Một số kinh nghiệm rút ra qua chương trình Marketing thư viện của Hội đồng Thư viện OHIO

Tóm tắt Một số kinh nghiệm rút ra qua chương trình Marketing thư viện của Hội đồng Thư viện OHIO: ...ng để từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn. Bước 7: Đánh giá Xem xét, đánh giá kế hoạch đã thực hiện được mục tiêu đề ra chưa? Phần nào làm được, phần nào không? Kết quả đạt được là bao nhiêu? Cân nhắc những gì đã đạt được để phát huy thế mạnh và nhìn nhận những điểm yếu để khắc phục. Các ...Muốn xây dựng các quan hệ công chúng tốt, trước tiên phải truyền thông hình ảnh của thư viện. Tức là làm cho mọi người biết về thư viện và xây dựng quan hệ với giới truyền thông thông qua các thông cáo báo chí, bản tin, tờ rơi, báo cáo hàng năm Sau nữa, chúng ta phải có kế hoạch quảng bá để xâ...Thiết kế hình thức và nội dung trang web phải đảm bảo cho NDT có thể truy cập nhanh chóng đến các dịch vụ của thư viện. Trang web cần tạo được các liên kết tới các nguồn khác ngay ở trang chủ để NDT dễ tìm kiếm. Một điểm nổi bật nữa trong marketing trên Internet là thư viện có thể đánh giá hiệ...

pdf12 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 336 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Một số kinh nghiệm rút ra qua chương trình Marketing thư viện của Hội đồng Thư viện OHIO, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình 
lập kế hoạch marketing thư viện tổng thể gồm 7 bước cơ bản: 
+ Bước 1: Khảo sát nhiệm vụ và mục đích của thư viện (Module 2) 
+ Bước 2: Đánh giá marketing (Module 2) 
+ Bước 3: Nghiên cứu marketing (Module 2) 
+ Bước 4: Lập kế hoạch và chiến lược (Module 2) 
+ Bước 5: Lựa chọn chiến lược để quảng cáo (Module 4) 
+ Bước 6: Tạo kế hoạch có hành động (Module 2) 
+ Bước 7: Đánh giá. (Module 2) 
Đây là phần rất quan trọng nhằm giúp người học có một cái nhìn tổng quan về những 
gì sẽ thực hiện trong quá trình học tập. 
Module 2: Quá trình lập kế hoạch marketing thư viện 
Module 2 là sự cụ thể hóa các bước đã nêu trong Module 1. 
Bước 1: Khảo sát nhiệm vụ và mục đích của thư viện 
Đây là bước khởi đầu nhằm giúp học viên xác định đúng đắn nhiệm vụ và sứ mệnh 
của thư viện. Qua đó, học viên dễ dàng xác định phương hướng và chiến lược 
marketing sau này. Cụ thể, các học viên sẽ được tìm hiểu, phân tích quá trình hoạt 
động của thư viện cũng như trả lời các câu hỏi: Thư viện mình thành lập để làm gì? 
Hướng đến ai? Tại sao phải cần đến marketing? 
Bước 2: Đánh giá marketing 
Bước hai giúp học viên có kỹ năng nhìn nhận chính xác và tổng thể thực tế hoạt động 
marketing của thư viện. Kỹ năng đó bao gồm khả năng đánh giá điểm mạnh, điểm yếu 
của chính thư viện (qua các yếu tố đội ngũ cán bộ, kỹ năng cán bộ, động lực của cán 
bộ, ngân sách, cơ sở vật chất, sự hỗ trợ từ địa phương, sản phẩm, phân phối, giá cả, 
truyền thông marketing) và khả năng đánh giá về môi trường của các nhân tố trong 
cộng đồng có thể ảnh hưởng đến marketing thư viện (cơ cấu tổ chức chi nhánh, mạng 
lưới của thư viện, quỹ hỗ trợ, công nghệ, hệ thống mạng và sự cạnh tranh). 
Bước 3: Nghiên cứu thị trường 
Trong hoạt động marketing thì vấn đề nghiên cứu thị trường cần được chú trọng. Tại 
đây các học viên sẽ học cách tìm hiểu về các đối tượng NDT của thư viện (Họ là 
những ai? Họ có nhu cầu gì? Họ cảm nhận về thư viện như thế nào?) và những nguy 
cơ, thách thức từ phía thị trường (cạnh tranh)để từ đó đưa ra một kế hoạch marketing 
đúng đắn nhất. 
Bước 4: lập kế hoạch và chiến lược marketing 
Sau bước 4, các học viên sẽ có thể tự mình xây dựng được một bản kế hoạch 
marketing cho thư viện. Bản kế hoạch đó phải trả lời rõ các câu hỏi: Kế hoạch dài hạn 
hay ngắn hạn? Quy mô như thế nào? Liên quan đến ai? Ở đâu và khi nào? 
* Thông thường một bản kế hoạch và chiến lược marketing sẽ gồm những điểm sau 
đây: 
1. Tóm tắt tổng quát về kế hoạch 
2. Thông tin về nhóm lập kế hoạch 
3. Đánh giá marketing 
4. Nghiên cứu thị trường 
5. Những thách thức và rào cản có thể gặp phải (trong phần Nghiên cứu thị trường) và 
cách để vượt qua 
6. Nhiệm vụ, các mục tiêu xác định và những chỉ tiêu đo lường cụ thể 
7. Chiến lược marketing (phác thảo cách tiếp cận sẽ được sử dụng để đạt được mục 
tiêu của kế hoạch) 
8. Chương trình kế hoạch hành động (nêu chi tiết về việc thực hiện kế hoạch và các 
chương trình hoạt động khác để đáp ứng các mục tiêu với mốc thời gian và địa điểm, 
người thực hiện, phân công công việc cụ thể.) 
9. Ngân sách (đề cập chi tiết những khó khăn hoặc thuận lợi về tài chính) 
10. Đánh giá (nêu các biện pháp đánh giá và phản hồi) 
Bước 5: Truyền thông marketing 
Bước 5 giúp học viên hiểu khái quát về vai trò của công tác truyền thông marketing. 
Nội dung này sẽ được trình bày cụ thể trong Module 4 thông qua đường kết nối liên 
kết. 
Bước 6: Triển khai hành động 
Đây là việc cụ thể hóa bản kế hoạch đã đề ở bước 4 với việc xác định: Chiến lược sẽ 
được thực hiện như thế nào? Ai thực hiện những công việc gì? Thời gian và địa điểm 
thực hiện từng công việc?... Để triển khai kế hoạch được tốt yêu cầu học viên phải có 
khả năng tổng hợp, phân tích các kết quả của bước đánh giá marketing và nghiên cứu 
thị trường để từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn. 
Bước 7: Đánh giá 
Xem xét, đánh giá kế hoạch đã thực hiện được mục tiêu đề ra chưa? Phần nào làm 
được, phần nào không? Kết quả đạt được là bao nhiêu? Cân nhắc những gì đã đạt 
được để phát huy thế mạnh và nhìn nhận những điểm yếu để khắc phục. Các điểm yếu 
có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân: Hạn chế ngân sách, tâm lý ngại thay đổi, thực 
hiện sai kế hoạch hoặc do quá tin vào quảng cáo mà không đáp ứng đúng yêu cầu 
NDT 
Module 3: Sản phẩm thư viện 
Module 3 tập trung hướng học viên đến cách tiếp cận hoạt động marketing thư viện từ 
bốn yếu tố marketing hỗn hợp - 4Ps: sản phẩm, phân phối, giá cả và truyền thông 
maketing. 
Yếu tố sản phẩm – Product: Module cung cấp cho học viên cái nhìn tổng quát nhất về 
sản phẩm nói chung và sản phẩm trong hoạt động thư viện nói riêng. Nói cách khác, 
đó là những gì thư viện làm cho cộng đồng, bao gồm các sản phẩm và dịch vụ của thư 
viện như tài liệu, dịch vụ mượn liên thư viện, tham khảo, các chương trình dành cho 
trẻ em, truy cập web Thư viện phải tìm hiểu nhu cầu của NDT và nhìn nhận các sản 
phẩm từ góc độ quan điểm của họ để đánh giá sản phẩm của mình. Đó là quá trình 
đóng vai một người chưa bao giờ sử dụng một sản phẩm và xem xét các câu hỏi 
như: NDT có dễ dàng nhận biết các sản phẩm thư viện? NDT có dễ dàng nhận được 
sự giúp đỡ từ các nhân viên thư viện? NDT có thấy thoải mái khi sử dụng các sản 
phẩm và dịch vụ của thư viện?... Đánh giá marketing và nghiên cứu thị trường là công 
cụ tốt để xác định nhu cầu và mong muốn của NDT với thư viện. 
Yếu tố phân phối – Place: Được xem xét từ kết quả Nghiên cứu marketing và triển 
khai trong lập kế hoạch marketing. Yếu tố này bao gồm thời gian, địa điểm và cách 
thức cung cấp sản phẩm đến NDT. Module sẽ giúp học viên xác định cách thức phân 
phối sản phẩm một cách tiện lợi và nhanh chóng nhất đến NDT. Cách thức đó cần có 
những chỉ dẫn, hướng dẫn giúp NDT: đến và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của thư 
viện một cách dễ dàng; biết được các vị trí phòng ban trong thư viện bằng những biển 
báo, chỉ dẫn thân thiện, hữu ích Thư viện cũng phải kiểm soát tài nguyên của mình 
trên Internet bằng cách: xác định địa điểm cho NDT truy cập, NDT được truy cập 
những hệ thống mạng nào, cung cấp mạng bao nhiêu cho phù hợp với số người truy 
cập 
Yếu tố giá cả - Price: Module nhấn mạnh đây là một yếu tố quan trọng của kế hoạch 
marketing. Đối với một sản phẩm, học viên cần xem xét chi phí, nhân sự cần thiết, vật 
liệu được mua và số tiền tiếp thị để thúc đẩy sản phẩm. Nếu có các dịch vụ thu phí từ 
việc tìm kiếm cơ sở dữ liệu, chuyển giao tài liệu, sao chụp, mượn liên thư viện, giấy 
in thì cần xem xét các đối thủ cạnh tranh và so sánh giá cả của thư viện với họ. Bên 
cạnh đó giá cả sản phẩm còn liên quan đến thời gian và sự thuận tiện của NDT. 
Yếu tố truyền thông marketing – Promotion: Học viên sẽ nhận thức được rằng việc 
truyền thông marketing sẽ cho NDT biết được những tài nguyên thông tin mà thư viện 
có thể cung cấp và giúp NDT thấy được vai trò của thư viện đối với bản thân họ và 
với xã hội. Để chiến lược truyền thông thành công thì phải tìm hiểu kỹ điểm mạnh và 
điểm yếu của thư viện và biết các thông tin về khách hàng. Yếu tố truyền thông 
marketing sẽ được trình bày chi tiết hơn trong module 4 của chương trình. 
Phần bài tập trong Module 3 tập trung vào việc yêu cầu học viên xác định các yếu tố 
sản phẩm, giá cả, truyền thông trong chiến lược marketing của thư viện họ: Thư viện 
cung cấp những sản phẩm và dịch vụ nào? Chất lượng được đánh giá ra sao? Sản 
phẩm nào tốt, sản phẩm nào chưa tốt? Sản phẩm nào cần tiến hành truyền thông? 
Module 4: Truyền thông marketing thư viện 
Module 4 của chương trình đào tạo marketing tập trung vào việc truyền thông sản 
phẩm, dịch vụ TT-TV. Nó sẽ giúp học viên có những kiến thức chung về các phương 
thức truyền thông và bước đầu hình thành những ý tưởng truyền thông cho một cơ 
quan thông tin - thư viện (TT-TV) cụ thể. Có rất nhiều phương thức truyền thông 
được giới thiệu trong Module 4 như: Xây dựng quan hệ công chúng tích cực, trình bày 
các sản phẩm và dịch vụ một cách bắt mắt, giảm giá sách, sử dụng website tương tác, 
thuyết trình trước công chúng, sử dụng blog, và các công nghệ mới khác. Bên cạnh 
đó, Module này cũng đưa ra những phân tích chuyên sâu về ưu điểm và nhược điểm 
của các hình thức quảng cáo để người học có cái nhìn toàn diện và lựa chọn được các 
hình thức quảng cáo hiệu quả và phù hợp cho thư viện mình. Tất cả những nội dung 
trên được trình bày súc tích trong 6 điểm lớn: 
- Quan hệ công chúng: Muốn xây dựng các quan hệ công chúng tốt, trước tiên phải 
truyền thông hình ảnh của thư viện. Tức là làm cho mọi người biết về thư viện và xây 
dựng quan hệ với giới truyền thông thông qua các thông cáo báo chí, bản tin, tờ rơi, 
báo cáo hàng năm Sau nữa, chúng ta phải có kế hoạch quảng bá để xây dựng hình 
ảnh cũng như vị trí của thư viện trong cộng đồng. 
- Hình ảnh, thương hiệu, vị trí và tầm nhìn của thư viện chính là những gì cộng đồng 
suy nghĩ về thư viện. Xây dựng thương hiệu, khẩu hiệu và thúc đẩy một hình ảnh là 
cách để thiết lập vị trí của thư viện trong cộng đồng NDT. Mặt khác, cũng cần dựa 
trên tình hình thực tế của thư viện để đưa ra các hình thức và phương pháp quảng cáo 
cho phù hợp. 
- Thông cáo báo chí: Làm việc với báo chí là một hình thức quan trọng trong hoạt 
động marketing để tạo ra và giữ một hình ảnh tích cực của các thư viện trong công 
chúng. Tạo quan hệ tốt và giữ liên hệ với các tờ báo địa phương sẽ giúp thư viện 
quảng cáo hiệu quả các sản phẩm và dịch vụ của mình đến với NDT. 
- Quảng cáo và marketing trực tiếp: Trước khi quyết định quảng cáo và tiếp thị trực 
tiếp chúng ta nên xem xét những điều khác biệt về chi phí, thời gian và sức hấp dẫn 
của thị trường. Việc marketing và quảng cáo trực tiếp được hướng vào một nhóm 
NDT mục tiêu cụ thể, và các chiến lược có thể được thực hiện thông qua các công 
việc như: gửi thư, danh mục các dịch vụ / tài nguyên, hoặc qua điện thoại tới các cá 
nhân, tổ chức Có thể tổ chức các buổi triển lãm, trưng bày tài liệu hoặc tạo ra các 
ấn phẩm thông tin mới để giới thiệu nguồn tin của thư viện. Bên cạnh đó, thuyết trình 
hoặc trình chiếu các hình ảnh quảng cáo ở nơi đông người qua lại trong thư viện cũng 
là một hình thức thu hút được sự chú ý của NDT. Ngoài ra, còn có rất nhiều hình thức 
quảng cáo đặc biệt khác như đặt thông điệp quảng cáo trên lịch, ly cà phê, bút, mũ, 
giấy ghi chú, áo phông, Ngày nay, việc quảng cáo cũng được thực hiện phổ biến 
thông qua sự hỗ trợ của Internet như quảng cáo trên các blog, trang web, phần mềm 
Wiki, RSS Điều này sẽ được trình bày cụ thể trong Module 5. 
- Cán bộ, biển hiệu và các bài thuyết trình là tất cả các phương pháp hiệu quả để 
quảng bá sản phẩm của thư viện. Các thư viện có thể sử dụng chúng để thu hút sự chú 
ý của NDT và tiết kiệm ngân sách quảng cáo cho thư viện. Các phương pháp này có 
ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh của thư viện trong cộng đồng. 
- Những người trợ giúp thư viện: Sự giúp đỡ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài 
cộng đồng đối với thư viện là rất cần thiết. Nó bao gồm sự giúp đỡ của các tình 
nguyện viên, sự ủng hộ của các tổ chức nhằm gây quỹ hỗ trợ thư viện Điều này có 
ảnh hưởng tích cực đến toàn bộ chiến lược marketing thư viện. 
Phần bài tập trong Module 4 bao gồm nhiều hình thức nhằm giúp người học hệ thống 
các kiến thức đã học và bước đầu hình thành các ý tưởng quảng cáo cho một cơ quan 
TT-TV. Các bài tập được thiết kế sau mỗi chủ điểm lớn của Module. 
Module 5: Marketing trên Internet 
Module 5 cung cấp cho học viên về hình thức marketing hiện đại–marketing trên 
Internet. Từ việc đưa ra những đặc điểm nổi trội của hình thức này, học viên sẽ tự xây 
dựng cho mình một chiến lược marketing hoàn hảo. 
Việc quảng cáo qua các trang web là một hình thức không mới trên thế giới. Nó góp 
phần quan trọng trong việc kết nối NDT với các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư 
viện. Thư viện có thể phát triển các blog để thúc đẩy dịch vụ, sử dụng phần mềm Wiki 
để kết nối đến người dùng trong việc tạo ra nội dung trang web, tạo webcast 
(Podcast), hình ảnh, chia sẻ hình ảnh và cung cấp các nguồn cấp dữ liệu RSS. Khi các 
thư viện thay đổi nhiều dịch vụ hơn với Internet, các trang web thư viện trở nên ngày 
càng quan trọng. Nó sẽ trở thành một sản phẩm (dịch vụ) theo đúng nghĩa và là một 
công cụ quan trọng trong marketing các sản phẩm khác của thư viện. 
Quá trình xây dựng kế hoạch marketing trong hoạt động thư viện trên Internet cũng 
tương tự quá trình xây dựng kế hoạch marketing ở Module 2. Nó cũng có yêu cầu cơ 
bản chung cũng như các yêu cầu về quá trình lên kế hoạch quảng cáo như phải có các 
bước đánh giá, nghiên cứu thị trường, lập chiến lược, triển khai kế hoạch và đánh giá. 
Tuy nhiên, một điểm khác biệt là việc thiết kế các sản phẩm web để đăng tải lên 
Internet. 
Thiết kế các sản phẩm web dựa vào nhu cầu thị trường - nhu cầu của NDT để xác định 
hình thức thiết kế và nội dung cho phù hợp. Nội dung là vấn đề chủ yếu nhưng hình 
thức thiết kế có thể nâng cao giá trị của nội dung. Thiết kế tốt có thể tạo ra những ấn 
tượng tốt cho NDT và ngược lại. Thiết kế hình thức và nội dung trang web phải đảm 
bảo cho NDT có thể truy cập nhanh chóng đến các dịch vụ của thư viện. Trang web 
cần tạo được các liên kết tới các nguồn khác ngay ở trang chủ để NDT dễ tìm kiếm. 
Một điểm nổi bật nữa trong marketing trên Internet là thư viện có thể đánh giá hiệu 
quả của trang web. Thư viện sẽ nắm được có bao nhiêu người truy cập vào trang web 
của mình, bao nhiêu NDT sử dụng các sản phẩm và dịch vụ và tổng hợp được những ý 
kiến, những phản hồi từ phía NDT 
Phần bài tập trong Module 5 mang tính thực tế rất cao, vừa giúp học viên thống kê lại 
các bước trong marketing trên Internet vừa tạo cơ hội cho họ thực hành với một hình 
thức marketing trên một trang web mà chương trình cung cấp. Bằng việc truy cập vào 
một trang web của một thư viện thành viên của OLC, học viên có nhiệm vụ chỉ ra tên, 
địa chỉ của thư viện đó, tìm ra những sản phẩm và dịch vụ mà trang web cung cấp, mô 
tả cách thức, bố cục trình bày trang web 
Module 6: Các thư viện Ohio 
Module 6 minh họa cho các lý thuyết về hoạt động marketing đã nêu ở các module 
trước thông qua hoạt động marketing thực tế ở các thư viện công cộng trong Ohio. 
Qua đây, chương trình sẽ cung cấp cho các học viên những thực tế về quá trình xây 
dựng và thực hiện một chiến lược Marketing trong hoạt động của một số thư viện. 
Các ví dụ được nêu ra trong Module 6 được đúc kết từ chính hoạt động thực tiễn 
marketing ở các thư viện Ohio nên rất chân thực và dễ hiểu. Nó mang đến cho người 
học một cái nhìn toàn diện hơn với các hoạt động marketing đã diễn ra trong thực tế. 
Đây có thể coi là một trong những điểm hay và tích cực của chương trình đào tạo 
marketing trong hoạt động thư viện của OLC. Để hiểu rõ những lý thuyết đã học ở các 
module trước, người học có thể tham khảo các ứng dụng trong hoạt động marketing ở 
các thư viện Ohio như: Thư viện Công cộng Euclid, Thư viện công cộng Massillon, 
thư viện công cộng Steubenville and Jefferson County và Washington - Centerville 
2.3. Nhận xét chương trình đào tạo Marketing trong hoạt động thư viện của OlC 
2.3.1. Ưu điểm 
- Chương trình có cấu trúc chặt chẽ, dễ hiểu: Mỗi Module trong chương trình được 
thiết kế theo cấu trúc ổn định gồm 4 phần (lời giới thiệu, nội dung chính, tổng kết, bài 
tập) giúp người học thuận tiện theo dõi tiến trình học và nắm cấu trúc toàn bộ chương 
trình một cách nhanh nhất. 
- Chương trình sử dụng các ví dụ thực tế và sinh động: Thay vì việc trình bày lý 
thuyết đơn thuần, chương trình đưa ra rất nhiều ví dụ thực tế từ quá trình hoạt động 
của các thư viện công cộng ở Ohio, điển hình như trong Module 6. Điều này làm cho 
trang web trở nên có ý nghĩa và có tính thực tế cao. Đồng thời, nó cũng giúp học viên 
thấy được những thành công đã đạt được từ chương trình đào tạo này và dễ dàng ứng 
dụng lý thuyết vào thực tiễn sau này. 
- Các bài tập dưới dạng lý thuyết kết hợp với thực tế: Sau mỗi Module đều có các bài 
tập. Chúng được đưa ra với hai mục đích: Một là, hệ thống lại những gì đã học trong 
Module; Hai là, gợi mở đến các tình huống có thể xảy ra trong thực tế của thư viện. 
Những tình huống này có liên quan cụ thể đến nội dung trình bày trong Module. Nó 
giúp người học hình dung rõ ràng về những gì đã học và có khả năng thích ứng nhanh 
với một vài tình huống cụ thể trong hoạt động marketing thư viện. 
- Dễ dàng bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với thực tế: Marketing là một lĩnh vực mang 
tính thị trường cao. Nó luôn phải thay đổi để phù hợp với yêu cầu thực tế. Bởi vậy, 
việc chương trình này được xây dựng trên web là một ưu điểm rất lớn. Chúng ta có thể 
dễ dàng bổ sung hay sửa đổi các kiến thức trong chương trình để không bị lạc hậu so 
với thực tế. Đây là điều mà hầu hết các chương trình giảng dạy trên giáo trình in ấn 
khó làm được. 
- Tổng hợp kiến thức rất cụ thể: Sau khi trình bày các nội dung trong Module là phần 
tổng hợp lại các kiến thức chính được trình bày trong Module đó. Phần này thường 
được viết rất súc tích để NDT tổng quát lại những gì đã học và tiện theo dõi nếu trong 
quá trình học bị gián đoạn. 
- Phát triển hoạt động Marketing ở các thư viện: Chương trình đóng vai trò như một 
công cụ hữu ích trong việc bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ marketing cho các 
cán bộ thư viện. Nó là một chương trình thống nhất được toàn bộ hiệp hội thư viện 
OLC đảm bảo và sử dụng để đào tạo cho cán bộ thư viện. Bởi vậy, chương trình đã 
góp phần đắc lực trong việc thúc đẩy hoạt động marketing ở các thư viện của OLC. 
- Xóa bỏ giới hạn về thời gian và khoảng cách địa lý: Chương trình được trình bày 
hoàn toàn trên web nên rất thuận tiện cho NDT. Tất cả các học viên có thể học vào bất 
kỳ khoảng thời gian nào họ muốn mà không bị bó buộc trong một thời gian cụ thể như 
các khóa học thông thường khác. Điều đó giúp cho họ có thể sắp xếp thời gian học 
phù hợp và tiện lợi nhất cho mình. Đây cũng là một trong những ưu điểm nổi bật mà 
chương trình mang lại. Không những thế, với những tiện ích đặc biệt của một trang 
web, chương trình còn mang lại cho những người ở xa cơ hội để học và tiếp thu những 
kiến thức thú vị về marketing trong hoạt động TT-TV. Dù học viên ở đâu, bất cứ nơi 
nào, chỉ cần có máy tính được kết nối mạng là họ có thể truy cập vào chương trình. 
Như vậy chương trình này đã hỗ trợ đắc lực cho người học và thực hiện tốt sứ mệnh 
mang tri thức đến cho mọi người. 
2.3.2. Nhược điểm 
- Trùng lặp nhiều vấn đề: Có nhiều vấn đề được nhắc lại trong các Module khiến học 
viên nghiên cứu sẽ thấy khó khăn để phân biệt cấu trúc các bước chính cần thực hiện. 
Ví dụ: Giữa Module 1 và Module 2 có phần nội dung khá giống nhau, đều trình bày 
về các bước trong hoạt động marketing của thư viện. 
- Chưa có liên hệ rộng đến các thư viện khác: Do được xây dựng dựa trên hoạt động 
của các thư viện Ohio nên chương trình có phần không khách quan khi áp dụng vào 
các thư viện ở các nơi khác. Hơn nữa, kết quả đạt được ở Module 6 chỉ mới đề cập 
đến thực tế của OLC, mà chưa đề cập đến ở các thư viện khác nên người học chưa thể 
đánh giá đúng kết quả mà chương trình đem lại một cách rộng rãi. 
3. Kết luận 
Chương trình đào tạo marketing thư viện của OLC đã mang lại nhiều kết quả tích cực 
cho hoạt động đào tạo cán bộ tại các thư viện công cộng ở Ohio. Từ đó, nó góp phần 
đáng kể vào việc phát triển hoạt động marketing nói riêng và hoạt động của cả thư 
viện nói chung. Với những ưu điểm nổi bật của chương trình trên và thực tế hoạt động 
đào tạo cũng như triển khai hoạt động marketing tại các thư viện ở nước ta, đã đến lúc 
các nhà thư viện cần suy nghĩ đến việc nên chăng xây dựng hay ứng dụng một mô 
hình tương tự về marketing thư viện tại Việt Nam. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Website Hiệp hội Thư viện Ohio: www.olc.org 
_______________________ 
ThS. Bùi Thanh Thủy - Nguyễn Thị Hương - Nguyễn Thị Thơm 
Khoa TT-TV, Đại học KHXH&NV Hà Nội 
Nguồn: Tạp chí Thư viện Việt Nam số 4(30) – 2011 (tr.39-45) 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_kinh_nghiem_rut_ra_qua_chuong_trinh_marketing_thu_vie.pdf