Nhà Tần (221 - 206 TrCN) (Thời của pháp gia)

Tóm tắt Nhà Tần (221 - 206 TrCN) (Thời của pháp gia): ...ơng ngày nay, chắc là để làm ruộng. Ngày nay có nước cũng áp dụng chính sách đó. Nông dân được ưu đãi. Đất không còn là sở hữu của nhà vua nữa, mà của người làm ruộng. Người chủ ruộng có quyển bán ruọng và ai cũng có quyền mua. Chế độ đó gọi là danh điền, tạo nên một giới địa chủ; bọn đại ...nhất là thống nhất tư tưởng. Về điểm này pháp gia (Lý Tư, Hàn Phi) chịu ảnh hưởng của Mặc Tử. Mặc Tử trước kia đã chủ trương "thượng đồng", nghĩa là bắt dân phải tán đồng lẽ phải với người trên, phải cùng một quan niệm tốt xấu với người trên. Không ai được có chủ trương riêng khác với chính ... cất Thủy Hoàng giao hết việc trị nước cho Lý Tư, mà để thì giờ đi kinh lý các miền, xây đường sá, tổ chức các trạm và xây cung điện. Những đường từ kinh đô Hàm Dương đi bốn phương đều rộng, thẳng băng, có ba lối cho xe chạy, trồng cây hai bên lề, muốn vậy phải san núi, lấp thung lũng, tốn...

pdf8 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 255 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nhà Tần (221 - 206 TrCN) (Thời của pháp gia), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhà Tần (221 - 206 TrCN) 
(Thời của pháp gia) 
1. Tần Thủy Hoàng 
Ở trên tôi đã nói đời Chiến Quốc có một thương nhân buôn cả vua. 
Thương nhân đó, Lã Bất Vi, có một người thiếp đẹp, khi biết nàng bắt 
đầu có mang đem dâng nàng cho một công tử của Tần làm con tin ở 
Triệu. Công tử đó về Tần làm vua, phong cho Lã làm tể tướng. Sau nàng 
hầu sinh con trai, vua Tần cho nối ngôi, tức Tần Thủy Hoàng. Hồi Tần 
Thủy Hoàng còn nhỏ, Lã nhiếp chính. Lần đó là lần đầu tiên trong lịch 
sử Trung Hoa, một thứ dân con buôn được cầm quyền chính như vậy. 
Không rõ ông ta buôn gì mà mau giàu như vậy - có lẽ là buôn ngựa - 
nhưng ông ta có học chút ít, thích bọn "thi, thư", chủ trương chính sách 
hoà bình. Lớn lên Tần Thủy Hoàng bãi chức ông ta mà dùng Lý Tư. 
Trong thời làm tể tướng, Lã bảo các môn khách chung nhau soạn bộ Lã 
Thị Xuân Thu, gần như một sử tư tưởng, học thuật cuối thời Chiến 
Quốc. 
Tần Thủy Hoàng tư cách tầm thường, tính tình hung dữ, rất tin dị đoan. 
Các sử gia đời sau đều theo Khổng học, rất chê ông ta, nhưng các sử gia 
phương Tây nhận ông là một trong những vĩ nhân cổ kim. Ông chỉ cầm 
quyền chưa đầy mười lăm năm mà làm cho nước Trung Hoa thay đổi 
hẳn, thống nhất về mọi mặt, mở mang thêm bờ cõi, thành một đế quốc 
lớn thời thượng cổ. 
Ông cho rằng công đức của mình ngang với Tam Hoàng Ngũ Đế, nên 
thụ xưng là Hoàng Đế, hiệu là Thủy Hoàng, nghĩa là vị hoàng đế đầu 
tiên, và muốn cho con cháu đời sau lấy danh hiệu: nhị thế, tam thế... cho 
đến vạn thế. Những danh từ xưng hô như trẫm, bệ hạ, đều do ông đặt ra. 
2. Tổ chức hành chính 
Ông bắt vương tộc sáu nước mà ông đã chiếm, cả gia đình các đại thần 
của họ nữa, phải dời lại Hàm Dương, kinh đô của Tần, như vậy để họ bị 
bứng hết rế, không sai ngóc đầu lên được. Đất đai của họ đem phát mãi 
hết. 
Ông chia đất của sáu nước thành quận, huyện. Thời Thương Ưởng, Tần 
đã chia làm nhiều huyện, mỗi huyện là một đơn vị hành chính trực thuộc 
triều đình, có một viên quan thu thuế. Sau lập thêm quận ở những miền 
mới chiếm được. Quận là một quân khu lớn, nhất là ở những miền mới 
chiếm được. Vì muốn thống nhất quốc gia, vua Tần bắt huyện tuỳ thuộc 
quận, mỗi quận gồm nhiều huyện, viên chủ quận là một võ quan. Sau tổ 
chức lại, mỗi quận gồm một quận thú coi về dân sự, và một quân uý coi 
về quân sự. Ở trên cả, có một viên giám ngự sử chỉ chịu trách nhiệm với 
nhà vua, như vậy không một viên nào chuyên quyền được, không thể 
thành một ông chúa như trong thời phong kiến. Thời Tần Thủy Hoàng, 
Trung Hoa chia thành 36 quận, cũng như tỉnh ngày nay. 
3. Trọng nông 
Tần theo Pháp gia[1] khuyến khích binh, nông; ghét công, thương. 
Muốn nắm hết cái lợi thương nghiệp, triều đình đày hết phú thương có 
những xưởng sản xuất sắt lại miền Thiểm Tây và miền Tứ Xuyên. Sử 
chép coi hai trăm ngàn gia đình phú thương, tiểu thương bị đày tại xứ 
Thục và miền An Dương, ở phía nam Lạc Dương ngày nay, chắc là để 
làm ruộng. Ngày nay có nước cũng áp dụng chính sách đó. 
Nông dân được ưu đãi. Đất không còn là sở hữu của nhà vua nữa, mà 
của người làm ruộng. Người chủ ruộng có quyển bán ruọng và ai cũng 
có quyền mua. Chế độ đó gọi là danh điền, tạo nên một giới địa chủ; bọn 
đại địa chủ có những cơ sở rất lớn và dần dần thành một giai cấp có 
quyền hành tương tự như các chư hầu nhỏ thời trước, hoặc các lãnh chúa 
bên châu Âu thời trung cổ. 
Năm hay mười nhà họp nhau thành một liên gia, chịu chung trách nhiệm 
với nhau. Chế độ đó đem áp dụng ở khắp Trung Hoa cho tới đầu đời 
Hán. Tráng đinh nào cũng phải đi lính tới già. Gia đình nào có ba người 
đàn ông thì phải chia làm hai hộ. Hình luật tàn khốc hơn thời trước 
nhiều. 
4. Thống nhất văn tự, đồ đo lường, tư tưởng 
Thời Chiến Quốc, mỗi miền có một ngôn ngữ, người nước Yên không 
hiểu tiếng nước Sở, người nước Triệu không biết tiếng nước Việt - mà 
ngày nay cũng còn tình trạng người Quảng Đong ít học không hiểu nổi 
tiếng Bắc Kinh - Một viên quan Tần phải đi cai trị một nước khác, 
không hiểu ngôn ngữ nước đó thì khó làm tròn nhiệm vụ được. Ngay 
đến chữ viết cũng vậy. Những gì thiên tử nhà Chu thông báo cho các 
chư hầu đều viết bằng thứ chữ đại triện; nhưng thứ chữ đó không phổ 
biến và kẻ sĩ các nước thường dùng một lối chữ khác. 
Vì vậy tể tướng Lý Tư nghĩ tới việc thống nhất ngôn ngữ và văn tự. 
Chúng ta không biết ông thống nhất ngôn ngữ ra sao; về văn tự thì ông 
giản dị hoá lối đại triện, quy định một lối viết khác gọi là tiểu triện, và 
lối này thành thông dụng trong toàn cõi Trung Hoa. 
Ông lại thống nhất các đồ cân, lường (cả nông cụ, cày bừa...), như vậy 
để dễ tính thuế và thu thuế. Thuế trả bằng lúa, phải dùng thuyền, xe chở 
lại các quận và kinh đô. Cho nên lại phải thống nhất khoảng cách giữa 
hai bánh xe (xe đồng quy), nếu không thì những xe quá lớn vào những 
đường nhỏ không được. 
Quan trọng nhất là thống nhất tư tưởng. Về điểm này pháp gia (Lý Tư, 
Hàn Phi) chịu ảnh hưởng của Mặc Tử. Mặc Tử trước kia đã chủ trương 
"thượng đồng", nghĩa là bắt dân phải tán đồng lẽ phải với người trên, 
phải cùng một quan niệm tốt xấu với người trên. Không ai được có chủ 
trương riêng khác với chính sách của triều đình. Tần ghét nhất bọn nho 
sĩ, triết gia mở trường tư dạy đạo lý, chỉ trích chiến tranh và hình pháp 
tàn bạo. Tần chỉ muốn nhồi nặn dân chúng cho thành dễ bảo, rất có kỷ 
luật. Tư do tư tưởng, tự do ngôn luận là tội nặng nhất. Tứ thư và ngũ 
kinh của đạo Nho bị coi là cực kỳ phản động vì khiến dân nhớ tiếc trật tự 
cũ của chế độ phong kiến. Năm 213 TrCN, theo đề nghị của Lý Tư, 
Thủy Hoàng ra lệnh "đốt sách và chôn nho": đốt hết các bản tứ thư, ngũ 
kinh và bách gia chư tử trong dân gian, chỉ giữ lại một bản tàng trữ trong 
thư viện của triều đình. Các bộ sử của lục quốc cũng phải đốt hêt, chỉ 
được giữ những sách về kỹ thuật, như sách thuốc, sách trồng trọt, sách 
bói... Kẻ nào không tuân lệnh mà lén lút giữ thì bị kết tội là phản quốc. 
Có người phải giấu sách vào trong tưởng, có người lại ráng học thuộc 
lòng thư và kinh để truyền miệng lại đời sau. Năm chục năm sau (đời 
Hán) lệnh phần thư đó mới bãi bỏ, không ai có thể nhớ đúng tứ thư, ngũ 
kinh cả. Còn bản cất trong thư viện triều đình thì đã bị đốt theo với Hàm 
dương trong cuộc cách mạng của nông dân cuối đời Tần. 
Do đó mà sách đời Tiên Tần mất rất nhiều, cuốn nào còn lại thì cũng bị 
thêm bớt, sửa chữa, khó tin được là chính xác; lại thêm nạn nguỵ thư: 
người đời sau viết mà mượn tên người đời trước, để cho tác phẩm của 
mình có giá trị, như bộ Quản Tử chẳng hạn. 
Số nhà Nho bị chôn sống ở Hàm Dương là 460 người. Sau mỗi ngày một 
đông, đều bị đày ra ngoài biển. 
Các trường tư bị dẹp hết. Dân muốn học thì phải học các quan (bác sĩ) 
của triều đình, mà chỉ được dạy cho mỗi môn là pháp luật của quốc gia. 
5. Xây cất 
Thủy Hoàng giao hết việc trị nước cho Lý Tư, mà để thì giờ đi kinh lý 
các miền, xây đường sá, tổ chức các trạm và xây cung điện. 
Những đường từ kinh đô Hàm Dương đi bốn phương đều rộng, thẳng 
băng, có ba lối cho xe chạy, trồng cây hai bên lề, muốn vậy phải san núi, 
lấp thung lũng, tốn biết bao nhiêu nhân công! Theo Eberhard, đường 
rộng 7 mét rưỡi, nhưng theo Tsui Chi thì là 75 mét. Đường đó chỉ để cho 
vua và quan lớn đi, còn dân chúng thì phải dùng đường mòn ở hai bên. 
Khi chiếm được kinh đô một nước chư hầu nào, Thủy Hoàng sai người 
vẽ kiểu cung điện của nước đó để về xây dựng lại y hệt tại Hàm Dương, 
ở bên cung điện của ông, thành một dãy dài cả mấy dặm. Bao nhiêu 
đồng trong thiên hạ gom cả về để đúc những tượng nặng 24000 cân bày 
trong cung đình. 
Ngoài ra, ở gần kinh đô, ông còn xây một cung để nghỉ mát mùa hè, 
cung A Phòng, trên bờ sông Vị. Phải dùng 70 vạn tù nhân để cất, chở đá 
từ các núi phương bắc xuống, chở gỗ từ các rừng phương nam lên (coi 
bài A Phòng cung phú của Đỗ Mục đời Đường). 
Chưa hết, trong một khoảng mà bán kính dài trên trăm cây số chung 
quanh kinh đô, còn xây thêm 270 cung điện nữa. Bao nhiêu châu báu, 
nhạc công và vũ nữ của lục quốc, ông gom cả về đó để làm vui tai mắt 
cho ông. Tương truyền cuối đời Tần, kinh đô bị chiếm và đốt, ba tháng 
sau ngọn lửa mới tắt. Các vua Ai Cập, Babylone thời cổ cũng không xa 
xỉ hơn ông. 
Công trình kiến trúc lớn nhất, tới nay vẫn còn dấu vết là Vạn Lý Trường 
Thành. Sự thực nhiều khúc thành đã được các nước Yên, Triệu, Nguỵ 
xây từ thời trước, nay ông chỉ cho nối lại, kéo dài, củng cố thêm, để 
thành một thành duy nhất dải cả ngàn cây số. Ba trăm ngàn chiến sĩ với 
không biết bao nhiêu tội nhân, quan lại phạm lỗi, nho sĩ không tuân lệnh 
đốt sách... phải làm khổ sai trong một miền rừng núi trùng trùng điệp 
điệp, mùa đông thì lạnh buốt, nước đóng băng, mùa hè thì không khí 
nóng như nung, mù mịt cát bụi. Trên thành cất những đồn canh, và có 
đường rộng chạy ngựa được giữa các đồn với nhau. Không biết bao 
nhiêu lời than thở, bao nhiêu nước mắt của thân nhân những người đó, 
không vă, nhân thi sĩ nào chép lại hết được. Nhưng trong dân gian còn 
truyền lại nỗi khổ của nàng Mạnh Khương, thương nhớ chồng, đi mười 
ngàn dặm đường để thăm chồng bị bắt đi xây thành, đến nơi thì chồng 
nàng đã chết rồi. Chung quanh chỉ là rừng núi và đá. Không biết kiếm 
xác chồng ở đâu, nàng tuyệt vọng, khóc mấy ngày mấy đêm, khóc tới 
nỗi chính cái thành cũng phải mủi lòng. Thành xây xong, giúp cho 
Trung Hoa ngăn được các rợ xâm lăng trong một thời gian, chứ làm sao 
ngăn cản được một cách vĩnh viễn. Hễ Trung Hoa suy, các rợ du mục 
thịnh lên thì họ lại vượt qua được trường thành, vào chiếm các cánh 
đồng phì nhiêu của Trung Hoa. Hiện nay thành nằm ở phía dưới biên 
giới, không còn dùng vào việc gì nữa, ngoài cái việc thu hút khách du 
lịch ngoại quốc[2]. 

File đính kèm:

  • pdfnha_tan_221_206_trcn_thoi_cua_phap_gia.pdf
Ebook liên quan