Nghiên cứu thực trạng công tác thiết kế xây dựng ở Việt Nam và đề xuất giải pháp ứng dụng công nghệ thi công hiện đại trong công tác thiết kế xây dựng

Tóm tắt Nghiên cứu thực trạng công tác thiết kế xây dựng ở Việt Nam và đề xuất giải pháp ứng dụng công nghệ thi công hiện đại trong công tác thiết kế xây dựng: ... trong các giải pháp thi công xây dựng công trình. Việc lựa chọn biện pháp công nghệ mới ngay từ bước thiết kế có ý nghĩa quan trọng trong việc hoạch định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng ở các giai đoạn sau. Việc đưa ra các giải pháp công nghệ mới trong công tác thiết kế còn giúp cho ...G DỤNG CÔNG NGHỆ THI CÔNG HIỆN ĐẠI NGAY TỪ KHÂU THIẾT KẾ Các nguyên tắc quản lý Nhà nước đã quy định việc các bước thiết kế sau phải tuân thủ bước thiết kế trước, quá trình thi công xây dựng phải căn cứ vào hồ sơ thiết kế được duyệt. Vì vậy, nếu chỉ cải tiến và ứng dụng công nghệ mới...suất trước (ƯST), cường độ thép và mác bê tông cao. - Chất lượng cao do kháng nứt, chống xâm thực tốt, trọng lượng riêng nhẹ dễ thi công và hạ giá thành sản phẩm. - Năng suất cao do được công xưởng hoá, giảm thời gian thi công. - Giá thành hạ từ 30-50% so với phương án cọc khoan nhồi, đáp ...

pdf5 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 212 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nghiên cứu thực trạng công tác thiết kế xây dựng ở Việt Nam và đề xuất giải pháp ứng dụng công nghệ thi công hiện đại trong công tác thiết kế xây dựng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thị Thúy Hiên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 86(10): 185 - 189 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 185  
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THIẾT KẾ XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM 
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THI CÔNG HIỆN ĐẠI TRONG 
CÔNG TÁC THIẾT KẾ XÂY DỰNG 
Nguyễn Thị Thuý Hiên* 
Trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp – ĐH Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Bài báo nghiên cứu vai trò quan trọng của thiết kế trong hoạt động đầu tư xây dựng; phân tích thực 
trạng của công tác thiết kế ở Việt Nam. Từ đó, tác giả đề xuất giải pháp kích thích ứng dụng công 
nghệ thi công hiện đại trong công tác thiết kế xây dựng. Giải pháp này được thực hiện sẽ rút ngắn 
thời gian thi công, giảm chi phí xây dựng, đảm bảo chất lượng công trình xây dựng đồng thời nâng 
cao được chất lượng sản phẩm thiết kế. Điều này sẽ tạo động lực cho các tổ chức tư vấn tìm tòi, 
sáng tạo, đổi mới sản phẩm thiết kế của mình, tăng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp hoạt 
động trong lĩnh vực xây dựng trong nước. 
Từ khóa: công nghệ thi công hiện đại, thời gian, giá thành, chất lượng, công trình xây dựng. 

 TỔNG QUAN 
Thiết kế công trình xây dựng là một khâu quan 
trọng quyết định đến chất lượng và chi phí xây 
dựng công trình. Giải pháp thiết kế - về cơ bản đã 
phác hoạ công trình xây dựng sẽ được hình thành 
và phương án, biện pháp thi công sẽ được sử 
dụng trong quá trình thi công xây lắp. 
Thời gian qua, ngành Xây dựng Việt Nam đã 
đạt được nhiều thành tựu quan trọng góp phần 
vào sự phát triển chung của kinh tế đất nước. 
Trong quá trình phát triển đó, vai trò của 
Khoa học - công nghệ trong xây dựng là 
không thể phủ nhận. Các biện pháp công nghệ 
mới ra đời mang nhiều đặc điểm ưu việt và có 
tính ứng dụng cao trong thực tế. Công nghệ 
xây dựng mới góp phần quan trọng trong việc 
tiết kiệm chi phí xây dựng và tăng hiệu quả 
đầu tư cho dự án xây dựng. 
Thiết kế xây dựng là khâu quan trọng hàng 
đầu trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, 
nó có vai trò quan trọng quyết định hiệu quả 
kinh tế - xã hội của dự án đầu tư trong quá 
trình xây dựng cũng như vận hành dự án. 
Thiết kế xây dựng cơ bản phác hoạ được quá 
trình xây dựng và quá trình vận hành dự án. 
VAI TRÕ CỦA THIẾT KẾ TRONG HOẠT 
ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 
Trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng 
công trình, giai đoạn thiết kế tiêu hao lượng 
 Tel:0982 994286 * Email: nthien.tnut@gmail.com 
chi phí là rất nhỏ so với lượng vốn đầu tư xây 
dựng nhưng lại là giai đoạn tập trung hàm 
lượng chất xám lớn trong sản phẩm thiết kế. 
Mức độ ảnh hưởng của giai đoạn thiết kế đến 
toàn bộ hoạt động xây dựng là rất lớn và kéo 
dài đến suốt tuổi thọ công trình. 
Giải pháp thiết kế có chất lượng tốt nhất là 
giải pháp thiết kế tập hợp những tính chất của 
công trình thể hiện mức độ thoả mãn những 
nhu cầu sử dụng với một chi phí hợp lý nhất. 
Mối quan hệ giữa chất lượng và chi phí xây 
dựng được thể hiện qua biểu đồ sau: 
Hình 1. Mối quan hệ giữa chất lượng & chi phí 
Q: Chất lượng; FT: Tổng chi phí; 
FX: Chi phí XDCT; F: Chi phí; 
QOP & FOP: Chất lượng và chi phí tối ưu; 
FKX: Chi phí kiểm soát chất lượng trong quá trình thiết kế. 
Các chỉ tiêu về giá trị sử dụng đặc trưng cho 
chất lượng của công trình, có thể kể đến là 
các chỉ tiêu về công suất, tuổi thọ, độ chống 
ăn mòn, chống động đất, chống gió bão, cách 
âm, cách nhiệt, khả năng chống ẩm, điều kiện 
vi khí hậu trong nhà, tiện nghi trong sử dụng 
hoặc dễ dàng trong vận hành, tính công nghệ, 
mức độ kỹ thuật công nghệ hiện đại, cải thiện 
Nguyễn Thị Thúy Hiên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 86(10): 185 - 189 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 186  
an toàn lao động, thân thiện môi trường 
Ảnh hưởng của giải pháp thiết kế đến chi phí 
xây dựng công trình được thể hiện qua biểu 
đồ hình 2. 
Hình 2 trên đánh gía tầm quan trọng của giải 
pháp thiết kế theo chỉ tiêu hiệu quả đầu tư ở các 
giai đoạn khác nhau của dự án. Biểu đồ cho 
thấy tầm quan trọng trong việc ra quyết định ở 
bước thiết kế cơ sở đến hiệu quả kinh tế của dự 
án, các phương án thiết kế trong giai đoạn này 
quyết định 50-60% tới giá trị công trình. 
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THIẾT KẾ Ở 
VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 
Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển 
của ngành xây dựng, các đồ án thiết kế đã đạt 
được những thành quả tốt đẹp, tiến một bước 
tiến dài trong quá trình tự chủ và cơ bản tạo 
được những diện mạo công trình xây dựng 
đẹp về thẩm mỹ, bền vững về kết cấu và có 
quy mô ngày càng lớn. Bên cạnh những thành 
quả đã đạt được, thời gian qua công tác thiết 
kế công trình xây dựng mà sản phẩm là các 
đồ án thiết kế công trình còn tồn tại một số 
nhược điểm làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả 
của hoạt động đầu tư xây dựng công trình. 
Việc tiếp cận khoa học - công nghệ trong 
khâu thiết kế còn chậm 
Do việc tiếp cận và chuyển giao công nghệ 
mới trong khâu thiết kế còn hạn chế, các đồ 
án thiết kế chưa chú trọng ứng dụng công 
nghệ mới trong các giải pháp thi công xây 
dựng công trình. Việc lựa chọn biện pháp 
công nghệ mới ngay từ bước thiết kế có ý 
nghĩa quan trọng trong việc hoạch định và 
quản lý chi phí đầu tư xây dựng ở các giai 
đoạn sau. Việc đưa ra các giải pháp công 
nghệ mới trong công tác thiết kế còn giúp cho 
chủ đầu tư có nhiều cơ hội có được sản phẩm 
thiết kế tốt nhất. 
Thiết kế chưa coi trọng hiệu quả kinh tế 
của dự án 
Các đồ án thiết kế chưa coi trọng hiệu quả 
đầu tư xây dựng bởi vì lợi ích kinh tế của Chủ 
đầu tư không gắn liền với lợi nhuận của tổ 
chức tư vấn. Vì thế, khi giá thành công trình 
giảm thì giá trị thiết kế phí cũng giảm theo. 
Trong trường hợp phải giảm giá thành công 
trình theo yêu cầu của chủ đầu tư, tư vấn thiết 
kế sẽ thay đổi chi phí trực tiếp. Việc thay thế 
biện pháp công nghệ để tiết kiệm chi phí còn 
chưa được quan tâm đúng mức. 
Việc tăng chi phí xây lắp còn giúp tăng khoản 
thiết kế phí mà bộ phận tư vấn thiết kế được 
hưởng do đó không tạo động lực thúc đẩy bộ 
phận thiết kế tìm tòi ứng dụng công nghệ mới 
trong khi biện pháp hiệu quả hơn có thể làm 
giảm giá trị thiết kế phí. 
Hình 2. Mức độ ảnh hưởng của việc ra quyết định ở các giai đoạn tới chi phí công trình 
Trong đó: 0 – T1: Giai đoạn lập dự án đầu tư & thiết kế kỹ thuật ;T1 – T2: Giai đoạn thiết kế chi tiết 
T 2– T3: Giai đoạn thi công xây dựng ; T3 – T: Giai đoạn vận hành công trình 
Bảng 1. So sánh thiết kế phí trong hai phương án công nghệ xây dựng khác nhau 
TT Chỉ tiêu so sánh Phương án 1 Phương án 2 Mức chênh lệch 
1 Giá trị xây lắp trước thuế 500 tỷ 550 tỷ +10% 
2 
Định mức chi phí thiết kế theo 
CV1751/BXD 
1,27% 1,246% 
3 Giá trị thiết kế phí 6,35 tỷ 6,853 tỷ +8% 
Nguyễn Thị Thúy Hiên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 86(10): 185 - 189 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 187  
Các đồ án thiết kế xây dựng công trình, nhất 
là các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước 
còn xảy ra nhiều thất thoát lãng phí. Bộ phận 
tư vấn thiết kế công trình không gắn liền 
quyền lợi của mình với quyền lợi của chủ đầu 
tư, việc tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng 
không tạo ra lợi ích gì cho họ. Việc giá trị đầu 
tư xây dựng cao còn làm cho chi phí thiết kế 
tăng lên (do chi phí thiết kế tính theo % giá trị 
xây lắp). Lấy ví dụ với một công trình dân 
dụng có thiết kế ba bước, với hai phương án 
thiết kế có giá trị xây lắp khác nhau (Bảng 1). 
Theo số liệu bảng 1 thì có thể thấy việc tăng 
giá trị đầu tư xây dựng 10% cũng làm tăng 
giá trị thiết kế phí 8%. Chính vì thế, phương 
án thiết kế tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng 
lại làm giảm giá trị mà tư vấn thiết kế được 
hưởng. Đây cũng là điểm bất cập trong việc 
quy định chi phí thiết kế phí theo % giá trị 
xây lắp công trình xây dựng. 
Chi phí thiết kế tính theo % giá trị xây lắp 
như hiện tại chưa tác động đến việc thúc đẩy 
nâng cao hiệu quả kinh tế của giải pháp thiết 
kế. Bộ phận tư vấn thiết kế tiến hành việc 
thiết kế xây dựng mà không quan tâm đến 
việc phương án thiết kế đó có mang lại hiệu 
quả kinh tế tốt nhất cho chủ đầu tư hay 
không. Việc tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng 
không gắn liền với quyền lợi của người thiết 
kế, vì vậy họ không có động lực tìm tòi sáng 
tạo trong sản phẩm thiết kế để tăng chất lượng 
sản phẩm. 
GIẢI PHÁP KÍCH THÍCH ỨNG DỤNG 
CÔNG NGHỆ THI CÔNG HIỆN ĐẠI 
NGAY TỪ KHÂU THIẾT KẾ 
Các nguyên tắc quản lý Nhà nước đã quy định 
việc các bước thiết kế sau phải tuân thủ bước 
thiết kế trước, quá trình thi công xây dựng 
phải căn cứ vào hồ sơ thiết kế được duyệt. Vì 
vậy, nếu chỉ cải tiến và ứng dụng công nghệ 
mới trong giai đoạn thi công xây dựng thì chưa 
thể tạo ra một chất lượng đồng bộ và đạt đến 
hiệu quả kinh tế, hiệu quả sử dụng cao nhất 
của dự án. Việc đưa các giải pháp công nghệ 
xây dựng vào nội dung thiết kế sẽ nâng cao 
hiệu quả kinh tế, rút ngắn thời gian thi công. 
Khi so sánh hai phương án kết cấu sàn bê 
tông cốt thép truyền thống và Speedy deck thì 
với cùng phương án móng như thực tế, toà 
nhà 34 tầng, khu chung cư Trung Hoà - Nhân 
Chính sẽ chịu được 50 tầng do kết cấu sàn 
Speedy deck nhẹ hơn, ngoài ra còn có khả 
năng thi công nhanh gấp hàng chục lần so với 
sàn truyền thống. Nghiên cứu cho thấy, nếu 
kết cấu sàn nhẹ Speedy deck được đưa vào ở 
giải pháp thiết kế có thể mang lại lợi nhuận 
gấp nhiều lần cho chủ đầu tư do số tầng nhà 
được tăng thêm hoặc giảm được chi phí xây 
dựng móng công trình và rút ngắn thời gian 
thi công kết cấu do giảm thời gian chờ bê 
tông sàn đông kết và xoá bỏ công tác lắp 
dựng, tháo dỡ ván khuôn sàn. 
Công nghệ sàn mới có thể làm thay đổi đáng 
kể giải pháp thiết kế do thay đổi toàn bộ tải 
trọng và sơ đồ chịu lực của công trình xây 
dựng. Tại công trình số 109 đường Trường 
Chinh với 500m2 sàn speedy deck. Kết quả 
nghiên cứu cho thấy, khi chất tải đến 400 
kg/m
2
 (mức tối đa cho nhà dân dụng) độ võng 
của chiều dài nhịp 4 mét chỉ là 1/11.000. Tức 
là Speedy deck vượt tiêu chuẩn khắt khe nhất 
11 lần. Sau cùng, nhờ kết cấu rỗng, Speedy 
deck làm giảm 20 - 30% trọng lượng bê tông. 
Nhờ vậy, với cùng một cấu trúc móng, cứ 2 
tầng nhà xây theo cách truyền thống thì tương 
đương với sức nặng của 3 tầng nhà xây bằng 
Speedy deck. 
Bảng 2. Bảng so sánh thiết kế phí hai phương án kết cấu công trình nhà 17 tầng khu Trung Hoà-Nhân Chính 
TT Các phương án thiết kế 
Chi phí xây dựng 
(tr. đồng) 
Định mức 
thiết kế phí (%) 
Thiết kế phí 
(tr.đồng) 
Nguyễn Thị Thúy Hiên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 86(10): 185 - 189 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 188  
1 Bê tông đổ tại chỗ 86.000 2,36% 2.029,6 
2 Bê tông dự ứng lực trước tiền chế 81.500 2,38% 1.941,7 
 Hiệu quả SD vốn 4.500 87,9 
 Tính theo % 5,2% 4,3% 
KHUYẾN KHÍCH ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ MỚI TRONG XÂY DỰNG 
TT Công nghệ mới Ưu điểm của biện pháp 
1 
Công nghệ cọc 
đóng bằng máy ép 
ôm sử dụng bê 
tông dự ứng lực 
trước tiền chế 
- Tổng chi phí thi công theo phương án này giảm từ 15-30% so với phương án cọc 
khoan nhồi. 
- Có thiết bị để điều chỉnh máy di chuyển đến vị trí mới của đài cọc cần ép một cách 
chính xác mà không cần phải dỡ tải và chất tải. Thời gian thi công được rút ngắn 5 lần 
so với ép cọc truyền thống. 
- Không gây ô nhiễm, không có tiếng ồn như các phương án đóng cọc. 
- Tiến hành ép cọc theo các tham số lực ép từ đồng hồ đo trên máy tính, cung cấp thông 
số kỹ thuật tin cậy trong quá trình thi công và kiểm tra. 
- Khả năng ép liên tục tốt, nối cọc dễ dàng, hiệu quả cao hơn. 
2 
Công nghệ cọc 
ống bê tông ly tâm 
ứng suất trước 
- Giảm hàm lượng thép nhờ sử dụng thép ứng suất trước (ƯST), cường độ thép và mác 
bê tông cao. 
- Chất lượng cao do kháng nứt, chống xâm thực tốt, trọng lượng riêng nhẹ dễ thi công 
và hạ giá thành sản phẩm. 
- Năng suất cao do được công xưởng hoá, giảm thời gian thi công. 
- Giá thành hạ từ 30-50% so với phương án cọc khoan nhồi, đáp ứng được các công 
trình lớn. 
3 
Tấm bê tông 3D 
chịu lực đúc sẵn 
Một m2 tường bằng tấm 3D dày 10cm hoàn thiện nặng 85 - 90kg (tường gạch truyền 
thống 160 - 190kg), sàn dày 10cm nặng 150kg (sàn bê tông truyền thống nặng 230kg). 
Như vậy công trình bằng tấm 3D chỉ nặng bằng khoảng 60% so với công trình tương tự 
xây bằng vật liệu truyền thống. Do đó tấm 3D thích hợp khi thi công trên nền đất yếu, 
cải tạo nhà cũ với chi phí gia cố móng tối thiểu, thuận tiện thi công ở vùng sâu, xa, 
trong hẻm hoặc đưa lên cao. Về chi phí, có thể giảm 10 - 20% chi phí thi công phần thô 
vì rút ngắn 30% thời gian thi công, tiết kiệm chi phí nhân công, cốp-pha, cây chống. 
4 
Công nghệ bê tông 
ứng lực trước tiền 
chế 
- Giảm độ dày lõi cứng trong thi công nhà cao tầng mang lại hiệu quả kinh tế lớn. 
- Sử dụng sàn tiền chế ứng lực trước làm giảm thời gian thi công và tiết kiệm coppha đà giáo. 
5 
Công nghệ thi 
công top - down 
- Mặt bằng thi công không cần lớn. Tiết kiệm được chi phí làm tường chắn đất độc lập. 
- Đẩy nhanh tiến độ thi công: khi đang làm móng và tầng hầm vẫn có thể đồng thời làm 
phần trên 
- Sau khi đã thi công sàn tầng trệt, có thể tách hoàn toàn việc thi công phần thân và thi 
công phần ngầm mà không làm kéo dài thời gian thi công. 
- Không tốn hệ thống giáo chống, copha cho kết cấu dầm sàn vì thi công trên mặt đất. 
(đối với phương pháp đào truyền thống thì chi phí cho công tác chống đỡ và neo khá 
cao, kéo dài thi công và đòi hỏi các thiết bị tiên tiến.) . 
Các vấn đề về móng (hiện tượng bùn nền, nước ngầm...), có một điểm lưu ý ở đây là 
trong đô thị thường có nhiều công trình cao tầng, nếu thi công đào mở (open cut) có 
tường vây, móng sâu và phải hạ mực nước ngầm để thi công phần ngầm, điều này dẫn đến 
việc thường không đảm bảo cho các công trình cao tầng kề bên (dễ xảy ra hiện tượng trượt 
mái đào, lún nứt...), phương án thi công Top-down giải quyết được vấn đề này. 
Mặt khác, do không cần dùng gỗ kê chèn và 
tốn nhân công đổ mái, mỗi mét vuông kiểu 
sàn mới rẻ hơn khoảng 300.000 đồng/m2 so 
với cách thông thường. Các giải pháp công 
Nguyễn Thị Thúy Hiên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 86(10): 185 - 189 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 189  
nghệ mới mang lại hiệu quả rõ rệt trong xây 
dựng các toà nhà cao ốc, các khu chung cư, 
khách sạn vv... 
Với công trình nhà 17 tầng khu Trung Hoà – 
Nhân Chính, tổng diện tích sàn 18.700m2. Nếu 
thay đổi giải pháp kết cấu từ sử dụng bê tông đổ 
tại chỗ sang giải pháp sử dụng bê tông ứng lực 
trước tiền chế có thể tăng cường độ bê tông với 
công nghệ ván khuôn trượt đem lại hiệu quả 
kinh tế cao. Phương án này giảm được vật liệu 
và các chi phí trên công trường làm giảm giá 
thành, Giá trị dự toán phần kết cấu giảm từ 86 tỷ 
còn 81,5 tỷ ,tiết kiệm riêng phần thô so với thiết 
kế đổ tại chỗ được 4,5 tỷ đồng. 
KẾT LUẬN 
Bài báo đánh giá sơ bộ công tác thiết kế xây 
dựng ở Việt Nam trong thời gian qua đồng thời 
kích thích ứng dụng một số công nghệ xây dựng 
mới mang nhiều đặc điểm tiến bộ và có hiệu quả 
kinh tế cao, giảm chi phí xây dựng và rút ngắn 
thời gian thi công xây dựng công trình. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. PGS.TS. Lê Kiều (2002), Bài giảng Công nghệ 
xây dựng đương đại, Bộ Xây dựng. 
[2]. Viện Kinh tế xây dựng, Bộ Xây dựng, Báo cáo 
kết quả dự án sự nghiệp kinh tế (2007)« Điều tra 
khảo sát thực trạng việc xác định chi phí đầu tư xây 
dựng công trình theo các yếu tố khoản mục chi phí 
trong thời gian vừa qua... », . 
[3]. Bộ Xây dựng (2007), Công nghệ mới xây dựng 
nhà và công trình trên thế giới 
 [4].  Website cổng thông tin 
điện tử Bộ Xây dựng 
[5].  Viện Khoa học công 
nghệ xây dựng. 
SUMMARY 
THE PRESENT STATE OF CONSTRUCTION DESIGN IN VIETNAM 
AND THE SOLUTION PROPOSAL FOR APPLICATION OF MODERN CONSTRUCTION 
TECHNOLOGY TO CONSTRUCTION DESIGN 
Nguyen Thi Thuy Hien
 
College of Technology - TNU 
This paper studied the important role of design in construction activities; analyzed the state of the construction 
design in Viet Nam. The author propose solutions to stimulate the application of modern construction 
technologies in the building design. This solution will be made to shorten the construction period and 
construction costs, ensure construction quality and improve the quality of the product designed. This will 
motivate organizations to explore consulting, creative and innovative design of their products, increase the 
competitiveness of businesses operating in the domestic construction sector. 
Key words: modern construction technology, time, cost, quality, constructions. 
 Tel: 0982 994286, Email: nthien.tnut@gmail.com 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_thuc_trang_cong_tac_thiet_ke_xay_dung_o_viet_nam.pdf
Ebook liên quan