Phát huy giá trị di sản kiến trúc đô thị theo hướng kiến tạo thương hiệu đô thị để thúc đẩy nguồn lực phát triển đô thị

Tóm tắt Phát huy giá trị di sản kiến trúc đô thị theo hướng kiến tạo thương hiệu đô thị để thúc đẩy nguồn lực phát triển đô thị: ... như thỏa mãn nhu cầu trải nghiệm khám phá những giá trị mới, từ đó giúp xây dựng củng cố “tình cảm” “sự gắn kết” và “cảm nhận đặc biệt” của cộng về thương hiệu đô thị, nâng cao tính cạnh tranh của đô thị, mở ra nhu cầu mong muốn trải nghiệm khám phá, gắn kết với di sản nhiều hơn - từ đó c... được bồi đắp, liên tục được cô đọng, gạn đục khơi trong để phù hợp hơn với cuộc sống đương đại. Đương nhiên, trong quá trình phát triển, mọi cộng đồng sẽ có những thời điểm văn hóa phát triển thịnh vượng (có thể đạt đến những giá trị cô đọng nhất của cộng đồng), và cũng có những thời điểm...rong sự gắn kết với những đối tượng xung quanh. Do vậy, giá trị của di sản không chỉ ở bản thân công trình đó, mà nó cần phải tìm về với sự hòa hợp trong một tổng thể cảnh quan. Trong việc gắn kết di sản với không gian, đặc biệt di sản của phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng cần phải...

pdf8 trang | Chia sẻ: Tài Phú | Ngày: 19/02/2024 | Lượt xem: 146 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Phát huy giá trị di sản kiến trúc đô thị theo hướng kiến tạo thương hiệu đô thị để thúc đẩy nguồn lực phát triển đô thị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
địa phương, không gian này cũng thu hút hàng triệu du 
khách đến để tìm hiểu và hòa nhập vào một thói quen sinh 
hoạt thân thiện của người dân địa phương ở bất cứ thời điểm 
nào trong ngày. Người đi bộ và trẻ em đều có thể đặt chân 
xuống nước và chiêm ngưỡng hình ảnh phản chiếu của các 
mặt tiền của Port de la Lune, có thể thưởng thức hiệu ứng mờ 
ảo ngoạn mục của màn sương mù bốc lên từ mặt gương đặc 
biệt vào mùa hè. Boocdeau mirror nhanh chóng trở thành 
thương hiệu của Boocdeau, và cũng được cho là tấm gương 
nổi tiếng nhất ở Pháp. Cùng với tấm gương này, dự án các 
công trình di sản tại Quays of Bordeaux, được Unesco ghi vào 
Danh sách Di sản Thế giới vào năm 2007. Trang web 
Landscape Architects Network đã xếp gương nước Bordeaux ở 
vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng các thành tựu về địa điểm đô 
thị trên thế giới [Hình 1]. Tại Paris, các công trình di sản kiến 
10.2021 ISSN 2734-988890
PHÁT TRIỂN X ÂY DỰNG BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU K IỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
trúc đô thị điểm nhấn cũng thường được thiết kế để hòa nhập 
và thúc đẩy sử dụng các không gian công cộng. Từ đó không 
gian di sản không chỉ trở thành một không gian chung mà đã 
trở thành một phần của phong cách sống, lối sống của người 
dân Paris đương đại (Parisiens). Thậm chí trong các quảng cáo 
thương hiệu tiêu dùng vốn đã nổi tiếng của Paris thì hình ảnh 
của các công trình di sản gắn với cuộc sống của cư dân đương 
đại luôn được khai thác. Thậm chí nhiều công trình di sản 
được sử dụng cho những buổi trình diễn thời trang của những 
thương hiệu thời trang lớn đã tạo ra sự cộng hưởng giữa các 
Hình 2. Quảng bá thương hiệu tiêu dùng nổi tiếng gắn với thương hiệu di sản kiến trúc đô thị 
(Từ trên xuống dưới: Quảng cáo nước hoa Eau de Toillet nhãn hiệu Scandal à Paris; Quảng cáo nước hoa “Her” của nhãn hiệu thời trang Burberry gắn với biểu tượng London; Show diễn 
thời trang cao cấp xuân hè 2020-2021 của thương hiệu Chanel tại Grand Palais ở Paris; Một thiết kế thời trang mô phỏng những đặc điểm gắn với công trình kiến trúccủa kiến trúc sư người 
Ý Carlo Scarpa gần Treviso, Ý1)(1 https://www.architecturaldigest.com/gallery/fashion-designers-architecture-inspiration) 
Hình 3. Các hoạt động xúc tiến thương hiệu của đô thị gắn với các công trình di sản kiến trúc đô thị tiêu biểu tại VN 
(Bên trên: Những hoạt động góp phần quảng bá Di sản Đình Kim Ngân - 42 Hàng Bạc (Hà Nội) (Biểu diễn ca trù, triển lãm ảnh, triển lãm tơ sợi truyền thống). Bên dưới: Biểu diễn áo 
dài tại không gian di sản phố cổ Hội An, lễ hội pháo hoa quốc tế tại Cầu rồng Đà Nẵng) 
10.2021ISSN 2734-9888 91
PHÁT TRIỂN X ÂY DỰNG BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU K IỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
thương hiệu tạo sức hấp dẫn và sức sống của các thương 
hiệu, giúp tăng ảnh hưởng và cạnh tranh mạnh mẽ cho đô thị, 
góp phần thúc đẩy kinh tế đô thị [Hình 2]. 
4. MỘT SỐ CÁCH THỨC THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ 
QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU ĐÔ THỊ THÔNG QUA DI SẢN 
KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ 
+ Thúc đẩy sự phổ biến của hình ảnh và tên gọi của di sản 
thông qua các sự kiện văn hóa đô thị: Di sản được nhắc đến 
nhiều, thường xuyên và liên tục gắn với tên của thành phố, 
gắn với tên của một nền văn hóa đặc sắc của nhân loại, hoặc 
tên tên của danh nhân, thương hiệu đã được biết đến. Đây là 
hiện tượng giá trị chồng giá trị, thương hiệu chồng thương 
hiệu. Thương hiệu đã được biết đến nâng đỡ thương hiệu 
mới, và thương hiệu mới làm mới hình ảnh giá trị của thương 
hiệu cũ. Thủ đô Paris gắn với nhiều thương hiệu, trong đó có 
thương hiệu về sự lãng mạn và có nhiều công trình di sản kiến 
trúc đô thị đặc sắc. Để tranh thủ thương hiệu này, những hình 
ảnh quảng cáo của các nhãn hiệu nước hoa nổi tiếng thường 
có hình ảnh của các di sản như Tháp Eiffel, nhà thờ Đức bà để 
tôn vinh và làm tăng giá trị của thương hiệu tiêu dùng. Nhiều 
show diễn thời trang của các nhãn hiệu nổi tiếng cũng được 
tổ chức ở các công trình di sản kiến trúc đặc biệt của thành 
phố để tận dụng lợi thế ảnh hưởng thông qua thương hiệu 
của các di sản kiến trúc đô thị (Hình 2). Những năm qua ở VN, 
cách làm này cũng đã được áp dụng để quảng bá các thương 
hiệu tiêu dùng của đô thị nhờ vào thúc đẩy thương hiệu của 
các công trình di sản kiến trúc đô thị gắn với tên của thành 
phố đã được biết đến trên thế giới (Hình 2). 
+ Hoàn thiện không gian di sản gắn với cảnh quan tự 
nhiên và phong cách sống của cộng đồng địa phương. 
Một di sản có không gian cảnh quan đặc sắc luôn dễ dàng 
thu hút sự quan tâm của cộng đồng, vì nó không chỉ có giá trị 
văn hóa, lịch sử mà còn có giá trị khi gắn với tự nhiên và thiên 
nhiên. Giá trị hòa hợp với tự nhiên luôn chạm đến tầng sâu 
gắn kết của con người, vì bản chất con người cũng là một 
phần của tự nhiên, và không thể tách khỏi tự nhiên (Đạo). 
Những không gian cảnh quan được thiết kế khéo léo, tự nhiên 
và hấp dẫn không chỉ giúp con người hiểu rõ hơn về bối cảnh 
không gian gắn với di sản mà còn giúp con người khám phá 
được những chiều cạnh khác nhau của bản thân trong sự hòa 
hợp với tự nhiên. Do vậy, những không gian tự nhiên, cảnh 
quan bên cạnh di sản luôn cần được gìn giữ, hoàn thiện, bảo 
vệ, bảo tồn để nâng cao tầm giá trị của di sản cũng như đáp 
ứng nhu cầu sâu thẳm của con người, tạo sức cạnh tranh cho 
thương hiệu của di sản. 
Một công trình bên cạnh dòng sông, một công trình gắn 
với những ngọn núi, hang động kỳ vĩ không chỉ tạo cảnh quan 
đẹp cho công trình, thể hiện một ý niệm gắn kết giữa công 
trình - tự nhiên mà còn giúp gắn kết con người - tự nhiên một 
cách tự nhiên nhất. Trong các công trình di sản phương 
Đông, giá trị của công trình không tách biệt khỏi tự nhiên 
thông qua nguyên lý phong thủy, định khí, định tâm. Bởi một 
công trình di sản không chỉ là di sản của văn hóa cộng đồng, 
mà còn là kết tinh của những tư tưởng gắn kết Thiên-Địa-
Nhân thể hiện trong việc lựa chọn địa điểm có khí tốt, nguồn 
năng lượng mang lại thịnh vượng cho cộng đồng và gắn với 
những niềm tin mạnh mẽ về tương lai thịnh vượng, tốt đẹp. 
Hình 4. Sự gần gũi giữa thông điệp của không gian di sản truyền thống VN và không gian cảnh quan cầu Vàng Bà Nà - thương hiệu mới của đô thị Đà Nẵng, du lịch VN và nhu cầu 
sâu thẳm của con người 
(Nguồn: Ảnh Nicolas cornet2 và internet) (2https://phatgiao.org.vn/an-chua-sau-nhung-ngoi-chua-viet-la-su-giau-co-ve-van-hoa-va-ban-sac-d33793.html) 
10.2021 ISSN 2734-988892
PHÁT TRIỂN X ÂY DỰNG BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU K IỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Nhiều công trình hiện tại khi bị mất dần không gian cảnh 
quan vốn có gắn liền với nó trước đây cần nghiên cứu nguyên lý 
phong thủy gắn kết tự nhiên để xây dựng, bảo vệ hay tái tạo lại 
khoảng không gian này nhằm hoàn thiện giá trị tổng thể từ đó 
tăng giá trị của di sản. Trong nguyên lý “đạo” của phương Đông, 
một đối tượng tách biệt vốn không có giá trị mà giá trị của nó là 
nằm trong sự gắn kết với những đối tượng xung quanh. Do vậy, 
giá trị của di sản không chỉ ở bản thân công trình đó, mà nó cần 
phải tìm về với sự hòa hợp trong một tổng thể cảnh quan. 
Trong việc gắn kết di sản với không gian, đặc biệt di sản của 
phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng cần phải chú ý sự 
hài hòa, phù hợp về mặt tỷ lệ và nguyên lý bố cục để tạo ra một 
không gian mang tính thân thiện, chuyển hóa (khác hẳn với 
không gian mang tính chiếm hữu, tỷ lệ lớn trong các khuôn viên 
di sản ở phương Tây). Bởi các di sản phương Đông bắt nguồn từ 
những giá trị hòa hợp, gắn kết và mang nhiều ý niệm triết học về 
sự chuyển hóa, thay đổi. Công trình di sản truyền thống của Việt 
Nam luôn phản ánh tinh thần này qua bố cục có sự luân chuyển 
không gian liên tục, các nhịp đặc - rỗng được kết nối vào nhau 
kết hợp với cảnh quan, các trang trí, màu sắc giàu biểu cảm về 
suy tưởng về cuộc sống, thời gian, “đạo trời đất” . Cầu Vàng 
(Đà Nẵng) - một công trình kiến trúc văn hóa mới của Việt Nam 
đang chứng minh cho giá trị của một công trình mới nhưng phản 
ánh được những giá trị gắn kết giữa tự nhiên - công trình - con 
người, truyền đạt được thông điệp của giá trị cốt lõi của văn hóa 
di sản, là sự hài hòa, gắn kết, hòa nhập giữa con người với cuộc 
sống, sự sống. Với ý tưởng gợi hình ảnh một sợi chỉ kết nối (hay 
được nhà đầu tư quảng cáo như dải lụa vàng óng ánh trên mây, 
bàn tay thần núi nâng đỡ dải lụa vàng) đang khơi gợi giá trị của 
sự “hòa nhập” “kết nối” giữa công trình, con người, tự nhiên. 
Trong ánh sáng của mặt trời cuối ngày hay mù sương của buổi 
sáng, cảnh Cầu Vàng mang vẻ vừa vượt thoát, lay động cảm giác 
hòa nhập tuyệt đối của công trình và con người. 
+ Củng cố giá trị biểu hiện (giá trị vật thể) đi kèm với ý nghĩa 
văn hóa, lịch sử đặc biệt 
Công trình di sản đương nhiên luôn gắn với giá trị quá khứ, 
thể hiện cho những giá trị văn hóa cộng đồng và những thời kỳ 
lịch sử đặc biệt. Tuy nhiên, phần lớn những công trình di sản hiện 
nay tại Việt Nam chỉ là những gì còn đọng lại của quá khứ, nghĩa 
là chúng đã bị mai một rất nhiều, những lớp giá trị của di sản 
không chỉ bị bào mòn bởi thời gian, bị xâm hại bởi chiến tranh, 
bởi các hành vi sử dụng của cộng đồng (lấn chiếm, chiếm 
dụng) mà còn bị thu hẹp về không gian, bị mất đi những 
thành phần gắn kết quan trọng với nó như cảnh quan, cuộc đất. 
Trong khi đó di sản lại tiếp tục tiếp nhận những ảnh hưởng mới 
từ cuộc sống hiện đại. Nhiều di sản bị ảnh hưởng của phong cách 
kiến trúc đương đại, kiến trúc chắp vá cóp nhặt từ nơi khác cũng 
như những hành động sử dụng thiên về mê tín mà giảm dần 
hoạt động gắn kết cộng đồng, làm mất đi sự thống nhất hài hòa 
giữa công trình và con người. Trong khi tạo dựng thương hiệu, 
cần bóc tách những lớp vỏ chắp vá làm xa dần ý nghĩa và giá trị 
nguyên gốc về sự kết nối và hòa nhập giữa di sản với cộng đồng. 
Việc gìn giữ và bảo tồn các lớp vỏ (vật chất và tinh thần) đảm bảo 
tính xác thực của di sản giúp di sản giữ được giá trị lâu dài với 
thời gian. 
+ Bóc tách hiển lộ những lớp giá trị của di sản, cung cấp trải 
nghiệm mới phù hợp, khuyến khích trải nghiệm thúc đẩy sự tìm 
về với những giá trị cốt lõi của di sản là sự phù hợp, gắn kết con 
người - tự nhiên, hài hòa phù hợp với phong cách sống hiện đại, 
trở thành một phần của lối sống đương đại. 
Tạo ra những trải nghiệm mới trong những không gian di sản 
cũ là một vấn đề phức tạp nhất và đau đầu nhất trong công tác 
bảo tồn di sản cũng như tạo dựng thương hiệu và giá trị phù hợp 
với xã hội đương đại. Rõ ràng đây không phải là một phép cộng 
những giá trị, những cách thức của cuộc sống mới vào di sản, mà 
đây là một sự nghiên cứu những giá trị phù hợp, những chức 
năng những trải nghiệm phù hợp có thể được thực hiện tại di 
sản. 
Như đã nói ở trên, giá trị của sự “phù hợp” “hài hòa” là giá trị 
cốt lõi quan trọng nhất của di sản phương Đông. Dựa trên giá trị 
này mà những giá trị biểu hiện có thể “thay đổi” được tạo ra để 
minh họa, hỗ trợ cho việc đọc, dịch, hiểu được những giá trị cốt 
lõi, những thông điệp ẩn sâu trong di sản qua thời gian, không 
gian. Cái cần giữ là những giá trị cốt lõi hay giá trị gốc (lớp lõi), cái 
có thể thay đổi là lớp vỏ (để tạo sự đa dạng và phù hợp trong 
cảm nhận và trải nghiệm). Mọi di sản luôn dung hòa hai nội dung 
: 1- giá trị lõi (là giá trị chung nhất, bất biến và sẽ cần bảo vệ qua 
thời gian, 2- giá trị hỗ trợ (là giá trị biểu hiện, có thể thay đổi) có thể 
là những biểu đạt bên ngoài, là lớp vỏ của di sản, là cách thức 
biểu đạt của di sản để tạo nên thông điệp. Trở lại với câu chuyện 
của Cầu Vàng, một công trình kiến trúc mới của VN nhanh chóng 
đã nhanh chóng trở thành thương hiệu của Đà Nẵng và du lịch 
VN nói chung được Tạp chí Time của Mỹ xếp vào top 100 địa 
điểm tuyệt vời nhất thế giới năm 2018. Cầu Vàng mặc dù là một 
công trình kiến trúc mới, tuy nhiên công trình này đã không chỉ 
cung cấp một trải nghiệm mới về du lịch mà về bản chất, trải 
nghiệm mới này đã làm bộc lộ giá trị cốt lõi mà mọi di sản kiến 
trúc đô thị cần truyền đạt là sự hòa hợp và hòa nhập giữa con 
người - tự nhiên. Trong một cuộc khảo sát của Tờ báo Daily 
Mail (Vương Quốc Anh) đối với những người thuộc thế hệ sinh từ 
Hình 5. Chùa Dơi (chùa Mã Tộc-Sóc Trăng) 
10.2021ISSN 2734-9888 93
PHÁT TRIỂN X ÂY DỰNG BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU K IỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
năm 1982-2000 được cho là thế hệ sử dụng và áp dụng các công 
nghệ hiện đại vào cuộc sống, những người thuộc thế hệ sử dụng 
smart phone đối với các ghi nhận của họ về ấn tượng du lịch thế 
giới, cho thấy sự hấp dẫn của Cầu Vàng đã vượt qua các kỳ quan 
cũ có niên đại hàng nghìn năm, những địa điểm có giá trị văn 
hóa, tôn giáo nghệ thuật đã được khẳng định (Hình 4). 
5. CƠ HỘI THÚC ĐẨY THƯƠNG HIỆU ĐÔ THỊ THÔNG QUA 
BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN DI SẢN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ TẠI 
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (ĐBSCL) 
Vùng ĐBSCL vốn được biết đến là một vùng sông nước với 
văn hóa đặc sắc. Với sự hội tụ của tinh hoa văn hóa đặc sắc của 
cộng đồng 4 dân tộc anh em Kinh, Hoa, Khmer, Chăm, Vùng này 
cũng nổi tiếng với rất nhiều các công trình di sản kiến trúc có giá 
trị. Tuy nhiên các đô thị của Vùng ĐBSCL vẫn chưa khai thác hiệu 
quả thương hiệu đô thị thông qua các công trình di sản kiến trúc 
đô thị, mà chủ yếu vẫn quảng bá thương hiệu trên phương diện 
đô thị sông nước, miệt vườn thông qua du lịch sinh thái miệt 
vườn sông nước, du lịch văn hóa - tâm linh, du lịch biển đảo, du 
lịch nông nghiệp cộng đồng. Nói cách khác Vùng này chưa được 
phát triển thúc đẩy hoạt động du lịch và thúc đẩy tiêu dùng 
thương mại dựa trên thương hiệu di sản kiến trúc tương xứng với 
giá trị của nó. Do vậy, dù có tiềm năng lớn, song vùng du lịch này 
vẫn chưa có được sức tăng trưởng vượt bậc. Các chính quyền đô 
thị của các đô thị trong vùng cần khai thác thế mạnh này hơn 
nữa, trong đó chú trọng quảng bá thương hiệu vùng trên cơ sở 
chuỗi/hệ thống các công trình di sản kiến trúc đô thị đặc trưng 
của 4 nền văn hóa mà điển hình là văn hóa chăm lâu đời và độc 
đáo (ĐBSCL có khoảng 1,3 triệu người Khmer, tập trung chủ yếu 
tại các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang nơi có ba lễ hội chính 
của đồng bào Khmer. Văn hóa Khmer vẫn đang được lưu giữ và 
phát huy trong hệ thống các di tích và danh thắng nổi tiếng, các 
lễ hội văn hoá truyền thống của đồng bào thường diễn ra quanh 
năm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.) Việc 
thúc đẩy thương hiệu đô thị của vùng thông qua các di sản kiến 
trúc đô thị không tách rời với hoạt động bảo tồn di sản và thúc 
đẩy trải nghiệm tiêu dùng thông qua khai thác giá trị của di sản. 
Bằng cách thúc đẩy các hoạt động, lối sống, thói quen sinh hoạt 
của cộng đồng đương đại gắn kết và hòa nhập với di sản nhiều 
hơn để các công trình di sản trở thành một phần của thói quen, 
của lối sống đương đại, của sự hòa nhập với sự sồng, các công 
trình này sẽ tạo nên một thương hiệu du lịch và dịch vụ thu hút 
nhu cầu trải nghiệm, khám phá của khách du lịch bốn phương. 
Đặc biệt khi hình ảnh của các công trình di sản này được quảng 
bá gắn kết với với các thương hiệu đã làm nên tên tuổi của Vùng 
như văn hóa sông nước, đờn ca tài tử, . Sẽ cùng củng cố 
thương hiệu chung của vùng nói chung và thương hiệu của các 
công trình di sản kiến trúc đô thị trong vùng nói riêng. Chùa 
Dơi (chùa Mã Tộc-Sóc Trăng), một ngôi chùa diễm lệ cổ kính của 
người Khmer còn lưu giữ được những vẻ đẹp độc đáo, cùng các 
huyền thoại tâm linh thú vị, huyền bí. Kiến trúc mang tính nhân 
sinh, gắn kết hài hòa giữa công trình với tự nhiên và con người 
có thể trở thành thương hiệu cho Sóc Trăng nói riêng và văn hóa 
Khmer nói chung (Hình 5). 
6. KẾT LUẬN 
Di sản/Công trình kiến trúc đô thị vốn không được sinh ra để 
có chức năng tạo giá trị kinh tế cho đô thị, nhưng nó lại hoàn 
toàn có thể được khai thác để tạo hiệu quả nâng cấp hình ảnh 
văn hóa của đô thị, xây dựng bản sắc, niềm tự hào của đô thị và 
từ đó thu hút đầu tư và tạo nên sự tăng trưởng cho đô thị. Nói 
cách khác giá trị của di sản cao hơn những giá trị của một sản 
phẩm hàng hóa hay dịch vụ kinh tế thông thường để trao 
đổi,mua bán trong cuộc sống do vậy mà nó không chỉ giúp củng 
cố văn hóa đô thị mà còn có thể là nền tảng để thúc đẩy kinh tế 
đô thị trong tương lai. Muốn phát huy giá trị đóng góp vào sự 
tăng trưởng kinh tế đô thị của di sản, cần phải song song với 
công tác bảo tồn phát triển giá trị cốt lõi của nó và các hoạt động 
trải nghiệm du lịch cộng đồng. Giá trị của di sản không chỉ ở 
những biểu hiện vật chất mà ta dễ thấy bằng mắt thường, mà giá 
trị của nó thể hiện ở chiều sâu bồi đắp, tạo dựng, kết nối những 
mối quan hệ con người - tự nhiên. Thông điệp ẩn dấu trong di 
sản không chỉ là những thông điệp về nghệ thuật đơn thuần có 
thể nhìn bằng mắt mà ẩn dấu những nguyên lý của cuộc sống, 
nguyên lý về sự hòa hợp và hòa nhập của mọi đối tượng, sự vật 
hiện tượng trong cuộc sống này để hòa vào sự sống chung, 
nguyên lý của mối quan hệ giữa thiên- địa - nhân, và nhắc con 
người về bản chất của chính mình và giá trị sâu thẳm nhất của 
con người trong kiếp nhân sinh. Mọi hành động khai thác di sản 
đều cần hướng đến mục tiêu bảo vệ được giá trị cốt lõi này mới 
có thể tiếp tục gìn giữ được giá trị của nó cũng như giúp tạo 
dựng và củng cố thương hiệu của di sản, từ đó giúp xây dựng 
thương hiệu của đô thị,và thu hút kinh tế cho đô thị từ việc đáp 
ứng nhu cầu cốt lõi nhất của cộng đồng thông qua cánh cửa di 
sản và các công trình kiến trúc đương đại có giá trị tương tự. 
Coco chanel - huyền thoại theo đuổi nghệ thuật thời trang thế 
giới đã nói “thời trang là tạm thời, phong cách mới là vĩnh cửu”, 
câu nói này cũng rất phù hợp với công tác bảo tồn và phát triển 
thương hiệu của đô thị thông qua các công trình di sản kiến trúc 
đô thị. Mọi hành động can thiệp hoặc sáng tạo ra các công trình 
văn hóa, di sản kiến trúc của đô thị đều có thể chấp nhận được 
nếu nó dựa trên việc làm sáng tỏ và tôn vinh giá trị cốt lõi của di 
sản. Ngược lại, nếu chỉ dựa trên trào lưu tiêu dùng thời thượng, 
cóp nhặt xu hướng, nếu có thu hút được du lịch phát triển kinh 
tế cũng chỉ là tạm thời và sẽ nhanh chóng thất bại. Bởi sự vĩnh 
cửu hay bền vững phải đến từ việc gìn giữ giá trị cốt lõi, cuối 
cùng đích đến của mỗi đô thị và mỗi cộng đồng phải là sự chạm 
đến những giá trị sâu thẳm nhất, chạm đến nhu cầu nhân sinh 
quan sâu sắc nhất trên con đường phát triển con người nói 
chung và cộng đồng nói riêng. Do vậy, phát triển thương hiệu đô 
thị thông qua di sản và công trình kiến trúc tương tự phải dựa 
trên phát triển, hiển lộ ngày càng rõ hơn giá trị và vai trò sứ 
mệnh của di sản đối với cộng đồng, con người, và sự sống nói 
chung. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Ashworth, G., & Kavaratzis, M. (2009). Beyond the logo: Brand management for 
cities. Journal of Brand management, 16(8), 520-531. 
2. Dao, T. N. (2017). Urbanisation and urban architectural heritage preservation in Hanoi: the 
community’s participation? (Doctoral dissertation, Paris 1). 
3. Dinie, K. (2011), City Branding: Theory and Cases. NewYork: Palgrave Macmillan. 
4. Françoise, C. H. O. A. Y. (1992). L’allégorie du patrimoine. Parigi, Seuil. 
5. Kavaratzis, M., & Ashworth, G. J. (2005). City branding: an effective assertion of identity or 
a transitory marketing trick?. Tijdschrift voor economische en sociale geografie, 96(5), 506-514. 
6. Nguyễn Hiến Lê. (2006). Kinh Dịch - Đạo của người quân tử. 
7. Prilenska, V. (2012). City branding as a tool for urban regeneration: Towards a theoretical 
framework. Architecture and urban planning, 6, 12-16. 
8. Riegl, A. (1903). Der moderne Denkmalkultus: sein Wesen und seine Entstehung. W. 
Braumüller. 
9. Sevin, H. E. (2014). Understanding cities through city brands: City branding as a social and 
semantic network. Cities, 38, 47-56. 
10. Tricaud, P. M. (2010). Conservation et Transformation du Patrmoine Vivant (Doctoral 
dissertation, PhD thesis). 

File đính kèm:

  • pdfphat_huy_gia_tri_di_san_kien_truc_do_thi_theo_huong_kien_tao.pdf