Những thiếu sót của chủ nghĩa duy vật trước Mác nói chung và chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc nói riêng về lĩnh vực xã hội

Tóm tắt Những thiếu sót của chủ nghĩa duy vật trước Mác nói chung và chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc nói riêng về lĩnh vực xã hội: ...n với những day dứt, những bi quan trong cuộc sống của mình trong cái mớ bòng bong của xã hội hiện đại. Tóm lại, tất cả các trường phái triết học trước Mác khi nghiên cứu xã hội đều xuất phát từ những khía cạnh rời rạc, lẻ tẻ trong con người, mà không thấy con người là một chỉnh thể ... chẳng qua là một cỗ máy hoặc là những bộ phận của máy móc phức tạp. T.Hốpxơ coi trái tim con người chính là cái là xo, dây thần kinh của con người như cái sợi chỉ, khớp xương của con người như cái bánh xe Hay Lametri cho rằng, “con người là cỗ máy”, “con người là một cái máy phức tạp ...g tôn giáo cũng phải ở trong trái tim, trái tim là bản chất của tôn giáo” [6, tr.416]. Như vậy, thiếu sót cơ bản của chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc về lĩnh vực xã hội là khi đề cập động lực thúc đẩy xã hội phát triển thì ông không nhìn thấy vai trò của thực tiễn sản xuất vật chất, mà l...

pdf9 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 282 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Những thiếu sót của chủ nghĩa duy vật trước Mác nói chung và chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc nói riêng về lĩnh vực xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1831) thì lại tuyệt 
đối hóa sức mạnh lí trí con người, con 
người là chúa tể của giới tự nhiên. Còn 
Phoiơbắc (1804 – 1872) cũng xuất phát 
từ con người lí trí, nhưng là con người 
chung chung, trừu tượng, con người tự 
nhiên, phi xã hội, phi giai cấp, với những 
thuộc tính sinh học bẩm sinh, mà bản 
chất con người là tình yêu, từ đó ông chủ 
trương xây dựng một thứ tôn giáo mới 
không có Chúa – tôn giáo phù hợp với 
bản chất tình yêu nhân loại. 
Triết học hiện sinh, phân tâm học 
thì xuất phát từ con người sinh học, con 
người cá thể, con người vô thức gắn liền 
với những day dứt, những bi quan trong 
cuộc sống của mình trong cái mớ bòng 
bong của xã hội hiện đại. 
Tóm lại, tất cả các trường phái triết 
học trước Mác khi nghiên cứu xã hội đều 
xuất phát từ những khía cạnh rời rạc, lẻ tẻ 
trong con người, mà không thấy con 
người là một chỉnh thể thống nhất. Do đó 
khi nghiên cứu xã hội, các trường phái 
triết học ấy đều rơi vào lập trường của 
chủ nghĩa duy tâm. Mặc dù vậy, các 
trường phái ấy đã có công trong việc phát 
hiện ra những năng lực, những thuộc 
tính, những phẩm chất kì diệu trong con 
người. Chính những phát hiện ấy tạo 
thành dòng chảy vô tận của lịch sử văn 
hóa, văn minh nhân loại, đó là chủ nghĩa 
nhân đạo, vì thế nó mang tính trường tồn. 
2. Những thiếu sót của chủ nghĩa 
duy vật trước Mác về lĩnh vực xã hội 
Chủ nghĩa duy vật trước Mác nói 
chung khi nghiên cứu đời sống xã hội 
xuất phát từ động cơ tư tưởng của con 
người, mà không tìm ra cái gì đã gây nên 
và quyết định động cơ ấy, vì vậy nó 
không thể vạch ra được bản chất của các 
hiện tượng xã hội. Chẳng hạn, T. Hốpxơ 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Ngọc Khá 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
185 
(1588 – 1679), nhà duy vật Anh thế kỉ 
XVII, khi nghiên cứu về xã hội và nhà 
nước đã xuất phát từ con người, trong đó 
“giới tự nhiên đã tạo ra mọi người như 
nhau cả về thể xác và tinh thần” [1, 
tr.144], ai cũng có khát vọng, nhu cầu 
riêng của mình, ai cũng có tính ích kỉ vì 
lợi ích riêng, đó là nguyên nhân để con 
người làm điều ác, gây ra đau khổ, chết 
chóc cho đồng loại. Như vậy, T. Hốpxơ 
chưa thấy được bản tính xã hội của con 
người, chưa thấy được, chính trong hoạt 
động thực tiễn sản xuất ra của cải vật 
chất con người mới sản sinh ra những 
nhu cầu khác nhau và dẫn đến những 
mâu thuẫn của đời sống xã hội. 
Hay như B. Xpinôda (1632 – 1677) 
– nhà triết học duy vật Hà Lan xuất phát 
từ nhận thức của con người để giải thích 
mọi hiện tượng khác của đời sống xã hội. 
Ông cho rằng bản tính của con người là 
nhận thức. Nhu cầu nhận thức là khát 
vọng lớn nhất của con người, nhận thức 
là chìa khóa để giải quyết mọi tệ nạn xã 
hội, để giải phóng con người thoát khỏi 
mọi bất công, áp bức, bóc lột. Đây là 
quan niệm mang tính ảo tưởng, bởi vì 
chính nhận thức phải xuất phát từ thực 
tiễn, chứ không phải bỗng dưng có được 
ngay nhận thức; mặt khác, nhận thức phải 
quay về thực tiễn thì mới giải quyết được 
những vấn đề của xã hội. Về vấn đề này, 
C. Mác viết: “Các nhà triết học đã giải 
thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, 
song vấn đề là cải tạo thế giới” [4, tr.12]. 
Cải tạo thế giới không phải bằng vài lời 
lẽ suông, mà phải bằng thực tiễn cách 
mạng. 
Một thiếu sót cơ bản mà các nhà 
triết học duy vật trước Mác đã mắc phải 
là họ coi yếu tố hoàn cảnh, giáo dục, 
nhận thức là cái quyết định sự vận động, 
phát triển của xã hội. Chẳng hạn, Lametri 
(1709 – 1751) chủ trương thông qua giáo 
dục, truyền bá tư tưởng cho mọi người sẽ 
giải quyết được mọi đòi hỏi của xã hội. 
Hay Hônbách (1723 – 1789) lại coi sự 
phát triển của xã hội như một quá trình 
do định mệnh chi phối. Ông quả quyết 
rằng, sở dĩ loài người có thể thoát khỏi 
ách phong kiến bằng phổ cập giáo dục 
chính là do lí tính thắng chủ nghĩa ngu 
dân thời trung cổ. Ông mong muốn có 
một sự quá độ hòa bình từ xã hội phong 
kiến sang xã hội tư bản bằng con đường 
lập pháp “hoàn thiện”. Ông sợ phong trào 
cách mạng của quần chúng nên muốn có 
“cách mạng từ trên xuống”. Đương 
nhiên, giáo dục là một trong những động 
lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của 
xã hội. Song, chính giáo dục cũng phải 
được nảy sinh từ những điều kiện vật 
chất, do vậy, muốn xã hội phát triển thì 
trước hết phải thay đổi những điều kiện 
vật chất. 
Những quan niệm về hoàn cảnh, về 
giáo dục là những yếu tố quyết định sự 
phát triển xã hội có thể thấy ở nhiều đại 
biểu khác. G. Rútxô (1712 – 1778) cho 
rằng hoàn cảnh địa lí, đặc biệt là khí hậu 
giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển 
của xã hội. Trong xã hội, theo ông, pháp 
luật và đạo đức có tác dụng quyết định, 
nhưng cũng như nhiều nhà triết học khác 
cùng thời, ông đã không hiểu được bản 
chất giai cấp của nhà nước. 
Khi phê phán thiếu sót của chủ 
nghĩa duy vật cũ về động lực thúc đẩy xã 
Tư liệu tham khảo Số 63 năm 2014 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
186 
hội phát triển, C. Mác viết: “Cái học 
thuyết duy vật chủ nghĩa cho rằng con 
người là sản phẩm của những hoàn cảnh 
và của giáo dục, rằng do đó con người đã 
biến đổi là sản phẩm của những hoàn 
cảnh khác và của một nền giáo dục đã 
thay đổi, – cái học thuyết ấy quên rằng 
chính những con người làm thay đổi hoàn 
cảnh và bản thân nhà giáo dục cũng cần 
phải được giáo dục Sự phù hợp giữa sự 
thay đổi của hoàn cảnh với hoạt động của 
con người, chỉ có thể được quan niệm và 
được hiểu một cách hợp lí khi coi đó là 
thực tiễn cách mạng” [4, tr.10]. 
Về mặt phương pháp luận, thiếu sót 
cơ bản của chủ nghĩa duy vật trước Mác 
là không áp dụng phép biện chứng vào lí 
luận nhận thức nói chung, vào việc 
nghiên cứu lĩnh vực xã hội nói riêng. Do 
vậy, kết cục là các học thuyết ấy chỉ phản 
ánh được những hiện tượng riêng rẽ trong 
quá trình lịch sử, thu gom được những tài 
liệu lẻ tẻ của hiện thực, mà không thấy xã 
hội cũng vận động theo các quy luật 
khách quan. Họ coi con người và xã hội 
chẳng qua là một cỗ máy hoặc là những 
bộ phận của máy móc phức tạp. T.Hốpxơ 
coi trái tim con người chính là cái là xo, 
dây thần kinh của con người như cái sợi 
chỉ, khớp xương của con người như cái 
bánh xe Hay Lametri cho rằng, “con 
người là cỗ máy”, “con người là một cái 
máy phức tạp tới mức hoàn toàn không 
thể có một ý tưởng rõ ràng, và do vậy 
không thể đưa ra một định nghĩa chính 
xác về con người” [2, tr.174]. Do sự 
thống trị của cơ học cổ điển của Niutơn 
và phương pháp thực nghiệm trong khoa 
học tự nhiên nên chủ nghĩa duy vật thời 
kì cận đại (thế kỉ XVII – XVIII) là chủ 
nghĩa duy vật siêu hình. Nó áp dụng một 
cách máy móc các định luật của cơ học 
vào trong đời sống xã hội. Theo đó, trong 
giới tự nhiên có sức hút và sức đẩy thì 
trong đời sống xã hội cũng có hai trạng 
thái đối lập nhau là hòa bình và chiến 
tranh. 
Những thiếu sót trên đây là những 
thiếu sót chung của toàn bộ chủ nghĩa 
duy vật trước Mác về lĩnh vực xã hội. 
Ngay cả đối với nhà triết học duy vật kiệt 
xuất trước Mác là Phoiơbắc cũng không 
tránh khỏi những thiếu sót ấy. Vì vậy, 
trong “Luận cương về Phoiơbắc”, C. Mác 
viết: “Khuyết điểm chủ yếu của toàn bộ 
chủ nghĩa duy vật từ trước đến nay – kể 
cả chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc – là 
sự vật, hiện thực, cái cảm giác được chỉ 
được nhận thức dưới hình thức khách thể 
hay hình thức trực quan, chứ không được 
nhận thức là hoạt động cảm giác của con 
người, là thực tiễn; không được nhận 
thức về mặt chủ quan. Thành thử mặt 
năng động được chủ nghĩa duy tâm phát 
triển, đối lập với chủ nghĩa duy vật, 
nhưng chỉ phát triển một cách trừu tượng, 
vì chủ nghĩa duy tâm dĩ nhiên là không 
hiểu hoạt động hiện thực, cảm giác được, 
đúng như là hoạt động hiện thực, cảm 
giác được” [4, tr.9]. 
Đây là vấn đề cần làm rõ để thấy 
được những hạn chế của ông, đồng thời 
từ đó cũng thấy được bước ngoặt cách 
mạng trong triết học do C. Mác và 
Ph.Ăngghen thực hiện. 
3. Những thiếu sót của chủ nghĩa 
duy vật của Phoiơbắc về lĩnh vực xã 
hội 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Ngọc Khá 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
187 
So với các nhà duy vật trước đó thì 
Phoiơbắc có ưu điểm lớn là ông thấy rằng 
con người cũng là một đối tượng của cảm 
giác, song hạn chế là ông không coi con 
người là chủ thể hoạt động cảm giác. 
Phoiơbắc xem xét con người tách rời 
những mối quan hệ xã hội nhất định của 
họ. Do vậy, ông chỉ dừng lại ở một sự 
trừu tượng thuần túy “con người”, chứ 
không thể nhận ra con người “hiện thực, 
cá thể, bằng xương, bằng thịt” được. Và 
đặc biệt, ông hiểu con người chỉ trong 
giới hạn tình cảm, tình bạn, tình yêu; hơn 
nữa, tình bạn, tình yêu được lí tưởng hóa. 
C. Mác viết: “Phoiơbắc không bao giờ 
hiểu được rằng thế giới cảm giác được là 
tổng số những hoạt động sống và cảm 
giác được của những cá nhân họp thành 
thế giới ấy” [4, tr.64]. Nghĩa là Phoiơbắc 
rơi vào chủ nghĩa duy tâm. 
Chủ nghĩa duy tâm của Phoiơbắc 
thực sự bộc lộ rõ trong quan niệm về tôn 
giáo, đạo đức và chính trị. 
Tôn giáo, theo Phoiơbắc, là mối 
quan hệ thương yêu giữa người với 
người, mối quan hệ này đi tìm chân lí của 
nó ở sự phản ánh huyền ảo hiện thực. 
Ph.Ăngghen viết: “Chủ nghĩa duy tâm 
của Phoiơbắc là ở chỗ ông xét các mối 
quan hệ giữa người và người, dựa trên 
cảm tình đối với nhau, như tình yêu nam 
nữ, tình bạn, lòng thương xót, tinh thần 
tự hi sinh Phoiơbắc cho rằng những 
quan hệ ấy chỉ có giá trị đầy đủ, khi 
người ta đem lại cho chúng một sự tôn 
phong tối cao bằng cái tên là tôn giáo. 
Đối với ông, điều chủ yếu không phải ở 
chỗ những quan hệ thuần túy giữa người 
với người tồn tại, mà là ở chỗ những 
quan hệ ấy phải được coi là một thứ tôn 
giáo mới, chân chính” [6, tr.417]. 
Phoiơbắc cho rằng, không phải 
Thượng đế sáng tạo ra con người, trái lại 
con người sáng tạo ra Thượng đế, con 
người tha hóa bản chất của mình vào 
Thượng đế. Theo ông, cơ sở của tôn giáo 
là cảm giác phụ thuộc, trong đó khách thể 
đầu tiên của cảm giác này là giới tự nhiên 
với tất cả những biểu hiện đa dạng và tác 
động của nó đối với con người. V.I.Lênin 
chỉ rõ: “Thực thể mà con người coi là có 
trước bản thân mình chẳng qua chỉ là 
giới tự nhiên, chứ không phải là Thượng 
đế của các anh” [3, tr.51]. 
Đối với Phoiơbắc, tình yêu nam nữ 
là một trong những hình thức cao nhất, 
nếu không phải là hình thức cao nhất, của 
việc thực hành tôn giáo mới, từ đó ông 
chủ trương xây dựng một thứ tôn giáo 
mới không có Chúa, tôn giáo phù hợp với 
tình yêu con người. Ở đây, ông không 
thấy được nguồn gốc của mâu thuẫn mà 
con người gặp phải, nghĩa là Phoiơbắc 
không giải thích được vì sao nó lại như 
vậy. Liên quan đến vấn đề này, C. Mác 
và Ph. Ăngghen nhấn mạnh: “Con người 
tạo ra hoàn cảnh đến mức nào thì hoàn 
cảnh cũng tạo ra con người đến mức ấy” 
[4, tr.55]. 
Ph. Ăngghen cho rằng, Phoiơbắc 
hoàn toàn muốn hoàn thiện tôn giáo, 
ngay cả triết học cũng phải hòa vào tôn 
giáo. Ph. Ăngghen trích lời Phoiơbắc: 
“Các thời đại của loài người chỉ khác 
nhau bởi những thay đổi về phương diện 
tôn giáo. Chỉ có những cuộc vận động 
lịch sử đi thẳng vào trái tim con người 
mới là những cuộc vận động đạt tới nền 
Tư liệu tham khảo Số 63 năm 2014 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
188 
tảng của mình. Trái tim không phải là 
hình thức của tôn giáo, vì vậy không thể 
nói rằng tôn giáo cũng phải ở trong trái 
tim, trái tim là bản chất của tôn giáo” [6, 
tr.416]. 
Như vậy, thiếu sót cơ bản của chủ 
nghĩa duy vật của Phoiơbắc về lĩnh vực 
xã hội là khi đề cập động lực thúc đẩy xã 
hội phát triển thì ông không nhìn thấy vai 
trò của thực tiễn sản xuất vật chất, mà lại 
cho rằng động lực ấy chính là sự thay đổi 
các hình thức tôn giáo. Hay nói cách 
khác, đối với Phoiơbắc, ý thức xã hội, tư 
tưởng của con người quyết định đến sự 
vận động, phát triển của xã hội. Như vậy, 
khi nghiên cứu đời sống xã hội, ông đã 
rơi hẳn vào chủ nghĩa duy tâm. Về vấn đề 
này, khi phê phán Phoiơbắc, trong tác 
phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, C. Mác và 
Ph.Ăngghen kết luận: “Khi Phoiơbắc là 
nhà duy vật thì ông không bao giờ đề cập 
đến lịch sử; còn khi ông xem xét đến lịch 
sử thì ông không phải là nhà duy vật. Ở 
Phoiơbắc, lịch sử và chủ nghĩa duy vật 
hoàn toàn tách rời nhau” [4, tr.65]. 
Trong vấn đề đạo đức, Phoiơbắc 
hoàn toàn duy tâm khi coi lòng mong 
muốn hạnh phúc là bẩm sinh của con 
người, do đó nó phải là cơ sở của đạo 
đức, và để thực hiện được lòng mong 
muốn hạnh phúc đó, Phoiơbắc đòi hỏi 
phải có sự tự hạn chế hợp lí bản thân 
mình và tình yêu giữa người với người lại 
trở thành những quy tắc cơ bản của đạo 
đức. Theo ông, cứ yêu nhau, cứ ôm hôn 
nhau, không cần phân biệt nam nữ và 
đẳng cấp, đó chính là đạo đức. Vì vậy, 
Ph. Ăngghen đã phê phán quan điểm về 
đạo đức của Phoiơbắc là ảo tưởng, và cho 
rằng quan điểm ấy “được gọt giũa cho 
thích hợp với mọi thời kì, mọi dân tộc, 
mọi hoàn cảnh, và chính vì thế mà không 
bao giờ nó có thể đem áp dụng được ở 
đâu cả” [6, tr.425]. 
Trong quan điểm về chính trị, 
Phoiơbắc tự cho mình là người Cộng sản, 
nhưng người Cộng sản theo ông là người 
thay đổi xã hội bằng ý thức của mình. 
C.Mác và Ph. Ăngghen đã phê phán quan 
điểm duy tâm này của Phoiơbắc và khẳng 
định rằng, người Cộng sản là người thay 
đổi xã hội bằng chính hoạt động thực tiễn 
cách mạng của mình. 
Về mặt phương pháp luận, khi phê 
phán triết học của Hêghen thì Phoiơbắc 
đã phủ định sạch trơn phép biện chứng 
của Hêghen. Do vậy, phương pháp xem 
xét con người và xã hội của ông đều nằm 
trong khuôn khổ của phương pháp tư duy 
siêu hình. Cụ thể là, ông đã tách rời các 
cá thể loài với nhau, không tìm ra mối 
quan hệ xã hội tổng hòa của họ. Coi bản 
chất con người là trừu tượng, cố hữu của 
những cá nhân riêng biệt. Vì thế, theo 
đánh giá của C. Mác thì Phoiơbắc đã: 
“1. Không nói đến quá trình lịch sử 
và xem xét tình cảm tôn giáo một cách 
biệt lập và giả định một cá nhân con 
người trừu tượng, cô lập. 
 2. Do đó, ở Phoiơbắc bản chất con 
người chỉ có thể được hiểu là “loài”, là 
tính phổ biến nội tại, câm, gắn bó một 
cách thuần túy tự nhiên đông đảo cá nhân 
lại với nhau” [4, tr.11]. 
Khi chỉ ra những hạn chế của triết 
học Phoiơbắc, Ph. Ăngghen đã vạch ra 
nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó: 
“Đó là lỗi tại những điều kiện thảm hại ở 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Ngọc Khá 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
189 
Đức hồi đó, những điều kiện đã khiến 
cho những ghế giáo sư triết học đều do 
bọn chiết trung chủ nghĩa chuyên giết rệp 
chiếm đoạt hết, còn Phoiơbắc, người vượt 
tất cả những bọn đó một trời một vực, lại 
buộc phải nông dân hóa và rầu rĩ trong 
một làng nhỏ. Nếu như Phoiơbắc vẫn 
không tiếp thu được quan điểm lịch sử về 
tự nhiên, từ nay trở thành có thể có được 
và trút bỏ được tất cả cái gì là phiến diện 
trong chủ nghĩa duy vật Pháp, thì đó 
không phải là lỗi tại ông” [6, tr.412]. 
Chính trong điều kiện xã hội và điều kiện 
sống như thế, nên chủ nghĩa duy vật của 
Phoiơbắc là không biện chứng và về xã 
hội cũng không thoát khỏi chủ nghĩa duy 
tâm cổ truyền. Ph. Ăngghen trích lời của 
Phoiơbắc: “Đi lùi lại đằng sau tôi hoàn 
toàn nhất trí với các nhà duy vật chủ 
nghĩa; nhưng tiến lên phía trước, tôi 
không nhất trí với họ” [6, tr.409]. Cho 
nên, Phoiơbắc là nhà duy vật nửa dưới, 
còn nửa trên ông lại là duy tâm. Ông phê 
phán chủ nghĩa duy tâm, coi nó là tự 
biện, trừu tượng, nhưng sang địa hạt lịch 
sử thì ông xem xét con người và xã hội 
cũng trừu tượng không kém. 
Tóm lại, trong khi nghiên cứu xã 
hội, chủ nghĩa duy vật trước Mác nói 
chung và chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc 
nói riêng đã có hàng loạt những thiếu sót 
do hạn chế về điều kiện lịch sử, trong đó 
thiếu sót cơ bản nhất của họ là đã giải 
thích lịch sử, động lực của lịch sử, bản 
chất con người và xã hội theo lập trường 
của chủ nghĩa duy tâm. Do vậy, đó là thứ 
chủ nghĩa duy vật không triệt để, còn 
mang tính chất trực quan, siêu hình, cơ 
giới, máy móc. Các nhà triết học duy vật 
trước Mác nhìn thấy vai trò của giáo dục, 
của đạo đức nhưng không thấy những 
yếu tố ấy là sự phản ánh những điều kiện 
vật chất của xã hội; họ nhìn thấy vai trò 
của nhà nước, vai trò của các yếu tố sản 
xuất và đời sống nhưng không thấy giữa 
chúng có mối liên hệ, tác động qua lại lẫn 
nhau; họ nhìn thấy các vấn đề giai cấp 
nhưng không vạch ra được quy luật đấu 
tranh giai cấp; họ nhìn thấy lực lượng sản 
xuất và quan hệ sản xuất nhưng lại không 
thấy mối quan hệ biện chứng giữa chúng 
với nhau. Và cuối cùng, họ đã quy lịch sử 
xã hội thành lịch sử của các vĩ nhân, anh 
hùng, lãnh tụ mà không nhìn thấy vai trò 
quyết định của quần chúng nhân dân đối 
với tiến trình lịch sử. Theo họ, con người 
ta bằng ý chí, ý muốn chủ quan của mình, 
đặc biệt, ý kiến của những cá nhân kiệt 
xuất, những vĩ nhân, anh hùng, lãnh tụ có 
thể làm đảo ngược tiến trình lịch sử. 
Nghĩa là chủ nghĩa duy vật trước Mác đã 
coi động lực thúc đẩy xã hội phát triển 
không phải là sản xuất ra của cải vật chất, 
mà chính là ở tư tưởng, ở tình cảm, ở tinh 
thần hoặc là ở các hình thức tôn giáo thay 
thế nhau trong lịch sử. Đáng lẽ lấy sự 
phát triển của các điều kiện vật chất của 
xã hội để giải thích lịch sử, động lực của 
lịch sử, bản chất con người, giải thích tư 
tưởng xã hội, quan điểm chính trị, chế độ 
chính trị thì họ lại đi từ ý thức của con 
người, từ những tư tưởng và lí luận về 
chính trị, về triết học, pháp luật, giáo dục, 
đạo đức, tôn giáo để giải thích toàn bộ 
lịch sử xã hội. Tất cả những điều ấy chỉ là 
không tưởng và ảo tưởng, bởi vì đó chỉ là 
những yếu tố tinh thần của đời sống xã 
hội, chúng chỉ là sản phẩm của những 
Tư liệu tham khảo Số 63 năm 2014 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
190 
điều kiện vật chất của xã hội mà thôi. 
Như vậy, nguyên nhân của sự giải thích 
duy tâm về lịch sử chính là ở chỗ coi ý 
thức xã hội đẻ ra và quyết định tồn tại xã 
hội. 
Tuy có thiếu sót cơ bản là duy tâm 
về lĩnh vực xã hội, nhưng chủ nghĩa duy 
vật trước Mác nói chung và chủ nghĩa 
duy vật của Phoiơbắc nói riêng cũng đạt 
được những thành tựu nhất định, tạo tiền 
đề lí luận cần thiết để lịch sử triết học 
tiếp tục vận động tiến lên. Chính triết học 
của Phoiơbắc là “chiếc cầu nối”, là “suối 
lửa” để từ triết học Hêghen bước sang, 
chảy qua để đến với thế giới quan duy vật 
biện chứng triệt để trong cả lĩnh vực tự 
nhiên, xã hội và tư duy. 
C. Mác và Ph. Ăngghen là những 
người đầu tiên đã phê phán tính chất duy 
tâm về lĩnh vực xã hội của chủ nghĩa duy 
vật cũ nói chung, chủ nghĩa duy vật của 
Phoiơbắc nói riêng để đưa quan điểm duy 
vật biện chứng vào việc nghiên cứu xã 
hội, sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử, 
tạo ra bước ngoặt cách mạng trong lịch 
sử triết học. Với sự ra đời của chủ nghĩa 
duy vật lịch sử thì “chủ nghĩa duy tâm đã 
bị tống ra khỏi nơi ẩn náu cuối cùng của 
nó” [5, tr.44]. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. T. Hốpxơ, Tuyển tập, tập 2, Nxb Tư tưởng, Mátxcơva, 1964 (tiếng Nga). 
2. G. O. Lametri, Các tác phẩm, Mátxcơva, 1976 (tiếng Nga). 
3. V. I. Lênin, Toàn tập, tập 29, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1980. 
4. C. Mác, Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995. 
5. C. Mác, Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995. 
6. C. Mác, Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995. 
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 27-8-2014; ngày phản biện đánh giá: 07-9-2014; 
ngày chấp nhận đăng: 24-10-2014) 

File đính kèm:

  • pdfnhung_thieu_sot_cua_chu_nghia_duy_vat_truoc_mac_noi_chung_va.pdf