Nhận diện hành vi quản trị lợi nhuận thực tế của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Tóm tắt Nhận diện hành vi quản trị lợi nhuận thực tế của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam: ...a doanh nghiệp để đạt được ngưỡng lợi nhuận mong muốn [21]. Các nghiên cứu sau này của Roychowdhury (2006) và Gunny (2010) cũng cho ra kết quả tương tự [20; 9]. Cách thức phổ biến thứ hai để thực hiện REM là tiến hành sản xuất một cách thái quá. Bằng cách này, giá vốn mỗi đơn vị hàng b... dụ, theo mô hình được đề xuất bởi Dechow, Kothari và Watts (1998), áp dụng bởi Roychowdhury (2006), phần chi phí tùy ý (discretionary expenses) của doanh nghiệp trong năm bất kỳ sẽ được đo lường như sau: 0 50 100 150 200 250 300 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 ...]. Tuy nhiên hệ số tương quan này vẫn có ý nghĩa ở mức 1%. Trong khi đó, hệ số tương quan giữa và được kỳ vọng mang dấu dương lại bé hơn không (-1.18%). Hệ số này được xem là không đáng kể (không SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No Q4 - 2016 Trang 90 có ý nghĩa ở mức 10%). ...

pdf13 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 359 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nhận diện hành vi quản trị lợi nhuận thực tế của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
REM. Nói cách khác, chênh lệch giữa giá trị quan 
sát và giá trị ước tính sẽ phản ánh mức độ thực 
hiện hành vi REM của NQL. Ví dụ, theo mô hình 
được đề xuất bởi Dechow, Kothari và Watts 
(1998), áp dụng bởi Roychowdhury (2006), phần 
chi phí tùy ý (discretionary expenses) của doanh 
nghiệp trong năm bất kỳ sẽ được đo lường như 
sau: 
0
50
100
150
200
250
300
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 19, SỐ Q4 - 2016 
Trang 87 
 ⁄
 ( ( ⁄⁄ 
Trong đó: là chi phí tùy ý (bao gồm 
chi phí R&D và chi phí bán hàng, quản lý doanh 
nghiệp) phát sinh trong năm, là tổng tài sản vào 
cuối năm t và là doanh thu phát sinh trong năm t 
[20; 14]. 
Sau khi tính toán các hệ số và của mô 
hình này, phần giá trị sai số ngẫu nhiên (chênh 
lệch giữa giá trị quan sát ⁄ và giá trị 
ước tính ⁄̂ thu được từ mô hình 
trên) được xem là mức bất thường trong chi phí 
tùy ý của doanh nghiệp. Phần giá trị này không 
được giải thích bởi các biến trong mô hình và bị 
chi phối bởi NQL, do đó là biến đại diện cho hành 
vi quản trị lợi nhuận thực tế thông qua cắt giảm 
các chi phí tùy ý. 
Dựa trên nghiên cứu về quan hệ giữa lợi 
nhuận và dòng tiền của Dechow và các cộng sự 
(1998), Roychowdhury (2006) đã xây dựng mô 
hình nhận diện ba hành vi REM phổ biến thông 
qua các mô hình ước tính về dòng tiền hoạt động 
(cash flow from operating activities), chi phí tùy ý 
(discretionary expenses) và chi phí sản xuất 
(production cost). 
 ⁄ ( ⁄ ( ⁄ 
 ( ⁄ (1) 
Trong đó: CF là dòng tiền từ hoạt động sản 
xuất kinh doanh phát sinh trong năm, là 
chênh lệch doanh thu giữa năm t và năm t-1. 
 ⁄ 
 ( ( ⁄⁄ (2) 
 ( ⁄⁄ 
 ( ⁄ 
 ( ( ⁄⁄ (3) 
Trong đó: là chi phí 
sản xuất phát sinh trong năm; COGS là giá vốn 
hàng bán trong kỳ, là biến động giá trị hàng 
tồn kho [20;14]. 
Các giá trị , và lần lượt là các biến 
đại diện cho ba cách thức thực hiện REM (1) điều 
chỉnh doanh thu thông qua các chính sách chiết 
khấu, nới lỏng thanh toán, (2) cắt giảm chi phí tùy 
ý và (3) tiến hành sản xuất thái quá. Để thuận tiện 
trong quá trình phân tích, ba biến , và sẽ 
được đặt tên khác là , 
 và . Giá 
trị, ý nghĩa và cách tính toán của các biến trên vẫn 
được giữ nguyên. 
Mô hình nhận diện 
Sau khi tính toán được phần giá trị bất 
thường trong mức hoạt động của doanh nghiệp. 
nghiên cứu sẽ kiểm nghiệm sự tương quan của 
các giá trị bất thường này ( với Y 
là CF, PROD hoặc DISEXP) với biến giả 
(dummy variable) của nhóm nghi ngờ 
( có giá trị bằng 1 nếu quan sát 
thuộc nhóm nghi ngờ, ngược lại bằng 0). 
Phương trình hồi quy dùng để kiểm định mối 
quan hệ trên được xây dựng như sau: 
 ( ( 
 ( 
 ( ( 
Trong đó: SIZE tính bằng lôgarit của giá trị 
thị trường vốn chủ sở hữu, MTB là hệ số giá trị 
thị trường vốn chủ sở hữu chia cho giá trị sổ 
sách vốn chủ sở hữu, PERFORM tính bằng lợi 
nhuận thuần chia cho tổng tài sản đầu kỳ. 
Các biến SIZE, MTB và PERFORM được 
đưa vào mô hình để kiểm soát các sai số hệ 
thống trong giá trị bất thường của dòng tiền 
hoạt động, chi phí sản xuất và các chi phí tùy ý. 
SIZE thể hiện cho yếu tố quy mô của doanh 
nghiệp. MTB phản ánh tiềm năng tăng trưởng 
của doanh nghiệp và PERFORM cho thấy hiệu 
quả hoạt động của doanh nghiệp. 
Nếu các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK 
Việt Nam có áp dụng REM để tránh lỗ thì giá 
trị sẽ có ý nghĩa thống kê. Dấu của sẽ phụ 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No Q4 - 2016 
Trang 88 
thuộc vào các cách thức quản trị lợi nhuận thực 
tế được nghiên cứu. Cụ thể, được dự đoán sẽ 
có dấu âm (-) đối với mô hình hồi quy của 
 và ; có dấu 
dương (+) với mô hình của . 
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Kết quả nghiên cứu 
Dựa vào giả định doanh thu tuân theo quy 
luật bước đi ngẫu nhiên (random walk) của 
Roychowdhury (2006) khi xây dựng mô hình 
và mục đích của mô hình là nhận diện hành vi 
REM theo từng năm của từng công ty (firm-
years) nên đề tài lựa chọn phương pháp hồi quy 
bình phương nhỏ nhất (OLS) áp dụng cho dữ 
liệu chéo (cross-sectional data) để ước tính các 
hệ số hồi quy của mô hình [5]. Kết quả được 
trình bày trong Bảng 1. 
Bảng 1. Tổng hợp kết quả hồi quy các mô hình ƣớc tính 
Biến
Hệ số chặn c (0.0768) * 0.0259 * (0.0538) *
0.0053 0.0023 0.0101 
0.0110 * 0.0024 * (0.0003) ***
0.0003 0.0002 0.0007 
0.0574 * 0.0489 * 1.0536 *
0.0034 0.0012 0.0057 
0.0703 * (0.6799) *
0.0099 0.0165 
(0.9656) *
0.0040 
0.4454 0.3419 0.9765 
* Có ý nghĩa ở mức 1%, ** Có ý nghĩa ở mức 5%, *** Có ý nghĩa ở mức 10%
Bảng trên mô tả kết quả hồi quy của các mô hình ước tính sau:
(a)
(b)
(c)
Mô hình được ước tính cho toàn bộ quan sát với phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS) 
chạy cho dữ liệu chéo (cross-sectional data). 
Tổng quát, các mô hình đều cho kết quả tốt, 
tương đồng với các nghiên cứu đã thực hiện 
trước đó như Roychowdhury (2006) hay Jr 
(2015). So với Roychowdhury (2006), hệ số 
xác định hiệu chỉnh ( hiệu chỉnh) của mô 
hình ước tính dòng tiền hoạt động và chi phí 
tùy ý thấp hơn nhưng không đáng kể (44.54% 
so với 45% đối với dòng tiền hoạt động; 
34.19% so với 38% đối với chi phí tùy ý). Tuy 
nhiên, mô hình ước của chi phí sản xuất lại có 
tính giải thích cao hơn hẳn so với kết quả của 
Roychowdhury (2006) (97.65% so với 89%). 
Sự khác nhau này có thể được giải thích thông 
qua các yếu tố không được đưa vào mô hình, 
đặc biệt là sự khác nhau về điều kiện kinh tế, 
xã hội trong giai đoạn thực hiện của hai nghiên 
cứu. 
Hệ số hiệu chỉnh của mô hình ước tính 
dòng tiền hoạt động và chi phí tùy ý không cao 
(44.54% và 34.19%). Điều này cho thấy ngoài 
các biến đã được đưa vào mô hình, dòng tiền 
hoạt động và chi phí tùy ý của doanh nghiệp 
vẫn chịu tác động bởi các yếu tố khác, một 
nhân tố quan trọng là các quyết định của NQL. 
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 19, SỐ Q4 - 2016 
Trang 89 
Các quyết định này tạo ra sự bất thường trong 
mức hoạt động của doanh nghiệp nên không 
được giải thích bởi mô hình. Do đó, đây cũng 
là một dấu hiệu cho thấy NQL có áp dụng 
REM để điều chỉnh lợi nhuận của doanh 
nghiệp. 
Không giống như vậy, mô hình ước tính chi 
phí sản xuất có tính giải thích rất cao (97.65%). 
Hay nói cách khác, mức chi phí sản xuất của 
doanh nghiệp là phù hợp so với mức doanh thu 
và sự thay đổi trong doanh thu qua các năm. 
Đây là dấu hiệu bác bỏ giả thuyết NQL áp dụng 
REM bằng cách tiến hành sản xuất thái quá. 
Tuy vậy kết quả trên vẫn chưa thể kết luận 
giả thuyết NQL có áp dụng REM để tránh lỗ. 
Do đó, nghiên cứu thực hiện ước tính các mô 
hình nhận diện để kiểm chứng mối quan hệ 
giữa các giá trị bất thường ( ) và 
biến xác định các quan sát thuộc nhóm nghi 
ngờ ( . Kết quả được trình bày 
trong Bảng 2. 
Bảng 2. Tổng hợp kết quả hồi quy mô hình nhận diện REM 
Biến
Hệ số chặn c (0.5466) * (0.0342) * 0.0492 
0.0248 0.0124 0.0525 
0.0449 * 0.0019 *** (0.0033) 
0.0021 0.0010 0.0044 
(0.0080) * 0.0019 0.0098 **
0.0024 0.0012 0.0046 
0.1494 * 0.1542 * (0.2860) *
0.0344 0.0165 0.0717 
(0.0384) * (0.0149) * (0.0118) 
0.0118 0.0058 0.0260 
* Có ý nghĩa ở mức 1%, ** Có ý nghĩa ở mức 5%, *** Có ý nghĩa ở mức 10%
Bảng trên mô tả kết quả hồi quy của mô hình ước tính sau:
Mô hình được ước tính với Y lần lượt là CF, DISEXP và PROD. Dữ liệu được sử dụng là toàn bộ quan sát. 
Đề tài sử dụng phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS) chạy cho dữ liệu chéo (cross-
sectional data). 
Hệ số tương quan giữa biến 
và bằng -0.0384 (có ý nghĩa ở mức 
1%) cho thấy các quan sát có lợi nhuận vừa 
vượt không trung bình có giá trị Dòng tiền hoạt 
động thấp hơn 3.84% giá trị Tổng tài sản đầu 
kỳ so với các mẫu còn lại. Kết quả này tương 
đồng với nghiên cứu của Roychowdhury 
(2006), 3.05%. 
Cũng tương tự đối với chi phí tùy ý, trung 
bình các quan sát nghi ngờ sẽ có chi phí tùy ý 
thấp hơn 1.49% giá trị tổng tài sản năm trước 
so với phần còn lại của mẫu. So sánh với các 
nghiên cứu trước đó, hệ số này có phần thấp 
hơn [4.35% trong nghiên cứu của 
Roychowdhury (2006)]. Tuy nhiên hệ số tương 
quan này vẫn có ý nghĩa ở mức 1%. 
Trong khi đó, hệ số tương quan giữa 
 và được kỳ vọng 
mang dấu dương lại bé hơn không (-1.18%). 
Hệ số này được xem là không đáng kể (không 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No Q4 - 2016 
Trang 90 
có ý nghĩa ở mức 10%). Do đó, ta có thể kết 
luận 0 có sự khác biệt trong giá trị bất thường 
của chi phí sản xuất giữa các quan sát có lợi 
nhuận vừa vượt 0 và các quan sát còn lại. 
Tổng lại, kết quả hồi quy của mô hình ước 
tính và mô hình nhận diện cho kết quả thống 
nhất rằng: Các doanh nghiệp niêm yết trên 
TTCK Việt Nam có áp dụng quản trị lợi nhuận 
thực tế bằng cách điều chỉnh doanh thu thông 
qua các chính sách chiết khấu và nới lỏng thanh 
toán; hoặc cắt giảm chi phí tùy ý, tuy nhiên 
không thực hiện REM bằng cách tiến hành sản 
xuất thái quá để tránh lỗ. Như vậy, ta có đủ 
bằng chứng để chấp nhận H1 đối với REM 
bằng cách tăng doanh thu và cắt giảm chi phí 
tùy ý, đồng thời bác bỏ H1 đối với REM thông 
qua tiến hành sản xuất thái quá. 
Để kiểm nghiệm mối quan hệ giữa việc 
thực hiện hai cách thức REM là điều chỉnh 
doanh thu và cắt giảm chi phí tùy ý, đề tài tính 
hệ số tương quan Pearson (Pearson correlation) 
của hai biến và 
 . Kết quả dương 12.06% 
cho thấy mối quan hệ cùng chiều trong giá trị 
bất thường của Dòng tiền hoạt động và Chi phí 
tùy ý. Như vậy, NQL có xu hướng áp dụng 
đồng thời hai cách thức REM trên nhằm điều 
chỉnh lợi nhuận trong kỳ về giá trị mong muốn. 
3.1. Thảo luận 
Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu trên 
phù hợp với dự đoán được xây dựng từ quan 
sát thực tế và kết quả thực nghiệm trước đó. 
Tuy nhiên, một điểm đáng lưu ý rằng các mô 
hình thực nghiệm lại bác bỏ giả thuyết NQL có 
áp dụng REM bằng cách tiến hành sản xuất thái 
quá để tránh lỗ. Điều này có thể được giải thích 
bởi hai nguyên nhân chính sau. Thứ nhất, cung 
cấp các chính sách giảm giá, gia hạn thanh toán 
hay cắt giảm chi phí bán hàng và quản lý doanh 
nghiệp sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với việc tiến 
hành sản xuất thái quá. Đối với các công ty 
niêm yết, các mô hình sản xuất thường phức 
tạp. Việc mở rộng sản xuất một cách đột ngột 
yêu cầu phải gia tăng nhanh mức nguyên liệu 
và nhân công đồng thời, phải tìm kiếm vị trí để 
lưu kho thành phẩm trong một thời gian dài. 
Điều này đặc biệt khó đối với các doanh nghiệp 
nhỏ hoặc đã có quy mô sản xuất bão hòa. Một 
nguyên nhân khác là rủi ro và chi phí cao khi 
điều chỉnh lợi nhuận bằng cách thúc đẩy sản 
xuất. Cách thức REM này ngoài làm tăng hàng 
hóa lưu kho còn đặt ra nhiều bài toán khó cho 
nhà quản trị như tiêu thụ lượng hàng hóa được 
sản xuất ra, giảm quy mô về mức hợp lý trở lại 
(cắt giảm nhân công, thanh lý máy móc). Đặc 
biệt, đối với các doanh nghiệp có lợi nhuận rất 
ít thuộc Nhóm nghi ngờ, các vấn đề này có thể 
dẫn đến nguy cơ phải thu lỗ nặng và phá sản. 
Do đó, kết quả trên là phù hợp với tình hình 
thực tế của nghiên cứu. 
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
4.1. Kết luận 
Bằng cách tổng hợp và phân tích các nghiên 
cứu trong và ngoài nước liên quan đến quản trị 
lợi nhuận, bài viết đã hệ thống hóa cơ sở lý 
luận, nêu lên cách thức để nhận điện REM. 
Đồng thời, nghiên cứu đã trình bày các kết quả 
nghiên cứu trước đó để cung cấp cho người đọc 
cái nhìn toàn diện nhất về REM. 
Sau đó, sử dụng các phương pháp thống kê 
và dữ liệu của các công ty niêm yết trên thị 
trường chứng khoán Việt Nam, nghiên cứu đã 
xây dựng giả thuyết, phân tích phương pháp và 
tiến hành thực nghiệm các vấn đề nghiên cứu 
đã đặt ra. Các kết quả hồi quy chỉ ra rằng các 
công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam có áp 
dụng REM bằng thúc đẩy doanh thu thông qua 
các chính sách chiết khấu và nới lỏng thanh 
toán; hoặc cắt giảm chi phí tùy ý, tuy nhiên, 
không thực hiện REM bằng cách tiến hành sản 
xuất thái quá để tránh lỗ. 
Quản trị lợi nhuận là một chủ đề rộng và có 
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 19, SỐ Q4 - 2016 
Trang 91 
ý nghĩa quan trọng trong thực tế. Tuy nhiên, 
các nghiên cứu liên quan, đặc biệt là các nghiên 
cứu trong nước còn khá hạn chế. Trong nghiên 
cứu này, chúng tôi đã xây dựng tiền đề để nhận 
diện hành vi REM trong thực tế. Tuy nhiên, 
nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế như dữ liệu 
thu thập không bao gồm toàn bộ các doanh 
nghiệp niêm yết do sự thiếu hụt trong thông tin 
đã được công bố bởi các công ty niêm yết; bài 
viết chỉ mới dừng lại ở nhận diện ba cách thức 
REM phổ biến. Do đó, người viết xin đề xuất 
một số hướng nghiên cứu tiếp theo để cung cấp 
những góc nhìn toàn diện hơn đối với REM. 
Các hướng nghiên cứu tiếp theo có thể đánh giá 
ảnh hưởng của REM lên hiệu quả hoạt động 
của doanh nghiệp, đánh giá mức độ nhận diện 
của nhà đầu tư đối với REM, do lường các yếu 
tố ảnh hưởng đến việc thực hiện REM hoặc 
kiểm nghiệp động cơ NQL thực hiện REM để 
đạt được ngưỡng lợi nhuận cam kết. Các chủ đề 
này có ý nghĩa quan trọng đối với cả NĐT, 
NQL và cơ quan quản lý. 
4.2. Kiến nghị 
Với kết quả thực nghiệm trên, chúng tôi xin 
đề xuất hai kiến nghị chính nhằm tăng cường 
độ tin cậy của chỉ tiêu lợi nhuận và bảo vệ 
quyền lợi nhà đầu tư: 
Thứ nhất là nâng cao tính minh bạch thông 
tin trên thị trường. Để đạt được điều này, các 
cơ quan quản lý như Bộ Tài Chính, Ủy Ban 
Chứng Khoán Nhà Nước cần hoàn thiện cơ chế 
quản lý và các quy định về kế toán theo hướng 
coi trọng bản chất kinh tế các nghiệp vụ, qua 
đó phản ánh đúng và đầy đủ tình hình tài chính 
của doanh nghiệp. Đặc biệt, cần có những quy 
định về công bố thông tin rõ ràng, minh bạch 
nhằm giúp các nhà đầu tư, nhất là NĐT nhỏ lẻ 
tiếp cận được nguồn thông tin của doanh 
nghiệp. Các doanh nghiệp niêm yết cũng cần 
tạo điều kiện cho NĐT thu thập và phân tích 
tình hình tài chính của doanh nghiệp. Thiết 
nghĩ các công ty cần thành lập một website 
riêng để công bố thông tin và đồng thời ngoài 
các thông tin tài chính, cần chủ động công bố 
cả những thông tin phi tài chính như chia cổ 
tức, thay đổi mức hoạt động nhằm giúp NĐT 
có sự hiểu biết phù hợp về doanh nghiệp. Về 
phía các tổ chức trung gian, các ngân hàng, quỹ 
đầu tư và công ty chứng khoán cần phát huy 
vai trò của mình trong việc hỗ trợ NĐT và nâng 
cao tính minh bạch và hiệu quả của thị trường. 
Thứ hai là nâng cao trình độ nhận thức và 
khả năng phân tích cho NĐT. Đề tài đề xuất 
các tổ chức đào tạo cần có chương trình đào tạo 
phù hợp, tạo điều kiện cho sinh viên và NĐT 
nghiên cứu và thực hành các kiến thức về kinh 
tế và tài chính, ví dụ như thành lập các trung 
tâm hỗ trợ dữ liệu và phân tích, tổ chức các 
cuộc thi học thuật và đầu tư như sàn chứng 
khoán ảo. Nhưng trước hơn hết, bản thân nhà 
đầu tư cần “tỉnh táo”, tích cực học tập, tìm 
hiểu, nâng cao năng lực chuyên môn để đưa ra 
những quyết định đầu tư phù hợp. Để trảnh ảnh 
hưởng của hành vi REM, NĐT có thể sử dụng 
các mô hình nhận diện được đề xuất trong 
nghiên cứu này để đo lường mức bất thường 
trong hoạt động của doanh nghiệp, từ đó có 
được cái nhìn phù hợp nhất về tình hình tài 
chính của doanh nghiệp. 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No Q4 - 2016 
Trang 92 
Detection of real earnings management: The 
case of Vietnamese listed companies 
 Nguyen Thi Phuong Loan 
 Nguyen Minh Thao 
University of Economics and Law, VNU HCM - Email: loanntp@uel.edu.vn 
ABSTRACT 
There are a great number of incentives 
that drive managements to manipulate firms’ 
profit. Beside exploiting the allowed 
discretional accrual choices, managers could 
perform real earnings management by altering 
the normal operating scale of the companies. 
This paper examines the three most prevalent 
means of real earnings management, including 
(1) boost in sales through price discounts or 
more lenient credit terms; (2) reduction of 
discretional expenses and (3) overproduction. 
The main concentration of the study is the 
applications of these measures to avoid losses. 
By using data of 610 listed companies on Ha 
Noi and Ho Chi Minh Stock Exchange from 
2008 to 2015 and verified regression models, 
the research finds evidence that managers do 
apply real earnings management to avoid 
losses. These findings are consistent with other 
researches’ result. Based on the empirical 
result, the paper raises recommendations to 
enhance the profit’s reliability and protect 
investors. 
Key words: Earnings management, accrual-based earnings management, real earnings 
managements, earnings management’s detection. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. A. Levitt, "The number game," Securities 
and Exchange Comission (SEC), New 
York (1998). 
[2]. A.Y. Zang, "Evidence on the Trade-Off 
between Real Activities Manipulation and 
Accrual-Based Earnings Management," 
The Accounting Review 87, 675-703 
(2012). 
[3]. C. M. C. A. L. M. N. C. d. C. Jr, 
"Earnings Manipulation by Real 
Activities Management and Investors' 
Perceptions," Research in International 
Business and Finance, 309-323 (2014). 
[4]. D. Burgstahler, l. Dichev, "Earnings 
management to avoid earnings decreases 
and losses," Journal of Accounting and 
Economics 24, 99-126 (1997). 
[5]. J. K. Thomas, H. Zhang, "Inventory 
Changes and Future Returns," Review of 
Accounting Studies 7, 63-187 (2002). 
[6]. J. R. Grahama, C. R. Harvey, S. 
Rajgopalc, "The Economic Implications 
of Corporate Financial Reporting," 
Journal of Accounting and Economics 40, 
3-73 (2005). 
[7]. J. Z. Chen, "The Choice between Real and 
Accounting Earnings Management," 
Department of Accountancy and 
Taxation, University of Houston (2009). 
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 19, SỐ Q4 - 2016 
Trang 93 
[8]. K. Gunny, "The relation between earnings 
management using real activities 
manipulation and future performance: 
Evidence from meeting earnings 
benchmarks" Contemporary Accounting 
Research 27, 855-888 (2010). 
[9]. K. Gunny, "What are the consequences of 
Real Earnings Management," Research in 
Accounting Regulation 50, 275-334 
(2005). 
[10]. K. Schipper, "Commentary on Earnings 
Management," Accounting Harizons, 91-
102 (1989). 
[11]. M. Enomoto, F. Kimura, T. Yamaguchi, 
"Accrual-Based and Real Earnings 
Management: An International 
Comparison for Investor Protection", 
Journal of Contemporary Accounting and 
Economics 11, 183-198 (2015). 
[12]. M. J. Gordon, "Postulates, Principles and 
Research in Accounting," The Accounting 
Review 39, 251-263 (1964). 
[13]. M. Sellami, "Incentives and Constraints of 
Real Earnings Management: The 
Literature Review," International Journal 
of Finance and Accounting 4, 206-213 
(2015). 
[14]. P. M. Dechow, R. G. Sloan and A. P. 
Sweeney, "Detecting Earnings 
Management" American Accounting 
Association 70, 193-225 (1995). 
[15]. P. M. Dechow, S. P. Kothari, , R. L. 
Watts, "The Relation between earnings 
and cash flows," Journal of Accounting 
and Economics 25, 133-168 (1998). 
[16]. P. M. Healy, J. M. Wahlen, "A Review of 
the Earnings Management Literature and 
Its Implications for Standard Setting," 
Accounting Horizon 13, 365-384 (1999). 
[17]. P. T. B. Vân, "Các cách đo lường sự trung 
thực của chỉ tiêu lợi nhuận," Tạp chí ngân 
hàng 1, 29 (2013). 
[18]. S. Hepworth, "Smoothing periodic 
income," The Accounting Review 28, 32-
39 (1953). 
[19]. S. Matsuura, "On the relation between 
real earnings management and accounting 
earnings management: income smoothing 
perspective" Journal of International 
Business Research 7, 63-77 (2008). 
[20]. S. Roychowdhury, "Earnings management 
through real activities manipulation", 
Journal of Accounting and Economics 42, 
335-370 (2006). 
[21]. W. R. Baber, P. M. Fairfield, J. A. 
Haggard, "The Effect of concern about 
Reported Income on Discretionary 
Spending Decisions: The Case of 
Research and Development," The 
Accounting Review 66, 818-829 (1991). 

File đính kèm:

  • pdfnhan_dien_hanh_vi_quan_tri_loi_nhuan_thuc_te_cua_cac_doanh_n.pdf
Ebook liên quan