Một số biện pháp đảm bảo an toàn - phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non

Tóm tắt Một số biện pháp đảm bảo an toàn - phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non: ...iệm, chưa biết tự bảo vệ mình, vì vậy trẻ thường bị các TNTT như bị dị vật đường thở do sặc bột, sặc thức ăn; bị dị vật lỗ mũi, lỗ tai do tự nhét hạt đỗ hoặc các đồ chơi có kích thước nhỏ; hoặc trẻ bị bỏng nước sôi, ngã xuống nước, điện giật, ngã gãy xương, chảy máu Đối với trẻ mẫu g...để lại những hậu quả nghiêm trọng về thể chất lẫn tinh thần cho trẻ, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Một số trường hợp đã được báo chí đăng tải như sau: - Bé Quang Vinh học tại Nhà trẻ tư thục Hoa Lan quận Tân Phú (TPHCM) mới 4 tuổi, không chịu ăn, bị cô giáo Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP...é bò vào thang Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 57 năm 2014 _____________________________________________________________________________________________________________ 36 máy đã mở sẵn và thang máy tự động đi lên. Bé được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng trong tình trạng tím tái, có vế...

pdf6 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 210 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Một số biện pháp đảm bảo an toàn - phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 57 năm 2014 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
32 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN 
- PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ 
TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON 
ĐÀO THỊ MINH TÂM* 
TÓM TẮT 
Tình hình tai nạn thương tích (TNTT) ở trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non 
(GDMN) là một vấn đề cấp bách hiện nay. Bài viết nêu một số biện pháp cụ thể đối với các 
cơ sở GDMN nhằm ngăn chặn các nguy cơ gây thương tích, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho 
trẻ mầm non. 
Từ khóa: an toàn, tai nạn thương tích, giáo dục mầm non. 
ABSTRACT 
Some safety measures for accident- injury prevention for children 
in the preschool educational organizations 
Accidents and injuries in preschool educational organizations in Vietnam is an 
urgent issue nowadays. The article presents some specific measures for preschool 
educational organizations to prevent threats of injury, ensuring complete safety for 
kindergarten children. 
Keywords: safety, accidents, preschool education. 
1. Đặt vấn đề 
Trong những năm gần đây, TNTT 
xảy ra đối với trẻ em rất nhiều. Ngày 04-
5-2012, lễ công bố kết quả khảo sát quốc 
gia tai nạn thương tích (TNTT) tại Việt 
Nam được tổ chức tại Hà Nội đã nêu rõ: 
“TNTT là một vấn đề sức khỏe cộng 
đồng tại Việt Nam với tỉ lệ tử vong và 
thương tích cao so với các bệnh lây 
nhiễm và không lây, trong đó, tai nạn 
giao thông đường bộ và đuối nước là 
những nguyên nhân hàng đầu gây tử 
vong cho cộng đồng Việt Nam” [1]. 
Trong đó, “5 nguyên nhân TNTT gây tử 
vong hàng đầu ở nhóm trẻ em/vị thành 
niên từ 0-19 tuổi là: tai nạn giao thông, 
ngã, động vật tấn công, vật sắc và bỏng” 
[1]. Chính vì vậy, việc phòng chống TNTT 
* ThS, Trường Đại học Sư phạm TPHCM 
là một việc hết sức cấp bách hiện nay, đòi 
hỏi toàn xã hội phải có những hành động 
thiết thực để ngăn chặn những nguy cơ 
TNTT đe dọa đến tính mạng và sức khỏe 
của trẻ em nước ta. 
Tình hình TNTT ở trẻ em trong các 
cơ sở giáo dục trẻ ở nước ta hiện nay 
cũng thường xảy ra, đặc biệt là ở các 
nhóm trẻ gia đình, các trường mầm non 
tư thục. Do cơ sở vật chất không đảm bảo 
yêu cầu, số lượng trẻ quá đông, trong khi 
đó, trẻ em lại rất hiếu động, tò mò, chưa 
có kinh nghiệm nên rất dễ xảy ra các tai 
nạn như: ngã, chấn thương chảy máu, hóc 
sặc, bỏng Mặt khác, một số giáo viên 
mầm non chưa được tập huấn để xử lí 
những tình huống cấp bách, chưa có kinh 
nghiệm, kĩ năng xử lí cấp cứu trẻ còn yếu 
dẫn đến việc chưa đảm bảo an toàn tuyệt 
đối cho trẻ, công tác phòng chống thương 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Đào Thị Minh Tâm 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
33 
tích và tai nạn cho trẻ còn chưa tốt. Đặc 
biệt, các nhóm trẻ tự phát, tuy không có 
giấy phép nhưng cũng tham gia giữ trẻ, 
có những người trông trẻ mà chưa qua 
một lớp đào tạo nào về mầm non, nên 
không nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lí 
của trẻ, không biết cách chăm sóc, giáo 
dục trẻ phù hợp, kết quả là vẫn còn 
những trường hợp xảy ra tai nạn, dẫn đến 
thương tích, thậm chí gây tử vong cho 
trẻ. Để ngăn chặn và phòng chống TNTT 
– đảm bảo an toàn cho trẻ, Bộ Giáo dục 
và Đào tạo (GD&ĐT) đã ban hành Thông 
tư số 13/2010/TT-BGDĐT, ngày 15-4-
2010 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy 
định về xây dựng trường học an toàn, 
phòng chống tai nạn, thương tích trong 
cơ sở GDMN. Ban Giám hiệu và giáo 
viên các trường mầm non, mẫu giáo công 
lập và tư thục, cần thực hiện nghiêm túc 
quy chế nuôi dạy trẻ và phòng tránh tai 
nạn cho trẻ. Cán bộ quản lí các trường, 
các nhóm trẻ gia đình cần kiểm tra, đôn 
đốc giáo viên phải có ý thức và cần tiên 
lượng những tai nạn có thể xảy ra với trẻ, 
đồng thời có kĩ năng xử lí tai nạn cho trẻ. 
Thông tư này đã nêu rõ 4 tiêu chuẩn về 
trường học an toàn, phòng, chống TNTT 
như sau: 
“1. Nhà trường có Ban chỉ đạo 
công tác y tế trường học, hàng năm xây 
dựng và triển khai thực hiện kế hoạch 
phòng, chống TNTT của nhà trường. Có 
cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm về 
công tác y tế trường học, được tập huấn 
để thực hiện tốt các hoạt động sơ cứu, 
cấp cứu TNTT. Giáo viên, cán bộ công 
nhân viên được cung cấp những kiến 
thức cơ bản về các yếu tố nguy cơ và 
cách phòng, chống TNTT cho trẻ. 
2. Môi trường xung quanh trường 
an toàn và có hiệu quả. 
3. Giảm được các yếu tố nguy cơ 
gây thương tích cho trẻ trong nhà trường 
(80 % nội dung theo bảng kiểm trường 
học an toàn được đánh giá là đạt). 
4. Trong năm không có trẻ bị tử 
vong hay bị thương tích nặng phải nằm 
viện do tai nạn, thương tích xảy ra trong 
trường.” [3]. 
Để đảm bảo an toàn cho trẻ, cần có 
các biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn, 
phòng chống TNTT trong các cơ sở 
GDMN. Đây là một vấn đề hết sức cấp 
bách trong giai đoạn hiện nay. 
2. Các tai nạn thương tích thường 
gặp ở trẻ em 
Đối với trẻ nhà trẻ (1 - 3 tuổi): 
Trẻ ở lứa tuổi này, cơ thể trẻ phát 
triển chưa hoàn thiện. Trẻ tập bò, tập đi 
lại, tò mò muốn tìm hiểu xung quanh, 
nhưng trẻ chưa có kinh nghiệm, chưa biết 
tự bảo vệ mình, vì vậy trẻ thường bị các 
TNTT như bị dị vật đường thở do sặc 
bột, sặc thức ăn; bị dị vật lỗ mũi, lỗ tai do 
tự nhét hạt đỗ hoặc các đồ chơi có kích 
thước nhỏ; hoặc trẻ bị bỏng nước sôi, ngã 
xuống nước, điện giật, ngã gãy xương, 
chảy máu 
Đối với trẻ mẫu giáo (4 – 6 tuổi): 
Ở độ tuổi này, cơ thể trẻ đã lớn và 
tương đối hoàn thiện, chức năng vận 
động phát triển tốt. Trẻ lứa tuổi này có 
đặc điểm là hiếu động, nghịch ngợm hơn, 
hay chạy chơi tự do nên thường gặp các 
TNTT như ngã, bị vật sắc nhọn đâm phải, 
bỏng, đuối nước, điện giật, đánh nhau, 
ngộ độc 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 57 năm 2014 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
34 
 Một số yếu tố ảnh hưởng đến 
TNTT ở trẻ trong trường mầm non 
- Thiếu sự giám sát, chăm nom của 
cô giáo: Các giáo viên mầm non, bảo 
mẫu không giám sát trẻ chặt chẽ, vì vậy, 
trẻ có thể tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ 
gây TNTT một cách dễ dàng, như: ngã, 
điện giật, bỏng. 
- Giáo viên mầm non không được 
hướng dẫn cách sơ cứu cho trẻ và không 
có kĩ năng xử trí các TNTT thường gặp: 
Điều này dẫn đến việc trẻ có thể bị tử 
vong do ngạt nước, dị vật đường thở do 
không được cấp cứu kịp thời và đúng 
cách. 
- Cơ sở vật chất không đảm bảo: 
Trường, lớp, đồ dùng đồ chơi ở trẻ em 
không đảm bảo an toàn, gây ra các tai 
nạn như: trẻ bị đồ dùng đè lên người, té 
ngã, rớt xuống hố ga 
- Người chăm sóc trẻ: Bạo hành, cố 
tình gây thương tích cho trẻ. 
 Một số trường hợp trẻ gặp tai 
nạn thương tích trong các cơ sở giáo 
dục mầm non 
- Bị tử vong do ngạt nước 
Các trường mầm non có cơ sở vật 
chất không đảm bảo, không có tường rào 
che chắn là mối nguy hiểm đối với trẻ. 
Ngay cả những dụng cụ chứa nước trong 
trường như lu, vại, xô không có nắp 
đậy, không được treo lên cao khi không 
sử dụng cũng gây nguy hiểm cho trẻ. Chỉ 
một vài giây lơi lỏng của người lớn là trẻ 
em có thể rơi xuống ao, hồ, sông, suối, 
giếng nước hoặc bị té cắm đầu vào xô 
nước, có thể bị ngạt hoặc chết đuối chỉ 
sau 2 phút. Thực tế đã xảy ra những tai 
nạn như sau: 
- 10h trưa ngày 25-02-2010, bé 
Trương Tường V (14 tháng tuổi), Trường 
Mầm non Tư thục Tuổi Ngọc - thị trấn Dĩ 
An, huyện Dĩ An, Bình Dương, đi vệ sinh 
cùng một bạn nữ. Sau khi trẻ ăn xong, vài 
phút sau, cô vào kiểm tra thì thấy vòi 
nước đang chảy và phát hiện một cháu bé 
gục mặt vào ca nhựa múc nước. Sau khi 
cho cháu, nhà trường đã đưa cháu đi cấp 
cứu tại Trung tâm Y tế huyện Dĩ An. Tuy 
nhiên, các bác sĩ chẩn đoán, cháu Vy đã 
tử vong trước lúc nhập viện. Trước đó, 
ngày 03-11-2009, một cháu bé 4 tuổi đã 
chết tại nhà vệ sinh của Trường Mầm 
non Nam Ngạn, TP Thanh Hóa vì bị ngã 
gục mặt vào chậu nước [4]. 
- Tại Trường Mầm non Bán công 
Minh Hà thuộc Hà Nội, bé Nguyễn Văn 
Nam 4 tuổi đã chết đuối tại ao hồ bên rìa 
tường sát trường mầm non. Khi cô giáo 
điểm danh thấy thiếu cháu, các cô chạy 
đi tìm và thấy dép của cháu nổi lên trên 
mặt ao sát rìa tường [5]. 
- Trẻ bị bạo hành 
Hiện nay, bạo hành trẻ em tại các 
trường mầm non đang được báo động, 
đặc biệt là ở những trường tư thục, các 
nhóm trẻ gia đình hoặc các cơ sở giữ trẻ 
tự phát. Các bảo mẫu, GVMN thường 
bạo hành trẻ trong các giờ ăn, ép trẻ ăn 
nhanh, ăn nhiều để nhanh tăng cân, dọa 
nạt và đánh mắng trẻ, những hành vi này 
đã để lại những hậu quả nghiêm trọng về 
thể chất lẫn tinh thần cho trẻ, gây bức xúc 
trong dư luận xã hội. Một số trường hợp 
đã được báo chí đăng tải như sau: 
- Bé Quang Vinh học tại Nhà trẻ tư 
thục Hoa Lan quận Tân Phú (TPHCM) 
mới 4 tuổi, không chịu ăn, bị cô giáo 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Đào Thị Minh Tâm 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
35 
Trần Thị Xuân Nữ nhốt vào thang máy 
vận chuyển thức ăn rồi bấm nút cho 
thang chuyển động để hù dọa bé. Khi 
thang nâng mở cửa, khắp người cháu đã 
bết máu, mình đầy thương tích. Cháu 
được cô đưa đến bệnh viện cấp cứu, tại 
bệnh viện bác sĩ cho biết cháu bị chấn 
thương đầu, sưng bầm tím thái dương 
trái, xuất huyết vùng cổ mặt, hai mắt bị 
xuất huyết kết mạc, nề mi, trên đầu có vết 
thương gây lóc da thái dương trái 15cm, 
lộ sọ, tỉ lệ thương tật 38% vĩnh viễn. [2] 
- Bé Trân bị phù não do bị cô giáo 
dùng băng keo dán miệng dẫn đến bị 
ngưng tim, ngưng thở, được đưa đến 
bệnh viện Nhi Đồng 1. Bác sĩ đã nhiệt 
tình cứu chữa, nhưng do sức khỏe bé quá 
yếu nên dẫn đến tử vong. 
- Bé Ngân 3 tuổi được gửi ở nhà cô 
bảo mẫu Trần Thị Phụng ở xã Thuận 
Giao, tỉnh Bình Dương, bị bạo hành khi 
tắm. Cô Phụng đã có những hành vi bạo 
lực liên tục tát nước vào mặt, lấy chân 
đạp lên người bé Ngân. [2] 
- Gần đây nhất, tại nhóm trẻ gia đình 
Phương Anh, quận Thủ Đức, người dân 
cũng phát hiện 2 bảo mẫu đã bóp cổ trẻ, 
gí đầu xuống đất, lấy khăn bịt mũi, tát 
liên tiếp vào mặt các bé rất dã man. Hai 
người này đã bị bắt và đưa ra xét xử. 
- Bị hóc dị vật đường thở 
Hóc dị vật là tai nạn tương đối phổ 
biến đối với trẻ em lứa tuổi 1-3, do trẻ 
thường dùng miệng để “khám phá” bất 
cứ vật gì có trong tay. Dị vật hay gặp 
nhất là hạt ngô, hạt lạc, hòn bi, hoặc đồng 
xu, viên kẹo... Mải chơi, trẻ quên mất vật 
đang ngậm và nuốt luôn vào miệng, gây 
hóc nghẹn, nếu không cấp cứu kịp thời sẽ 
gây tử vong. Một số trường hợp điển 
hình: 
- Em bé 14 tháng tuổi bị chết vì sặc 
cháo ở một nhóm trẻ gia đình thuộc tổ 12 
– phường Hòa Cương Bắc. Trong khi ăn 
cháo, bé bị sặc dẫn đến tím tái, khó thở. 
Mặc dù các cô đưa đến bệnh viện cấp cứu 
nhưng cháu Lộc vẫn bị tử vong. 
- Ngày 27-8, cháu Trần Nhật Hương 
(12 tháng tuổi), Trường Mầm non Thiên 
Thần Nhỏ (Số 9, BT6, KĐT Việt Hưng) 
đã tử vong, nguyên nhân ban đầu được 
các bác sĩ cho rằng cháu bị sặc cháo. 
Cháu mới được gửi ở trường vào ngày 
26-8, tính đến thời điểm cháu mất chưa 
đầy 2 ngày. 
- Bé P.T.A (20 tháng tuổi), ngụ tại 
Bến Tre. Sau 30 ngày khó thở kéo dài, sổ 
mũi và ho liên tục, bác sĩ chẩn đoán bị 
viêm phổi, nhưng tại Bệnh viện Nhi 
Đồng 1, kết quả XQ cho thấy cả 2 lá phổi 
của bé đều bị viêm, phổi trái xẹp một 
phần, nguyên nhân do bé ngậm và nuốt 
bóng đèn trang trí vào họng. 
- Tai nạn do bất cẩn 
Trẻ nhỏ thường rất hiếu động, hay 
tìm tòi khám phá mà không hề ý thức 
được những sự nguy hiểm đang rình rập. 
Giáo viên mầm non hoặc bảo mẫu đã bất 
cẩn để xảy ra những tai nạn thật thương 
tâm, điển hình như trường hợp sau: 
- Tháng 9-2008, cháu Nguyễn Anh 
Đạt, 3 tuổi, học tại Trường Mầm non Tư 
thục Thiện Ý, TP Đà Lạt đã tử vong do 
kẹt trong thang máy vận chuyển thức ăn. 
Khi bé Đạt khóc, cô bảo mẫu để bé ngồi 
xuống ghế gần cầu thang máy vận 
chuyển thức ăn để tìm khăn lau cho bé. 
Trong lúc cô đi lấy khăn, bé bò vào thang 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 57 năm 2014 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
36 
máy đã mở sẵn và thang máy tự động đi 
lên. Bé được đưa đến Bệnh viện Đa khoa 
Lâm Đồng trong tình trạng tím tái, có vết 
kẹp ngang bụng và vết thương ở phần 
chân, cháu đã tử vong sau đó vài ngày. 
- Tai nạn do đồ chơi 
Ngoài trường hợp hóc, nuốt phải dị 
vật, trẻ thường bị tai nạn khi sử dụng các 
loại xe đồ chơi, hoặc trẻ chơi các đồ chơi 
có nguồn gốc không rõ ràng, vật liệu sản 
xuất đồ chơi chứa nhiều chất độc hại có 
thể gây ung thư, ảnh hưởng lâu dài đến 
sức khỏe trẻ em. 
Một tai nạn điển hình: Một cháu bé 
2 tuổi ở trường mầm non tại thành phố 
Hà Nội vừa chết do nuốt phải đồ chơi 
(trứng nhựa). [6] 
3. Các biện pháp đảm bảo an toàn - 
phòng chống thương tích cho trẻ trong 
các cơ sở giáo dục mầm non 
3.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động 
phòng, chống TNTT cho trẻ trong các 
trường mầm non 
- Hàng năm, các cơ sở GDMN cần 
xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt 
động phòng chống TNTT cho trẻ phù hợp 
với điều kiện từng địa phương. 
- Các trường mầm non và các cơ sở 
GDMN cần thành lập Ban chỉ đạo phòng 
chống TNTT cho trẻ, chỉ đạo và triển 
khai các văn bản theo quy định có nội 
dung liên quan tới công tác phòng, chống 
TNTT, xây dựng trường học an toàn. Cán 
bộ quản lí cần tăng cường công tác kiểm 
tra, giám sát về công tác trông coi trẻ, 
tình hình thực hiện đảm bảo an toàn 
trường lớp, đồ dùng, đồ chơi, ngăn chặn 
tình trạng bạo hành trẻ trong trường mầm 
non. 
3.2. Tăng cường giáo dục truyền thông 
nhằm nâng cao nhận thức của giáo viên 
mầm non và những người trông trẻ về 
xây dựng trường học an toàn, phòng, 
chống TNTT 
- Các cơ sở GDMN cần tăng cường 
các hình thức tuyên truyền giáo dục bằng 
nhiều hình thức như tờ rơi, băng rôn, áp 
phích, khẩu hiệu; trang bị tài liệu, sách 
vở có liên quan đến việc đảm bảo an toàn 
cho trẻ trong trường mầm non. 
- Tuyên truyền trực tiếp qua các 
phương tiện truyền thông của trường, lớp 
nhằm nâng cao nhận thức cán bộ, giáo 
viên, nhân viên về tầm quan trọng của 
việc đảm bảo an toàn cho trẻ, về các biện 
pháp đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non. 
- Nâng cao năng lực cho các cấp lãnh 
đạo, cán bộ, giáo viên của ngành giáo dục 
về các nội dung phòng, chống TNTT, 
như: mở các lớp tập huấn về kĩ năng xử 
trí các tai nạn thường gặp ở trẻ em; tăng 
cường công tác kiểm tra các kĩ năng 
chăm sóc, xử trí các tai nạn thường gặp ở 
trẻ em. Hàng năm, các trường mầm non 
nên tổ chức các hội thi tìm hiểu kiến 
thức, kiểm tra kĩ năng xử lí các tình 
huống cấp cứu ở trẻ em. 
- Tổ chức lồng ghép nội dung giáo 
dục phòng chống TNTT, xây dựng 
trường học an toàn vào các hoạt động nhà 
trường. 
3.3. Tổ chức cải tạo trường lớp, cơ sở 
vật chất nhằm đảm bảo an toàn, phòng, 
chống TNTT tại trường mầm non 
- Kiểm tra, phát hiện và khắc phục 
ngay cơ sở vật chất không đảm bảo an 
toàn nhằm loại trừ các nguy cơ gây 
thương tích, tập trung ưu tiên các loại 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Đào Thị Minh Tâm 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
37 
thương tích thường gặp, do: ngã, vật sắc 
nhọn đâm, cắt, đuối nước, tai nạn giao 
thông, bỏng, điện giật, ngộ độc; đặc biệt 
đối với các cơ sở GDMN tư thục và các 
nhóm trẻ gia đình, phải tuân thủ các quy 
định về an toàn thì mới được cấp giấy 
phép hoạt động. 
- Huy động sự tham gia của các 
thành viên trong cơ sở GDMN, phụ 
huynh của trẻ và cộng đồng, phát hiện và 
báo cáo kịp thời các nguy cơ gây TNTT 
để có các biện pháp phòng, chống tại cơ 
sở GDMN. 
- Có tủ thuốc và các dụng cụ sơ cấp 
cứu theo quy định; đảm bảo tuyệt đối các 
qui định về phòng cháy chữa cháy cho trẻ 
trong các cơ sở GDMN. 
3.4. Tổ chức đánh giá quá trình triển 
khai và kết quả hoạt động xây dựng 
trường học an toàn, phòng, chống TNTT 
của các cơ sở GDMN 
Các phòng ban chức năng cần 
thường xuyên đánh giá, kiểm tra các cơ 
sở GDMN, chỉ cấp giấy công nhận 
trường học an toàn, phòng, chống TNTT 
vào cuối năm học cho các cơ sở GDMN 
đạt tiêu chuẩn. Đây là một biện pháp hết 
sức cần thiết nhằm hạn chế tối đa các 
trường hợp gây TNTT cho trẻ em. 
4. Kết luận 
Tóm lại, đảm bảo an toàn phòng 
chống TNTT cho trẻ trong các cơ sở 
GDMN là một việc đóng vai trò quan 
trọng và hết sức cấp bách trong công tác 
chăm sóc – giáo dục trẻ hiện nay. Các cơ 
sở GDMN cần thực hiện nghiêm túc các 
biện pháp nhằm đảm bảo an toàn phòng 
tránh TNTT cho trẻ, góp phần nâng cao 
hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong 
trường mầm non. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đăng Doanh (2012), “Công bố kết quả khảo sát quốc gia về tai nạn thương tích tại 
Việt Nam”, 
VN/Default.aspx 
2. 
c51a347181.html> 
3. 
dung-truong-hoc-an-toan-phong-chong-tai-nan-thuong-tich-trong-co-so-giao-duc-
mam-non-vb104124t23.aspx 
4. 
non/20131220124436389p1c24.htm 
5. 
a118869.html 
6.  
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 04-3-2014; ngày phản biện đánh giá: 01-4-2014; 
ngày chấp nhận đăng: 07-4-2014) 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_bien_phap_dam_bao_an_toan_phong_chong_tai_nan_thuong.pdf