Một số kết quả thực nghiệm của hệ thống định vị GPS RTK sử dụng mạng lưới viễn thông di động 3G và internet
Tóm tắt Một số kết quả thực nghiệm của hệ thống định vị GPS RTK sử dụng mạng lưới viễn thông di động 3G và internet: ...LIB xử lý 8 Virtual Serial Port Driver 6.9 Quản lý COM ảo 9 DUC 4.0.2 Đăng kí tên miền www.rtk.noip.me cho server 2. THỰC NGHIỆM VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ 2.1 Đo đạc thực nghiệm: 06 ca đo thực nghiệm được tiến hành với chiều dài các đường đáy từ 2.9 km đến 23 km với phương vị khác nhau. Các đi...936 1126.6289 -1.0852 1.7 3.0 RTK (trị trung bình) 4277.6937 1126.6315 -1.0700 10 21 Độ lệch Δ (mm) 0.1 2.6 15.2 Ca 5 ngày 07/02/2015 (21km) Hậu xử lý 7591.4810 19674.7655 -4.2515 7 16 RTK (trị trung bình) 7587.6226 19664.4630 -4.0051 218 474 Độ lệch Δ (mm) -3.8584 -10.3025 0.2464 Ca...tiếp tục xử lý theo chế độ Kinematic của phần mềm RTKLIB để tìm giải pháp để nâng cao độ chính xác của lời giải cũng như kiểm tra tính khả thi của hệ thống. Kết quả xử lý được thể hiện ở bảng 5 và bảng 6. TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ K2- 2015 Trang 55 Bảng 5. Kết quả xử l...
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol.18, No.K2 - 2015 Trang 48 Một số kết quả thực nghiệm của hệ thống định vị GPS RTK sử dụng mạng lưới viễn thông di động 3G và internet Trịnh Đình Vũ Lê Trung Chơn Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM (Bài nhận ngày 21 tháng 04 năm 2015, hoàn chỉnh sửa chữa ngày 08 tháng 05 năm 2015) TÓM TẮT Bài báo này giới thiệu các kết quả thực nghiệm của hệ thống GPS RTK do nhóm tác giả thiết lập với các cự ly khác nhau (từ 2.5km đến 21 km). Với các đường đáy 5km, sai số trung phương của lời giải RTK là 2.8cm với nghiệm fix đạt tỷ lệ xấp xỉ 90%. Điều này cho thấy hệ thống RTK GPS này đáp ứng được các yêu cầu về độ chính xác đo vẽ bản đồ địa hình, địa chính tỷ lệ lớn, công tác thủy đạc, nhất là công tác bố trí công trình và định vị RTK chính xác cao trong các hệ thống giao thông thông minh ITS (Intelligent Transportation Systems). Thiết bị sử dụng trong hệ thống này có chi phí thấp, có sẵn trên thị trường, gọn nhẹ, có khả năng đo RTK liên tục trong một ngày và cho phép sử dụng nhiều máy Rover đồng thời. Từ khóa: RTK GPS, mạng viễn thông 3G, thủy đạc, hệ thống giao thông thông minh ITS. 1. GIỚI THIỆU Bài báo [1] đã giới thiệu hệ thống RTK truyền dữ liệu qua Internet 3G. Trong quá trình thử nghiệm, chúng tôi đã có một số thay đổi nhỏ giúp hệ thống linh động và dễ sử dụng hơn. Để thu dữ liệu bản lịch vệ tinh từ máy thu U-blox 6T, nhóm tác giả thay thế laptop bằng thiết bị chuyển UART sang bluetooth và nâng cấp chương trình BluetoothInternet.apk thành ManyBluetoothInternet.apk. Điểm khác biệt của ManyBluetoothInternet.apk so với phiên bản cũ là có thể đồng thời nhận dữ liệu từ nhiều thiết bị bluetooth cùng lúc rồi truyền về máy chủ server qua Internet 3G. Nhằm khắc phục nhược điểm IP động không cố định (thường sẽ bị thay đổi vài tuần một lần), chúng tôi đăng kí tên miền www.rtk.noip.me trên www.noip.com kết hợp phần mềm DUC phiên bản 4.0.2 thay vì phải nhập địa chỉ IP động trước khi đo, giúp hệ thống dễ sử dụng hơn. Bên cạnh đó chung tôi cài đặt tọa độ rover xuất ra ở dạng hệ tọa độ địa diện ΔE, ΔN, ΔU thay vì cài đặt xuất tọa độ rover ở dạng tọa độ trắc địa B, L, H hoặc tọa độ vuông góc không gian X, Y, Z. Ưu điểm sự thay đổi này là chỉ cần tọa độ gần đúng trạm base (có được nhờ xử lý định vị TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ K2- 2015 Trang 49 tuyệt đối dữ liệu trạm base gửi về). Dựa vào tọa độ gần đúng này, phần mềm RTKLIB xử lý và cung cấp số gia tọa độ chính xác trong hệ tọa độ địa diện ΔE, ΔN, ΔU. Điều này đòi hỏi điện thoại trạm rover cần cài đặt phần mềm hiển thị tọa độ trạm rover. Phần mềm hiển thị được xây dựng cho phép lựa chọn 2 phương án: lưu tọa độ địa diện ΔE, ΔN, ΔU nếu chưa biết tọa độ chính xác trạm base hoặc kết hợp tọa độ trạm base để tính ra tọa độ rover trong các hệ tọa độ khác (tùy theo cài đặt trong phần mềm sẽ quyết định định dạng tọa độ rover). Mục đích bài báo này là đo thực nghiệm kiểm tra độ chính xác hệ thống RTK tự thiết lập, nên phần mềm chuyển đổi tọa độ rover không đề cập trong bài báo này. Sơ đồ kết nối hệ thống đo RTK truyền dữ liệu qua Internet 3G sau khi được tinh giản được thể hiện ở hình 1. Ưu điểm của sơ đồ này là thiết bị gọn nhẹ, chi phí thấp và ít tiêu tốn năng lượng do đó có khả năng đo RTK liên tục trong 12 giờ (điều này là không thể đối với một hệ thống RTK sử dụng radio-link UHF) đáp ứng nhu cầu đo vẽ bản đồ tỉ lệ lớn, bố trí công trình cũng như các giải pháp định vị theo thời gian thực chính xác cao trong các hệ thống giao thông thông minh ITS (Intelligent Transportation Systems). Hình 1. Sơ đồ kết nối hệ thống RTK truyền dữ liệu qua Internet 3G kết hợp máy thu U-blox 6T và phần mềm RTKLIB phiên bản 2.4.2 SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol.18, No.K2 - 2015 Trang 50 Bảng 1. Danh mục thiết bị, phần mềm cho các ca đo thực nghiệm TT Tên thiết bị / phần mềm Chức năng 1 2 máy thu hai tần số Trimble R7 Trị đo pha và mã 2 tần số L1, L2 2 1 máy thu một tần số U-blox 6 + 1 bộ chuyển UART sang bluetooth Cung cấp dữ liệu quỹ đạo vệ tinh 3 2 điện thoại hệ điều hành Android Cài phần mềm ManyBluetoothInternet.apk (tự biên soạn), trao đổi dữ liệu từ máy thu đến server qua công bluetooth, hiển thị tọa độ điểm đo. 4 1 laptop cài đặt làm server trung tâm Cài phần mềm InternetCOM.exe (tự biên soạn), phần mềm RTKLIB 2.4.2; phần mềm DUC 4.0.2 5 RTKLIB phiên bản 2.4.2 Xử lý RTK động thời gian thực 6 ManyBluetoothInternet.apk(HĐH Android) Truyền dữ liệu từ bluetooth ra Internet qua SIM 3G 7 InternetCOM.exe (HĐH Windows) Nhận dữ liệu từ Internet cho RTKLIB xử lý 8 Virtual Serial Port Driver 6.9 Quản lý COM ảo 9 DUC 4.0.2 Đăng kí tên miền www.rtk.noip.me cho server 2. THỰC NGHIỆM VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ 2.1 Đo đạc thực nghiệm: 06 ca đo thực nghiệm được tiến hành với chiều dài các đường đáy từ 2.9 km đến 23 km với phương vị khác nhau. Các điểm mốc được bố trí đảm bảo thông thoáng để tín hiệu từ vệ tinh đến máy thu là tốt nhất. Thời gian đo của mỗi ca đo là xấp xỉ 60 phút. Chi tiết các ca đo được thể hiện ở bảng 2. Việc sử dụng kỹ thuật truyền dữ liệu từ trạm base đến trạm rover bằng radio-link thông qua bằng tần UHF là không thể thực hiện được do địa hình, địa vật rất phức tạp, khá nhiều nhà cao tầng và khoảng cách giữa các mốc là khá xa. Bảng 2. Các đường đáy thực nghiệm Ca đo Ngày đo Khoảng cách (km) Thời gian đo Vị trí trạm base Vị trí trạm rover 1 27/12/2014 4.6 17:07 – 18:00 Đường Đỗ Xuân Hợp, Quận 9 (có tọa độ) Đường Trương Văn Bang, Quận 2 (không tọa độ) 2 09/01/2015 3.0 11:50 – 13:03 Cty Long Phúc Kiên Quận 2 (không tọa độ) Đường Trương Văn Bang, Quận 2 (không tọa độ) 3 04/02/2015 2.9 07:23 – 08:25 Bờ sông Sài Gòn, Quận 2 (có độ cao) Đường Trần Não, Quận 2 (có độ cao) 4 4.4 09:00 – 10:22 Bờ sông Sài Gòn Quận 2 (có độ cao) Cầu Sài Gòn, Quận 2 (có độ cao) 5 07/02/2015 21 09:38 – 11:01 Xa lộ Hà Nội, Quận 2 Quốc lộ 51, Tam Phước, Biên Hòa 6 9.5 13:00 – 14:32 Xa lộ Hà Nội, Quận 2 Cầu vượt trạm 2, Quận Thủ Đức TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ K2- 2015 Trang 51 Hình 2a. Vị trí các điểm mốc của 4 ca đo với các khoảng cách từ 2.9km đến 4.6km Hình 2b. Vị trí các điểm mốc của 2 ca đo với các khoảng cách 9.5km và 21km 2.2 Xử lý kết quả Các đường đáy được xử lý theo chế độ tĩnh bằng phần mềm Topcon Tools 8.2.3 và tất cả đều đạt nghiệm fix. Kết quả xử lý tĩnh này được xem là kết quả chính xác để so sánh với các kết quả xử lý động thời gian thực RTK bằng phần mềm RTKLIB. SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol.18, No.K2 - 2015 Trang 52 Hình 3. Trạng thái nghiệm fix và float của các ca đo thực nghiệm Kết quả xử lý từng đường đáy của các ca đo được thể hiện ở các bảng thống kê kết quả dưới đây (bảng 3, bảng 4). Trong đó độ lệch Δ là hiệu giữa kết quả xử lý bằng theo thời gian thực (bằng RTKLIB) so với hậu xử lý (bằng Topcon Tool). Bảng 3. Kết quả xử lý các đường đáy bằng kỹ thuật hậu xử lý (tĩnh) và RTK động Loại xử lý ΔN (m) ΔE (m) ΔU (m) SSTP mặt bằng (mm) SSTP độ cao (mm) Ca 1 ngày 27/12/2014 (4.6km) Hậu xử lý -4015.7979 -2267.3022 -3.8214 3 7 RTK (trị trung bình) -4015.8101 -2267.3034 -3.8433 28 51 Độ lệch Δ (mm) -12.2 -1.2 -21.9 Ca 2 ngày 09/01/2015 (3.0km) Hậu xử lý -1980.8658 2315.7664 -10.1096 1.2 2.5 RTK (trị trung bình) -1980.8621 2315.7574 -10.0798 19 63 Độ lệch Δ (mm) +4 -9 +30 Ca 3 ngày 04/02/2015 (2.9km) Hậu xử lý 2791.4157 867.3984 0.1340 1.2 2.1 RTK (trị trung bình) 2791.4157 867.3955 0.1253 7 14 TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ K2- 2015 Trang 53 Độ lệch Δ (mm) 0.0 -2.9 -8.7 Ca 4 ngày 04/02/2015 (4.4km) Hậu xử lý 4277.6936 1126.6289 -1.0852 1.7 3.0 RTK (trị trung bình) 4277.6937 1126.6315 -1.0700 10 21 Độ lệch Δ (mm) 0.1 2.6 15.2 Ca 5 ngày 07/02/2015 (21km) Hậu xử lý 7591.4810 19674.7655 -4.2515 7 16 RTK (trị trung bình) 7587.6226 19664.4630 -4.0051 218 474 Độ lệch Δ (mm) -3.8584 -10.3025 0.2464 Ca 6 ngày 07/02/2015 (9.5km) Hậu xử lý 7007.8968 6420.2121 12.2887 43 91 RTK (trị trung bình) 7007.8787 6420.1913 12.2785 30 17 Độ lệch Δ (mm) -18.1mm -20.8mm -10.2mm Bảng 4. Tỷ lệ nghiệm fix và float của các đường đáy được xử lý bằng kỹ thuật RTK Lời giải Số trị đo SSTP hướng bắc N (mm) SSTP hướng đông E (mm) SSTP độ cao U (mm) Tỷ lệ Ca 1 . Thu được 5 đến 7 vệ tinh chung Fix 2562 27 7 51 88.87% Max +29 +22 +29 Min -93 -20 -187 Float DGPS 324 927 156 1818 11.13% Ca 2 . Thu được 4 đến 8 vệ tinh chung Fix 3911 8 17 63 94.26% Max +30 +35 +235 Min -12 -53 -118 Float DGPS 238 7 16 65 5.74% Ca 3. Thu được 4 đến 8 vệ tinh chung Fix 3699 4 5 14 99.65% Max +11 +10 + 97 Min -23 -27 -34 Float DGPS 13 3 7 14 0.35% Ca 4. Thu được 4 đến 8 vệ tinh chung Fix 3488 6 8 21 87.57% Max +21 +21 +80 SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol.18, No.K2 - 2015 Trang 54 Min -79 -92 -102 Float DGPS 495 29 29 128 12.43% Ca 5. Thu được 4 đến 8 vệ tinh chung Fix 0 -- -- -- 0% Float DGPS 1915 165 142 474 100% Max 3310 1380 1889 Min -498 -160 -10469 Ca 6. Thu được 5 đến 8 vệ tinh chung Fix 104 22 20 17 2.29% Max 2 16 36 Min -34 -25 -35 Float DGPS 4434 133 107 177 97.71% 2.3 Phân tích kết quả Kết quả xử lý của 4 ca đo đầu tiên với hai cạnh đáy cự ly xấp xỉ 3.0 km và hai cạnh đáy cự ly xấp xỉ 5.0 km đạt tỉ lệ nghiệm fix rất cao (hình Error! Reference source not found.a, b, c, d),. Cụ thể với các ca đo có cự ly xấp xỉ 5.0 km tỷ lệ nghiệm fix đạt trên trên 88.5% ; với cự ly xấp xỉ 3.0 km tỷ lệ nghiệm fix đạt trên 91.44% . Kết quả các bảng cho thấy độ lệch giữa ba thành phần hệ tọa độ địa diện được xử lý tĩnh bằng phần mềm Topcon Tools và giá trị trung bình của xử lý đo động bởi hệ thống RTK tự thiết lập dưới 1cm về mặt bằng (ΔN, ΔE) và dưới 2.5cm về độ cao (ΔU). Điều đó chứng tỏ hệ thống RTK do nhóm tác giả đề xuất hoàn toàn đủ khả năng đáp ứng độ chính xác công tác đo vẽ bản đồ tỉ lệ lớn, bố trí công trình và định vị RTK chính xác cao. Riêng với 2 ca đo có cự ly trên 10.0km, tỷ lệ nghiệm fix khá thấp, thậm chí bằng 0% đối với cự ly 21km vì đối với cự ly này tác động của tầng điện ly đến xử lý trị đo phase là khá lớn. Có 3 phương pháp để giảm ảnh hưởng của tầng điện ly: + Tính số hiệu chỉnh từ các hệ số α và β có trong bản lịch vệ tinh theo Kobluchar; + Dựa vào mô hình sai số tầng điện ly ở khu vực đo (thường thấy trong mô hình VRS – Virtual Reference Station) để tính số hiệu chỉnh; + Tổ hợp trị đo pha hai sóng mang L1 và L2 thành trị đo pha L3 để khử sai số tầng điện ly [2]. Phiên bản 2.4.2 của phần mềm RTKLIB có cho lựa chọn Iono- Free LC để hiệu chỉnh ảnh hưởng tầng điện ly, tuy nhiên lựa chọn này thực tế không hoạt động [3]. Do đó, nhóm tác giả tiếp tục xử lý theo chế độ Kinematic của phần mềm RTKLIB để tìm giải pháp để nâng cao độ chính xác của lời giải cũng như kiểm tra tính khả thi của hệ thống. Kết quả xử lý được thể hiện ở bảng 5 và bảng 6. TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ K2- 2015 Trang 55 Bảng 5. Kết quả xử lý các ca đo 5 và 6 bằng kỹ thuật hậu xử lý (tĩnh) và Kinematic Loại xử lý ΔN (m) ΔE (m) ΔU (m) SSTP mặt bằng (mm) SSTP độ cao (mm) Ca 5 ngày 07/02/2015 (21km) Hậu xử lý 7591.4810 19674.7655 -4.2515 7 16 Kinematic fix 7590.8398 19674.8977 -3.8079 655 541 Độ lệch Δ (mm) 132 -641 444 Kinematic float 7590.8083 19674.9673 -3.9186 752 824 Độ lệch Δ (mm) -673 202 333 Ca 6 ngày 07/02/2015 (9.5km) Hậu xử lý 7007.8968 6420.2121 12.2887 43 91 Kinematic fix 7007.8804 6420.1981 12.2982 25 53 Độ lệch Δ (mm) -16.4 -14.0 9.5 Kinematic float 7007.8914 6420.2097 12.2585 26 64 Độ lệch Δ (mm) -5.4 -2.4 -30.2 Bảng 6. Tỷ lệ nghiệm fix và float của các đường đáy được xử lý bằng kỹ thuật Kinematic Lời giải Số trị đo SSTP hướng bắc N (mm) SSTP hướng đông E (mm) SSTP độ cao U (mm) Tỷ lệ Ca 5. Fix 59 642 133 541 4.4% Float DGPS 1283 686 304 474 95.6% Max 3310 1380 1889 Min -498 -160 -10469 Ca 6. Fix 2364 19 15 53 55.20% Max 17 6 90 Min -111 -36 -261 Float DGPS 1919 21 15 64 44.80% Max 44 33 51 Min -159 -33 -384 Từ kết quả ở bảng 5 và bảng 6, ta nhận thấy rằng với cự ly 21km việc xử lý theo chế độ Kinematic là không hiệu quả, do đó để đảm bảo độ chính xác phạm vi hoạt động của hệ thống này trong vòng bán kính 10km. Theo quy định, sai số vị trí điểm của bản đồ địa chính tỉ lệ 1:200 so với mốc khống chế đo vẽ gần nhất không vượt quá 5cm [5], sai số vị trí địa vật cố định bản đồ địa hình tỉ lệ 1:500 so với mốc SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol.18, No.K2 - 2015 Trang 56 khống chế đo vẽ gần nhất không quá 25cm [6]. Như vậy, hệ thống RTK tự thiết lập có thể đáp ứng yêu cầu về độ chính xác vụ đo vẽ bản đồ địa chính tỉ lệ 1:200 và bản đồ địa hình tỉ lệ 1:500 với cự ly dưới 10km. 3. KẾT LUẬN Giải pháp dùng mạng viễn thông 3G để truyền dữ liệu đo trong các hệ thống RTK là khả thi và hiệu quả. Nhóm tác giả đã đề xuất một hệ thống RTK hoàn chỉnh với chi phí thấp, gọn nhẹ, phạm vi hoạt động lớn, không phụ thuộc vào yếu tố địa hình, địa vật, đặc biệt là hệ thống có có khả năng đo RTK liên tục trong 1 ngày (nếu dùng pin 4000mAh) và cho phép sử dụng nhiều máy Rover đồng thời. Đây là ưu điểm hơn hẳn so với hệ thống RTK truyền thống (sử dụng Radio- link với sóng UHF). Độ chính xác của định vị của hệ thống đảm bảo độ chính xác yêu cầu đo vẽ bản đồ tỷ lệ lớn, công tác bố trí công trình cũng như việc giám sát các đối tượng di động yêu cầu độ chính xác cao. The experimental results of the RTK GPS measurement using 3G mobile network and internet Trinh Đinh Vu Le Trung Chon Ho Chi Minh City University of Technology, VNU-HCM ABSTRACT This paper presents the experimental results of the RTK GPS established by the authors with different distance measurements. With a 5km baseline, the RMS of RTK solution is 2.8 cm and ratio of fix solution is approximately 90%. With these results, this RTK GPS system meets the requirements of large scale topographic and cadastral mapping, hydrographics surveying, especially the work of layout works and high accuracy RTK for ITS (Intelligent Transportation Systems). The equipment used in this RTK system available on the market, the system easy to replace, compact, low cost, capable of measuring continuous RTK in one day and especially allows using of many rover receiver simultaneously .. Key words: RTK GPS, 3G mobile network, Hydrographics surveying, ITS. TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ K2- 2015 Trang 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Trinh Đinh Vu, Nguyen Vinh Hao, Le Trung Chon, A solution for data transmission via internet to measure RTK. GIS-IDEAS 2014 International Symposium, pp 157-162, Da Nang, Dec., 2014 [2]. Tomoji Takasu and Akio Yasuda, Kalman- Filter-Based Integer Ambiguity Resolution Strategy for Long-Baseline RTK with Ionosphere and Troposphere Estimation, Tokyo University of Marine Science and Technology, Japan. [3]. Tomoji Takasu and support, RTKLIB ver. 2.4.2 Manual, Apr. 29, 2013. [4]. RTKLIB: An open source program package for GNSS positioning, [5]. Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Qui định về bản đồ địa chính [6]. Cục Đo đạc Bản đồ nhà nước, Quy phạm đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500, 1/1000, 1/2000, 1/500. Hà Nội, 1990
File đính kèm:
- mot_so_ket_qua_thuc_nghiem_cua_he_thong_dinh_vi_gps_rtk_su_d.pdf