Mối quan hệ giữa các cấu trúc quản trị và hiệu quả doanh nghiệp: Các hướng nghiên cứu tiềm năng

Tóm tắt Mối quan hệ giữa các cấu trúc quản trị và hiệu quả doanh nghiệp: Các hướng nghiên cứu tiềm năng: ...ác cơ chế quản trị quốc gia [34], và vì vậy, không thể cung cấp một sự hiểu biết thấu đáo về hiệu lực của các cơ chế quản trị doanh nghiệp trong những môi trường thể chế khác nhau [35]. Một hướng nghiên cứu mới nổi gần đây trong chuyên ngành quản trị doanh nghiệp đã xem xét lại khuôn k... việc suy diễn các kết luận mang tính nhân quả từ các ước lượng kinh tế lượng là điều không khả thi. Công trình thực nghiệm tiên phong của Wintoki và cộng sự (2012) cung cấp một hướng dẫn hữu ích và quan trọng trong việc xác định định dạng mô hình và lựa chọn kỹ thuật ước lượng thích h...n ngành quản trị doanh nghiệp hiện nay, cũng như cung cấp những hàm ý chính sách quan trọng trong việc xác định những hệ quả thị trường của những thay đổi chính sách quản trị doanh nghiệp. Tài liệu tham khảo [1] Adams, R. and D. Ferreira, “Women in the boardroom and their impact on gov...

pdf9 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 311 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Mối quan hệ giữa các cấu trúc quản trị và hiệu quả doanh nghiệp: Các hướng nghiên cứu tiềm năng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ải thích 
trong mô hình có thể bao quát được tất cả các 
đặc tính doanh nghiệp (quan sát được và không 
quan sát được) hay không, nên kỹ thuật ước 
lượng các ảnh hưởng cố định phải được sử 
dụng để giảm thiểu các thiên lệch gây ra do bỏ 
sót biến [42]. Tính đồng thời có thể nảy sinh 
khi ít nhất một biến giải thích được xác định 
một cách đồng thời với biến phụ thuộc trong 
mô hình [43]. Ví dụ, một HĐQT đa dạng hơn 
về giới có thể giúp tăng cường chức năng giám 
sát của HĐQT, và nhờ thế, có thể giúp cải thiện 
hiệu quả tài chính doanh nghiệp [1]. Tuy nhiên, 
các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả cao có 
thể có nhiều thành viên nữ trong HĐQT hơn 
các doanh nghiệp khác bởi vì nữ giới có khuynh 
hướng lựa chọn làm việc cho các doanh nghiệp 
hoạt động hiệu quả [18]. Điều này có nghĩa là 
biến đa dạng giới trong HĐQT và biến hiệu quả 
doanh nghiệp có thể được xác định và ảnh 
hưởng lẫn nhau một cách đồng thời. 
Như đã trình bày ở trên, bên cạnh hai nguồn 
nội sinh đã nêu, có thể có một nguồn nội sinh 
khác ẩn chứa trong mối quan hệ giữa quản trị 
và hiệu quả doanh nghiệp, được gọi là tính nội 
sinh động. Một số nghiên cứu gần đây gợi ý 
rằng bản chất của mối quan hệ này là động, 
nghĩa là những đặc tính quản trị và hiệu quả 
doanh nghiệp hiện hành có thể chịu sự tác động 
của hiệu quả doanh nghiệp trong quá khứ [27, 
31, 32]. Phát hiện thực nghiệm này phù hợp với 
các quan điểm lý thuyết được đề xuất bởi Harris 
và Raviv (2008), và Raheja (2005) về bản chất 
động của mối quan hệ giữa quản trị và hiệu quả 
doanh nghiệp [44-46]. Wintoki và cộng sự 
(2012), Schultz và cộng sự (2010) lập luận rằng 
nếu mối quan hệ động này thật sự tồn tại thì 
những phát hiện về mối quan hệ nhân quả giữa 
quản trị và hiệu quả doanh nghiệp của các 
nghiên cứu trước đây, sử dụng các kỹ thuật ước 
lượng bình phương tối thiểu thông thường 
(OLS) hay ước lượng các ảnh hưởng cố định 
(FE), có thể là giả mạo [27, 32]. Nói cách khác, 
nếu tính nội sinh động không được kiểm soát 
một cách đầy đủ thì việc suy diễn các kết luận 
mang tính nhân quả từ các ước lượng kinh tế 
lượng là điều không khả thi. 
Công trình thực nghiệm tiên phong của 
Wintoki và cộng sự (2012) cung cấp một hướng 
dẫn hữu ích và quan trọng trong việc xác định 
định dạng mô hình và lựa chọn kỹ thuật ước 
lượng thích hợp cho các đề tài nghiên cứu 
tương lai trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp 
[27]. Theo đó, Wintoki và cộng sự (2012) gợi ý 
rằng mô hình thực nghiệm thích hợp cho mối 
quan hệ nhân quả tiềm năng giữa quản trị và 
hiệu quả doanh nghiệp không nên là một mô 
hình tĩnh như trong các nghiên cứu trước đây 
mà phải là một mô hình động, trong đó một 
(hoặc một số) giá trị trễ của biến phụ thuộc 
được sử dụng như là (các) biến giải thích trong 
mô hình [27]. Tuy nhiên, sự hiện diện của cấu 
trúc tự hồi quy bậc một [AR(1)] (hoặc bậc cao 
hơn) trong mô hình đã dẫn đến những ước 
lượng thiên lệch và/hoặc không nhất quán 
nghiêm trọng nếu sử dụng các kỹ thuật OLS 
hay FE [47]. Tương tự, mặc dù phương pháp 
ước lượng biến công cụ (IV) thường được sử 
dụng trong các nghiên cứu trước đây để kiểm 
soát các ảnh hưởng cố định không quan sát 
được và tính đồng thời, phương pháp này không 
được thiết kế để đối phó với tính nội sinh động 
của mối quan hệ quản trị công ty - hiệu quả 
doanh nghiệp đã nêu ở trên [27]. Do vậy, cả ba 
kỹ thuật ước lượng truyền thống OLS, FE và IV 
có thể không phải là những kỹ thuật thích hợp 
để ước lượng các mô hình động trong nghiên 
cứu về quản trị doanh nghiệp. 
Hai kỹ thuật kinh tế lượng khác có thể khắc 
phục được những hạn chế của ba kỹ thuật nêu 
trên, và có thể áp dụng cho các mô hình động 
với các biến giải thích nội sinh, đó là: (i) Ước 
lượng AB difference GMM, được đề xuất bởi 
Arellano và Bond (1991) [48]; và (ii) Ước 
lượng BB system GMM, được đề xuất bởi 
Blundell và Bond (1998) [49]. Blundell và 
Bond (1998) đã chứng minh rằng ước lượng BB 
System GMM thì hiệu quả hơn và ít thiên lệch 
do mẫu hữu hạn hơn so với ước lượng AB 
difference GMM. Hơn nữa, các phân tích mô 
phỏng được thực hiện gần đây bởi Flannery và 
Hankins (2013), và Zhou (2014) đã chứng minh 
N.V. Tuấn / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 33, Số 1 (2017) 83-91 
88 
rằng ước lượng BB system GMM là một ước 
lượng hiệu quả nhất cho các tập dữ liệu bảng 
động [47, 50]. 
Do vậy, tác giả đề xuất các nghiên cứu 
tương lai trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp 
nên sử dụng ước lượng BB system GMM cho 
các mô hình dữ liệu bảng động nhằm kiểm soát 
các quan ngại nội sinh ẩn chứa trong mối quan 
hệ quản trị - hiệu quả doanh nghiệp, bao gồm: 
(i) Tính nội sinh động; (ii) Tính đồng thời; (iii) 
Các ảnh hưởng cố định không quan sát được 
[27]. Trong chuyên ngành quản trị doanh 
nghiệp, phương pháp này đã được ứng dụng 
trong một số nghiên cứu gần đây [27, 38, 39, 
51, 52]. 
Bên cạnh phương pháp nêu trên thì phương 
pháp hồi quy đa biến, đa cấp cũng có thể được 
áp dụng để khám phá tác động của các biến chất 
lượng quản trị doanh nghiệp và chất lượng quản 
trị quốc gia đối với hiệu quả doanh nghiệp. Kỹ 
thuật hồi quy đa cấp này cho phép tách biệt tác 
động cấp doanh nghiệp và tác động cấp quốc 
gia đối với biến phụ thuộc. Tác giả cho rằng 
bằng cách sử dụng phương pháp hồi quy đa 
biến, đa cấp để phân tích các tập dữ liệu đa 
quốc gia, các đề tài nghiên cứu tương lai có thể 
khắc phục được những hạn chế của các nghiên 
cứu trước đây, vốn chỉ tập trung cho các thị 
trường đã phát triển như Anh hay Hoa Kỳ. 
4. Những vấn đề cần được tiếp tục giải quyết 
Từ các phân tích nêu trên, tác giả tin rằng 
các nghiên cứu trong lĩnh vực này có thể áp 
dụng phương pháp mô hình hóa động để phân 
tích dữ liệu đa quốc gia nhằm tìm hiểu các tác 
động nhân quả tiềm năng của các cấu trúc quản 
trị doanh nghiệp (ví dụ như đa dạng giới trong 
HĐQT hay cấu trúc sở hữu) và chất lượng quản 
trị đối với hiệu quả doanh nghiệp, xét trong mối 
quan hệ tương tác với chất lượng quản trị của 
quốc gia. Theo đó, các nghiên cứu tương lai cần 
tập trung giải quyết hai câu hỏi nghiên cứu 
quan trọng mà cho đến nay các phân tích thực 
nghiệm trong chuyên ngành vẫn chưa có câu trả 
lời thỏa đáng: (i) Một là có hay không mối quan 
hệ nhân quả giữa các biến cấu trúc quản trị 
doanh nghiệp (như đa dạng giới trong HĐQT, 
cấu trúc HĐQT, cấu trúc sở hữu), chất lượng 
quản trị và hiệu quả doanh nghiệp, một khi bản 
chất nội sinh động của các mối quan hệ này 
được tính đến?; (ii) Hai là liệu các quan hệ nhân 
quả đó (nếu có) có bị điều hòa bởi chất lượng 
quản trị quốc gia hay không? 
Hai vấn đề nghiên cứu này là những chủ đề 
mới nổi trong chuyên ngành quản trị doanh 
nghiệp và nhận được sự quan tâm của nhiều học 
giả trên thế giới. Các phát hiện thực nghiệm từ 
các hướng nghiên cứu này sẽ là những đóng 
góp rất có ý nghĩa cho chuyên ngành cả về mặt 
thực tiễn (hoạch định chính sách quản trị doanh 
nghiệp) và lý luận (phương pháp ước lượng). 
Trong lược sử nghiên cứu của chuyên ngành 
quản trị doanh nghiệp trên thế giới, có khá ít 
các nghiên cứu sử dụng phương pháp mô hình 
hóa động để khám phá một tập dữ liệu đa quốc 
gia về quản trị doanh nghiệp và quản trị quốc 
gia. Việc xem xét đồng thời các biến ở cấp độ 
doanh nghiệp và cấp độ quốc gia sẽ tạo điều 
kiện thuận lợi cho việc khám phá những tác 
động mang tính tương hỗ giữa các biến này đối 
với hiệu quả doanh nghiệp. Bằng cách đó, các 
nghiên cứu tương lai được kỳ vọng sẽ đóng góp 
một cách có ý nghĩa vào một chủ đề mới nổi trong 
chuyên ngành quản trị doanh nghiệp, liên quan 
đến vai trò của các cơ chế quản trị quốc gia đối 
với mối quan hệ quản trị - hiệu quả doanh nghiệp, 
được khởi xướng gần đây bởi một số học giả uy 
tín trong chuyên ngành [34, 35]. 
5. Kết luận 
Tác giả đề xuất các nghiên cứu tương lai 
trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp cần tập 
trung giải quyết các mục tiêu sau: (i) Một là 
phải cung cấp được bằng chứng thực nghiệm từ 
dữ liệu đa quốc gia để làm sáng tỏ tác động của 
đa dạng giới trong HĐQT (và các biến cấu trúc 
HĐQT khác) đối với hiệu quả doanh nghiệp. 
Liệu phát hiện đó có bền vững khi bản chất 
động của mối quan hệ này được kiểm soát hay 
không? Và liệu mối quan hệ này có bị điều tiết 
N.V. Tuấn / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 33, Số 1 (2017) 83-91 89 
bởi các cơ chế quản trị quốc gia hay không?; 
(ii) Hai là vận dụng phương pháp mô hình hóa 
động để cung cấp bằng chứng thực nghiệm 
nhằm làm rõ vai trò của cấu trúc sở hữu đối với 
hiệu quả doanh nghiệp cũng như vai trò điều 
tiết của các cơ chế quản trị quốc gia đối với mối 
quan hệ này; (iii) Ba là xét trên quan điểm 
động, chất lượng quản trị doanh nghiệp - đo 
lường bởi mức độ tuân thủ và sự thực thi các 
quy tắc quản trị doanh nghiệp được chấp nhận 
phổ biến - có ảnh hưởng như thế nào đối với 
hiệu quả doanh nghiệp? Liệu ảnh hưởng đó có 
bị điều tiết bởi chất lượng quản trị quốc gia hay 
không? Và như thế nào?. Các kết quả đạt được 
từ việc nghiên cứu cả ba chủ đề nêu trên sẽ cho 
phép đi đến một số phát hiện mang tính khái 
quát hóa cao về những vấn đề đang gây ra nhiều 
tranh cãi trong chuyên ngành quản trị doanh 
nghiệp hiện nay, cũng như cung cấp những hàm 
ý chính sách quan trọng trong việc xác định 
những hệ quả thị trường của những thay đổi 
chính sách quản trị doanh nghiệp. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Adams, R. and D. Ferreira, “Women in the 
boardroom and their impact on governance and 
performance”, Journal of Financial Economics, 
94 (2009) 2, 291-309. 
[2] HKEC, Consultation paper: Board diversity, 
Hong Kong, China: Hong Kong Exchanges and 
Clearing Limited, 2012. 
[3] Carter, D.A., et al., “The gender and ethnic 
diversity of US boards and board committees 
and firm financial performance”, Corporate 
Governance: An International Review, 18 (2010) 
5, 396-414. 
[4] Adams, R. and P. Funk, “Beyond the glass 
ceiling: Does gender matter?”, Management 
Science, 58 (2012) 2, 219-235. 
[5] Fama, E.F. and M. Jensen, “Separation of 
ownership and control”, Journal of Law and 
Economics, 26 (1983) 2, 301-325. 
[6] Jensen, M. and W. Meckling, “Theory of the 
firm: Managerial behaviour, agency cost, and 
ownership structure”, Journal of Financial 
Economics, 3 (1976) 5, 305-360. 
[7] Goodstein, J., K. Gautam, and W. Boeker, “The 
effects of board size and diversity on strategic 
change”, Strategic Management Journal, 15 
(1994) 3, 241-250. 
[8] Pfeffer, J., “Size, composition, and function of 
hospital boards of directors: A study of 
organization-environment linkage”, 
Administrative Science Quarterly, 18 (1973) 3, 
349-364. 
[9] Hillman, A.J. and T. Dalziel, “Boards of 
directors and firm performance: Integrating 
agency and resource dependence perspectives”, 
Academy of Management Review, 28 (2003) 3, 
383-396. 
[10] Pfeffer, J. and G.R. Salancik, The external 
control of organizations: A resource dependence 
perspective, Stanford, California: Stanford 
University Press, 2003. 
[11] Rose, C., “Does female board representation 
influence firm performance? The Danish 
evidence”, Corporate Governance: An 
International Review, 15 (2007) 2, 404-413. 
[12] Erhardt, N.L., J.D. Werbel, and C.B. Shrader, 
“Board of director diversity and firm financial 
performance”, Corporate Governance: An 
International Review, 11 (2003) 2, 102-111. 
[13] Campbell, K. and A. Mínguez-Vera, “Gender 
diversity in the boardroom and firm financial 
performance”, Journal of Business Ethics, 83 
(2008) 3, 435-451. 
[14] Mohan, N., “A review of the gender effect on 
pay, corporate performance and entry into top 
management”, International Review of 
Economics and Finance, 34 (2014) C, 41-51. 
[15] Dezsö, C.L. and D.G. Ross, “Does female 
representation in top management improve firm 
performance? A panel data investigation”, 
Strategic Management Journal, 33 (2012) 9, 
1072-1089. 
[16] Carter, D.A., B.J. Simkins, and W.G. Simpson, 
“Corporate governance, board diversity, and firm 
value”, Financial Review, 38 (2003) 1, 33-53. 
[17] Ahern, K.R. and A. Dittmar, “The changing of 
the boards: The impact on firm valuation of 
mandated female board representation”, 
Quarterly Journal of Economics, 127 (2012) 1, 
137-197. 
[18] Farrell, K.A. and P.L. Hersch, “Additions to 
corporate boards: The effect of gender”, Journal 
of Corporate Finance, 11 (2005) 1&2, 85-106. 
[19] Terjesen, S., R. Sealy, and V. Singh, “Women 
directors on corporate boards: A review and 
research agenda”, Corporate Governance: An 
International Review, 17 (2009) 3, 320-337. 
N.V. Tuấn / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 33, Số 1 (2017) 83-91 
90 
[20] Demsetz, H., “The structure of ownership and 
the theory of the firm”, Journal of Law and 
Economics, 26 (1983) 2, 375-90. 
[21] Demsetz, H. and B. Villalonga, “Ownership 
structure and corporate performance”, Journal of 
Corporate Finance, 7 (2001) 3, 209-233. 
[22] Lemmon, M.L. and K.V. Lins, “Ownership 
structure, corporate governance, and firm value: 
Evidence from the East Asian financial crisis”. 
The Journal of Finance 58 (2003) 4, 1445-1468. 
[23] Himmelberg, C.P., R.G. Hubbard, and D. Palia, 
“Understanding the determinants of managerial 
ownership and the link between ownership and 
performance”, Journal of Financial Economics, 
53 (1999) 3, 353-384. 
[24] Yabei, H. and S. Izumida, “Ownership 
concentration and corporate performance: A 
causal analysis with Japanese panel data”, 
Corporate Governance: An International 
Review, 16 (2008) 4, 342-358. 
[25] Thomsen, S. and T. Pedersen, “Ownership 
structure and economic performance in the 
largest European companies”, Strategic 
Management Journal, 21 (2000) 6, 689-705. 
[26] Gedajlovic, E. and D.M. Shapiro, “Ownership 
structure and firm profitability in Japan”, 
Academy of Management Journal, 45 (2002) 3, 
565-575. 
[27] Wintoki, M.B., J.S. Linck, and J.M. Netter, 
“Endogeneity and the dynamics of internal 
corporate governance”, Journal of Financial 
Economics, 105 (2012) 3, 581-606. 
[28] Xu, X. and Y. Wang, “Ownership structure and 
corporate governance in Chinese stock 
companies”, China Economic Review, 10 (1999) 
1, 75-98. 
[29] Hu, H., O. Tam, and M. Tan, “Internal 
governance mechanisms and firm performance 
in China”, Asia Pacific Journal of Management, 
27 (2010) 4, 727-749. 
[30] Haniffa, R. and M. Hudaib, “Corporate 
governance structure and performance of 
Malaysian listed companies”, Journal of 
Business Finance and Accounting, 33 (2006) 
7&8, 1034-1062. 
[31] Pham, P.K., J.A. Suchard, and J. Zein, 
“Corporate governance and alternative 
performance measures: Evidence from 
Australian firms”, Australian Journal of 
Management, 36 (2011) 3, 371-386. 
[32] Schultz, E.L., D.T. Tan, and K.D. Walsh, 
“Endogeneity and the corporate governance-
performance relation”, Australian Journal of 
Management, 35 (2010) 2, 145-163. 
[33] Wang, K. and G. Shailer, “Ownership 
concentration and firm performance in emerging 
markets: A meta-analysis”, Journal of Economic 
Surveys, 29 (2015) 2, 199-229. 
[34] Filatotchev, I., G. Jackson, and C. Nakajima, 
“Corporate governance and national institutions: 
A review and emerging research agenda”, Asia 
Pacific Journal of Management, 30 (2013) 4, 
965-986. 
[35] Kumar, P. and A. Zattoni, “How much do 
country-level or firm-level variables matter in 
corporate governance studies?”, Corporate 
Governance: An International Review, 21 (2013) 
3, 199-200. 
[36] Aslan, H. and P. Kumar, “National governance 
bundles and corporate agency costs: A cross-
country analysis”, Corporate Governance: An 
International Review, 22 (2014) 3, 230-251. 
[37] Van Essen, M., P.J. Engelen, and M. Carney, 
“Does 'good' corporate governance help in a 
crisis? The impact of country- and firm-level 
governance mechanisms in the European 
financial crisis”, Corporate Governance: An 
International Review, 21 (2013) 3, 201-224. 
[38] Nguyen, T., S. Locke, and K. Reddy, “A 
dynamic estimation of governance structures and 
financial performance for Singaporean 
companies”, Economic Modelling, 40 (2014) C, 
1-11. 
[39] Nguyen, T., S. Locke, and K. Reddy, “Does 
boardroom gender diversity matter? Evidence 
from a transitional economy”, International 
Review of Economics and Finance, 37 (2015) C, 
184-202. 
[40] Nguyen, T., S. Locke, and K. Reddy, 
“Ownership concentration and corporate 
performance from a dynamic perspective: Does 
national governance quality matter?”, 
International Review of Financial Analysis, 41 
(2015) C, 148-161. 
[41] Wooldridge, J.M., Econometric analysis of cross 
section and panel data, Cambridge, MA: The 
MIT Press, 2002. 
[42] Roberts, M.R. and T.M. Whited, Endogeneity in 
empirical corporate finance, in Handbook of the 
economics of finance, M.H. George M. 
Constantinides and M.S. Rene, Editors. Elsevier: 
Saint Louis, USA, 2013, p. 493-572. 
[43] Wooldridge, J.M., Introductory econometrics: A 
modern approach, 4 ed., Mason, USA: South-
Western Cengage Learning, 2009. 
N.V. Tuấn / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 33, Số 1 (2017) 83-91 91 
[44] Harris, M. and A. Raviv, “A theory of board 
control and size”, Review of Financial Studies, 
21 (2008) 4, 1797-1832. 
[45] Hermalin, B.E. and M.S. Weisbach, 
“Endogenously chosen boards of directors and 
their monitoring of the CEO”, American 
Economic Review, 88 (1998) 1, 96-118. 
[46] Raheja, C.G., “Determinants of board size and 
composition: A theory of corporate boards”, 
Journal of Financial and Quantitative Analysis, 
40 (2005) 2, 283-306. 
[47] Flannery, M.J. and K.W. Hankins, “Estimating 
dynamic panel models in corporate finance”, 
Journal of Corporate Finance, 19 (2013) C, 1-19. 
[48] Arellano, M. and S. Bond, “Some tests of 
specification for panel data: Monte Carlo 
evidence and an application to employment 
equations”, Review of Economic Studies, 58 
(1991) 2, 277-297. 
[49] Blundell, R. and S. Bond, “Initial conditions and 
moment restrictions in dynamic panel data 
models”, Journal of Econometrics, 87 (1998) 1, 
115-143. 
[50] Zhou, Q., R. Faff, and K. Alpert, “Bias 
correction in the estimation of dynamic panel 
models in corporate finance”, Journal of 
Corporate Finance, 25 (2014) C, 494-513. 
[51] Chen, M.Y., “Determinants of corporate board 
structure in Taiwan”, International Review of 
Economics and Finance, 32 (2014) C, 62-78. 
[52] Munisi, G. and T. Randøy, “Corporate 
governance and company performance across 
Sub-Saharan African countries”, Journal of 
nomics and Business, 70 (2013) C, 92-110. 
The Relationships amongst Corporate Governance Structures 
and Firm Performance: A Potential Research Agenda 
Nguyen Van Tuan 
Dalat University, 
No. 1, Phu Dong Thien Vuong, Da Lat City, Lam Dong, Vietnam 
Abstract: This paper reviews recent empirical studies on corporate governance to clarify the 
causal relationships amongst corporate governance structures and firm performance. Based on 
previous empirical research results, this paper suggests several important but controversial research 
questions in corporate governance literature. First, whether or not there are casual relationships 
amongst corporate governance mechanisms (especially boardroom gender diversity and ownership 
structures) and firm performance once the dynamic nature of these relationships is taken into 
consideration. Second, whether or not these casual relationships (if any) are moderated by the national 
governance quality of the country within which firms operate. These two research questions may 
suggest a potential research agenda in the corporate governance literature. 
Keywords: Corporate governance structures, national governance, firm performance, 
endogeneity, Vietnam. 

File đính kèm:

  • pdfmoi_quan_he_giua_cac_cau_truc_quan_tri_va_hieu_qua_doanh_ngh.pdf
Ebook liên quan