Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc

Tóm tắt Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc: ... giai cấp khác nhau. Mỗi giai cấp, mỗi tầng lớp lại có lợi ích khác nhau nhưng tất cả các lợi ích khác nhau đó đều có một điểm chung là lợi ích dân tộc. Quyền lợi của các tầng lớp, giai cấp có thực hiện được hay không còn phụ thuộc vào dân tộc đó có được độc lập tự do, có đoàn kết hay không và việc ...ù địch ra sức phá hoại khối đại đoàn kết của nhân dân ta, luôn kích động cái gọi là “dân chủ, nhân quyền”, kích động vấn đề dân tộc, tôn giáo hòng li gián, chia rẽ nội bộ Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằg, dân c...ời nghèo, góp phần cùng đảng và nhà nước thực hiện mục tiêu đến năm 2010 đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng nước kém phát triển. 4.5.2. Khơi dậy và phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc: trong thực tiễn, việc chuyển sức mạnh đoàn kết dân tộc trong thời kỳ giữ nước sang thời kỳ dựng nước không ...

doc16 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 375 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n dân tộc là nguồn sức mạnh, động lực chủ 
yếu và là nhân tố bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. 
Hai là, lấy mục tiêu chung của sự nghiệp cách mạng làm điểm tương đồng, xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, thành phần, giai cấp, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới tương lai. 
Ba là, bảo đảm công bằng và bình đẳng xã hội, chăm lo lợi ích thiết thực, chính đáng, hợp pháp của các giai cấp, các tầng lớp nhân dân; kết hợp hài hòa các lợi ích cá nhân- tập thể- toàn xã hội; thực hiện dân chủ gắn với giữ gìn kỷ cương, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; không ngừng bồi dưỡng, nâng cao tinh thần yêu nước, ý thức độc lập dân tộc, thống nhất tổ quốc, tinh thần tự lực tự cường xây dựng đất nước; xem đó là những yếu tố quan trọng để củng cố và phát triển khối đại đoàn kết dân tộc. 
Bốn là, đại đoàn kết là sự nghiệp của cả dân tộc, của cả hệ thống chính trị mà hạt nhân lãnh đạo là các tổ chức đảng được thực hiện bằng nhiều biện pháp, hình thức, trong đó các chủ trương của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. 
4.4. Ý nghĩa tư tưởng đại đoàn kết của hồ chí minh: 
Đại đoàn kết dân tộc là tư tưởng lớn, có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc với cách mạng 
nước ta. Tư tưởng này có nhiều giá trị, biểu hiện tập trung ở những điểm chính sau: 
- Đoàn kết là bài học hàng đầu và có tính chiến lược, quyết định mọi thành công. Biết đoàn 
kết thì vượt qua khó khăn, thử thách, không đoàn kết, chia rẽ là thất bại. 
- Đoàn kết phải có nguyên tắc, vì mục tiêu và lợi ích chung. Không đoàn kết một chiều, đoàn kết hình thức, nhất thời. 
- Đoàn kết trong tổ chức, thông qua tổ chức để tạo nên sức mạnh. Đoàn kết cá nhân và đoàn 
kếttổchứckhông tách rời nhau. 
- Đoàn kết phải có nội dung thích hợp với từng địa phương, từng tổ chức, từng thời kỳ. Đoàn 
kết trong chính sách tập hợp các tầng lớp nhân dân. - Đoàn kết đi liền với bao dung, thực hiện tính nhân đạo cao cả, hướng tới tương lai. - Lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết là nhiệm vụ của đảng, là biện pháp phát huy sức mạnh của đảng, của toàn dân tộc. 
- Muốn xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân phải thực sự đoàn kết trong đảng
- Thực hiện đồng bộ đoàn kết trong đảng - đoàn kết toàn dân - đoàn kết quốc tế. 
- Đoàn kết trong mọi chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước trên cơ sở bảo vệ và tôn 
trọng lợi ích của mọi thành viên cộng đồng quốc gia, dân tộc, quốc tế. 
4.5. Vận dụng tư tưởng hồ chí minh trong công cuộc đổi mới hiện nay: 
4.5.1. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc: 
để thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đòi hỏi đảng, nhà nước phải xây dựng và phát huy cao độ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. 
Trong thời gian qua, nhìn chung, khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức được mở rộng hơn, là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững ổn định chính trị xã hội của đất nước. Tuy nhiên, trong khi sự nghiệp đổi mới đang có yêu cầu cao về tập hợp sức mạnh của nhân dân thì việc tập hợp nhân dân vào mặt trận và các đoàn thể, các tổ chức xã hội còn nhiều hạn chế, nhất là ở khu vực kinh tế tư nhân, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ở một số vùng có đông đồng bào theo đạo, đồng bào dân tộc thiểu số... trong công cuộc đổi mới, mặt trận tổ quốc việt nam với tính chất là một tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện rộng lớn nhất của nhân dân ta, nơi thể hiện ý chí và nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân, nơi hiệp thương và thống nhất hành động của các thành viên, đã phối hợp với chính quyền giải quyết ngày càng có hiệu quả những vấn đề bức xúc của nhân dân, thực hiện dân chủ, đổi mới xã hội, chăm lo lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân; tham gia ngày càng thiết thực vào việc xây dựng, giám sát, bảo vệ đảng và chính quyền. 
Với tư cách là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, mặt trận tổ quốc việt nam đã phối hợp ngày càng nhiều hơn với chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại nhằm cùng nhau nỗ lực xây dựng và bảo vệ tổ quốc. trước yêu cầu của nhiệm vụ mới, mặt trận tổ quốc việt nam phải chủ động góp phần cùng đảng và nhà nước xây dựng và hoàn thiện một số chính sách chung để sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trở thành động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định, bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang, mặt trận tổ quốc việt nam chủ trương “đoàn kết rộng rãi, đoàn kết chân thành mọi thành viên trong xã hội có thể đoàn kết được, không phân biệt quá khứ, thành phần giai cấp, dân tộc, tôn giáo, ở trong nước hay ở nước ngoài trên cơ sở mục tiêu chung là giữ vững độc lập thống nhất chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”; đoàn kết giữa nhân dân với nhân dân các nước trên thế giới; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để trở thành động lực chủ yếu để xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc”. trong những năm trước mắt, mặt trận tập trung đẩy mạnh hơn nữa các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, nhất là cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” và cuộc vận động “ngày vì người nghèo”, phấn đấu xoá xong nhà dột nát cho người nghèo, góp phần cùng đảng và nhà nước thực hiện mục tiêu đến năm 2010 đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng nước kém phát triển. 
4.5.2. Khơi dậy và phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc: 
trong thực tiễn, việc chuyển sức mạnh đoàn kết dân tộc trong thời kỳ giữ nước sang thời kỳ dựng nước không phải là việc dễ dàng, lịch sử đang đòi hỏi những nỗ lực lớn của đảng và nhà nước ta trong lĩnh vực này. Vận dụng tư tưởng hồ chí minh trong xu thế hiện nay là hội nhập kinh tế quốc tế, một loạt vấn đề đặt ra mà chúng ta phải chú ý: 
- khơi dậy và phát huy cao độ sức manh nội lực, phải xuất phát từ lợi ích dân tộc, từ phát huy nội lực dân tộc mà mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, tranh thủ mọi khả năng có thể tranh thủ được để xây dựng, phát triển đất nước. 
- trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường đinh hướng xã hội chủ nghĩa, để khơi dậy và phát huy tối đa nội lực, nâng cao ý chí tự cường dân tộc, trong chính sách đại đoàn kết, phải chú ý phát huy tính năng động của mỗi người, mỗi bộ phận để mọi việc từ lãnh đạo, quản lý, đến sản xuất kinh doanh, học tập và lao động đều có năng suất, chất lượng, hiệu quả ngày càng cao. Đồng thời, phải khắc phục được những tiêu cực của kinh tế thị trường, đặc biệt tâm lý chạy theo đồng tiền, cạnh tranh không lành mạnh làm phai nhạt truyền thống đoàn kết, tình nghĩa tương thân tương ái của dân tộc, giải quyết đói nghèo, thu hẹp khoảng cách, ranh giới giữa kinh và thượng, giữa nông thôn và thành thị, cũng cố khối đại đoàn kết 54 dân tộc anh em, chăm lo đời sống đồng bào dân tộc ít người, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, tôn trọng tín ngưỡng tôn giáo, các tập quán tốt đẹp của dân tộc, kiên quyết loại bỏ những âm mưu lợi dụng tôn giáo, tà giáo để gây rối. 
- phải xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Phải chống các tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn tham nhũng, quan liêu, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, phải biết lắng nghe những ý nguyện chính đáng của nhân dân, phải kịp thời giải quyết những oan ức của nhân dân, làm cho lòng dân được yên. Phải tiếp tục đổi mới chính sách giai cấp, chính sách xã hội, đặc biệt coi trọng việc xây dựng mặt trận, đổi mới, hoàn thiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo, chính sách đối với công nhân, với nông dân, với trí thức, chính sách đối với cộng đồng người việt nam ở nước ngoài, chính sách đối với các thành phần kinh tế, tập hợp đến mức rộng rãi nhất mọi nhân tài, vật lực vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. 
- trong điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại trong xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa kinh tế ngày càng phát triển, đòi hỏi phải củng cố sự đoàn kết với phong trào cách mạng các nước, đồng thời phải nắm vững phương châm ngoại giao mềm dẻo, có nguyên tắc nhằm thực hiện thắng lợi chính sách đối ngoại hiện nay của đảng và nhà nước ta là: việt nam muốn là bạn và đói tác tin cậy với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, vì hòa bình, hợp tác và phát triển. 
trong tình hình thế giới hiện nay, đòi hỏi chúng ta phải có những chủ trương đúng đắn, sáng tạo trong việc nắm bắt cơ hội, vượt qua thử thách, đẩy lùi nguy cơ, để vừa nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, vừa giữ vững bản sắc dân tộc, giữ vững đinh hướng xã hội chủ nghĩa. ngoài ra, đảng và nhà nước ta phải chủ trương phát huy mạnh mẽ sức mạnh dân tộc - sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, sức mạnh của người làm chủ, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, trên cơ sở sức mạnh bên trong mà tranh thủ và vận dụng sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của lực lượng bên ngoài. 
4.5.3. Những bước làm cụ thể hơn: 
xác đinh hướng đi : 
đại đoàn kết dân tộc - cội nguồn sức mạnh của đất nước là yếu tố quyết định cho phát triển ngày nay, nước ta không còn những kẻ xâm lược. Nhưng kẻ thù vẫn còn. Một trong những kẻ thù đó là sự nghèo nàn, lạc hậu. Lạc hậu thì sẽ tụt hậu. Tụt hậu thì khó thoát khỏi vòng lệ thuộc. Tất cả những ai có thể góp một phần vào việc chống kẻ thù đó đều nên và có thể có mặt trong hàng ngũ của chúng ta. từ ngày đảng ta có chủ trương đổi mới, tư tưởng hòa hợp dân tộc lại được phục hưng và ứng nghiệm với nhiều kết quả khả quan. Quan điểm kinh tế nhiều thành phần, quan điểm kinh tế mở, tư tưởng vn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, khép lại quá khứ, hướng về tương lai... Đã giúp cho nước ta khai thác được cả nội lực và ngoại lực để vượt khỏi khủng hoảng, liên tiếp thu được những thành quả về mọi mặt. 
bây giờ, chúng ta đã có một nước vn độc lập, thống nhất và đang trên đường tiến tới thực hiện lý tưởng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Chúng ta đã từng bước nâng cao uy tín quốc tế. Do đó, chúng ta càng có sức cảm hóa nhiều hơn. Những kinh nghiệm quốc tế vừa qua càng chỉ rõ thêm rằng nếu chỉ dùng đối đầu và bạo lực để giải quyết những thù hận thì chỉ đẻ ra thù hận. Nếu dùng cách cảm hóa để giải quyết thù hận thì có thể triệt tiêu được thù hận và tạo ra sức mạnh càng ngày càng dồi dào hơn. 
nếu cứ còn chia rẽ do hận vì bại, kiêu vì thắng, thì có ích gì cho bản thân, cho đất nước, cho 
hình ảnh vn trên trường quốc tế? 
nhìn ra thế giới, càng nghiệm thấy rằng tài nguyên lớn nhất cho mọi quốc gia chính là tài nguyên con người. Nếu quy tụ được sức người, thì nhiều nguồn lực khác cũng có thể được quy tụ. Con người mà không quy tụ thì mọi nguồn lực khác cũng rơi rụng. 
xây dựng, kiện toàn hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh: 
- xây dựng đảng cộng sản việt nam vững mạnh
- xây dựng nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam trong sạch, vững mạnh, thể hiện quyền
làm chủ của nhân dân.
- luôn luôn chăm lo xây dựng mặt trận và các đoàn thể nhân dân
hệ thống chính trị ở việt nam được cấu thành bởi 3 thành tố: đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ. Đây là một thể thống nhất, không đối lập và không tách rời nhau.vấn đề làm chủ của nhân dân được thể hiện rõ qua quyền giám sát của dân thông qua việc các đại biểu quốc hội chất vấn các thành viên chính phủ tại mỗi kỳ họp quốc hội; người dân có quyền tham gia vào các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể. Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở cho phép người dân được tham gia trực tiếp vào việc lập kế hoạch, quản lý và thực thi các chính sách phát triển tại địa phương. Người dân cũng được tạo điều kiện phát triển kinh tế trong khuôn khổ pháp luật. 
dựa vào sức mạnh của toàn dân, lấy dân làm gốc: 
sự nghiệp đổi mới là sự nghiệp của dân, do dân, vì dân, cho nên mọi chủ trương chính sách của đảng ta đều xuất phát từ dân, dựa vào dân mà thực hiện. Do đó cần phải phát triển nguồn nhân lực con người, đào tạo đội ngũ cán bộ tốt, đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, 
hiện đại hóa đất nước, khơi dậy, phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc, coi dân chủ là mục tiêu, là 
động lực để xây dựng đất nước, chú trọng nâng cao ý thức làm chủ cho nhân dân. 
" dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong ". 
dân là gốc của nước. Vận dụng và phát triển tư tưởng hồ chí minh, chúng ta coi đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do đảng lãnh đạo là động lực chủ yếu để phát triển đất nước. Vì vậy, chúng ta cần phải: 
- thường xuyên chăm lo xây dựng và phát triển nguồn lực con người. Cần xây dựng và phát triển 
nguồn nhân lực trên cơ sở: 
+ bồi dưỡng tư tưởng yêu nước kết hợp với tinh thần quốc tế chân chính 
+ có đạo đức, lối sống cách mạng trong sáng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, không 
tham nhũng và mắc các tiêu cực khác. 
+ đội ngũ nhân lực có trình độ cao 
- tiếp tục xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đoàn kết tạo thành sức mạnh vô biên. Lịch sử nước nhà và lịch sử thế giới cho thấy rằng, thời kỳ nào dân tộc không đoàn kết thì thời kỳ đó dân tộc không phát triển lên được, thậm chí sẽ bị mất nước, bởi các thế lực ngoại bang xâm chiếm. 
- tôn trọng quyền làm chủ của dân. Xã hội càng phát triển thì trình độ dân chủ của một xã hội càng cao. Dân phải tôn trọng, phải phát huy được tính tích cực của mình trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Kinh tế thị trường đã và đang tạo ra những mặt tích cực đáng kể cho sự phát triển kinh tế- xã hội nhưng đồng thời cũng có những mặt trái, làm trầm trọng thêm một số tiêu cực đã có trước đây và nảy sinh một số tiêu cực mới. Mọi âm mưu và hành động, dù là nhỏ, làm tổn hại đến khối đại đoàn kết toàn dân tộc đều là có tội đối với đất nước, cần được lên án. 
- tạo điều kiện cho nhân dân làm tròn nghĩa vụ công dân. 
phát triển con người: 
trong thế giới ngày nay, nguồn lực hàng đầu là trí thức. Nói như thế không có nghĩa là đề cao những con người trí thức cụ thể, mà nói đến một điều kiện không thể thiếu cho sự phát triển: trong cuộc đua tranh để phát triển, không thể chỉ dựa vào nhiệt tình và ý chí, mà phải dựa vào kiến thức, học vấn, sự nhận thức các quy luật của thiên nhiên và của xã hội. 
theo kinh nghiệm lịch sử của thế giới và bản thân nước ta, nhất là qua những kinh nghiệm của bác hồ, thấy rằng trí thức tận tụy hay không là tùy thuộc vào chúng ta có tin dùng trí thức hay không, có giao cho họ đảm nhiệm những trọng trách mà họ xứng đáng được đảm nhiệm hay không. 
điều đó không tùy thuộc vào bản thân trí thức, mà vào lãnh đạo: có đủ khả năng thu phục nhân 
tâm và nhân tài hay không. Thu hút được nhân tài cũng là một tài năng. 
hiện nay, nước ta đã có một giai cấp công nhân ngày càng đông đảo, hoạt động trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, trong các thành phần kinh tế khác nhau. Yêu cầu về trình độ nghề nghiệp ngày càng cao, nhất là trong điều kiện công nghệ ngày càng hiện đại, tin học hoá và tự động hoá ngày càng nhiều. Nếu có chính sách phù hợp thì người công nhân sẽ có những sáng kiến, sáng tạo lớn. Có thể nói sản xuất hiện đại vẫn đòi hỏi và rèn luyện người công nhân những phẩm chất ưu việt của riêng người công nhân. Đó là tính kỷ luật, chính xác, tính tập thể, là ý thức chính trị tốt. Đó cũng là những phẩm chất mà người cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý cần có. Vì vậy hiện nay, chú ý phát triển đội ngũ cán bộ xuất thân từ giai cấp công nhân vẫn là một hướng đi đúng cần quan tâm. 
Đất nước ta cũng có một đội ngũ trí thức khá lớn. Họ có mặt trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực từ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, nghiên cứu khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học công nghệ, văn hoá nghệ thuật... Họ xuất thân từ các giai cấp và tầng lớp khác nhau kể cả nông dân, công nhân. Họ có mối liên hệ khá gần gũi với các giai cấp và tầng lớp khác, với quần chúng lao động. Họ có thể hiểu rõ tâm tư nguyện vọng, những giá trị của quần chúng lao động. Rất nhiều người trong số đó có khả năng lãnh đạo, quản lý. 
Để xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp hiện nay, kể cả cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cao, chúng ta phải khắc phục những định kiến vẫn còn rơi rớt. Đó là tâm lý coi thường những người xuất thân từ các giai cấp lao động, đặc biệt từ giai cấp công nhân, nghĩ rằng họ quen lao động chân tay, ít chữ nghĩa, ít hiểu biết, hạn chế tầm nhìn đối với những vấn đề đại sự quốc gia. Do đó chỉ chú ý vào những người "có học", đã qua trường lớp chính quy, bài bản. 
Ngược lại, có tâm lý coi thường hoặc kỳ thị những người trí thức, coi họ chỉ sách vở, quan liêu, không thực tế, thiếu hiểu biết cuộc đời. Thậm chí coi họ là điển hình của thói tiểu tư sản, cá nhân chủ nghĩa, yếu đuối. Do đó chỉ chú ý đối với những người đã từng kinh qua "thực tiễn". 
Tuy nhiên, nhìn một cách thực tế, hậu quả của cả hai khuynh hướng đều không tốt. Chúng ta phải đề phòng một khuynh hướng nửa vời trong đội ngũ cán bộ, một mặt chạy theo vỏ trí thức, với những văn bằng, học vị nọ kia chứ không thực sự là trí thức, mặt khác cũng không có lập trường quan điểm, tác phong công nhân thực sự. Đây là một tình trạng chứa đựng nguy cơ của chủ nghĩa cơ hội trong đội ngũ cán bộ của chúng ta. 
để ngọn lửa yêu nước và đại đoàn kết dân tộc sáng mãi 
Chúng ta cần ôn lại mấy bài học lớn của bác: 
- đất nước vn, giang sơn vn cùng mọi thành quả của nền văn hóa vn không phải là của riêng ai, 
của một giai cấp hay đảng phái nào, mà là tài sản chung của mọi người vn, của cả dân tộc vn. 
- đã thế thì mọi người vn đều có trách nhiệm và có quyền được đóng góp vào việc tô điểm cho 
giang sơn đó, làm giàu thêm và đẹp thêm cho nền văn hóa đó. 
- lại vì thế nên phải làm sao để cho mọi người vn đều được sống với giang sơn gấm vóc 
này, được hưởng mọi giá trị vật chất và tinh thần của nền văn hóa này. 
V. KẾT LUẬN: 
Trong tất cả mọi người việt nam sống ở trong nước hay ở nước ngoài đều luôn luôn tiềm ẩn tinh thần, ý thức dân tộc trong tâm thức của họ. Vì vậy, khơi nguồn và phát triển đến đỉnh cao sức mạnh dân tộc và trí tuệ của con người việt nam, thực thi chiến lược đại đoàn kết dân tộc của hồ chí minh một cách sáng tạo, quy tụ lực lượng dân tộc bằng nội dung và hình thức tổ chức thích hợp với mọi đối tượng tập thể và cá nhân trên cơ sở lấy liên minh công nông và trí thức làm nòng cốt do đảng cộng sản lãnh đạo, phấn đấu vì độc lập của tổ quốc, tự do, hạnh phúc của của toàn dân là một bài học kinh nghiệm lịch sử có giá trị bền vững lâu dài, đặc biệt có ý nghĩa chính trị quan trọng trong sự nghiệp thực thi đường lối đổi mới, thực hiện cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội hiện nay. 
cách mạng nước ta đã bước sang giai đoạn mới có sự khác biệt về chất so với thời kỳ đấu tranh bảo vệ tổ quốc và giải phóng đất nước, thậm chí cũng đã khác rất nhiều so với 20 năm trước. Đại hội ix và x của đảng ta đã xác định đại đoàn kết toàn dân tộc là một động lực chủ yếu của sự phát triển đất nước. Do vậy, công tác cán bộ phải quán triệt hơn nữa quan điểm và bài học kinh nghiệm của đảng và bác hồ về việc kết hợp quan điểm giai cấp và phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc. Từ thực tiễn lịch sử chứng minh rằng giữa giai cấp công nhân và đại đoàn kết dân tộc có quan hệ biện chứng, không hề đối lập nhau: nếu là công nhân (và chỉ có công nhân thực sự) thì mới thực hiện được đại đoàn kết toàn dân tộc. Đứng trên lập trường khác không thể đại đoàn kết toàn dân tộc thực sự được. Ngược lại, thực hiện đại đoàn kết dân tộc chính là thực hiện quan điểm của giai cấp công nhân, phù hợp với lợi ích của giai cấp công nhân. Theo quan điểm này, làm thế nào tận dụng được hết tất cả tài năng không phân biệt giai cấp, nguồn gốc xuất thân, là người việt nam trong nước hay người việt nam ở nước ngoài, chính là thể hiện quan điểm giai cấp công nhân của đảng ta. Lựa chọn cán bộ phải căn cứ chủ yếu vào nhận thức và hành động thực tiễn của mỗi người chứng tỏ rằng đang phấn đấu cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. 

File đính kèm:

  • docphan_tich_tu_tuong_ho_chi_minh_ve_dai_doan_ket_dan_toc.doc
Ebook liên quan