Nghiên cứu trào lưu kiến trúc hiện đại và xu hướng ứng dụng trong thiết kế kiến trúc ngày nay tại Việt Nam
Tóm tắt Nghiên cứu trào lưu kiến trúc hiện đại và xu hướng ứng dụng trong thiết kế kiến trúc ngày nay tại Việt Nam: ...hế mà thể hiện được những đặc điểm riêng về cách thức thiết kế, bố cục hình khối không gian Những đặc trưng đó được thể hiện một cách rõ ràng: Đối với các công trình kiến trúc biệt thự hiện đại, chúng có sự tương đồng về đặc điểm như: 3.1 Tập trung vào hình khối, mảng miếng kiến trúc rõ ràng, ...ng một cách đầy khéo léo cho thiết kế kiến trúc hiện đại thêm phần ấn tượng và độc đáo hơn cả. Màu sắc trong kiến trúc hiện đại được tạo nên còn nhờ sự kết hợp hài hòa giữa hình khối, vật liệu và ánh sáng. Đặc biệt, ở nhiều công trình kiến trúc hiện đại, sơn tường còn được sử dụng ít, trong ...on người thời điểm này. Hình 8. Atlas Hotel Hoian. Nguồn: VTN Architects 4 ỨNG DỤNG XU HƯỚNG KIẾN TRÚC TRÚC HIỆN ĐẠI THỂ HIỆN TRONG NHỮNG CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC HIỆN NAY Ở VIỆT NAM 4.1 Xu hướng kiến trúc bảo thủ Xu hướng bảo thủ không phải bây giờ mới có, mà nó vẫn là một dòng chảy không ngừ...
980 NGHIÊN CỨU TRÀO LƯU KIẾN TRÚC HIỆN ĐẠI VÀ XU HƯỚNG ỨNG DỤNG TRONG THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NGÀY NAY TẠI VIỆT NAM Nguyễn Ngọc Hân Khoa Kiến trúc - Mỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. KTS. Hoàng Hải Yến TÓM TẮT Trào lưu kiến trúc Hiện đại là một khái niệm rất rộng được sử dụng để miêu tả các công trình khác nhau có các đặc điểm tương đồng về sự đơn giản trong bố cục hình khối không gian, tổ chức mặt bằng tự do phi đối xứng, mặt đứng loại bỏ việc sử dụng các họa tiết trang trí của trường phái cổ điển cũng như việc sử dụng vật liệu mới như kính, thép, bê tông. Kiến trúc hiện đại là một sự đoạn tuyệt mạnh mẽ với kiến trúc cổ điển, thể hiện một lối tư duy mới của sự phát triển bùng nổ của các xã hội châu Âu cuối thế kỷ 19, đầu thế kyr 20. Trường phái kiến trúc này, xuất phát ở châu Âu từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 và đã nhanh chóng phổ biến, trở thành một trường phái chủ đạo ra trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam đến thập niên 1970. Từ khóa: kiến trúc, hiện đại, xu hướng, thiết kế, trào lưu. 1 MỞ ĐẦU Kiến trúc hiện đại Việt Nam ra đời vào đầu thế kỷ 20, khi các KTS Pháp mang phong cách kiến trúc Hiện đại quốc tế đến An Nam cùng với kiến trúc Cổ điển Pháp. Tuy nhiên, mốc lịch sử về sự ra đời của kiến trúc hiện đại Việt Nam có thể được tính bắt đầu từ khi Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương được thành lập, năm 1925. 2 TỔNG QUAN VỀ KIẾN TRÚC HIỆN ĐẠI 2.1 Kiến trúc hiện đại là gì? Kiến trúc hiện đại được hiểu là một khái niệm rất rộng được sử dụng để mô tả các công trình kiến trúc khác nhau có những đặc điểm tương đồng về sự đơn giản trong bố cục hình khối kiến trúc, tổ chức không gian, hay cách thức tổ chức mặt bằng tự do, phi đối xứng. Mặt đứng của công trình loại bỏ hoàn toàn các chi tiết trang trí cầu kỳ, rườm rà của trường phái cổ điển, tân cổ điển trước đó. Đồng thời sử dụng những vật liệu xây dựng hiện đại như kính, bê tông, th p [Angcovat - Tìm hiểu đặc điểm kiến trúc hiện đại] 981 2.2 Lịch sử hình thành của kiến trúc hiện đại Kiến trúc hiện đại được ra đời đầu tiên được ghi nhận ở châu Âu từ khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, sau đó phát triển nhanh chóng và trở thành một trường phái kiến trúc chủ đạo được yêu thích trên toàn thế giới. Về hoàn cảnh xuất hiện kiến trúc hiện đại: những kiến trúc sư tại thời điểm này - là những người đi tiên phong trong việc xây dựng lên trường phái kiến trúc này. Việc cảm thấy trào lưu kiến trúc cổ điển không còn đủ sức sống sau một khoảng thời gian quá dài hưng thịnh, không hề có sự phát triển và sáng tạo, không đủ sức phản ánh được bối cảnh xã hội hiện đại đang diễn ra nhanh chóng tại đây. Vì thế, mà kiến trúc hiện đại ra đời, ban đầu chỉ là những trào lưu nhỏ lẻ, có nguồn gốc từ thời kỳ khai sáng – Các kiến trúc sư tin tưởng rằng, họ cần phải tạo ra một trào lưu kiến trúc mới, phản ánh được đầy đủ tinh thần của thời đại mới, và phải phá bỏ hoàn toàn, rũ đi tất cả cái bóng của quá khứ mà điển hình là kiến trúc cổ điển. Các công trình kiến trúc hiện đại đầu tiên trên thế giới được ra đời và ghi nhận đánh dấu những bước ngoặt vĩ đại về tư duy không gian kiến trúc, về phương pháp xử dụng vật liệu, và về biện pháp thi công mang lại những nhận thức mới về việc xây dựng, thi công các công trình này trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện nay. Sau đó, rất nhiều công trình mang phong cách kiến trúc hiện đại được ra đời và phát huy tác dụng được đ ng như mong muốn của những người đã sáng lập ra nó. Tiêu biểu trong số các công trình hiện đại là Biệt thự Savoye của Le Corbusier, công trình gần như là định nghĩa của kiến trúc hiện đại thời kỳ đầu. Thứ hai là Biệt thự Farnsworth của Mies, tiêu biểu cho phong cách quốc tế với thép và kính, đại diện cho thời kỳ nở rộ của kiến trúc hiện đại. Hình 1. Biệt thự Savoye, KTS Le Corbusier, 1928-1931 (Ảnh: 1928 Paul Kozlowski). Nguồn: Google 982 Hình 2. Biệt thự Farnsworth, KTS Mies van der Rohe, 1945 – 1951. Nguồn: Google 3 ĐẶC ĐIỂM CỦA KIẾN TRÚC HIỆN ĐẠI Kiến trúc hiện đại với sự tương đồng trong cách thiết kế giữa các công trình khác nhau, vì thế mà thể hiện được những đặc điểm riêng về cách thức thiết kế, bố cục hình khối không gian Những đặc trưng đó được thể hiện một cách rõ ràng: Đối với các công trình kiến trúc biệt thự hiện đại, chúng có sự tương đồng về đặc điểm như: 3.1 Tập trung vào hình khối, mảng miếng kiến trúc rõ ràng, ấn ư ng Hình 3. Trung tâm Heydar Aliyev, Baku, Azerbaijan, 2012, Zaha Hadid. Nguồn: Google 983 So với hình khối kiến trúc cổ điển (chủ yếu là các dạng hình tròn, oval, uốn cong, thì hình khối kiến trúc hiện đại tương đối đơn giản hơn. Mọi đường nét, chi tiết, hình khối đều hướng đến sự đơn giản đến tinh tế, không sử dụng quá nhiều chi tiết kiến trúc rườm rà, phức tạp. Các khối kiến trúc kết hợp với nhau, cấu thành mang lại sự mạnh mẽ, khỏe khoắn và chắc chắn cho toàn bộ khối kết cấu của ngôi nhà. Các dạng hình học được sử dụng phổ biến trong các công trình mang phong cách kiến trúc là hình lập phương, dạng thẳng, gấp khúc, vuông, chữ nhật tạo nên sự phá cách trong khối hình kiến trúc, độc đáo trong cách thể hiện và tư duy không gian. 3.2 Về cách thức tổ chức, bố cục không gian kiến trúc sử dụng Các công trình mang phong cách kiến trúc hiện đại thường được đề cao việc xây dựng và phát triển dây truyền thông năng sao cho hợp lý. Ở kiến trúc cổ điển, công năng sử dụng thường không được nhắc đến nhiều, mà chỉ tập trung vào các chi tiết kiến trúc, cũng như tập trung vào các vòm cong trang trí kiến trúc... thì ở các công trình mang phong cách kiến trúc hiện đại, dây chuyền công năng sử dụng được đề cao hơn hẳn, khi mà các không gian, bố cục giao thông trong công trình,... đều được đề cập và thể hiện rõ ràng trong thiết kế. Đối với các mẫu thiết kế nhà biệt thự hiện đại, công năng sử dụng được hiểu là việc sử dụng, bố trí các phòng ốc, diện tích, vị trí các phòng chức năng ra sao cho phù hợp với nhu cầu và công năng sử dụng của từng công trình, phù hợp với điều kiện và mục đích sử dụng khác nhau. Mặt bằng tổ chức công năng phi đối xứng, thường không tuân thủ theo bất cứ nguyên tắc đối xứng nào trong cách thiết kế công năng truyền thống. Đặc trưng này thể hiện được rõ ràng nhất trong cách phân chia công năng sử dụng của các công trình dân dụng, khi tổ chức mặt bằng công năng ngày càng theo logic, tích hợp ngày càng nhiều hơn tiện ích cho không gian sống hiện đại. Hình 4. Không gian mở trong các biệt thự hiện đại ngày nay. Nguồn: Google 3.3 Nguyên tắc màu sắc của kiến trúc hiện đại Màu sắc trong kiến trúc hiện đại có thể là bất cứ màu sắc nào trong tự nhiên, tuy nhiên, màu sắc sẽ được lựa chọn 1 tông màu làm chủ đạo, thường sẽ là những mảng màu thể hiện 984 đ ng những đặc trưng về đường nét và hình khối, các tông màu đậm, ấn tượng và nổi bật cũng được sử dụng một cách đầy khéo léo cho thiết kế kiến trúc hiện đại thêm phần ấn tượng và độc đáo hơn cả. Màu sắc trong kiến trúc hiện đại được tạo nên còn nhờ sự kết hợp hài hòa giữa hình khối, vật liệu và ánh sáng. Đặc biệt, ở nhiều công trình kiến trúc hiện đại, sơn tường còn được sử dụng ít, trong đó sử dụng chủ yếu ngoại thất được tạo thành là nhờ hệ thống vật liệu kính, gạch ốp tường, hoặc các vật liệu hiện đại khác để hoàn thiện cho thiết kế ngoại thất của công trình theo kiến trúc hiện đại thường thấy. Hình 5. Xu hướng biệt thự hiện đại ngày nay. Nguồn: Google 3.4 Đặc rưng về ánh sáng trong kiến trúc hiện đại Kiến trúc hiện đại mang đặc trưng về ánh sáng vô cùng ấn tượng. Phong cách kiến trúc này đề cao yếu tố ánh sáng trong thiết kế. Không chỉ là ánh sáng tự nhiên, ánh sáng nhân tạo cũng được sử dụng phổ biến và tinh tế hơn cả trong các công trình mang phong cách kiến trúc hiện đại. Hệ thống ánh sáng tận dụng tối đa nguồn sáng tự nhiên bằng cách mở cửa sổ, cửa chính và các mảng miếng, hình khối không gian tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên mang lại cho công trình vẻ đẹp ánh sáng ngập tràn, tinh tế và đầy hoa lệ. Cửa sổ rộng cũng là một trong những nguyên tắc đặc trưng khi thiết kế kiến trúc hiện đại nhằm tận dụng tối đa được diện tích tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên trong ngôi nhà một cách rõ ràng nhất. 985 Hình 6. Ánh sáng trong công trình dân dụng. Nguồn: Google 3.5 Kiến trúc hiện đại đề cao tính kết nối với không gian bên ngoài Sự kết nối với không gian kiến trúc bên ngoài là một trong những đặc trưng dễ thấy nhất của các công trình mang phong cách này. Đặc trưng này thể hiện được sự khác biệt hoàn toàn so với các công trình cổ điển. Khi kiến trúc cổ điển là sự gò bó, thống nhất và trọn vẹn trong từng không gian. Thì kiến trúc hiện đại lại yêu cầu tính mở nhiều hơn, tính kết nối với không gian bên ngoài một cách rõ ràng nhất. Kiến trúc hiện đại luôn có sự kết nối rõ ràng với cảnh quan bên ngoài, các vách ngăn tự nhiên bằng kính, hoặc không sử dụng các tường ngăn chia không gian, để mặc cho ánh sáng có thể tự do trong ngôi nhà là một trong những thú chơi độc đáo trong kiến trúc hiện đại được nhiều công trình áp dụng. Hình 7. Xu hướng thiết kế mở trong biệt thự hiện đại ngày nay. Nguồn: Google 986 3.6 Kiến trúc hiện đại không thể thiếu đư c sự kết h p của cây xanh tự nhiên Các công trình kiến trúc hiện đại không thể thiếu được sự hiện diện của cây xanh- yếu tố tự nhiên giúp làm nên những đặc trưng phong cách cho kiến trúc hiện đại. Khác với sự khuôn đ c bó buộc trong kiến trúc cổ điển ưa cũ, cây xanh xuất hiện trong các công trình mang phong cách kiến trúc hiện đại là biểu tượng rõ ràng nhất cho mong muốn kết nối với thiên nhiên của con người thời điểm này. Hình 8. Atlas Hotel Hoian. Nguồn: VTN Architects 4 ỨNG DỤNG XU HƯỚNG KIẾN TRÚC TRÚC HIỆN ĐẠI THỂ HIỆN TRONG NHỮNG CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC HIỆN NAY Ở VIỆT NAM 4.1 Xu hướng kiến trúc bảo thủ Xu hướng bảo thủ không phải bây giờ mới có, mà nó vẫn là một dòng chảy không ngừng ngay từ khi người Pháp du nhập kiến trúc cổ điển Pháp vào An Nam. Không ít những KTS Việt Nam nhận ra rằng kiến trúc Pháp cũng không quá vượt trội hơn kiến trúc bản địa, nên họ vẫn tự tin tiếp tục với những hình thức quen thuộc: Mái cong, hệ cột, vì kèo, hoa văn uốn lượn. Hình 9. Chùa Quán Sứ (1942, Hà Nội). Nguồn: Google Hình 10. Chùa Xá Lợi (thập niên 1950) 987 Đối với nhà ở dân gian, xu hướng bảo thủ cũng tạo ra những tác phẩm kiến trúc có giá trị như Hội trường và nhà nghỉ đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ II (1950, Thái Nguyên) của Hoàng Như Tiếp, Nhà sàn Bác Hồ (1957, Hà Nội) của Nguyễn Văn Ninh Hình 11. Nhà sàn Bác Hồ ( Hà Nội). Nguồn: Google 4.2 Xu hướng kiến trúc hướng ngoại Sự học hỏi kiến trúc nước ngoài của một dân tộc là điều không lạ trong lịch sử, ví dụ người La Mã học kiến trúc từ người Hy Lạp, các Hoàng đế Nga đã mời các KTS Pháp và Italia đến thiết kế các cung điện ở Saint Petersburg, Nehru đã mời Le Corbusier đến quy hoạch và thiết kế các công trình ở Chandigard Đặc biệt, đối với một dân tộc bị áp bức và bị ảnh hưởng về chính trị như Việt Nam thì sự chịu áp đặt hoặc tự nguyện học hỏi kiến trúc bên ngoài cũng không lạ. ướng ngoại cũng là xu hướng kiến trúc chủ đạo trong một thế kỷ qua ở nước ta. Hình 12. Nhà phố và tháp chung cư cao tầng sử dụng mái giả Mansard tại ĐTM Mỹ Đình Sông Đà (Hà Nội). Nguồn Google 988 4.3 Xu hướng kiến trúc chiết trung Chiết trung là một dạng tư duy kiến trúc khá phổ biến trong lịch sử kiến trúc thế giới khi người ta kết hợp các hình thức truyền thống khác nhau vào trong một công trình. Chiết trung cũng có nhiều cấp độ, từ thô thiển kiểu “đầu Ngô mình Sở” cho đến sự dung hòa nhuần nhị và sáng tạo. Chủ nghĩa hậu hiện đại, ở một góc nhìn nào đó cũng là một dạng tư duy chiết trung. Phong cách chiết trung là phong cách đại diện cho sự bình đẳng. Phong cách này không tuân theo những luật lệ trước đó mà pha trộn kết hợp cái cũ với cái mới, giữa phương Đông và phương Tây, sự khoa trương và khiêm tốn, ồn ào và yên tĩnh. Nói như vậy, đây không phải là một phong cách tự do. Tự do trong thiết kế và cần đầu tư thời gian để sắp đặt là điểm hấp dẫn nhất của phong cách này. Hình 13. Mối liên kết của phần mái vòm nối hai gian nhà đối lập về kích thước. Nguồn Google Hình 14. Các chi tiết hình tròn đầy màu sắc lặp lại tạo nên mảng tường độc đáo cho phần ngoại thất tòa nhà. Nguồn Google 989 4.4 Xu hướng kiến trúc “mạch dân tộc” Đó là xu hướng xuất phát từ chính văn hóa, tinh thần, mã gen của dân tộc để thích ứng và khai phá thời cuộc. Tuy hiện nay chưa có KTS nào dẫn lối hay nằm trọn hoàn toàn ở xu hướng này, nhưng vẫn có một số công trình kiến trúc khiến ta phải xếp chúng vào. Đó là Bảo tàng Việt Bắc (1963, Thái Nguyên) của KTS. Hoàng Như Tiếp, Dinh Độc Lập (1966, Sài Gòn) của KTS. Ngô Viết Thụ, Thư viện Quốc gia miền Nam Việt Nam (1972, Sài Gòn) của KTS. Nguyễn Hữu Thiện, và đặc biệt là Đài tưởng niệm Bắc Sơn (1994, Hà Nội) của KTS. Lê Hiệp Hình 15. Bảo tàng Việt Bắc. Nguồn Google Hình 16. Dinh Độc Lập. Nguồn Google 990 5 KẾT LUẬN Kiến trúc hiện đại với lịch sử hình thành, phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ hiện nay đã đánh dấu được những bước phát triển mới mang đậm đặc trưng của phong cách kiến trúc này trên toàn thế giới. Việc ứng dụng kiến trúc hiện đại trong các công trình nhà ở, biệt thự dân dụng hiện nay cũng được triển khai vô cùng mạnh mẽ và mang lại hiệu quả sử dụng cao đối người dùng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Đình Toàn ( 2018). Kiến trúc Việt Nam qua các triều đại, NXB. Xây dựng. [2] Đặng Thái Hoàng, Nguyễn Văn Đỉnh, Đặng Liên Phương (2018). Kiến trúc hiện đại, bộ môn lý thuyết và lịch sử kiến trúc, Nhà xuất bản Xây dựng. [3] Ngô Huy Quỳnh (2020). Tìm hiểu lịch sử kiến trúc Việt Nam, Nhà xuất bản Xây dựng.
File đính kèm:
- nghien_cuu_trao_luu_kien_truc_hien_dai_va_xu_huong_ung_dung.pdf