tháng theo Hợp đồng hỗ trợ khai thác do VNA ký với các đối tác cung cấp PCNN. Mức tiền lương tùy theo thị trường và tùy theo đối tác trên cơ sở thỏa thuận bằng các Hợp đồng khung theo chính sách tuyển dụng từng thời kỳ của VNA. PCNN có chế độ tăng lương theo hợp đồng: sau 03 năm tăng 2%/năm, đến hết năm thứ 5 thì dừng không tăng. Hiện có 4 đối tác cung cấp PCNN cho VNA là RAL, PARC, EPA, DPI với mức tiền lương áp dụng đối với chế độ làm việc chuẩn 6 tuần làm – 2 tuần nghỉ (6 ON 2 OFF) cụ thể như sau: Đơn vị: USD Chức danh RAL PARC EPA DPI Đội bay B777 TRE 16.589 15.900 16.375 15.500 TRI 15.000 15.200 15.100 LTC 14.150 CAPT 14.986 13.950 14.950 13.200 FO 10.864 10.650 10.860 10.450 Đội bay A330 TRE 15.812 15.700 15.550 14.700 TRI 15.312 15.200 15.175 13.800 LTC 14.500 14.500 13.350 CAPT 13.800 13.800 13.740 12.900 FO 10.600 10.110 10.250 9.900 Đội bay A320/1 TRE 15.550 15.519 15.350 14.000 TRI 12.800 12.519 12.400 12.000 LTC 12.420 12.184 11.750 CAPT 12.040 11.850 11.725 11.500 FO 9.200 8.875 9.075 8.800 Đội bay ATR72 TRE 10.681 10.450 10.500 10.400 TRI 10.171 10.050 10.045 9.900 LTC 9.600 9.600 CAPT 9.385 9.150 9.150 9.035 FO 6.700 6.850 6.825 6.700 Đội bay F70 TRE 13.000 12.980 11.700 TRI 11.800 11.780 11.100 LTC 10.300 CAPT 10.900 9.500 9.500 FO 8.100 7.100 7.100 2. Chế độ lương bay quá giờ (overtime): Phi công nước ngoài được thanh toán tiền bay quá giờ khi trong 02 tháng liên tục có tổng số giờ bay lớn hơn giờ MAX theo từng đội bay cụ thể như sau: Stt Loại máy bay Giờ bay (h) 1 ATR72 150 2 A321 160 3 A330 170 4 B777 190 - Giờ bay được tính theo giờ thực tế của hệ thống Điều hành của VNA; - Tiền lương giờ bay vượt thống nhất áp dụng cho tất cả các loại máy bay, với lái chính là 120 USD/h và lái phụ là 90 USD/h. 3. Chế độ lương thâm niên (chỉ áp dụng đối với Lái chính A321): Lương theo thâm niên là mức lương hàng năm lái chính A321 người lái nước ngoài được hưởng trên cơ sở mức lương cơ bản (basic salary), thời gian làm việc trong năm, giờ bay thực tế đạt được, số năm đã làm việc cho VNA và việc chấp hành kỷ luật, an toàn trong khai thác. Đối tượng áp dụng: Lái chính A321 Thời gian áp dụng: Áp dụng từ năm 2014 Công thức tính: Mức tiền = LCB * Ktn * Kgm * Kkl Trong đó: a/ LCB là mức lương cơ bản trung bình tháng trong năm = Tổng mức lương cơ bản/số tháng làm việc. b/ Hệ số thâm niên Ktn theo bảng sau: Thâm niên Hệ số Ktn <1 năm = (số tháng làm việc/12)*0.3 1 năm 0.3 2 năm 0.4 3 năm 0.5 4 năm 0.6 5 năm 0.7 6 năm 0.8 7 năm 0.9 >=8 năm 1.0 Số năm thâm niên được tính như sau: + Thời điểm bắt đầu (A): Đối với phi công tuyển thẳng vào vị trí lái chính: từ thời điểm thực hiện hợp đồng. Đối với phi công chuyển loại, nâng cấp thành lái chính A321: tính từ ngày bay huấn luyện đầu tiên (online training); + Thời điểm cuối (B): ngày 31/12 của năm tính thâm niên; + Số năm thâm niên = (B – A – Tổng số ngày nghỉ không lương qua các năm làm việc)/365. Thực hiện nguyên tắc làm tròn xuống (không áp dụng nguyên tắc làm tròn thâm niên < 1 năm). c/ Hệ số giờ mức Kgm + Phi công bay đạt giờ bay trung bình trong năm (tổng giờ bay thực hiện trong năm/12 tháng) lớn hơn hoặc bằng giờ bay mức trung bình tháng thì Kmg = 1.0; + Phi công đạt giờ bay trung bình tháng trong năm thấp hơn giờ bay mức trung bình thì Kmg = Giờ bay trung bình tháng thực hiện/Giờ bay mức trung bình tháng. d/ Hệ số kỷ luật Kkl + Đối với phi công thực hiện tốt nhiệm vụ bay, không vi phạm quy định quản lý sử dụng phi công nước ngoài, xảy ra sự cố level 3 dưới lần: Kkl = 1.0 + Đối với phi công có vi phạm Quy định tuyển dụng, sử dụng và quản lý người lái nước ngoài của TCT chưa đến mức chấm dứt hợp đồng hoặc để xảy ra sự cố level 3 02 lần trong năm thì Kkl = 0.8; + Đối với phi công vi phạm Quy định tuyển dụng, sử dụng và quản lý người lái nước ngoài đến mức chấm dứt hợp đồng hoặc để xảy ra sự cố level 3 từ 03 lần trở lên thì Kkl = 0. 4. Chế độ nghỉ phép hàng năm: Phi công được nghỉ phép/năm theo Hợp đồng hỗ trợ khai thác ký giữa Đoàn bay và đối tác. Ngoài ra, Phi công được nghỉ tối thiểu 118 ngày/năm (gồm các chế độ nghỉ) theo quy định khai thác của Tài liệu hướng dẫn khai thác bay (FOM). 5. Chế độ vé máy bay của phi công: Phi công nước ngoài được cấp vé theo chế độ làm việc nhưng không quá 7 vé/năm, được cấp 10 vé ID90 cho bản thân và thân nhân; tiếp đó được hưởng chế độ vé ID75 dựa trên phê duyệt của TCT (không giới hạn số lượng); Phi công nước ngoài được thưởng danh hiệu Cánh bay Vàng/Bạc/ Kim cương được thưởng 02 vé ID90 cho bản thân và gia đình. Phi công cũng được hưởng chế độ vé lowbudget như PCVN, không giới hạn số lượng vé cho phi công và thân nhân hàng năm nhưng có giới hạn thời gian, chuyến bay theo chính sách của TCT và phải xuất vé trước 48 giờ. Phi công được ưu tiên đặt chỗ hạng PR5 đối với các vé ID90. 6. Chế độ khách sạn của phi công: PCNN làm nhiệm vụ phải nghỉ ở trong nước và nước ngoài đều được bố trí khách sạn 5 sao. 7. Chính sách đãi ngộ khác: 7.1. Giấy phép lao động và Visa - Thẻ tạm trú: PCNN được TCT thực hiện xin cấp Giấy phép lao động và Thẻ tạm trú nhằm hỗ trợ phi công có cuộc sống ổn định, yên tâm làm việc tại Việt Nam. Mức dịch vụ cấp mới GPLĐ là 11.500.000đ/GPLĐ, cấp lại 4.500.000đ/GPLĐ; gia hạn 4.000.000đ/GPLĐ. Mức phí dịch vụ thẻ tạm trú là 5.577.000 đồng/Thẻ tạm trú có thời hạn dưới 01 năm và 6.050.000 đồng/Thẻ tạm trú có thời hạn từ 01 năm đến 02 năm. Toàn bộ chi phí xin cấp thẻ tạm trú và GPLĐ cho PCNN do TCT hỗ trợ. Việc triển khai xin cấp GPLĐ và Thẻ tạm trú cho PCNN không những PCNN được tự do cư trú, đi lại, làm việc trên lãnh thổ Việt Nam mà còn được miễn visa khi xuất nhập cảnh vào Việt Nam, từ đó tạo điều kiện để thực hiện các thủ tục cư trú dài hạn cho thân nhân ở Việt Nam khiến PCNN rất yên tâm công tác, làm việc lâu dài và gắn bó với VNA. Bên cạnh việc hỗ trợ về thủ tục và đài thọ toàn bộ chi phí làm thẻ tạm trú, GPLĐ cho bản thân PCNN, VNA cũng có chính sách hỗ trợ Bảo lãnh cho thân nhân PCNN để làm Visa dài hạn và Thẻ tạm trú tại Việt Nam, giúp PCNN ổn định cuộc sống tại Việt Nam cùng gia đình. 7.2. Tư vấn thông tin ban đầu đối với PCNN tuyển dụng vào làm việc cho VNA: TCT có bộ phận riêng hỗ trợ cho phi công nước ngoài các thông tin tư vấn ban đầu về chỗ ở, thông tin trường học, dịch vụ y tế, các thông tin pháp lý,.. khi vào làm việc tại Việt Nam. 7.3. Bảo hiểm PCNN được TCT mua BH vận chuyển cấp cứu toàn cầu, BHYT trong nước. Ngoài ra, PCNN còn được mua rất nhiều loại hình bảo hiểm theo từng Hợp đồng ký với các đối tác cung cấp PCNN như Gói Bảo hiểm y tế cho bản thân PCNN và thân nhân, Bảo hiểm mất việc làm (Loss of Licence)...
File đính kèm:
- luan_an_nguon_nhan_luc_phi_cong_cua_nganh_hang_khong_viet_na.pdf