Nội dung câu hỏi thi môn Tư tưởng Hồ Chí Minh

Tóm tắt Nội dung câu hỏi thi môn Tư tưởng Hồ Chí Minh: ...nhiệm vụ cụ thể: • Về chính trị, cần tiếp tục phát triển tư tưởng HCM và truyền thống phương Đông, xóa bỏ dần những mặc cảm, những thiên kiến khác nhau, lấy liên minh công-nông-trí thức làm nòng cốt, xây dựng một nước VN dân giàu, nước mạnh xã hội dân chủ công bằng văn minh. • Về kinh tế -... - Nhân dân có quyền quyết định những vấn đề liên quan đến vận mệnh quốc gia, dân tộc. Điều 32 – Hiến pháp năm 1946 quy bđịnh: “Những việc liên quan đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết”. Hoặc khi nhân dân uỷ quyền cho các đại biểu của mình vào các cơ quan nhà nước, thì đồng ...g, ba dân tộc là láng giềng, có sự tương đồng về, lịch sử, văn hóa, cùng chung kẻ thù là thực dân Pháp. - Năm 1941, để khơi dậy sức mạnh và quyền tự quyết, Người quyết định thành lập Mặt trận độc lập đồng minh ở mỗi nước Việt Nam, lào, Cao Miên tiến tới thành lập Đông Dương độc lập đồng minh...

pdf31 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 331 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nội dung câu hỏi thi môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh. Trong hai cuộc 
kháng chiến chống Pháp và Mỹ, Người chỉ đạo thành lập Mặt trận đoàn 
kết Việt – Miên – Lào(mặt trân nhân dân ba nước Đông Dương). 
- Đối với Trung Quốc, củng cố mối quan hệ theo tinh thần “vừa là đồng 
chí, vừa là anh em” 
- Đoàn kết với các dân tộc Châu Á và Châu Phi đang đấu tranh giành độc 
lập. Người chỉ rõ: các dân tộc châu Á có độc lập thì nền hòa bình thế 
giới mới thực hiện. Vận mệnh dân tộc chấu Á quan hệ mật thiết với vận 
mệnh dân tộc Việt Nam”. 
Vì vậy, cùng với việc sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa tại Pháp, Người 
tham gia sáng lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức. Người đặt cơ sở 
cho sự ra đời Mặt trận nhân dân Á- Phi đoàn kết với Việt Nam. 
- Những năm đấu tranh giành độc lập, Người tìm cách xây dựng quan hệ 
với Mặt trận dân chủ và lực lượng Đồng minh chống phát xít, để tạo chỗ 
dựa cho CMVN. Trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ, bằng hoạt động 
ngoại 
giao để nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, tranh thủ sự 
đồng tình ủng hộ của các nước XHCN, bạn bè quốc tế và nhân loại tiến 
bộ, trong đó có nhân dân Pháp, và Mỹ, hình thành Mặt trận nhân dân thế 
giới đoàn kết với Việt nam chống đế quốc xâm lược 
2. Liên hệ thực tiễn VN hiện nay 
- Thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế, 40 
năm qua, Đảng ta luôn phát huy chủ nghĩa quốc tế trong sáng, cao cả, 
thủy chung, làm hết sức mình để góp phần quan trọng xây dựng tình đoàn 
kết giữa các đảng cộng sản và công nhân, giữ gìn và củng cố sự đoàn 
kết trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế; đồng thời, tăng 
cường xây dựng và phát triển các quan hệ quốc tế trong tình hình mới, 
coi đó là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo cho thắng lợi của 
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Cùng với quá 
trình đổi mới đất nước, Đảng ta đã đề ra và thực hiện nhất quán đường 
lối, chính sách đối ngoại "độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa 
dạng hóa các quan hệ quốc tế. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin 
cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc 
lập và phát triển". Nước ta đã chủ động và tích cực hội nhập vào nền 
kinh tế quốc tế trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động phức tạp, 
khó lường, các quan hệ chính trị - kinh tế đan xen. 
-Thực tiễn hơn 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới cho thấy, từ chỗ 
Việt Nam bị Mỹ áp dụng chính sách bao vây cấm vận, đến nay nước ta đã 
tham gia hợp tác ngày càng sâu, toàn diện vào nền kinh tế thế giới. 
Trong các lĩnh vực kinh tế then chốt như thương mại, dịch vụ, lao 
động, đầu tư, khoa học và công nghệ, chúng ta đã đạt được những thành 
tựu quan trọng. Việt Nam đã tham gia Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 
(ASEAN), không ngừng mở rộng các quan hệ kinh tế song phương, tiểu 
vùng, vùng, liên vùng và toàn cầu; thiết lập quan hệ ngoại giao với 
167 nước, trong đó có tất cả các nước lớn và cả 5 nước ủy viên Thường 
trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và các trung tâm kinh tế lớn của 
thế giới. Việt Nam cũng là thành viên của hàng trăm tổ chức quốc tế; 
có quan hệ thương mại với hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế 
giới; ký 90 hiệp định thương mại song phương, trong đó nổi bật là Hiệp 
định Thương mại với Mỹ, tạo điều kiện mở rộng giao lưu hàng hóa với 
nước ngoài; gia nhập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Diễn đàn 
hợp 
tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức Thương mại Thế 
giới (WTO), thiết lập được quan hệ tài chính với các tổ chức tài chính 
- tiền tệ quốc tế, như: Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế 
(IMF), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Bên cạnh đó, tranh thủ ODA, 
thu hút FDI, mở rộng thị trường ngoài nước, chủ động hội nhập kinh tế 
quốc tế và khu vực; trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo 
an Liên Hợp quốc; tham gia giải quyết những vấn đề của khu vực và thế 
giới; xác định quan hệ ổn định với các nước láng giềng, nước lớn; giải 
quyết hòa bình các vấn đề biên giới, lãnh thổ, biển đảo với các nước 
liên quan... Những thành tựu đó đã góp phần giữ vững môi trường hòa 
bình, ổn định trong khu vực; tăng cường sức mạnh quốc gia để xây dựng 
và bảo vệ vững chắc Tổ quốc 
Với chủ trương khép lại quá khứ, hướng tới tương lai, đa phương hóa, 
đa dạng hóa quan hệ quốc tế, Đảng và Nhà nước ta đã và tiếp tục mở 
rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với các nước, trước hết là 
các nước xã hội chủ nghĩa anh em. Đây vừa thể hiện mong ước cao cả của 
Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người đi xa, vừa là sự kiên định con 
đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa 
chọn. Trong tăng cường xây dựng, củng cố tình đoàn kết, hữu nghị và 
hợp tác với các nước láng giềng, cần coi trọng cả ở ba tầng nấc: các 
nước có chung biên giới; các nước trong khu vực Đông Nam Á; các nước 
trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là hết sức chú trọng 
các nước "láng giềng gần" như Trung Quốc, Lào và Cam-pu-chia. Đối với 
các nước trong khối ASEAN, việc mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác 
càng làm cho bạn hiểu rõ và tin cậy Việt Nam hơn; đồng thời, thông qua 
đó để cùng nhau đóng góp tích cực thúc đẩy xây dựng cộng đồng ASEAN 
vào năm 2015 với ba trụ cột: Cộng đồng Kinh tế, Cộng đồng An ninh và 
Cộng đồng Văn hóa - Xã hội.uốc và nâng cao vị thế của Việt Nam trên 
thế giới 
Nguyên tắc đoàn kết quốc tế
 Hồ Chí Minh đã nhận định: Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm kết hợp 
sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại ,tạo sức mạnh tổng hợp cho cách 
mạng và nhằm góp phần cùng nhân dân thế giới thực hiện thắng lợi các 
mục tiêu cách mạng .Đó là sự cần thiết và tầm quan trọng của đoàn kết 
quốc tế .Để làm được điều đó Hồ Chí Minh đã chỉ ra những nguyên tắc cơ 
sở để thực hiện đoàn kết quốc tế như sau: 
 * Thứ nhất là đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu và lợi ích ,có 
lý,có tình .để thực hiện được đoàn kết quốc tế trong công cuộc đấu 
tranh chống chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế ,phải 
tìm ra được những điểm tương đồng về mục tiêu và lợi ích giữa các dân 
tộc ,các lực lượng tiến bộ và phong trào cách mạng thế giới.Đây là 
vấn đề cốt tử có tính nguyên tắc trong công tác tập hợp lực lượng. 
 “Có lý” trước hết là phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của chủ 
nghĩa Mác-Lênin ,phải xuất phát từ lợi ích chung của cách mạng thế 
giới. 
 “Có tình” là sự thông cảm, tôn trọng lẫn nhau trên tinh thần, tình 
cảm của những người cùng chung lý tưởng,cùng chung mục tiêu đấu tranh; 
phải khắc phục tư tưởng vô vanh, “nước lớn”, “đảng lớn”; không “áp 
đặt”, “ức chế” ,nói xấu,công khai công kích nhau, hoặc dùng các giải 
pháp về chính trị, kinh tế, ... gây sức ép với nhau. 
 Đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế,Hồ Chí Minh 
gương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, thực 
hiện đoàn kết thống nhất trên nền tảng của chủ nghiac Mác-Lênin và chủ 
nghĩa quốc tế vô sản, có lý, có tình. 
 Đối với các dân tộc trên thế giới,Hồ Chí Minh gương cao ngọn cờ 
độc lập,tự do và quyền bình đẳng giữa các dân tộc. 
 Đối với các lực lượng tiến bộ trên thế giới, Hồ Chí Minh gương cao 
ngọn cờ hòa bình trong công lý . 
 Đánh giá vai trò và những cống hiến của Hồ Chí Minh trong công 
tác tập hợp lực lượng cánh mạng xây dựng khối đại đoàn kết, Rô mét 
chanđra, nguyên chủ tịnh hội đồng hòa bình thế giới cho rằng : “Bất cứ 
nơi nào chiến đấu cho độc lập, tự do, ở đó có Hồ Chí Minh và ngọn cờ 
Hồ Chí Minh bay cao.Bất cứ ở đâu chiến đấu cho hòa bình và công lý, ở 
đó có Hồ Chí Minh và ngọn cờ Hồ Chí Minh bay cao. Bất cứ ở đâu nhân 
dân chiến đấu cho một thế giới mới, chống lại đói nghèo,ở đó có ngọn 
cờ Hồ Chí Minh bay cao” 
 * Thứ hai là đoàn kết trên cơ sở độc lập, tự chủ, tự lực,tự cường, 
dựa vào sức mình là chính ,tranh thủ sự giúp đỡ của các nước xã hội 
chủ nghĩa ,sự ủng hộ của nhân loài tiến bộ, đồng thời không quên nghĩa 
vụ cao cả của mình . 
 - Theo quan điểm Hồ Chí Minh :đoàn kết quốc tế là để tranh thủ sự 
đồng tình,ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng quốc tế, nhằm tăng thêm 
nội lực,tạo sức mạnh thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ cach mạng đặt 
ra, Để đoàn kết,phải có nội lực tốt. Nội lực là nhân tố quyết định,còn 
nguồn lực ngoại sinh chỉ có thể phát huy tác dụng thông qua nguồn lực 
nội sinh. Chính vì vậy ,trong đấu tranh cach mạng,Hồ Chí Minh luôn 
nêu cao khẩu hiệu: “tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính”, 
“muốn người ta giúp cho mình, thì trước hết mình phải giúp cho mình 
cái đã” .Trong đấu tranh giành chính quyền,người chủ trương “đem sức 
ta mà giải phóng cho ta”.Trong kháng chiến chống thực dân pháp ,người 
chỉ rõ: “ Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc 
khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”, trong quan hệ quốc 
tế,Người nhấn mạnh: phải có thực lực,thực lực là cái chiêng,ngoại giao 
là cái tiếng,chiêng có to thì tiếng mới lớn... 
 - Về việc thực hiện nguyên tắc trên ,Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ, 
muốn tranh thủ được sự ủng hộ quốc tế, Đảng phải có đường lối độc lập 
,tự chủ và đúng đắn. Trả lời một phóng viên nước ngoài ,Người nói : 
“Độc lập nghĩa là chung tôi điều khiển lấy mọi công việc của chúng 
tôi, không có sự can thiệp ở ngoài vào” . Trong quan hệ giữa các đảng 
của phong trào cộng sản , công nhân quốc tế ,Người xác định : “ Các 
đảng dù lớn dù nhỏ đều độc lập và bình đẳng, đồng thời đoàn kết nhất 
trí giúp đỡ lẫn nhau”. 
 Những vấn đề mang tính nguyên tắc khi vận dụng tư tưởng Hồ 
Chí Minh về đoàn kết quốc tế vào giai đoạn hiện nay: 
 *Hồ Chí Minh luôn luôn đặt tư duy của mình trong dòng chảy của 
thời đại, gắn cách mạng nước ta với cách mạng vô sản thế giới của 
giai cấp công nhân và cách mạng giải phóng của các dân tộc thuộc địa, 
nên đã định ra được đường lối chiến lược ,sách lược đúng đắn,phù hợp 
vơi quy luật khách quan của lịch sử, đưa sự nghiệp cách mạng nước ta 
vượt qua mọi khó khăn đi tới những thắng lợi ngày càng vẻ vang. 
 Phải luôn xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận không thể 
tách rời của cách mạng thế giới, Việt Nam tiếp tục đoàn kết ,ủng hộ 
các phong trào cach mạng, các xu hướng và các trào lưu tiến bộ của 
thời đại vì các mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc ,dân chủ và tiến bộ 
xã hội. 
 *Hồ Chí Minh luôn luôn nêu cao nguyên tắc độc lập tự chủ , tự 
lực, tự cường, chủ trương tận lực phát huy sức mạnh dân tộc – sức mạnh 
của chủ nghĩa yêu nước, sức mạnh của người làm chủ, sức mạnh đại đoàn 
kết toàn dân.... 
 Để làm được điều đó phải mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, 
tranh thủ vốn, kinh nghiệm, quản lý,công nghệ và gia nhập vào thị 
trường quốc tế,nhưng phải trên cơ sở độc lập tự chủ, phát huy đầy đủ 
các yếu tố nội lực, dựa vào các nguồn lực trong nước là chính ... 
 *Hồ Chí Minh là người đặt nền móng cho đường lối ngoại giao rộng 
mở, đa phương hóa ,đa dạng hóa, hợp tác nhiều mặt với tất cả các nước 
,các tổ chức quốc tế trên nguyên tắc tôn trọng độc lập ,chủ quyền 
,trọn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của 
nhau, bình đẳng cùng có lợi ,giải quyết các vấn đề tranh chấp tồn tại 
bằng hòa bình thương lượng. 
 Muốn vậy phải xử lý khéo léo các mối quan hệ ,nghĩa là phải 
chủ động thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa; cải thiện và mở rộng 
tối đa quan hệ hữu nghị ,hợp tác với tất cả các nước có chế độ xã hội 
và con đường phát triển khác nhau. 
CÂU 5:
 Trình bày quan điểm của Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách 
mạng . liên hệ bản thân về việc tu dưỡng đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí 
minh
 Những chuẩn mực đạo đức Cách Mạng 
 * Trung với nước, hiếu với dân: 
- HCM đã phân biệt rõ về quan hệ đạo đức và bản chất đạo đức. Theo 
người: Quan hệ đạo đức thì mối quan hệ của mỗi người với đất nước với 
nhân dân và với dân tộc mình là mối quan hệ lớn nhất; còn phẩm chất 
đạo đức thì trung với nước , hiếu với dân là phẩm chất quan trọng 
nhất, bao trùm nhất. 
- Để hiểu rõ tư tưởng đạo đức “ trung với nước, hiếu với dân” thì 
chúng ta cần làm rõ khái niệm trung hiếu trong tư tưởng đạo đức truyền 
thống, Chữ “trung” trước kia có nghĩa là trung quân, ái quốc. Chữ 
“hiếu” trước kia chỉ được thu hẹp trong phạm vi gia đình, là con cái 
phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. 
- Nội dung của phẩm chất đạo đức “trung với nước, hiếu với dân”: Trung 
với nước theo HCM đó là trung thành với sự nghiệp dựng nước, giữ nước 
của các thế hệ cha ông, mà nước ở đây là nước của dân. Hiếu với dân 
theo HCM là không chỉ thương dân mà phải hết lòng phục vụ nhân dân, 
chăm lo hạnh phúc nhân dân, phải gần dân, gắn bó với dân, kính trọng 
và học tập ở nơi nhân dân, dựa hẳn vào dân lấy dân làm gốc. 
>>> “Trung với nước, hiếu với dân” theo quan điểm HCM nó vừa kế thừa 
giá trị truyền thống dân tộc, vừa được bổ sung để nâng lên tầm cao mới, với 
những giá trị mới của nền đạo đức CM VN trong thời đại mới. 
 * Yêu thương con người: 
- Kế thừa truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, tiếp thu tư tưởng nhân 
văn, tiến bộ của nhân loại. HCM xác định: tình 
yêu thương con người là một trong những phẩm chất cao đẹp nhất trong 
thời đại mới. 
- Tình yêu thương con người theo HCM là để giành cho mọi đối tượng. 
Trong đó là để giành cho những người cùng khổ, những người bị áp bức 
bóc lột. Là để làm sao cho đất nước được độc lập, dân được tự do, mọi 
người ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. 
- Tình yêu thương con người còn thể hiện trong mối quan hệ bạn bè, 
đồng chí, anh em, người với người trong quan hệ hằng ngày. Nó còn được 
thể hiện với những sai lầm , khuyết điểm, nhửng người lầm đường lạc 
lối nhưng nay đã biết hối cải, kể cả với những kẻ thù đã bị thương, bị 
bắt hoặc đã chịu quy hàng. Theo HCM, chính tình yêu thương con người 
sẽ đánh thức những gì tốt đẹp nhất ở mỗi con người mà HCM tin rằng ai 
cũng có ít hoặc nhiều. 
- Tình yêu thương con người theo HCM là một phẩm chất cao quý, nó 
được xây dựng trên nguyên tắc phê bình và tự phê bình một cách chân 
thành nghiêm túc giữa những người có cùng lý tưởng, cùng phấn đấu cho 
một sự nghiệp chung. Nó hoàn toàn xa lạ với thái độ không giám đấu 
tranh, “Yêu nên tốt, ghét nên xấu”, kéo bè kéo cánh, bao che sai lầm, 
khuyết điểm cho nhau 
 * Cần kiệm liêm chính – chí công vô tư: 
- Cần kiệm liêm chính: 
 + Cần: theo HCM tức là cần cù, siêng năng, lao động có kế hoạch, 
có sáng tạo, có năng suất cao, lao động với tinh thần tự lực cánh 
sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không ngồi chờ 
 + Kiệm: Theo HCM tức là tiết kiệm thời giờ, tiền của của dân, của 
nước và của bản thân mình. Phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ nhiều 
cái nhỏ cộng lại sẽ trở thành một cái to. 
 + Liêm: Theo HCM tức là trong sạch, không tham lam tiền của, địa 
vị, danh tiếng. 
 + Chính: Theo HCM tức là không tà, là thẳng thắn, là đứng đắn. Đối 
với mình thì không được tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập, tự tiến 
bộ. Đối với người, không được nịnh hót người trên, không được xem 
khinh người dưới. luôn giữ thái độ chân thành, đoàn kết, thật thà, 
khiêm tốn, không dối trá, không lừa lọc. Đối với công việc phải để 
công việc lên hàng đầu, đã làm việc gì thì phải quyết tâm làm cho bằng 
được. việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng phải làm, việc ác thì dù nhỏ mấy 
cũng nên tránh. 
 >>> Mối quan hệ giữa cần, kiệm, liêm, chính: 
 - Cần kiệm liêm chính cần thiết với tất cả mọi người. HCM viết: 
 “ Trời có bốn mùa: Xuân- Hạ- Thu- Đông 
 Đất có bốn phương: Đông-Tây-Nam-Bắc 
 Người có bốn đức: Cần-Kiệm-Liêm-Chính 
 Thiếu một mùa thì không thành trời 
 Thiếu một phương thì không thành đất 
 Thiếu một đức thì không thành người” 
+ Cần kiệm liêm chính rất cần thiết đối với người cán bộ, Đảng viên. 
Nếu Đảng viên mắc sai lầm thì sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, nhiệm 
vụ của CM. Cần kiệm liêm chính cũng là thước đo về vật chất, vững mạnh 
về tinh thần, sự văn minh của dân tộc. nó là cái cần để “làm việc, làm 
người, làm cán bộ, để phụng sự đoàn thể, phụng sự giai cấp và nhân 
dân, phụng sự tổ quốc và nhân loại”. 
- Chí công vô tư: theo HCM là làm việc gì cũng đừng nghĩ đến mình 
trước, một lòng vì Đảng, vì Tổ quốc, vì nhân dân, “ phải lo trước 
thiên hạ, vui sau thiên hạ”. Đặt lợi ích của Cách mạng , của nhân dân 
lên trên trước. Chí công vô tư cũng có nghĩa là phải kiên quyết quét 
sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng 
 >>>Quan hệ giữa Cần kiệm liêm chính và Chí công vô tư: 
- Theo HCM giữa Cần kiệm liêm chính và Chí công vô tư có mối quan 
hệ mật thiết với nhau. Cần kiệm kiêm chính thì sẽ dẩn đến Chí công vô 
tư và ngược lại đã Chí công vô tư, một lòng vì Đảng, vì nước, vì dân 
thì sẽ thực hiện được Cần kiệm liêm chính và nhiều phẩm chất đạo đức 
tốt đẹp khác 
- Bồi dưỡng phẩm chất cần kiệm liêm chính, Chí công vô tư sẽ làm 
cho con người vững vàng trước mọi thử thách: giàu sang không thể quyến 
rũ, nghèo khó không thể lay chuyển, uy vũ không thể thuyết phục . 
 * Tinh thần quốc tế trong sáng: 
- Theo HCM tinh thần quốc tế trong sáng đó là tinh thần đoàn kết 
với giai cấp vô sản các nước, với các dân tộc bị áp bức , nhân dân lao 
động và với tất cả những người tiến bộ trên thế giới vì hòa bình, công 
lý và tiến bộ xã hội. Sự đoàn kết đó là để nhằm vào mục tiêu to lớn 
của thời đại , đó là hòa bình , hữu nghị, độc lập dân tộc, dân chủ 
tiến bộ xã hội và hợp tác hữu nghị với tất cả các nước trên thế giới 
- Thứ hai, tinh thần quốc tế trong sáng theo HCM thì nó phải gắn 
liền với tinh thần yêu nước chân chính vì nếu không trong sáng và 
không chân chính thì sẽ dẫn đến chủ nghĩa hẹp hòi ích kỉ, kì thị chủng 
tộc, hoặc chủ nghĩa nước lớn bành trướng,bá quyền. chính vì vậy tinh 
thần quốc tế trong sáng vừa là phẩm chất đạo đức, vừa là yêu cầu đạo 
đức nhằm vào mối quan hệ rộng lớn, mang tính quốc tế để thực hiện 
những mục tiêu to lớn của thời đại. 
 c) Liên hệ bản thân về việc tu dưỡng đạo đức theo tư tưởng HCM: 
HCM- Người đã nhiều lần chỉ rõ: mỗi người phải thường xuyên chăm lo tu 
dưỡng đạo đức như việc rửa mặt hằng ngày, đấy cũng là công việc phải 
làm bền bỉ suốt đời, không người nào có thể chủ quan tự mãn. 
Thật vậy, người đưa ra lời khuyên rất dễ hiểu “đạo đức CM không phải 
là trên trời sa xuống, nó do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà 
phát triển, củng cố; cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện 
càng trong”. Do không chú ý điều này, nên có những người đã phấn đấu 
gần hết cuộc đời có nhiều công lao hạng mã nhưng cuối đời lại không 
giữ được tấm lòng trong sáng nên sự nghiệp đã đổ vỡ. 
Theo quan điểm của HCM, đã là người thì ai cũng có chỗ hay chỗ dở, chỗ 
xấu chỗ tốt. Vấn đề là dám nhìn thẳng vào con người mình, không tự lừa 
dối, huyền hoặc, thấy rõ cái hay cái tốt để mà phát huy thêm; còn cái 
dở cái xấu cái ác thì khắc phục, hạn chế , không để nó ảnh hưởng xấu 
đến mình 
Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức HCM , đòi hỏi người sinh viên 
phải kiên trì tu dưỡng theo các phẩm chất đạo đức của Người. Với sinh 
viên những phẩm chất đạo đức đó tập trung trong 6 điều HCM nói tại Đại 
hội sinh viên VN, đó là sinh viên phải biết: 
 + Yêu tổ quốc 
+ Yêu nhân dân
 + Yêu chủ nghĩa xã hội 
 + Yêu lao động 
 + Yêu khoa học và kỹ thuật 
 Để đạt được những phẩm chất đạo đức trên, người sinh viên phải rèn 
luyện cho mình những đức tính: 
 + Trung thành, tận tụy, thật thà, chính trực 
 + Phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà 
 + Trong học tập, rèn luyện phải kết hợp lý luận với thực hành, 
học tập với lao động 
Hiện nay, sinh viên cần phải ra sức học tập và làm theo tấm gương đạo đức 
HCM
 + Học trung với nước, hiếu với dân, suốt đời đấu tranh cho sự 
nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người 
 + Học cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, đời riêng trong 
sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường. 
 + Học đức tin tuyệt đối vào sức mạnh nhân dân, kính trọng nhân 
dân, hết sức phục vụ nhân dân; luôn nhân ái, vi tha, khoan dung và 
nhân hậu với con người 
 + Học tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, quyết tâm 
vượt qua mọi thử thách, gian nguy để đạt được mục đích của cuộc sống. 

File đính kèm:

  • pdfnoi_dung_cau_hoi_thi_mon_tu_tuong_ho_chi_minh.pdf