Mô hình ứng dụng Web 2.0 cho trung tâm thông tin – thư viện trường đại học

Tóm tắt Mô hình ứng dụng Web 2.0 cho trung tâm thông tin – thư viện trường đại học: ...u thập thêm các ý kiến sáng tạo khác để chủ đề trở nên sinh động và tăng tính thuyết phục một cách hiệu quả nhất thông qua các bài viết bổ sung, hồi âm, hưởng ứng của bạn đọc khác. Các bài giảng của giảng viên, hay các thông tin về chuyên môn, kinh nghiệm, cách làm mới của cán bộ thư viện có...hiệu, Bản tin điện tử, Cơ sở dữ liệu trực tuyến, tài nguyên số, Lic Trang chủ: Cung cấp các bài viết được đưa lên để chia sẻ cho mọi người những thông tin về hoạt động của Trung tâm Thông tin - Thư viện nói riêng và sẻ chia những kinh nghiệm về công nghệ mới của các trung tâm thông tin - thư v...: Phòng đọc chung, Phòng đọc Thượng Đình, Phòng đọc Mễ Trì, Phòng đọc Ngoại ngữ 4.2.3. Công trình mở (Wiki) Đó là nơi đưa lên các tài liệu, bài giảng thuộc chuyên ngành thông tin - thư viện và các ngành khác. Đây là cách để các thông tin như bài giảng, hay bài khóa luận được sử dụng, sửa ...

pdf9 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 235 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Mô hình ứng dụng Web 2.0 cho trung tâm thông tin – thư viện trường đại học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mô hình ứng dụng Web 2.0 cho trung tâm 
thông tin – thư viện trường đại học 
1. Mở đầu 
Phát triển từ năm 2005 đến nay, web 2.0 và ứng dụng của nó đã tạo nên “Hiện tượng xã 
hội” như: Blog, Facebook, Flickr, Youtube, tận dụng những thế mạnh của công nghệ 
thông tin nói chung, công nghệ web nói riêng để đổi mới sản phẩm, dịch vụ - đa dạng 
phương thức phục vụ đáp ứng nhu cầu người dùng tin, khai thác hiệu quả nguồn tài 
nguyên tốt nhất thông qua trang web nhằm rút ngắn thời gian, khoảng cách sản xuất, tổ 
chức và phân phối thông tin tới người dùng tin. 
2. Định nghĩa về Web 2.0 
Theo O’ Reilly “Web 2.0 là một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp máy tính. Nó 
xảy ra khi người ta chuyển sang dùng Internet như một nền tảng và cố gắng tìm kiếm 
cách thức thành công và có nền tảng mới này. Quy tắc chính là : Xây dựng các ứng dụng 
có thể tận dụng các “hiệu ứng mạng” để tạo ra các giá trị tốt hơn và (vì thế) có nhiều 
người dùng”. 
3. Tính năng nổi bật của Web 2.0 ứng dụng trong hoạt động thông tin-thư viện 
3.1. Nhắn tin nhanh (Instant Messaging-IM) 
Nhắn tin nhanh là hình thức kết nối mọi người qua hình thức chat. Và có thể sử dụng 
hình thức này trên các ứng dụng của Yahoo ( Google 
talk  MSN Messager, AIM, ICQ, SMS. Đối với lĩnh vực 
thông tin-thư viện, ứng dụng nhắn tin nhanh là công cụ hữu hiệu kết nối giữa cán bộ thư 
viện và người dùng tin. Các câu hỏi, những thắc mắc của người dùng tin (như cách tìm tài 
liệu, cách lấy dữ liệu, hay như một số cách thức mượn tài liệu: mượn liên thư viện, mượn 
qua bưu điện) có thể được giải đáp nhanh chóng bởi cán bộ thư viện qua ứng dụng này. 
Người dùng tin không cần tới tận thư viện để được trả lời các thắc mắc đó. 
3.2. Đọc nguồn cấp dữ liệu (RSS) 
RSS là công nghệ đứng đầu của Web 2.0. RSS lựa chọn các trang web có giá trị và liên 
quan đến các vấn để mà người dùng quan tâm (theo các chủ đề). RSS sẽ tự thực hiện việc 
cập nhật các bài viết theo các chủ đề webblog/blog/ website do người dùng mình xây 
dựng. Từ đó giảm sức lao động và tiết kiệm thời gian của cán bộ thư viện không phải truy 
cập thủ công vào từng trang web. 
3.3. Phát thanh (Podcasting hoặc broadcasting) 
Podcasts là một loại của broadcasting mà nó cho phép các cá nhân ghi lại, hay xuất bản, 
tìm kiếm, sao ra và có thể nghe thấy trên internet hay các thiết bị cầm tay (Godwin, 
2006). Thư viện có thể sử dụng công nghệ này trong việc tham quan (tour), giới thiệu thư 
viện, giới thiệu về bộ sưu tập thư viện, tài liệu cho lớp học kỹ năng thông tin, các thông 
báo về tin tức và sự kiện của thư viện, quảng bá và maketing hoạt động thư viện, hướng 
dẫn sử dụng thư viện (kho đóng, kho mở) hay cách tìm và truy nhập nguồn thông tin 
cần cho người dùng tin. 
3.4. Đánh dấu xã hội (Social bookmarking) 
Các chủ đề mà thư viện xây dựng có thể được mở rộng bằng thông tin trên các trang web 
mà người cán bộ thư viện có thể đọc và đánh dấu các trang web hay, hữu ích và phát triển 
các thư mục chủ đề. Cán bộ thư viện có thể tạo ra các thẻ với các chủ đề và lưu các địa 
chỉ URL tạo nên một khối lượng thông tin đa dạng đáp ứng nhu cầu người dùng tin. Các 
thông tin được đánh dấu sẽ được chia sẻ. 
3.5. Nhật ký trực tuyến (Blog) 
Weblogs hay blogs là trang web sử dụng thông tin đưa lên như một bài báo, một tin nhắn 
nhanh. Techinorati thống kê 37 triệu blogs trên thế giới. Đối với thư viện, blog có thể sử 
dụng để chia sẻ thông tin, chia sẻ tin tức và thông báo mới nhất tới bạn đọc. Thông tin về 
nguồn tài liệu mới, giờ mở cửa và để quảng bá về thư viện và nguồn lực thông tin của thư 
viện. Việc thiết kế Blog để phục vụ cho hoạt động quảng bá là nội dung chính. 
3.6. Mạng xã hội (social network) 
Mạng xã hội có tính năng: chia sẻ dữ liệu như ảnh và video, kết nối bạn bè, giao lưu. 
Mạng xã hội trong hoạt động thông tin-thư viện giúp người dùng tin hướng dẫn sử dụng 
việc tra cứu, hướng dẫn sử dụng kho đóng, kho mở thông qua các video hướng dẫn tra 
cứu, hướng dẫn sử dụng kho đóng, hướng dẫn sử dụng kho mở, hướng dẫn sử dụng và 
khai thác các tài liệu điện tử, tài nguyên số trên thư viện Mạng xã hội là điều kiện tốt 
nhất để thực hiện việc quảng bá, maketing nguồn thông tin phong phú của thư viện thu 
hút người dùng tin thông qua việc chia sẻ các hình ảnh, video: hoạt động của thư viện, 
giới thiệu về thư viện, giới thiệu sách mới, giới thiệu nguồn lực thông tin, điểm sách, 
video hướng dẫn sử dụng thư viện, nội quy thư viện 
3.7. Công trình mở Wiki 
Wiki cung cấp nội dung mang tính trí tuệ dưới dạng bài viết, số liệu, hình ảnh bản đồ. 
Đối với thư viện, các ứng dụng này có thể đưa ra một chủ đề để có thể mở rộng hay thu 
thập thêm các ý kiến sáng tạo khác để chủ đề trở nên sinh động và tăng tính thuyết phục 
một cách hiệu quả nhất thông qua các bài viết bổ sung, hồi âm, hưởng ứng của bạn đọc 
khác. Các bài giảng của giảng viên, hay các thông tin về chuyên môn, kinh nghiệm, cách 
làm mới của cán bộ thư viện có thể thông qua ứng dụng Wiki để tạo nên sự tương tác trao 
đổi. 
3.8. Lọc dữ liệu (mash up) 
Mash up là trang web hay là một ứng dụng sử dụng để biên tập dữ liệu, trình bày từ 2 hay 
vài nguồn tạo nên một dịch vụ mới (Wikipedia). Thư viện sử dụng để chuẩn bị cho các 
đợt quảng bá thư viện và dựng video về thư viện. Có thể lọc dữ liệu có ứng dụng này 
được sử dụng nội dung về thư viện để tạo ra các dịch vụ mới tại thư viện công cộng 
Cambridge  
3.9. Chia sẻ hình ảnh và video 
Các địa chỉ cung cấp ảnh:  (với 20 triệu người đăng ký tài 
khoản), các nhà cung cấp video: h t t p : / / w w w . y o u t u b e . c o m 
;  You tube chiếm phần lớn cho sự bùng nổ lưu lượng Internet 
và nhu cầu băng thông rộng hiện nay. Nó không chỉ cung cấp các đoạn video có sẵn và 
nội dung cho người dùng tạo ra mà còn cho phép việc bình luận, xếp hạng, chia sẻ dễ 
dàng. Với hoạt động thông tin- thư viện các video giới thiệu bộ sưu tập, hướng dẫn sử 
dụng, nên được quảng bá rộng rãi trên Youtube. 
4. Đề xuất mô hình trung tâm thông tin- thư viện ứng dụng web 2.0 cho trung tâm 
TT-TV trường Đại học 
4.1.Điều kiện thực hiện mô hình ứng dụng Web 2.0 tại trung tâm TT-TV trường Đại 
học 
Đội ngũ cán bộ thư viện: 
- Có trình độ hiểu biết về mặt công nghệ kỹ thuật như ngôn ngữ HTML, và trình độ ngoại 
ngữ (hầu hết các ứng dụng Web 2.0 đều sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh là chủ yếu). 
- Cần phải nắm bắt được đặc điểm, nhu cầu tin của người dùng tin ở các trường đại học là 
gì, chương trình đào tạo, để từ đó xây dựng các ứng dụng hợp lý cho nội dung thông tin 
liên quan, hay cách thể hiện. 
- Cần phải hiểu rõ được vốn tài liệu, cũng như các nguồn tài liệu để giải đáp các yêu cầu 
tài liệu theo chủ đề của người dùng tin. 
Cơ sở vật chất 
- 1 Máy tính 
- Mạng internet 
4.2. Xây dựng một số ứng dụng mẫu của web 2.0 cho Trung tâm Thông tin - Thư viện 
Đại học Quốc gia Hà Nội 
4.2.1 Nhắn tin nhanh (IM)  
Với việc sử dụng công cụ online chat Meebo với 8 tài khoản: Yahoo, Meebo, ICQ, 
Window live, Google talk ( được nhúng vào blog của trung 
tâm thông tin thư viện tạo điều kiện cho ban đọc có thể sử dụng khi sử dụng blog. Người 
dùng tin có thể đưa ra các câu hỏi, hay được hướng dẫn tư vấn về vấn đề thư viện ( sản 
phẩm, dịch vụ, cách sử dụng). Ngoài ra có thể được tư vấn về một chủ đề và cán bộ thư 
viện tư vấn cho người dùng tin phù hợp. Thời gian để trả lời câu hỏi của người dùng tin 
là rất nhanh chóng, tối đa là 24h. 
4.2.2. Nhật ký trực tuyến (Blog)  
Để xây dựng blog thì có nhiều nhà cung cấp uy tín khác nhau như: Live Jounal, 
Wordpress, 
Blogger Với những tính năng vượt trội và sự đa dạng, Wordpress được số lượng người 
sử dụng rất lớn: 
Blog của trung tâm thông tin Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội được xây dựng các mục 
như: Trang chủ, Giới thiệu, Bản tin điện tử, Cơ sở dữ liệu trực tuyến, tài nguyên số, Lic 
Trang chủ: Cung cấp các bài viết được đưa lên để chia sẻ cho mọi người những thông tin 
về hoạt động của Trung tâm Thông tin - Thư viện nói riêng và sẻ chia những kinh nghiệm 
về công nghệ mới của các trung tâm thông tin - thư viện nói chung. Ngoài ra, video giới 
thiệu về Trung tâm thông tin Thư viện cũng được nhúng vào để người dùng tin sử dụng 
và tiếp cận với thư viện. 
+ Trang chủ: Cung cấp các bài viết, các thông tin khác nhau được tự động cập nhật thông 
qua đọc dữ liệu RSS theo các chủ đề chương trình đào tạo của Trung tâm Thông tin - Thư 
viện, Đại học Quốc gia Hà Nội: Thông tin Khoa học Xã hội Nhân Văn, Thông tin Khoa 
học Tự nhiên, Thông tin Công nghệ, Thông tin Luật, Thông tin Ngoại ngữ 
+ Ứng dụng đánh dấu xã hội với “ông chủ” lớn là delicious cũng được cung cấp các 
nguồn thông tin mở đảm bảo tính mới cao cũng được thấy trong trang blog. 
+ Flick được nhúng vào trang chủ blog với ứng dụng chia sẻ hình ảnh, video. Flick là 
điều kiện để tiếp thị về thư viện, cơ sở dữ liệu trực tuyến, cách sử dụng thư viện 
Giới thiệu 
+ Giới thiệu về bộ sưu tập thư viện: Các bộ sưu tập về sách, báo tạp chí, luận án luận 
văn với số lượng rất lớn được Trung tâm Thông tin - thư viện quảng bá hình ảnh bằng 
các video thu hút người dùng tin thay vì các văn bản dài dòng. 
+ Chính sách thư viện: Các chính sách thư viện như: mượn - trả, chính sách phạt 
+ Giờ mở cửa: Được cung cấp bởi các video về giờ mở cửa và cung cấp các thông tin về 
giờ mở cửa tại các phòng đọc (phòng đọc chung, phòng đọc Thượng Đình, phòng đọc Mễ 
Trì, phòng đọc Ngoại ngữ) và sự thay đổi thời gian theo từng thời điểm khác nhau 
- Thông báo sách mới, điểm sách: Các tài liệu sách mới được cập nhật nhanh chóng lên 
trên blog của thư viện, với hình ảnh trang bìa, video và cung cấp các thông tin như số 
đăng ký cá biệt hay phần mô tả tóm tắt về sách nếu có. Tạo điều kiện để bạn đọc hiểu sơ 
qua nội dung tài liệu mượn về. 
Bản Tin điện tử 
Cơ sở dữ liệu trực tuyến: Đây được coi là phần nội dung chính mà blog cần đề cập tới. 
Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội có nguồn cơ sở dữ liệu trực 
tuyến rất lớn và có giá trị song tỷ lệ người dùng tin sử dụng các cơ sở dữ liệu lại rất ít. 
Qua điều tra khảo sát bằng bảng hỏi và phỏng vấn cho thấy: Khó khăn khi sử dụng và 
khai thác cơ sở dữ liệu trực tuyến: 44% khó khăn về ngoại ngữ, 21% lỗi mạng, 24% là 
không biết cách sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu trực tuyến. Dựa vào những kết quả 
trên, blog đưa ra chiến lược tiếp thị, và hướng dẫn người dùng tin việc sử dụng khai thác 
các cơ sở dữ liệu trực tuyến: Hướng dẫn sử dụng, khai thác 8 cơ sở dữ liệu trực tuyến 
(Proquest, Spinger, ACM, H.W. Wilson, IEEE Computer Scociety Digital Library, IOP, 
EBrary. Với việc sử dụng các video, trung tâm đã quảng bá và hướng dẫn sử dụng các cơ 
sở dữ liệu trực tuyến cho người dùng tin. 
Tài nguyên điện tử 
LIC: Đưa ra các thông tin địa chỉ, các chủ đề chính của các phòng đọc của Trung tâm 
Thông tin 
- Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội: Phòng đọc chung, Phòng đọc Thượng Đình, Phòng 
đọc Mễ Trì, Phòng đọc Ngoại ngữ 
4.2.3. Công trình mở (Wiki)  
Đó là nơi đưa lên các tài liệu, bài giảng thuộc chuyên ngành thông tin - thư viện và các 
ngành khác. Đây là cách để các thông tin như bài giảng, hay bài khóa luận được sử 
dụng, sửa đổi và đóng góp ý kiến thay đổi, bổ sung cho các tài liệu được đưa lên. 
4.2.4. Đánh dấu xã hội (social bookmarking) hqghn 
Các thông tin các trang web khi cán bộ thư viện đọc có thể lưu lại để chia sẻ thông tin. 
Các thông tin được lưu giữ này xây dựng theo các chủ đề phục vụ cho thư viện như: Chủ 
đề thông tin - thư viện và cơ sở dữ liệu 
4.2.5. Mạng xã hội (Facebook) 
Facebook cung cấp các thông tin về ảnh, clip giới thiệu về vốn tài liệu của Trung tâm 
Thông tin - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội, cơ sở dữ liệu điện tử trực tuyến, thông 
báo sách mới, thông tin và hình ảnh của cán bộ thư viện (chức vụ, chuyên môn nhiệm vụ, 
hòm thư điện tử, số điện thoại...) thuận lợi trong việc liên hệ với cán bộ thư viện trong 
việc tra cứu tìm tài liệu, hay giúp cho sinh viên liên hệ khảo sát thực tế, thực tập. 
Twitter cung cấp các thông báo nhanh chóng để quảng bá về cơ sở dữ liệu điện tử trực 
tuyến của Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Quốc gia: Proquest, Spinger, IEE 
Computer Science. 
4.2.6.Đọc nguồn cấp dữ liệu (RSS)  vnu.startupvietnam.com/?feed=rss2 
Cung cấp các địa chỉ, các trang web và được gắn với blog hay là trang web. Các địa chỉ 
trang web được kết nối bằng RSS sẽ tự đăng bài theo các chủ đề đào tạo theo khối Đại 
học Quốc gia Hà Nội: Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoa học Tự nhiên, Khoa học 
Công nghệ, Thông tin Kinh tế 
4.2.7. Chia sẻ hình ảnh và video  
Cung cấp các video giới thiệu về Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Quốc gia Hà 
Nội, về bộ sưu tập, giới thiệu về vốn cơ sở dữ liệu, hướng dẫn khai thác, sử dụng cơ sở 
dữ liệu, hướng dẫn sử dụng kho đóng, kho mở 
Cung cấp các ảnh, clip quảng bá về Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Quốc gia Hà 
Nội, giới thiệu về cơ sở dữ liệu, các video về bộ sưu tập thư viện 
5. Kết luận 
Ứng dụng web 2.0 là một xu hướng phổ biến ở các thư viện nói chung và thư viện đại 
học nói riêng trên thế giới. Sự hiện diện của web 2.0 và những ứng dụng của nó đã có vai 
trò to lớn trong việc thay đổi các hình thức phục vụ, đa dạng hoá sản phẩm thông tin – 
thư viện, làm cho hình ảnh thư viện trở nên “sống động”. Nhờ có web 2.0, cán bộ thư 
viện có thể nghiên cứu, phân tích nhu cầu tin để đưa ra các quyết định đúng đắn (bổ sung 
phát triển nguồn tin, marketing, tuyên truyền giới thiệu, đa dạng và đổi mới sản phẩm và 
dịch vụ) thỏa mãn nhu cầu tin tốt nhất. Những công cụ như chat, Facebook, delicious, 
blog được dùng phổ biến hàng ngày tạo nên một môi trường tương tác nhanh chóng, 
thuận lợi, chính xác cho bạn đọc, rút ngắn khoảng cách về địa lý, mang tri thức đến gần 
với người dân, người đọc hơn. Mô hình ứng dụng web 2.0 mẫu tại Trung tâm Thông tin - 
Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội có thể là một trong những mô hình mẫu cho các trung 
tâm thông tin - thư viện các trường đại học khác áp dụng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Blog công cụ tìm kiếm// Tạp chí công nghệ thông tin và truyền thông. - 2008 (kỳ 2). – 
tr.58-60. 
2. Hoàng Thị Thu Hương. Tác động của công nghệ Web đến hoạt động thông tin - thư 
viện trường Đại học// Tạp chí Thông tin và Tư liệu. - Số 3. – 2010. - tr 2-30. 
3. Nguyễn Đức Toàn. Ứng dụng công nghệ Web 2.0- hướng đi đúng cho các thư viện 
Việt Nam // Tạp chí Thông tin và Tư liệu. - Số 3. – 2010. – tr.31-34 
4. Nguyễn Thị Như Huyền. Tìm hiểu công tác tự động hóa tại Trung tâm Thông tin -Thư 
viện Đại học Quốc gia Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Khoa học Xã hội 
và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội. – Hà Nội, 2010. 
5. Orelly. What is Web 2.0. 
6. Peter Godwin. Information literacy in the age of amateurs. - 2006. 
7. Trương Đại Lượng. Sử dụng blog phổ biến thông tin thư viện // Tạp chí Thư viện Việt 
Nam. - Số 4. - 2008. – tr.16-19. 
8. Cơ sở dữ liệu ACM Digital library on eBrary.  
9. Cơ sở dữ liệu IEEE Computer Sciences. 
10. Cơsở dữ liệu Proquest.  
11. Cơsở dữ liệu Spinger.  
12. Cơ sở dữ liệu Wilson Ommifile 
Complete.  
13. Đại học Kinh tế Quốc dân.  
14. Thư viện Đại học Bách Khoa Hà Nội.  
15. Trang blog mạng xã hội.  go.wordpress.com. 
16.Trang VietNamlib.  
17. Trường đại học Anh quốc.  nivesity.edu.vn. 
18. Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội. 
19. Wikipedia.  
20. Web 2.0 .  
_____________________ 
ThS. Hoàng Thị Thu Hương - Nguyễn Thị Thanh Hoa 
Nguồn: Tạp chí Thư viện Việt Nam số 5(31) – 2011 (tr.35- 40) 

File đính kèm:

  • pdfmo_hinh_ung_dung_web_2_0_cho_trung_tam_thong_tin_thu_vien_tr.pdf