Những nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh - Nguyễn Đăng Tùng

Tóm tắt Những nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh - Nguyễn Đăng Tùng: ...ực hiện làm gương cho nhân dân theo để lợi cho nước, cho dân. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là một biểu hiện sinh động của phẩm chất "trung với nước hiếu với dân". Cần tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng, dẻo dai. Kiệm là tiết kiệm vật tư, tiền bạc, của cải, thời gian, không xa xỉ,... phân biệt chủng tộc, chống lại chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, sôvanh, biệt lập và chủ nghĩa bành trướng bá quyền... Hồ Chí Minh chủ trương giúp bạn là tự giúp mình. Đoàn kết quốc tế nhằm thực hiện những mục tiêu lớn của thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, là hợp tá...hân sự tự giác cũng là phẩm chất đạo đức quý đối với từng người và tổ chức. Điều này càng cần thiết và có ý nghĩa to lớn đối với Đảng và mỗi cán bộ, đảng viên. Bởi vì: "Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những ...

pdf14 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 254 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Những nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh - Nguyễn Đăng Tùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i, đặc biệt đối với cán bộ, 
đảng viên. Bởi vì, nếu cán bộ, đảng viên mắc sai lầm, khuyết điểm thì sẽ ảnh hưởng đến 
nhiệm vụ chung của cách mạng, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng. Mặt khác, những người 
trong các công sở đều có nhiều hoặc ít quyền hành. Nếu không giữ đúng cần, kiệm, liêm, 
chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân. 
Cần, kiệm, liêm, chính còn là thước đo sự giàu có về vật chất, vững mạnh về tinh 
thần, sự văn minh tiến bộ của một dân tộc. Cần, kiệm, liêm, chính là nền tảng của đời 
sống mới, nền tảng của thi đua yêu nước; là cái cần để làm việc, làm người, làm cán bộ, 
để phụng sự Đoàn thể, phụng sự giai cấp và nhân dân, phụng sự Tổ quốc và nhân loại. 
Chí công vô tư là không nghĩ đến mình trước, chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng 
bào; là đặt lợi ích của cách mạng, của nhân dân lên trên hết, trước hết. Thực hành chí 
công vô tư cũng có nghĩa là phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo 
đức cách mạng. 
Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa cá nhân là chỉ muốn "mọi người vì mình " mà 
không biết "mình vì mọi người". Nó là một thứ giặc nội xâm, còn nguy hiểm hơn cả 
giặc ngoại xâm. Nó là bạn đồng minh của chủ nghĩa đế quốc và thói quen truyền thống 
lạc hậu. Chủ nghĩa cá nhân là một thứ vi trùng rất độc, đẻ ra hàng trăm thứ bệnh nguy 
hiểm, như quan liêu, mệnh lệnh, bè phái, chủ quan, tham ô, lãng phí, xa hoa, tham danh 
trục lợi, thích địa vị, quyền hành, tự cao tự đại, coi thường tập thể, xem khinh quần 
chúng, độc đoán chuyên quyền... Tóm lại, "chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng tiểu tư sản còn 
ẩn nấp trong mình mỗi người chúng ta. Nó chờ dịp - hoặc dịp thất bại, hoặc dịp thắng 
lợi - để ngóc đầu dậy". Chủ nghĩa cá nhân là mối nguy hại cho cá nhân con người, cho 
một đảng và cả dân tộc. Hồ Chí Minh viết: "Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, 
ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn 
được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ 
nghĩa cá nhân". Chủ nghĩa cá nhân là một trở ngại lớn cho việc xây dựng chủ nghĩa xã 
hội. Vì vậy thắng lợi của chủ nghĩa xã hội không thể tách rời thắng lợi của cuộc đấu 
tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân. 
Những nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh – Cảm tình Đảng 2010 
7 
Nguyễn Đăng Tùng – Đại học Ngoại Thương 
Tuy nhiên, cần có nhận thức đúng đắn đâu là chủ nghĩa cá nhân, đâu là lợi ích cá 
nhân. Hồ Chí Minh cho rằng: đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là giày xéo 
lên lợi ích cá nhân. Mỗi người đều có cá tính riêng, sở trường riêng, đời sống riêng của 
bản thân và của gia đình mình. Nếu những lợi ích cá nhân đó không trái với lợi ích của 
tập thể thì không phải là xấu. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, chỉ ở trong chế độ xã 
hội chủ nghĩa thì mỗi người mới có điều kiện để cải thiện đời sống của riêng mình, phát 
huy tính cách riêng và sở trường riêng của mình. 
c, Thương yêu con người, sống có tình nghĩa. 
Xuất phát từ nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, đặc biệt là từ thực tiễn đấu 
tranh cách mạng của các dân tộc, Hồ Chí Minh cho rằng, trên đời này có nhiều người, 
nhiều công việc, nhưng có thể chia thành hai hạng người: người thiện và người ác, và 
hai thứ việc: việc chính và việc tà. Làm việc chính là người thiện, làm việc tà là người 
ác. Từ đó, Người kết luận: những người bị áp bức, bị bóc lột, những người làm điều 
thiện thì dù màu da, tiếng nói, chủng tộc, tôn giáo có khác nhau, vẫn có thể thực hành 
chữ "bác ái", vẫn có thể đại đoàn kết, đại hòa hợp, coi nhau như anh em một nhà. 
Tình thương yêu con người ở Hồ Chí Minh không chung chung, trừu tượng kiểu 
tôn giáo, mà luôn luôn được nhận thức và giải quyết trên lập trường của giai cấp vô sản, 
dành cho các dân tộc và con người bị áp bức, đau khổ. 
Hồ Chí Minh thương yêu con người với một tình cảm sâu sắc, vừa bao la rộng 
lớn, vừa gần gũi thân thương đối với từng số phận con người. Hồ Chí Minh luôn sống 
giữa cuộc đời và không có cái gì thuộc về con người đối với Hồ Chí Minh lại là xa lạ. 
Người quan tâm đến tư tưởng, công tác, đời sống của từng người, việc ăn, việc mặc, ở, 
học hành, giải trí của mỗi người dân, không quên, không sót một ai, từ những người bạn 
thuở hàn vi, đến những người quen mới. Tình thương yêu con người ở Hồ Chí Minh 
luôn gắn liền với hành động cụ thể, phấn đấu vì độc lập của Tổ quốc, tự do hạnh phúc 
cho con người. 
d, Tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung. 
Chủ nghĩa quốc tế là một trong những phẩm chất quan trọng nhất của đạo đức cộng 
sản chủ nghĩa. Nó bắt nguồn từ bản chất giai cấp công nhân, nhằm vào mối quan hệ rộng 
lớn, vượt ra khỏi quốc gia dân tộc. 
Những nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh – Cảm tình Đảng 2010 
8 
Nguyễn Đăng Tùng – Đại học Ngoại Thương 
Nội dung chủ nghĩa quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất rộng lớn và sâu sắc. 
Đó là sự tôn trọng, hiểu biết, thương yêu và đoàn kết với giai cấp vô sản toàn thế giới, 
với tất cả các dân tộc và nhân dân các nước, với những người tiến bộ trên toàn cầu, 
chống lại mọi sự chia rẽ, hằn thù, bất bình đẳng và phân biệt chủng tộc, chống lại chủ 
nghĩa dân tộc hẹp hòi, sôvanh, biệt lập và chủ nghĩa bành trướng bá quyền... Hồ Chí 
Minh chủ trương giúp bạn là tự giúp mình. 
Đoàn kết quốc tế nhằm thực hiện những mục tiêu lớn của thời đại là hòa bình, độc 
lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, là hợp tác hữu nghị theo tinh thần: bốn phương vô 
sản, bốn bể đều la anh em. Trong suốt cuộc đờ hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đã 
dày công xây đắp tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới. 
Đã tạo ra một kiểu quan hệ quốc tế mới: đối thoại thay cho đối đầu, nhằm kiến tạo một 
nền văn hóa hòa bình cho nhân loại. 
3. Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới. 
Nói tới tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức phải chú ý tới con đường và phương 
pháp hình thành đạo đức mới, đạo đức cách mạng. Đặc điểm và quy luật hình thành tư 
tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho thấy một số nguyên tắc cơ bản xây dựng đạo đức mới 
sau đây: 
a) Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức 
Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng tuyệt vời về nói đi đôi với làm. Người quan 
tâm đặc biệt, hàng đầu tới vấn đề đạo đức. Người để lại nhiều bài viết, bài nói về đạo 
đức và quan trọng hơn là Người thực hiện trước hết, nhiều nhất những tư tưởng ấy. 
Ngay trong quá trình chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản, bàn về tư cách một người 
cách mệnh, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ "nói thì phải làm ". Người còn làm nhiều hơn 
những điều Người nói, kể cả việc làm mà không nói. Mỗi việc làm, mỗi hành vi của 
Người đều tiềm ẩn những tư tưởng đạo đức sáng ngời. Đây là một bài học quý giá cho 
mỗi chúng ta muốn tìm hiểu những tầng sâu bản chất của tư tưởng Hồ Chí Minh về 
đạo đức thì không chỉ dừng lại ở những bài viết, bài nói, mà phải khám phá những 
hành vi đạo đức của Người, nghiên cứu những bài nói, bài viết của bạn bè quốc tế, 
những học trò của Người. 
Tại sao nói phải đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức? 
Những nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh – Cảm tình Đảng 2010 
9 
Nguyễn Đăng Tùng – Đại học Ngoại Thương 
Đạo đức cách mạng là đạo đức luôn được nhận thức và giải quyết trên lập trường 
của giai cấp công nhân, phục vụ lợi ích của cách mạng. Điều này phân biệt một cách 
rạch ròi với thói đạo đức giả, đạo đức của giai cấp bóc lột với những đặc trưng bản chất 
là nói nhiều, làm ít, nói mà không làm, nói một đằng, làm một nẻo, đem lại lợi ích 
không phải cho quần chúng nhân dân lao động, mà cho thiểu số những kẻ bóc lột. 
Nói đi đôi với làm còn nhằm chống thói đạo đức giả. Sáu mươi năm qua, từ khi 
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công đến nay, nơi này, nơi khác, trên những 
mức độ khác nhau ở cán bộ, đảng viên ta vẫn còn tồn tại hiện tượng nói không đi đôi 
với làm. Điều này sẽ dẫn tới nguy cơ làm mất lòng tin của dân đối với Đảng và chế độ 
mới. Ngay từ tháng 10 năm 1945, Hồ Chí Minh đã nói tới những kẻ "vác mặt làm quan 
cách mạng". Sau này, trong nhiều lần bàn tới việc cần tẩy sạch bệnh quan liêu, mệnh 
lệnh, Người chỉ rõ: "Miệng thì nói dân chủ, nhưng làm việc thì họ theo lối "quan" chủ. 
Miệng thì nói "phụng sự quần chúng", nhưng họ làm trái ngược với lợi ích quần chúng, 
trái ngược với phương châm và chính sách của Đảng và Chính phủ". Nêu gương đạo 
đức, nói đi đôi với làm là một nét đẹp của văn hóa phương Đông. 
Theo Hồ Chí Minh hơn bất kỳ một lĩnh vực nào khác, trong lĩnh vực đạo đức đặc 
biệt phải chú trọng "đạo làm gương". Làm gương có nhiều cấp độ, phạm vi và hệ quy 
chiếu khác nhau. ở đâu cũng có người tốt, việc tốt. Giai đoạn cách mạng nào cũng cần 
có nhiều tấm gương. Tùy theo nhiệm vụ và tình hình cụ thể mà tấm gương đó được biểu 
hiện ở những mặt nào, trong chiến đấu, lao động, học tập, cuộc sống đời thường trong 
gia đình, ngoài xã hội... Việc bồi dưỡng, nêu gương "người tốt, việc tốt" là rất quan 
trọng và cần thiết, không được xem thường. Nhiều giọt nước hợp lại mới thành suối, 
thành sông, thành biển cả. Không nhận thức được điều đó là "chỉ thấy ngọn mà quên 
mất gốc". Xây dựng đạo đức mới, nêu gương đạo đức phải rất chú trọng tính chất phổ 
biến, rộng khắp, vững chắc của toàn xã hội và những hạt nhân "người tốt, việc tốt" tiêu 
biểu. 
b) Xây đi đôi với chống, phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi 
Làm cách mạng là quá trình kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống. Xây dựng đạo 
đức mới lại càng phải quan tâm điều này. Bởi vì trong Đảng và mỗi con người, vì những 
lý do khác nhau, nên không phải "người người đều tốt, việc việc đều hay". "Mỗi con 
người đều có cái thiện và ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con 
Những nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh – Cảm tình Đảng 2010 
10 
Nguyễn Đăng Tùng – Đại học Ngoại Thương 
người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách 
mạng". Mặt khác, con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội là cuộc đấu tranh lâu dài, gian 
khổ, cuộc chiến đấu khổng lồ. Trong cuộc chiến đấu đó, có nhiều kẻ địch nhưng thường 
có ba loại: chủ nghĩa tư bản và bọn đế quốc là kẻ địch rất nguy hiểm; thói quen và 
truyền thống lạc hậu cũng là kẻ địch to, nó ngấm ngầm ngăn trở cách mạng tiến bộ; loại 
địch thứ ba là chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng tiểu tư sản còn ẩn nấp trong mình mỗi người 
chúng ta; nó chờ dịp - hoặc dịp thất bại, hoặc dịp thắng lợi - để ngóc đầu dậy; nó là bạn 
đồng minh của hai kẻ địch kia. 
Nhận thức như vậy để thấy rằng "đạo đức cách mạng là vô luận trong hoàn cảnh 
nào, cũng phải quyết tâm đấu tranh, chống mọi kẻ địch, luôn luôn cảnh giác, sẵn sàng 
chiến đấu, quyết không chịu khuất phục, không chịu cúi đầu. Có như thế mới thắng 
được địch và thực hiện được nhiệm vụ cách mạng". Đối với từng người, Hồ Chí Minh 
yêu cầu trước hết phải đánh thắng lòng tà là kẻ thù trong mình, không hiếu danh, không 
kiêu ngạo, ít lòng tham muốn về vật chất, vị công vong tư... 
Xây dựng đạo đức có nhiều cách làm. Trước hết mỗi người và tổ chức phải có ý 
thức tự giác trau dồi đạo đức cách mạng. Bản thân sự tự giác cũng là phẩm chất đạo đức 
quý đối với từng người và tổ chức. Điều này càng cần thiết và có ý nghĩa to lớn đối với 
Đảng và mỗi cán bộ, đảng viên. Bởi vì: "Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình 
là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những 
cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm 
mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc 
chắn, chân chính". 
Xây đi đôi với chống trên cơ sở tự giáo dục, đồng thời phải tạo thành phong trào 
quần chúng rộng rãi. Điều này thuộc quy luật của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Bởi vì 
chủ nghĩa xã hội là công trình tập thể của quần chúng nhân dân tự xây dựng dưới sự 
lãnh đạo của Đảng. Trong Di chúc, Hồ Chí Minh cũng viết rõ điều này: Để chống lại 
những gì đã cũ kỹ, hư hỏng và tạo ra những cái mới mẻ tốt tươi, cần phải động viên toàn 
dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân. 
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh đã luôn phát động phong trào 
quần chúng rộng rãi và đem lại những hiệu quả thiết thực. Đó là phong trào thi đua tăng 
gia sản xuất thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu; cuộc vận động "3 
Những nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh – Cảm tình Đảng 2010 
11 
Nguyễn Đăng Tùng – Đại học Ngoại Thương 
xây, 3 chống": nâng cao ý thức trách nhiệm, tăng cường quản lý kinh tế - tài chính, cải 
tiến kỹ thuật, chống tham ô, lãng phí, quan liêu. 
c) Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời 
Tu dưỡng đạo đức là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc và văn hóa phương 
Đông. Hồ Chí Minh đã nói về ưu điểm của Khổng Tử là "vấn đề tu dưỡng đạo đức cá 
nhân". Quan điểm của Khổng Tử là "chính tâm, tu thân". Có "tu thân" mới làm được 
những việc lớn khác như "trị quốc, bình thiên hạ". Hồ Chí Minh nói: "Chúng ta phải 
nhớ câu "Chính tâm, tu thân" để "trị quốc bình thiên hạ". Chính tâm tu thân tức là cải 
tạo. Cải tạo cũng phải trường kỳ gian khổ, vì đó là một cuộc cách mạng trong bản thân 
của mỗi người. Bồi dưỡng tư tưởng mới để đánh thắng tư tưởng cũ, đoạn tuyệt với con 
người cũ để trở thành con người mới không phải là một việc dễ dàng ... Dù khó khăn 
gian khổ, nhưng muốn cải tạo thì nhất định thành công". 
Đạo đức cách mạng, đạo đức mới khác đạo đức cũ ở chỗ nó gắn với thực tiễn cách 
mạng và phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Vì vậy, việc rèn luyện, tu dưỡng bền bỉ 
suốt đời phải như công việc rửa mặt hàng ngày là một trong những yêu cầu có ý nghĩa 
quan trọng hàng đầu. Hồ Chí Minh viết: "Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa 
xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như 
ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong. Có gì sung sướng vẻ vang hơn là 
trau dồi đạo đức cách mạng để góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng chủ 
nghĩa xã hội và giải phóng loài người ". Vì vậy, Người đòi hỏi "gian nan rèn luyện 
mới thành công". "Kiên trì và nhẫn nại... Không nao núng tinh thần". 
Cái ác luôn ẩn nấp trong mỗi người. Vì vậy, không được sao nhãng việc tu dưỡng, 
mà phải rèn luyện suốt đời, bền bỉ. Đặc biệt trong thời kỳ hòa bình, khi con người đã có 
ít quyền hạn, nếu không ý thức sâu sắc điều này, dễ bị tha hóa, biến chất. Hồ Chí Minh 
so sánh: "Tư tưởng cộng sản với tư tưởng cá nhân ví như lúa với cỏ dại. Lúa phải chăm 
bón rất khó nhọc thì mới tốt được. Còn cỏ dại không cần chăm sóc cũng mọc lu bù. Tư 
tưởng cộng sản phải rèn luyện gian khổ mới có được. Còn tư tưởng cá nhân thì cũng 
như cỏ dại, sinh sôi, nảy nở rất dễ". Nếu không chú ý điều này, sa vào chủ nghĩa cá 
nhân thì có thể ngày hôm qua có công với cách mạng, nhưng ngày hôm nay lại có tội 
với nhân dân. 
Đạo đức cách mạng là nhằm giải phóng và đem lại hạnh phúc, tự do cho con 
Những nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh – Cảm tình Đảng 2010 
12 
Nguyễn Đăng Tùng – Đại học Ngoại Thương 
người, đó là đạo đức của những con người được giải phóng. Vì vậy, tu dưỡng đạo đức 
phải gắn liền với hoạt động thực tiễn, trên tinh thần tự giác, tự nguyện, dựa vào lương 
tâm và trách nhiệm của mỗi người. Chỉ có như vậy thì việc tu dưỡng mới có kết quả 
trong mọi môi trường, mọi mối quan hệ, mọi địa bàn, mọi hoàn cảnh. 
II. TỰ LIÊN HỆ BẢN THÂN 
1. Vì sao phải học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống theo tấm gương đạo đức 
Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay ? 
Hiện nay đất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hóa và 
đổi mới đất nước theo hướng tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, thì việc học 
tập, rèn luyện tư tưởng đạo đức, lối sống và làm theo tấm gương đạo đức của Người là 
một việc làm hết sức quan trọng. Bởi vì tư tưởng đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh 
luôn là một nền tảng tinh thần xã hội, là động lực vượt qua khó khăn thách thức để tiến 
lên. Do đó học tập và làm theo tấm gương đao đức của Người là một biện pháp quan 
trọng hàng đầu để mỗi cán bộ Đảng viê n và tổ chức cơ sở Đảng khắc phục sửa chữa 
tình trạng suy thoái “có tính nghiêm trọng” về đạo đức và lối sống, suy thoái về tư 
tưởng chính trị, giữ vững niềm tin trong nhân dân về sự lãnh đạo của Đảng. 
2. Vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong điều kiện hiện tại. 
 Bản thân là sinh viên, cần tôn trọng và thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân 
chủ của cơ quan phát huy quyền làm chủ tập thể cán bộ viên chức , thường xuyên 
phê bình và tự phê bình một cách trung thực , thẳng thắn trên tinh thần đấu tranh , 
giúp nhau cùng tiến bộ . 
- Tích cực học tập tốt về mọi mặt để nâng cao trình độ chính trị và chuyên môn 
nghiệp vụ từ đó nâng cao nhận thức về quan điểm chính trị củng như hiểu biết 
chuyên môn cho bản thân nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ ở mức cao nhất . 
- Có lập trường tư tưởng vững vàng , kiên định với lí tưởng cộng sản ,tham gia 
học tập đầy đủ các nghị quyết , quan điểm đường lối chính sách của Đảng và 
pháp luật của nhà nước , tin tưởng vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng trong 
công cuộc đổi mới , trên tinh thần quán triệt nội dung chính sách pháp luật nhà 
nước , các chỉ thị , nghị quyết của cấp trên cũng như của chi bộ đề ra . 
Những nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh – Cảm tình Đảng 2010 
13 
Nguyễn Đăng Tùng – Đại học Ngoại Thương 
- Tích cực thực hành tiết kiệm trong công tác trên cơ sở thực hiện tốt qui chế chi 
tiêu nội bộ của cơ quan đã được xây dựng , kiên quyết chống tham nhũng, chống 
lãng phí , tiêu cực , sách nhiểu và mưu lợi cá nhân , có lối sống trung thực , giản 
dị và lành mạnh , hoà đồng với tập thể. Ngoài thu nhập từ lương, bản thân đã 
cùng gia đình lao động sản xuất để có thu nhập thêm từ kinh doanh mua bán, 
nhằm ổn định cuộc sống và an tâm trong công tác. 
 Bản thân là cán bộ, Đảng viên trước hết là thông suốt và quán triệt các chuyên đề 
về nâng cao đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh. Đặc biệt là giải pháp trong bài 
“nâng cao đạo đức cách mạng quét sạch chủ nghĩa cá nhân”: 
- Chấp hành các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, không ngừng rèn luyện về phẩm 
chất, đạo đức cách mạng, giữ vững lập trường tư tưởng, có lối sống lành mạnh, 
hoà đồng cùng tập thể, không quan liêu mệnh lệnh, hách dịch cửa quyền, đặt lợi 
ích của tập thể trên lợi ích cá nhân, mỗ người vì mọi người. Đấu tranh phòng 
chống tham nhũng lãng phí và các biểu hiện tiêu cực trong đơn vị. 
- Luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tính tổ chức kỷ luật trong Đảng và tích cực 
tham gia các phong trào ở cơ sở. Có mối quan hệ gắn bó với nhân dân và chi 
Đảng bộ nơi cư trú. Bản thân được phân công chuyên quản về khối văn xã và 
tổng hợp báo cáo thu chi ngân sách trên địa bàn hàng tuần , tháng , quý và năm 
đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao . 
C. KẾT LUẬN 
Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thật trong sáng, mẩu mực, cao đẹp, kết tinh 
những giá trị truyền thống của dân tộc, những tinh hoa văn hóa của nhân loại và thời 
đại. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là niềm vinh dự và tự hào 
đối với mỗi cán bộ và mỗi con người Việt Nam. 
Đối với mỗi cán bộ, Đảng viên học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí 
Minh là nhiệm vụ rất quan trọng và thường xuyên, qua đó để giáo dục rèn luyện mình 
xứng đáng là Đảng viên của Đảng cộng sản Việt Nam, là “người lãnh đạo, người đầy 
tớ trung thành của nhân dân”. 
Những nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh – Cảm tình Đảng 2010 
14 
Nguyễn Đăng Tùng – Đại học Ngoại Thương 
MỤC LỤC 
A. MỞ ĐẦU 2 
B. NỘI DUNG CHÍNH 2 
I. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC 
 HỒ CHÍ MINH 2 
1. Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức 2 
2. Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng 4 
3. Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới 8 
II. TỰ LIÊN HỆ BẢN THÂN 12 
1. Vì sao phải học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống theo 
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay? 12 
2. Vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong điều kiện hiện tại 12 
C. KẾT LUẬN 13 
MỤC LỤC 14 

File đính kèm:

  • pdfnhung_noi_dung_co_ban_cua_tu_tuong_dao_duc_ho_chi_minh_nguye.pdf
Ebook liên quan