Mở rộng vốn từ và dạy học nghĩa từ cho học sinh tiểu học

Tóm tắt Mở rộng vốn từ và dạy học nghĩa từ cho học sinh tiểu học: ...-Xã hội, Khoa học, Địa lí, Lịch sử, Đạo đức, (các môn học khác); hoặc qua các hoạt động ngoại khóa. Chủ đề liên quan đến việc phát triển vốn từ ngày càng mở rộng: từ các chủ đề về cuộc sống hàng ngày: gia đình, trường học, bạn bè đến các chủ đề: hòa bình, tổ quốc, công dân, bình đẳng... này có mối quan hệ (hoặc là quan hệ tương đồng, hoặc là quan hệ tương cận). Với từ nhiều nghĩa, ngoài việc chỉ ra cho học sinh sự giống nhau về nghĩa của từ trong các kết hợp, còn rèn cho các em thói quen xác lập sợi dây liên tưởng và phát huy trí tưởng tượng khi tiếp xúc với hiện t...ên tưởng tinh tế. Với câu thơ Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn. Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng (Bếp lửa – Bằng Việt), những liên tưởng tinh tế sẽ giúp học sinh nhận biết được điểm tương đồng giữa thuộc tính ấm áp của lửa với lòng người bà luôn nhóm yêu thương; hay giúp giải mã nghĩ...

pdf5 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 301 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Mở rộng vốn từ và dạy học nghĩa từ cho học sinh tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 6(71) năm 2015 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
64 
MỞ RỘNG VỐN TỪ VÀ DẠY HỌC NGHĨA TỪ 
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 
VŨ THỊ ÂN* 
TÓM TẮT 
Sự lĩnh hội từ ngữ của học sinh tiểu học là một quá trình từ đơn giản đến phức tạp, 
từ phạm vi hẹp đến phạm vi rộng... Bài viết này bàn về việc mở rộng vốn từ trong sự tích 
hợp với dạy học nghĩa từ cho học sinh tiểu học. Việc vận dụng linh hoạt các cách thức cụ 
thể với những thao tác đơn giản trong mở rộng vốn từ và dạy nghĩa của từ là những vấn đề 
mà giáo viên cần quan tâm một cách thường xuyên, liên tục và tích hợp trong dạy học các 
phân môn Tiếng Việt nói riêng và dạy học các môn học khác nói chung. 
Từ khóa: nghĩa từ, trường nghĩa, dạy học nghĩa từ, học sinh tiểu học. 
ABSTRACT 
Enriching vocabulary and teaching the meanings of new words 
to primary school students 
The process of building up vocabulary of primary school children moves from simple 
to more complicated aspects, and from small to larger scales. This paper discusses the 
process of enriching vocabulary integrated with teaching the meanings of new words to 
primary school students. Flexible application of specific ways combined with simple 
strategies in building up vocabulary and teaching meanings of new words is what teachers 
should focus on frequently and continuously in their teaching of subjects related to 
Vietnamese language in particular and other science subjects in general. 
Keywords: meanings of new words, semantic field, teaching the meanings of new 
words, primary school students. 
* TS, Trường Đại học Sư phạm TPHCM; Email: anvuthi_dhsp@yahoo.com 
1. Vấn đề lĩnh hội từ ngữ của học 
sinh tiểu học 
Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em 
nói chung và học sinh tiểu học nói riêng 
là một quá trình liên tục. Quá trình đó đi 
từ đơn giản đến phức tạp tùy thuộc vào 
nhận thức, vào hoàn cảnh sống, vào 
nhiệm vụ học tập của các em ở từng giai 
đoạn. Sự lĩnh hội về từ vựng – một đơn 
vị ngôn ngữ nằm trong quy luật ấy. 
Ban đầu là việc nhận biết những từ 
có cấu tạo đơn giản (từ đơn đơn âm) như 
nhà, bàn, chạy, chơi, đỏ, vui; sau là nhận 
biết và sử dụng các từ có cấu tạo phức 
tạp hơn (từ láy, từ ghép) như nhà cửa, 
nhà hàng, chạy nhảy, chạy chọt, vui chơi, 
vui miệng, vui vẻ, xanh đỏ, xanh xao, 
xanh rờn Vốn từ của các em được mở 
rộng dần cùng quá trình tiếp nhận các nội 
dung học tập ở từng khối lớp, quá trình 
giao tiếp ở những phạm vi rộng hơn. Bắt 
đầu là những từ ngữ biểu thị các sự vật 
hiện tượng, các hoạt động, trạng thái, tính 
chất mang nghĩa cụ thể như: hoa, đi, 
vàng, đẹp, lom khom, tí tách, v.v.. Sau là 
những từ ngữ biểu thị các khái niệm trừu 
tượng như: tình cảm, phát triển, tự hào, 
can đảm, lầm lì, cần cù, kiên trì Từ 
chỗ nhận biết nghĩa gốc – cái nghĩa 
không giải thích được lí do của tên gọi – 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Vũ Thị Ân 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
65 
của từ như: mắt (đôi mắt); mọc (cây 
mọc); đẹp (áo đẹp, tranh đẹp), nhạt 
(canh nhạt, xanh nhạt), dâng (nước 
dâng đầy) các em biết xác định nghĩa 
chuyển như: mắt (mắt xích, mắt lưới), 
mọc (trăng mọc, mọc răng), đẹp (cử chỉ 
đẹp, đẹp nết), tươi (nụ cười tươi), nhạt 
(cười nhạt), dâng (dâng hương; dâng một 
quả xôi đầy – TV5) 
Từ việc phân biệt nghĩa của các từ, 
phân biệt sự khác nhau tinh tế về sắc thái 
nghĩa của một từ, các em biết chọn từ 
phù hợp với mỗi ngữ cảnh. Với trái cam 
khi cần chia ra thành các phần nhỏ bằng 
dao thì phải chọn từ cắt (cắt cam) chứ 
không phải từ thái; tay khi cần làm sạch 
thì lúc nào nói lau, khi nào nói rửa (lau 
tay khác rửa tay); lá ở trạng thái nào thì 
gọi là khô, là héo/úa v.v 
Các em cũng cần được hướng dẫn 
để biết nhận diện các từ đồng nghĩa, từ 
trái nghĩa, từ đồng âm khác nghĩa qua các 
kiểu bài tập như tìm từ đồng nghĩa/trái 
nghĩa với từ cho trước; chọn từ đúng nhất 
trong dãy đồng nghĩa để điền vào chỗ 
trống trong câu; nhận diện từ A trong kết 
hợp A+X và A trong kết hợp A+Y là 2 từ 
đồng âm (như từ đàn trong kết hợp cái 
đàn với đàn trong đàn gà là hai từ đọc 
như nhau, chữ viết giống nhau nhưng 
nghĩa hoàn toàn khác nhau) 
Giáo viên cũng cần hướng dẫn các 
em biết giải nghĩa từ theo nhiều cách, 
như giải nghĩa từ bằng trực quan (hành 
động, động tác, tranh ảnh, vật thật), bằng 
các từ đồng nghĩa/trái nghĩa (như dũng 
cảm là không nhút nhát, lộn xộn là không 
ngăn nắp, lười biếng là không chăm chỉ, 
hư là không ngoan; mắc cỡ là xấu hổ, 
biếu là cho, siêng năng là chăm chỉ, cần 
cù), v.v.. Những nội dung giải nghĩa này 
có thể thực hiện trong giờ Tập đọc, Chính 
tả, Tập làm văn (các phân môn thuộc 
môn Tiếng Việt); hay trong giờ dạy học 
các môn Tự nhiên-Xã hội, Khoa học, Địa 
lí, Lịch sử, Đạo đức, (các môn học 
khác); hoặc qua các hoạt động ngoại 
khóa. 
Chủ đề liên quan đến việc phát triển 
vốn từ ngày càng mở rộng: từ các chủ đề 
về cuộc sống hàng ngày: gia đình, trường 
học, bạn bè đến các chủ đề: hòa bình, 
tổ quốc, công dân, bình đẳng giới (nam 
và nữ), v.v.. 
Quá trình phát triển ngôn ngữ của 
học sinh tiểu học ở phương diện từ ngữ 
như đã nói trên đây đi từ đơn giản đến 
phúc tạp, từ dễ đến khó bằng việc tự học 
và sự hướng dẫn của giáo viên. Song sự 
lĩnh hội và học ngôn ngữ của mỗi học 
sinh có thể không đồng đều nhau, nhất là 
ở lớp một. Vào lớp một, có em đã biết 
đọc, có em chưa, có em thậm chí đã biết 
viết, có em còn chưa biết cách cầm bút. 
Lượng từ của mỗi học sinh cũng nhiều ít 
khác nhau do khả năng của từng em, do 
sự hướng dẫn của người lớn, do môi 
trường tiếp xúc, Do đó, GV cần chú 
trọng việc dạy học theo cá thể. Không 
những khác nhau về lượng từ mà danh 
mục từ cũng khác. Học sinh ở miền quê 
quen thuộc hơn với mảng từ ngữ biểu thị 
gọi tên những sự vật hiện tượng của miền 
quê, những hoạt động của người dân 
quê (như tre, dừa, bưởi, chanh, lúa, 
mạ, ao, kênh, rạch, ruộng, vườn, cày, 
cuốc, gieo, cấy, sàng sảy); học sinh ở 
thành phố biết nhiều hơn các từ ngữ biểu 
thị cảnh sắc, hoạt động của nơi phồn hoa 
đô hội (như: công viên, nhà hàng, tàu 
hỏa, đu quay, đạp vịt). Thực tế này yêu 
cầu giáo viên phải linh hoạt sử dụng các 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 6(71) năm 2015 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
66 
nguồn ngữ liệu khi dạy học các nội dung 
đã được đóng khung trong sách giáo 
khoa. 
2. Mở rộng vốn từ tích hợp với dạy 
nghĩa của từ 
Để giúp học sinh nhận diện nghĩa 
của từ, từ đó phải được đặt trong mối 
quan hệ với các từ khác bởi lẽ trong mối 
quan hệ ấy nghĩa của từ mới được xác 
định rõ ràng. Chẳng hạn, nghĩa của từ cắt 
sẽ được hiểu một cách cụ thể cặn kẽ khi 
đặt nó trong mối quan hệ với các từ thái, 
bổ, chặt (những từ giống nó). Qua đó, 
các em vừa nhận ra sự giống nhau về 
nghĩa giữa các từ; vừa chỉ ra được điểm 
khác biệt giữa chúng. Sự khác biệt này 
quyết định việc lựa chọn từ cho từng 
hoàn cảnh (cắt tóc/giấy, cam; thái thịt/ 
rau; chặt cây/ xương, đá; bổ củi/cau). 
Một từ, trong mỗi kết hợp nghĩa bộc lộ 
khác nhau, ví dụ: từ cắt trong kết hợp cắt 
cam, cắt tóc khác với cắt quan hệ, cắt 
cơn đau; từ rửa trong rửa mặt, rửa rau 
khác rửa nhục, rửa hận; từ nóng trong 
nóng lòng là “có tâm trạng mong muốn 
cao độ làm việc gì”, nóng mắt là “nổi 
nóng vì thấy việc bất bình”, còn nóng 
mặt lại là “nổi nóng vì bị chạm đến danh 
dự cá nhân”; từ sáng trong sáng dạ có 
nghĩa “mau hiểu, mau nhớ, thông minh”, 
còn trong sáng mắt có nghĩa “thấy ra, 
nhận ra điều đúng điều phải mà trước đó 
không thấy”; từ cười trong cười ruồi là 
“cười hơi chúm môi”, cười tủm là “cười 
mỉm tỏ ý vui thích một cách kín đáo”, 
cười trừ lại có nghĩa “để tránh điều gì đó 
không phải của mình không muốn nhắc 
đến”... 
Một từ không phải chỉ chứa một 
nghĩa mà có thể chứa nhiều nghĩa. Tức là 
một hình thức ngữ âm có thể biểu thị cho 
nhiều hiện thực mà giữa các hiện thực 
này có mối quan hệ (hoặc là quan hệ 
tương đồng, hoặc là quan hệ tương cận). 
Với từ nhiều nghĩa, ngoài việc chỉ ra cho 
học sinh sự giống nhau về nghĩa của từ 
trong các kết hợp, còn rèn cho các em 
thói quen xác lập sợi dây liên tưởng và 
phát huy trí tưởng tượng khi tiếp xúc với 
hiện thực khách quan. Dạy từ theo hướng 
này một mặt cung cấp vốn từ vựng cho 
người học, mặt khác giúp các em nhận 
biết được nghĩa này nghĩa kia của một từ 
và biết xác định mối liên quan giữa các 
sự vật hiện tượng trong thực tế. Chẳng 
hạn, nhìn trăng rằm liên tưởng đến cái đĩa 
bạc ai đó quăng lên trời, hay viên ngọc 
khổng lồ được treo lơ lửng giữa không 
trung, nhìn trăng đầu tháng lại thấy cong 
như lưỡi liềm hay như con thuyền; đứng 
dưới tán cây bàng, cây phượng liên tưởng 
giống cái nón che nắng; nhìn những cây 
nấm lớn nhỏ, cao thấp mọc san sát bên 
nhau tưởng tượng là một thành phố nấm 
lúp xúp 
Sự hiểu biết về từ đa nghĩa, mối 
quan hệ giữa các nghĩa, cơ chế biến đổi 
nghĩa là những chỉ dẫn thiết thực cho 
giáo viên khi dạy học nghĩa từ. Việc xác 
lập sợi dây liên hệ giữa các nghĩa nhờ 
những liên tưởng sẽ giúp học sinh nhận 
ra được nghĩa của từ trong mỗi kết hợp 
cụ thể, giải thích được vì sao X dùng chỉ 
A lại còn chỉ B. Như thế, việc xác định 
nghĩa từ mới có cơ sở, việc hiểu nghĩa từ 
mới thấu đáo, chắc chắn và bền vững là 
tiền đề cho việc dùng từ đúng, hay. Cách 
thức giúp học sinh nhận biết và phân biệt 
các nghĩa của từ nhiều nghĩa (như trên đã 
nói) là đặt từ đang xét trong các kết hợp 
cụ thể. Ví dụ: Từ quả trong quả cam chỉ 
bộ phận của cây; trong quả cân là khối 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Vũ Thị Ân 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
67 
sắt có hình thù giống quả cam/táo dùng 
để xác định trọng lượng của vật; trong 
quả đất gọi tên hành tinh con người đang 
sống cũng có hình khối tròn giống 
cam/táo. Hay từ xanh trong kết hợp áo 
xanh chỉ màu sắc, còn chuối xanh chỉ 
trạng thái của trái cây mà trạng thái này 
thường được biểu hiện bằng màu xanh 
của phần vỏ. Hay từ nhạt được hiểu với 
nghĩa chỉ độ đậm thấp so với khẩu vị 
bình thường trong các cấu tạo cá kho 
nhạt, chè nấu nhạt; còn tím nhạt, nắng 
nhạt lại chỉ về màu sắc không đậm như 
bình thường. Các trường hợp chén trong 
xới đầy hai chén, tàn nhang trong mặt 
tàn nhang, ruồi trong nốt ruồi, mặt nạ 
khi chỉ cái bề ngoài giả dối (nó bị lột mặt 
nạ) là các nghĩa chuyển của một từ đa 
nghĩa. Ở các lớp cuối của bậc tiểu học, 
học sinh còn được biết về nghĩa hình 
tượng của từ (nghĩa tu từ) như từ bầu bí 
trong ngữ cảnh Bầu ơi thương lấy bí cùng 
chỉ người, mối quan hệ gắn bó, đoàn kết 
giữa người với người; Từ gào chỉ hoạt 
động của người phát ra âm thanh với âm 
lượng lớn có khi lại được dùng để chỉ âm 
thanh dữ tợn của sóng biển (sóng gào); 
giống từ gào, xé vốn chỉ hoạt động của 
người, trong câu Tia chớp xé rách cả bầu 
trời đen kịt lại chỉ hoạt động của tự 
nhiên; từ vàng trong tấm lòng vàng hay 
hạt vàng làng ta biểu thị về sự quý giá 
đáng trân trọng của tấm lòng, hạt gạo. 
Việc nhận biết và giải thích nghĩa 
hình tượng đòi hỏi người dạy và người 
học phải có những liên tưởng tinh tế. Với 
câu thơ Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn. 
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng 
(Bếp lửa – Bằng Việt), những liên tưởng 
tinh tế sẽ giúp học sinh nhận biết được 
điểm tương đồng giữa thuộc tính ấm áp 
của lửa với lòng người bà luôn nhóm yêu 
thương; hay giúp giải mã nghĩa hình 
tượng ẩn chứa trong những câu thơ sau: 
Chị tre chải tóc bên ao. 
Nàng mây áo trắng ghé vào soi 
gương 
 (Trần Đăng Khoa) 
Những chị lúa phất phơ bím tóc 
Những cậu tre bá vai nhau thầm thì 
đứng học 
Đàn cò áo trắng 
Khiêng nắng qua sông 
Cô gió chăn mây trên đồng 
Bác mặt trời đạp xe qua đỉnh núi. 
 (Trần Đăng Khoa) 
Cùng với việc nhận biết nghĩa hình 
tượng của từ là việc xác định biện pháp 
nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ (các phương 
thức chuyển nghĩa từ). 
Làm giàu vốn từ là một trong 
những nội dung quan trọng của việc dạy 
từ ngữ cho học sinh ở mọi lứa tuổi đặc 
biệt là tiểu học. Nhiệm vụ học tập, nhu 
cầu hiểu biết khám phá thế giới, nhu cầu 
giao tiếp buộc học sinh phải tăng cường 
vốn từ. Một đứa trẻ có vốn từ phong phú 
sẽ dễ dàng hơn, tự tin hơn trong giao 
tiếp và tiếp thu bài giảng, tiếp nhận nội 
dung của sách đọc. Với vốn từ phong 
phú, trẻ chủ động trong việc lựa chọn và 
sử dụng từ. Ngược lại, nếu vốn từ nghèo 
nàn, các em sẽ gặp khó khăn trong giao 
tiếp, lâu dần sinh ra mặc cảm, ngại nói 
chuyện thiếu cởi mở ảnh hưởng đến việc 
học tập. 
Các văn bản trong sách Tiếng Việt 
tiểu học hiện hành được phân bố theo 
từng chủ đề rất thuận lợi cho việc làm 
giàu vốn từ theo quan điểm trường nghĩa. 
Việc tiếp nhận các từ theo mỗi chủ đề, 
từng hệ thống dễ theo dõi, dễ nhận biết 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 6(71) năm 2015 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
68 
và nhớ một cách bền vững. Khi vận 
dụng, trẻ huy động nhanh hơn, dễ dàng 
hơn vốn từ ngữ đã được sắp xếp thành 
từng lớp trong bộ nhớ của mình. Chẳng 
hạn, khi tả cái cây, các em huy động lớp 
từ ngữ thuộc về cây đã có sẵn trong một 
ô của bộ nhớ: các từ chỉ bộ phận cây (rễ, 
gốc, thân, cành, nhánh, lá, hoa, quả), các 
từ chỉ về đặc trưng thuộc tính của cây 
(cao, thấp, to, nhỏ, cổ thụ, tươi tốt, khô 
héo), các từ chỉ về tác động của con 
người đến cây (trồng, ươm, chăm bón, 
tưới, tỉa, chặt, đốn, phá); Hay khi cần 
huy động các từ biểu thị thái độ và hành 
động tích cực của con người với môi 
trường tự nhiên, học sinh nhanh chóng 
tập hợp được các từ ngữ vốn đã được sắp 
xếp trong một ngăn của bộ nhớ như: trân 
trọng, bảo vệ, giữ gìn, phát triển, trồng, 
nuôi, thuần dưỡng, chăm sóc 
Những chủ đề mà sách tiếng Việt 
tiểu học đề cập đã tập hợp một lượng lớn, 
một danh sách khá phong phú các từ ngữ 
biểu thị về thế giới xung quanh như gia 
đình, trường lớp, quê hương, đất nước; về 
tình cảm gia đình, tình thầy trò, tình bè 
bạn, tình yêu quê hương đất nước; về 
công việc của HS ở nhà, ở trường và nơi 
sinh sống. Song hiện thực vận động 
không ngừng. Chẳng hạn, trước đây, sự 
biến đổi khí hậu, môi trường chưa gắt 
gao như bây giờ, công nghệ thông tin còn 
mới mẻ, những biểu hiện về sự phức tạp 
của đời sống xã hội cũng khác. Các 
trường từ vựng sẽ khác. Các từ ngữ hiệu 
ứng nhà kính, El Nino, thủy quyển, thạch 
quyển, mưa axit, sa mạc hóa, thế giới 
phẳng, email, file, phần mềm, ngôn ngữ 
lập trình, hội nhập, ngáo đá, phê thuốc, 
kĩ năng sống, chung cư, tham nhũng 
khi đó chưa được dùng phổ biến giờ đây 
lại vô cùng quen thuộc. Điều đó chứng tỏ 
để làm tròn chức năng biểu thị hiện thực 
khách quan, hệ thống từ vựng luôn luôn 
vận động. 
Nhu cầu cập nhật các trường từ 
vựng mới của con người là tất yếu. Học 
sinh nói chung học sinh tiểu học nói 
riêng cũng vậy, các em cần được tiếp 
nhận các từ ngữ biểu thị hiện thực khách 
quan mới mẻ: hiện tượng tự nhiên, tình 
trạng biến đổi cả theo chiều hướng tích 
cực lẫn tiêu cực của tự nhiên - xã hội, sự 
phát triển của khoa học kĩ thuật, kĩ năng 
sống Để đáp ứng yêu cầu đó, nguồn 
ngữ liệu cho dạy học tiếng Việt phải 
luôn là nguồn ngữ liệu mở. Các văn bản 
tuyển chọn đưa vào dạy học tiếng Việt ở 
tiểu học cũng phải vận động phù hợp 
với quá trình vận động của hiện thực 
khách quan. Mặt khác, việc làm giàu 
vốn từ và tích cực hóa vốn từ cho HS 
cần được tích hợp trong các môn học 
khác ngoài môn Tiếng Việt. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
2. Nguyễn Thị Ly Kha (chủ biên), Vũ Thị Ân (2008), Ngữ nghĩa học, Nxb Giáo dục. 
3. Hoàng Phê (chủ biên) (1992), Từ điển tiếng Việt, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, 
Hà Nội. 
4. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2003, 2004, 2005, 2006), Tiếng Việt 2, 3, 4, 5, Nxb 
Giáo dục Việt Nam. 
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 10-4-2015; ngày phản biện đánh giá: 05-5-2015; 
ngày chấp nhận đăng: 05-6-2015) 

File đính kèm:

  • pdfmo_rong_von_tu_va_day_hoc_nghia_tu_cho_hoc_sinh_tieu_hoc.pdf